Bài Soạn "Người Trong Bao" - Sê-khốp

 

Bài soạn “NGƯỜI TRONG BAO”

(An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp)

Câu 1: Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?

Nhân vật Bê-li-cốp được tác giả miêu tả qua ngoại hình, nghề nghiệp, tính cách, …

- Nghề nghiệp: là giáo viên dạy tiếng Hi-Lạp.

- Ngoại hình: luôn giữ trong bao.

+ Hắn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt lông.

+ Ô thì để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, …

=> Điều đặc biệt là tất cả đồ dùng này ông đều bỏ trong bao, che giấu không để ai thấy. Đến cả bộ mặt mà hắn cũng giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.

=> Cuộc sống làm hắn khó chịu và sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên âu lo.

- Tính cách:

+ Ông lúc nào cũng nuốt suy nghĩ vào trong, đối với hắn chỉ có chỉ thị, thông tư, những bài cấm đoán điều này, điều nọ.

+ Hắn có thói quen đi hết nhà này đến nhà nọ, coi như là cách “duy trì những mối quan hệ tốt đối với bạn đồng nghiệp

+ Ông sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, … sợ cả việc giúp đỡ người nghèo, …

+ Đối với mọi người ông là người mách lẻo.

=> Tất cả những gì ông làm khiến mọi người khiếp sợ và muốn tránh xa.

Câu 2: Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?

- Lí do Bê-li-cốp chết:

+ Bê-lê-cốp chết trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, đáng thương và cô độc. Trong cuộc trò chuyện giữa ông và Cô-va-len-cô, những giáo điều mà Bê-li-cốp đã nói khiến Cô-va-len-cô ghét và muốn đuổi ông về. Anh “túm lấy cổ áo hắn từ phía sau rồi xô mạnh”. Ông ngã lăn xuống một cách bình yên vô sự. Điều đáng buồn là khi đó, Va-ren-ca về và chứng kiến cảnh tượng đáng xấu hổ, cô ta không thể nhịn nổi bộ mặt nực cười của hắn, cô đã cười phá lên vang khắp khu nhà: “Ha – Ha – Ha!

=> Tiếng cười âm vang và lảnh lói ấy đã xét nát con tim che đậy trong sự sợ hãi của Bê-li-cốp, nó đã chấm dứt chuyện tình yêu vừa mới chớm nở, chấm dứt việc cưới xin và chấm dứt cả cuộc đời lầm lũi của Bê-li-cốp.

+ Những gì xảy ra là một điều quá sức kinh khủng với ông, ông không muốn mình trở thành trò cười của thiên hạ. Ông về nhà, cất tấm ảnh và lên giường. Đó là giấc ngủ cuối cùng và mãi mãi của người giáo viên mẫu mực. Thế là hắn đã chết trong im lặng, trong cái bao mà hắn đã mong mỏi được nằm từ lâu.

- Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc còn sống và sau khi hắn chết.

+ Lúc còn sống: Bê-li-cốp bị mọi người xa lánh, sợ hãi, là nỗi ám ảnh của cả trường học, cả khu phố hắn ở. Mọi người căm ghét một tên mách lẻo như hắn, một người chỉ biết đến chỉ thị, thông tư, báo cáo, cấm đoán điều này điều nọ. Và cách gọi thô tục “thằng cha”.

+ Khi hắn chết, mọi người cảm thấy khá bất ngờ, họ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái từ nghĩa địa trở về. Nhưng chưa được một tuần sau, mọi người lại cảm thấy khó chịu, họ đã quen với cuộc sống ràng buộc, quy củ, giáo điều. Giờ đây, Bê-li-cốp đã không còn cái cảnh tượng bị chỉ thị cấm đoán nhưng cũng không hẳn là được buông thả, tự do hoàn toàn, họ thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị.

=> Mọi người đã thể hiện tình cảm quan tâm và có chút tiếc nuối đối với cái chết của Bê-li-cốp, có lẽ hắn đã đi sâu trong tiềm thức và cuộc sống của mọi người. Nhưng cuối cùng cái kết mà tác giả muốn nói ở đây là:

Không thể sống mãi như thế được!

Câu 3: Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”.

- Ý nghĩa hình ảnh cái bao:

+ Nghĩa đen: cái bao là để chỉ vật dụng để chứa đồ, đựng đồ, lưu giữ đồ vật để bảo quản, hoặc để che giấu khỏi bị mất. Như là vật để Bê-li-cốp đựng dao, đồng hồ quả quýt, chiếc ô, …

+Nghĩa bóng: cái “bao” là hình ảnh tượng trưng cho lối sống mòn của Bê-li-cốp, ích kỉ, bảo thủ của ông. Cái ông của ông có thể đựng cả những vật hữu hình như dao, ô, … Và cả những vật vô hình như suy nghĩ, nỗi sợ hãi. Cái bao ấy cho con người tự tạo ra, tự nép mình vào và cũng có thể tự mình chui ra.

+ Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật: Tác giả đã xây dựng hình ảnh cái bao qua đó để nói lên một cái nhà tù chật chội đang kìm hãm sự phát triển của con người. Con người không biết thoát ra khỏi những cái cũ, ngại thay đổi, tiếp thu cái mới. Qua đó, tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, ông gửi gắm tâm tư, mong mỏi để thức tỉnh mọi người rằng không thể cứ sống mãi trong cái bao dày cộm ấy, phải sống tích cực hơn, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

=> Câu chuyện về người thầy giáo Bê-li-cốp đã nêu lên sự khắc nghiệt của chế độ Sa hoàng, nó giam giữ và kìm chế sự phát triển của con người. Dù vậy nhưng chúng ta cũng phải vượt lên rào cản và sống khác đi mới được.

Câu 4: Truyện “Người trong bao” có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình được tác giả khắc họa tài tình qua tính cách, ngoại hình, lối sống làm nổi bật tư tưởng tác phẩm.

- Giọng kể chẩm rãi, nhẹ nhàng làm hiện lên nhịp điệu sống nặng nề, u uất, giam hãm. Kết hợp với giọng mỉa mai, đùa cợt.

- Tác giả kết hợp ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. Ngôi thứ ba chính là tác giả đã kể lại câu chuyện và cuối truyện còn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình vào nhân vật, như một sự đồng cảm. Bên cạnh đó còn là sự phê phán, lên án cách sống cũ kĩ đó. Ngôi thứ nhất được thể hiện qua từ “tôi” là lời của thầy giáo Bu-rơ-kin kể lại cho bác sĩ I-van I-va-nứt về người đàn ông sống trong bao Bê-li-cốp.

- Xây dựng nhân vật với những đối lập trong suy nghĩ. Bê-li-cốp yêu Va-ren-ca nhưng hai người khác nhau và đối lập hoàn toàn trong cách sống, một người sống vị kỉ, cô lập, một người sống thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản làm điều mình thích.

- Xây dựng hình tượng cái bao đầy tính nghệ thuật, mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Qua đó thấy được ý nghĩa cốt yếu mà tác giả muốn đề cập đến.

Câu 5: Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao”

- Tác phẩm đã xây dựng nhân vật Bê-li-cốp là sản phẩm quái thai, kì quặc của một xã hội Nga đầy giáo điều và bế tắc.

=> Phản ánh sự trì trệ, mục nát của xã hội, không chịu thay đổi, không tiếp thu tinh hoa cái mới lạ, hướng tới những gì tốt đẹp hơn, xây dựng một cuộc sống tiến bộ hơn.

- Tác giả đã nêu lên tiếng nói đầy nhân ái của mình rằng hãy thay đổi thực tại, khẩn thiết thức tỉnh ý thức của những con người đang chìm trong u mê của xã hội: “Không thể sống mãi như thế được”.

- Tác phẩm nêu rõ hiện thực tàn nhẫn rối ren của xã hội và góp phần cổ vũ tinh thần, thúc đẩy sự thay đổi, sống chan hòa hơn với mọi người.

 

Bài viết gợi ý:

1. Phân tích tác phẩm "Vào phủ chúa Trịnh" - Lê Hữu Trác

2. Bài soạn "Vào phủ chúa Trịnh" - Lê Hữu Trác

3. Phân tích tác phẩm "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" - V. Huy-gô

4. Bài soạn "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" - V. Huy-gô

5. Cái tôi cá nhân mạnh mẽ, phóng túng trong "HẦU TRỜI" của Tản Đà

6. Bài soạn "HẦU TRỜI" - Tản Đà

7. Bài soạn "LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG" - Phan Bội châu

Từ khóa » Nhân Vật Bê-li-cốp Làm Nghề Gì