Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Và Cách Giải - Hóa 9 Chuyên đề
Có thể bạn quan tâm
Vậy cách giải Bài tập axit tác dụng với bazơ như thế nào? nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm vững lý thuyết về axit bazơ qua đó giúp các em hiểu và dễ dàng giải một số dạng bài tập về axit tác dụng với bazơ khi gặp, để đạt kết quả cao trong học tập.
I. Lý thuyết và cách giải bài tập Axit tác dụng với Bazơ
1. Phản ứng axit tác dụng với bazơ
- Phản ứng axit tác dụng với bazơ là phản ứng trung hòa
- Axit tác dụng với Bazơ tạo thành Muối và Nước
Phương trình phản ứng: Axit + bazơ → muối + nước
* Ví dụ:
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
2. Phương pháp giải dạng bài tập Axit tác dụng với Bazơ
Để giải bài tập Axit tác dụng với bazơ, chúng ta thực hiện 4 bước như sau:
- Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu
- Bước 2: Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
- Bước 3: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài toán là hỗn hợp.
- Bước 4: Lập phương trình toán học và giải phương trình tính số mol các chất cần tìm.
- Bước 5: Tính toán theo yêu cầu đề bài.
* Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.
* Đặc biệt, với bài toán cụ thể sau:
• Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch NaOH thì có các phản ứng xảy ra:
Phản ứng ưu tiên tạo ra muối trung hoà trước.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (1)
Sau đó khi số mol H2SO4 = số mol NaOH thì có phản ứng
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O (2)
+) Cách giải: Ta xét tỷ lệ số mol để viết PTHH xảy ra.
Đặt T = nNaOH : nH2SO4
° Nếu T ≤ 1 thì chỉ có phản ứng (2) xảy ra, tạo muối axit NaHSO4 và có thể dư H2SO4.
° Nếu T ≥ 2 thì chỉ có phản ứng (1) tạo muối trung hòa Na2SO4 và có thể dư NaOH.
° Nếu 1 < T < 2 thì có cả 2 phản ứng (1) và (2) ở trên.
• Ngược lại:
* Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 thì có các phản ứng xảy ra:
Phản ứng ưu tiên tạo ra muối axit trước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O (1)
Và sau đó:
NaOH (dư) + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O (2)
Hoặc dựa vào số mol H2SO4 và số mol NaOH hoặc số mol Na2SO4 và NaHSO4 tạo thành sau phản ứng để lập các phương trình toán học và giải.
Đặt ẩn x, y lần lượt là số mol của Na2SO4 và NaHSO4 tạo thành sau phản ứng.
II. Bài tập về axit tác dụng với bazơ
* Bài tập 1: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hòa hết 300ml dung dịch HCl 1M.
* Bài giải:
- Đổi đơn vị: 300ml = 0,3 lít.
- Theo bài ra, ta có: nHCl = CM.V = 1.0,3 = 0,3 mol;
- Phương trình phản ứng hóa học:
KOH + HCl → KCl + H2O
ptpư: 1(mol) 1(mol)
bài ra: x ← 0,3(mol)
Theo phương trình phản ứng: 1 mol KOH cần 1 mol HCl để trung hòa
Theo bài ra, x mol KOH cần 0,3 mol HCl để trung hòa
⇒ x = 0,3(mol)
Từ công thức: CM(KOH) = nKOH/VKOH
Suy ra, thể tích KOH cần dùng là:
* Bài tập 2: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hoà 300ml dung dịch A chứa H2SO4 0,75M và HCl 1,5M.
* Lời giải:
- Đổi đơn vị: 300ml = 0,3lít;
- Theo bài ra, nH2SO4 = 0,3.0,75 = 0,225(mol);
nHCl = 0,3.1,5 = 0,45(mol);
- Phương trình phản ứng hóa học:
KOH + HCl → KCl + H2O
0,45 ← 0,45(mol)
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
0,45 ← 0,225(mol)
Như vậy theo PTPƯ thì tổng số mol KOH cần là:
nKOH = 0,45 + 0,45 = 0,9(mol)
Từ công thức: CM(KOH) = nKOH/VKOH
Suy ra, thể tích KOH cần dùng là:
* Bài tập 3: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hòa 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
* Lời giải:
- Đổi đơn vị: 400ml = 0,4lít;
- Theo bài ra, ta có: nH2SO4 = 0,4.0,5 = 0,2 (mol);
nHCl = 0,4.1 = 0,4 (mol);
- Phương trình phản ứng hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,4 ← 0,2(mol)
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,4 ← 0,4 (mol)
Như vậy, theo phương trình phản ứng ta có tổng số mol NaOH là:
nNaOH = 0,4 + 0,4 = 0,8 (mol).
⇒ V(NaOH) = 0,8/0,75 = 1,07 (l) = 1070(ml).
* Bài tập 4: Để trung hoà 10ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H2SO4 và HCl cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100ml dung dịch axit đem trung hoà một lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axít trong dung dịch ban đầu.
* Lời giải:
- Đổi đơn vị: 10ml = 0,01lít; 40ml = 0,04lít;
- Theo bài ra, ta có: nNaOH = 0,04.0,5 = 0,02(mol);
- Gọi x, y lần lượt là số mol của axit H2SO4 và HCl
- Phương trình phản ứng:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
x(mol) → 2x x
HCl + NaOH → NaCl + H2O
y(mol) → y y
Theo bài ra và theo PTPƯ, ta có:
nNaOH = 2x + y = 0,02 (mol) (*)
mNa2SO4 + mNaCl = 142x + 58,5y = 1,32 (**)
(do tỉ lệ thể tích của HCl là 100ml, gấp 10 lần ban đầu nên số gam muối thu được 13,2g gấp 10 lần HCl phản ứng NaOH ban đầu)
Giải hệ (*) và (**) ta được: x=0,006 (mol); y = 0,008(mol)
Vậy nồng độ mol của HCl (10ml) là:
CM(HCl) = n/V = 0,008/0,01 = 0,8M
CM(H2SO4) = n/V = 0,006/0,01 = 0,6M
Từ khóa » Bài Tập Axit Lớp 9
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Axit
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Kim Loại Chọn Lọc, Có đáp án - Hóa Học Lớp 9
-
Một Số Dạng Bài Tập Axit Lớp 9, Các Dạng Bài Tập Hóa Học Lớp 9
-
Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với Axit Và Cách Giải - Haylamdo
-
Hóa Học 9 Bài 3: Tính Chất Hóa Học Của Axit
-
Bài Tập Trắc Nghiệm: Một Số Axit Quan Trọng
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Và Bài Tập Vận Dụng - Hoá 9
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Kim Loại, Axit Tác Dụng Với Muối
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Giải Hoá Học Lớp 9 Trang 14
-
MỘT Số Bài Tập NÂNG CAO OXIT – AXIT – BAZO Hoá Lớp 9 - 123doc
-
Bài Tập Tính Chất Hóa Học Của Axit MÔN HÓA Lớp 9
-
Cách Giải Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Hay, Chi Tiết - Hóa Học Lớp 9.
-
Bài Tập Axit Tác Dụng Với Bazơ Chọn Lọc, Có đáp án - Hóa Học Lớp 9
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Tính Chất Hóa Học Của Axit