Bài Tập Cách Tính Tần Số âm Cực Hay, Có đáp án | Vật Lí Lớp 7

Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)
  • Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 12-12 trên Shopee mall
Trang trước Trang sau

Với Bài tập cách tính tần số âm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập cách tính tần số âm

  • Cách giải bài tập cách tính tần số âm
  • Ví dụ minh họa bài tập cách tính tần số âm
  • Bài tập tự luyện cách tính tần số âm
  • Bài tập bổ sung cách tính tần số âm

Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)

A. Phương pháp giải

+ Cách tính tần số dao động của một vật

Dựa vào định nghĩa: Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây. Vậy tần số f = Số dao động / Thời gian để thực hiện số dao động đó.

Công thức: f = N : t

Trong đó: f là tần số (Hz); n là số dao động; t là thời gian vật thực hiện được n dao động (s).

Quảng cáo

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

 A. Tần số là thời gian vật thực hiện được 10 dao động

 B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 2 ngày.

 C. Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động.

 D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.

Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây.

Chọn D

Ví dụ 2: Đơn vị của tần số là

 A. Héc (Hz)

 B. Giây (s)

 C. Mét trên giây (m/s)

 D. Ben (B).

Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

Chọn A

Quảng cáo

Ví dụ 3: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động của lá thép là:

 A. 20 Hz

 B. 100 Hz

 C. 2000 Hz

 D. 40000 Hz.

Số dao động lá thép thực hiện trong 1 giây là: 2000 : 20 = 100 Hz

Vậy tần số dao động của lá thép là 100 Hz.

Chọn B.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là:

 A. 1000 Hz

 B. 500 Hz

 C. 250 Hz

 D. 200 Hz

Lời giải:

Số dao động dây đàn thực hiện được trong 1 giây là: 1000 : 2 = 500 Hz

Vậy tần số dao động của dây đàn là 500 Hz.

Chọn B

Quảng cáo

Câu 2: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là:

 A. 2 Hz

 B. 2s

 C. 0,5 Hz

 D. 0,5s

Lời giải:

Tần số dao động của con lắc là: 20 : 10 = 2 Hz.

Chọn A

Câu 3: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ?

 A. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

 B. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

 C. Tần số dao động của con lắc thứ nhất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

 D. Tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

Lời giải:

Vì trong cùng một khoảng thời gian t, con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động.

Tần số của con lắc thứ nhất là : 10/t

Tần số của con lắc thứ hai là: 15/t

Tỉ số về tần số của con lắc thứ hai so với con lắc thứ nhất là: 15/t : 10/t = 1,5

Vậy tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

Chọn B

Quảng cáo

Câu 4: Người ta đo được tần số dao động của một số dao động như sau:

Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ?

 A. Vật dao động có tần số 100 Hz

 B. Trong một giây vật dao động được 70 dao động

 C. Vật dao động có tần số 200Hz

 D. Trong một phút vật dao động 1500 dao động.

Lời giải:

Trong một giây vật dao động được 70 dao động tức là tần số là 70 Hz.

Trong một phút vật dao động 1500 dao động, đổi 1 phút = 60 giây.

vậy tần số của dao động là: 1500 : 60 = 25 Hz.

Như vậy vật dao động có tần số 200 Hz là vật có tần số lớn nhất.

Chọn C

Câu 5: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180 dao động trong thời gian 1 phút.

Lời giải:

Đổi 1 phút = 60 giây

Số dao động trong 1 giây là: 180 : 60 = 3 Hz

Vậy tần số dao động là 3 Hz.

Câu 6: Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?

Lời giải:

Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:

  3600 : 2 x 1 = 1800 dao động.

Vậy trong 1 giờ, vật thực hiện được 1800 dao động.

Câu 7: Một vật dao động với tần số 2 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 200 dao động.

Lời giải:

Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

Vật dao động với tần số 2 Hz tức là trong 1 giây vật thực hiện 2 dao động.

Để vật thực hiện được 200 dao động cần thời gian là: 200 : 2 = 100 giây.

Vậy sau 100 giây, vật sẽ thực hiện được 200 dao động.

Câu 8: Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây. Khi nó dao động như thế ta có nghe được âm thanh của nó không? Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần phải làm cho nó thực hiện ít nhất bao nhiêu dao động trong một giây?

Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây tức là vật có tần số 15 Hz.

Vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta không nghe được âm thanh của vật này. Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần làm cho nó ít nhất có tần số 20 Hz, tức là nó thực hiện 20 dao động trong một giây.

Câu 9: Vật A trong thời gian 2 phút thực hiện được 5400 dao động. Vật B trong thời gian 3 phút thực hiện được 8640 dao động. Hỏi vật nào phát ra âm thanh cao hơn? Vì sao?

Lời giải:

Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây.

Tần số dao động của vật A là: 5400 : 120 = 45 Hz

Tần số dao động của vật B là: 8640 : 180 = 48 Hz.

Vì 48 Hz > 45 Hz, vậy B có tần số cao hơn vật A nên vật B phát ra âm cao hơn.

Câu 10: Khi tiến hành thí nghiệm, có 4 bạn học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)

Em hãy sắp xếp các vật mà âm thanh phát ra theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng.

Lời giải:

Tần số dao động của vật 1 là: 150 : 10 = 15 Hz

Tần số dao động của vật 2 là: 270 : 30 = 9 Hz

Tần số dao động của vật 3 là: 1350 : 15 = 90 Hz

Tần số dao động của vật 4 là: 4590 : 60 = 76,5 Hz.

Âm có tần số càng lớn thì âm đó càng bổng.

Vậy theo thứ tự từ âm trầm đến âm bổng là: vật 2; vật 1; vật 4; vật 3.

Câu 11: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

Lời giải:

Tần số dao động của lá thép là: 6000 : 20 = 300 Hz.

Lá thép dao động nên nó phát ra âm thanh, tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra. Vì tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz.

Câu 12: Khi tiến hành thí nghiệm, các học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

Bài tập cách tính tần số âm cực hay (có lời giải)

a. Em hãy sắp xếp tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần.

b. Cho biết những âm thanh nào mà ta có thể nghe được? Tại sao?

Lời giải:

Tần số dao động của vật A là: fA = 4950 : 50 = 99 Hz

Tần số dao động của vật B là: fB = 2160 : 120 = 18 Hz

Tần số dao động của vật C là: fC = 8750 : 250 = 35 Hz

Tần số dao động của vật D là: fD = 100 : 5 = 20 Hz

Tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần là: fA; fC; fD; fB

Tai người nghe được các âm có tần số 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta có thể nghe được các âm do vật A, C, D phát ra.

D. Bài tập bổ sung

Bài 1: Tính tần số dao động của một quả lắc biết rằng nó thực hiện được 200 dao động trong thời gian 2 phút?

Bài 2: Biết trong 1 phút vật dao động 2 000 lần, tính tần số dao đông của vật đó.

Bài 3: Một vật phát ra âm có tần số 100 Hz. Hỏi trong 3 phút vật đó thực hiện bao nhiêu dao động?

Bài 4: Vật A thực hiện được 450 dao động trong 9 giây, vật B thực hiện số dao động gấp đôi vật A trong cùng thời gian. Tính tần số dao động của vật A và của vật B.

Bài 5: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.

C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.

D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1 200 dao động.

Bài 6: Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3 000 lần trong 5 giây và một con ong khi bay vỗ cánh 4 950 lần trong 15 giây. Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay?

Bài 7: Vật 1 dao động với tần số 73 Hz, vật 2 dao động với tần số 37 Hz. Vật nào phát ra âm cao hơn, vì sao?

Bài 8: Một vật dao động với tần số 100 Hz. Hỏi sau bao lâu thì vật thực hiện được 300 dao động.

Bài 9:  Trong 3 phút vật thực hiện được 2 000 dao động. Tính tần số dao động của vật.

Ta có thể nghe âm thanh do vật này phát ra không? vì sao?

Bài 10: Một thanh thép dao động 450 lần trong 30 giây. Cánh quạt trong 1,5 phút thì quay được 2 400 vòng. Tính tần số âm của thanh thép và quạt?

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Dạng 1: Cách Nhận biết nguồn âm hay, chi tiết
  • Dạng 2: Cách Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm hay, chi tiết
  • Dạng 3: Cách giải Bài tập về độ cao của âm cực hay (có lời giải)
  • Dạng 5: Cách giải Bài tập về độ to của âm cực hay (có lời giải)
  • Dạng 6: Bài tập về môi trường truyền âm cực hay (có lời giải)
  • Dạng 7: Bài tập về cách tính vận tốc truyền âm cực hay (có lời giải)

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
  • Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách Toán - Văn- Anh 6-7-8-9, luyện thi vào 10

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 7 Global Success
  • Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
  • Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
  • Giải Tiếng Anh 7 Explore English
  • Lớp 7 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 7 - KNTT
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 7 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
  • Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 7 - CTST
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
  • Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
  • Giải sgk Tin học 7 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
  • Lớp 7 - Cánh diều
  • Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
  • Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
  • Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều

Từ khóa » Cách Tính Hz Lớp 7