Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 9 Nâng Cao - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Ôn tập Hóa học 8
Nội dung chính Show- II. Cách cân bằng phương trình hóa học
- III. Bài tập cân bằng phương trình hóa học
- IV. Bài tập tự luyện cân bằng phương trình hóa học
- Phương pháp giải bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10
- Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10
- Dạng 2: Phản ứng nội phân tử
- Dạng 3: Phản ứng tự oxi hóa khử
- Dạng 4: Phản ứng oxi hóa có chứa hợp chất hữu cơ
- Dạng 5: Phản ứng có nhiều hơn hai nguyên tử thay đổi số oxi hóa
- Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8
- Dạng 1: Cân bằng phương trình hóa học cơ bản
- Dạng 2: Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp
- Dạng 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết tỷ lệ số nguyên tử và phân tử của các chất trong phản ứng
- Dạng 4: Cân bằng PTHH hợp chất hữu cơ tổng quát
- Dạng 5: Cân bằng phương trình hóa học chứa ẩn
- Học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education
- Các khóa học online tại Marathon Education
- Video liên quan
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp toàn bộ lý thuyết, các dạng bài tập giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức Hóa học 8.
Ngoài ra để học tốt môn Hóa 8 các bạn tham khảo thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.
Trong phản ứng hóa học, cân bằng hóa học là trạng thái mà cả chất phản ứng và sản phẩm đều có nồng độ không có xu hướng thay đổi theo thời gian, do đó không có sự thay đổi có thể quan sát được về tính chất của hệ thống. Thông thường, trạng thái này có kết quả khi phản ứng thuận tiến hành với tốc độ tương tự như phản ứng nghịch. Tốc độ phản ứng của các phản ứng thuận và nghịch thường không bằng không, nhưng bằng nhau. Do đó, không có thay đổi nào về nồng độ của chất phản ứng và (các) sản phẩm phản ứng. Trạng thái như vậy được gọi là trạng thái cân bằng động
II. Cách cân bằng phương trình hóa học
Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
Một số phương pháp cân bằng cụ thể
1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình phản ứng sau
Al + HCl → AlCl3 + H2
Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Ví dụ 2:
KClO3 → KCl + O2
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.
2. Phương pháp đại số
Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … vào trước các công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn là các hệ số a, b, c, d, e, f, g….
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng hóa học để hoàn thành phản ứng.
Ví dụ
Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)
Bước 1: Đặt các hệ số được kí hiệu là a, b, c, d, e vào phương trình trên ta có:
aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O
Bước 2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
Bước 3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
III. Bài tập cân bằng phương trình hóa học
Dạng 1: Cân bằng các phương trình hóa học
1) MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl
2) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
4) FeO + HCl → FeCl2 + H2O
5) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
6) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3
7) P + O2 → P2O5
8) N2 + O2 → NO
9) NO + O2 → NO2
10) NO2 + O2 + H2O → HNO3
11) Na2O + H2O → NaOH
12) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH
13) Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
14) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O
15) FeI3 → FeI2 + I2
16) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3
17) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
18) Ag + Cl2 → AgCl
19) FeS + HCl → FeCl2 + H2S
20) Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
Đáp án
1) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
2) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
4) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
5) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
6) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
7) 4P + 5O2 → 2P2O5
8) N2 + O2 → 2NO
9) 2NO + O2 → 2NO2
10) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
11) Na2O + H2O → 2NaOH
12) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
13) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
14) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
15) 2FeI3 → 2FeI2 + I2
16) 3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3
17) SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
18) 2Ag + Cl2 → 2AgCl
19) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
20) Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
Dạng 2. Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học
a) Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O
b) H3PO4 + ?KOH → K3PO4 +?
c) ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
d) Mg + ?HCl → ? +?H2
e) ? H2 + O2 → ?
f) P2O5 +? → ?H3PO4
g) CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O
h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ?
Đáp án
a) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O
b) H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
e) 2H2 + O2 → 2H2O
f) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
g) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
h) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2
Dạng 3. Lập sơ đồ nguyên tử và cho biết số phân tử mỗi chất sau phản ứng hóa học
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O
b) P2O5 + H2O → H3PO4
c) HgO → Hg + O2
d) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng
Lời giải: Đề bài khá khó hiểu, tuy nhiên cứ cân bằng phương trình hóa học thì mọi hướng đây sẽ rõ. Bài này đơn giản nên nhìn vào là có thể cân bằng được ngay nhé:
a) 4Na + O2 → 2Na2O
Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. (Oxi không được để nguyên tố mà phải để ở dạng phân tử tương tự như hidro)
b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tỉ lệ: Số phân tử P2O5: số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.
c) 2HgO → 2Hg + O2
Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. (lý giải tương tự câu a), Oxi phải để ở dạng phân tử)
d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. (phương trình này chưa có điều kiện xúc tác nên phản ứng sẽ khó xảy ra hoặc xảy ra nhưng thời gian là khá lâu)
Dạng 4: Cân bằng PTHH hợp chất hữu cơ tổng quát
1) CnH2n + O2 → CO2 + H2O
2) CnH2n + 2 + O2 → CO2 + H2O
3) CnH2n - 2 + O2 → CO2 + H2O
4) CnH2n - 6 + O2 → CO2 + H2O
5) CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O
Dạng 5. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn
1) FexOy + H2 → Fe + H2O
2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O
3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O
4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O
5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O
Ghi chú đặc biệt: Phân tử không bao giờ chia đôi, do đó dù cân bằng theo phương pháp nào thì vẫn phải đảm bảo một kết quả đó là các hệ số là những số nguyên.
IV. Bài tập tự luyện cân bằng phương trình hóa học
Bài 1: Cân bằng phương trình hóa học sau
P + KClO3 → P2O5 + KCl.
P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O.
S+ HNO3 → H2SO4 + NO.
C3H8 + HNO3 → CO2 + NO + H2O.
H2S + HClO3 → HCl + H2SO4.
H2SO4 + C 2H2 → CO2 + SO2 + H2O.
Bài 2. Hoàn thành các phản ứng oxi hóa khử
FeS2+ HNO3→ NO + SO42- + …
FeBr2+ KMnO4+ H2SO4 → …
FexOy+ H2SO4đ → SO2 + …
Fe(NO3)2+ HNO3l → NO + …
FeCl3+ dd Na2CO3→ khí A#↑ + …
FeO + HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + …
FeSO4+ KMnO4+ H2SO4→ Fe2(SO4)3+ MnSO4 + K2SO4 + …
As2S3+ HNO3(l) + H2O → H3AsO4+ H2SO4+ NO + …
KMnO4+ H2C2O4+ H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O
CuFeS2+ O2+ SiO2 → Cu + FeSiO3 + …
FeCl3+ KI → FeCl2+ KCl + I2
AgNO3+ FeCl3→
MnO4–+ C6H12O6+ H+ → Mn2+ + CO2 + …
FexOy+ H++ SO42- → SO2 + …
FeSO4+ HNO3→ NO + …
Cập nhật: 13/07/2021
Bài tập cân bằng phương trình hóa học là dạng bài tập thường gặp trong chương trình Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12. Đây cũng là dạng bài tập rất quan trọng nên các em cần chú ý luyện tập. Để giúp các em nắm vững kiến thức, làm tốt bài tập dạng này, Team Marathon Education sẽ chia sẻ một số bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 và lơp 10 có đi kèm với lời giải chi tiết. Các em hãy tham khảo trong bài viết sau.
>>> Xem thêm:
Phương pháp giải bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10
Phương pháp giải bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10 (Nguồn: Internet)Bài tập cân bằng phương trình hóa học không khó, điều quan trọng là các em cần nắm được phương pháp giải. Sau đây là trình tự các bước giải dạng bài tập này:
Cân bằng phương trình hóa học được dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron nhường và tổng số electron nhận bằng nhau.
Bước 1: Xác định số oxi hóa có sự thay đổi như thế nào.
Bước 2: Tiến hành lập thăng bằng electron.
Bước 3: Sau khi đã tìm được hệ số, các em hãy đặt hệ số vào phản ứng để tính các hệ số còn lại.
Các em lưu ý:
- Với các phản ứng oxi hóa – khử, ngoài phương pháp thăng bằng electron, các em có thể cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp tăng – giảm số oxi hóa, dựa trên nguyên tắc tổng số oxi hóa tăng và giảm bằng nhau.
- Phản ứng oxi hóa – khử còn có thể cân bằng theo phương pháp ion – electron. Phương pháp này vẫn đảm bảo nguyên tắc thăng bằng electron, tuy nhiên, các nguyên tố sẽ được viết ở dạng ion đúng, ví dụ: SO42-, NO3–, Cr272-,MnO4–,…
- Một phương trình oxi – hóa khử nếu có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng tăng hoặc cùng giảm mà:
- Chúng cùng thuộc 1 chất thì các em cần đảm bảo tỷ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
- Chúng thuộc các chất khác nhau thì các em phải đảm bảo tỉ lệ mol của các chất đó theo đề bài.
- Đối với hợp chất hữu cơ:
- Nếu hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng chỉ có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không thay đổi thì các em nên xác định số oxi hóa của C ở từng nhóm rồi mới thực hiện cân bằng phương trình hóa học.
- Nếu hợp chất hữu cơ thay đổi toàn bộ phân tử thì các em nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.
Lý Thuyết Hóa 10: Khái Quát Về Nhóm Halogen Và Bài Tập Vận Dụng
Ví dụ: Các em hãy dựa vào phương pháp giải bài tập cân bằng phương trình hóa học để cân bằng phương trình sau:
CrS + HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + S + H2O
Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi:
Cr+2 → Cr+3
S-2 → S
N+5 → N+4
Bước 2. Lập thăng bằng electron:
Cr+2 → Cr+3 + 1e
S-2 → S + 2e
CrS → Cr+3 + S + 3e
2N+5 + 1e → N+4
→ Có 1 CrS và 3N
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và thực hiện cân bằng:
CrS + 6HNO3 → Cr(NO3)3 + 3NO2 + S + 3H2O
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 10 (Nguồn: Internet)Các em hãy thực hiện bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
NaCr + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr
Bài giải:
2x | CrO2– + 4OH– → CrO42- + 2H2O + 3e
3x | Br2 + 2e → 2Br–
Phương trình ion:
2CrO2– + 8OH– + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br– + 4H2O
Cân bằng phương trình phản ứng:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Dạng 2: Phản ứng nội phân tử
Các em hãy thực hiện bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
KClO3 → KCl + O2
Bài giải:
2x | Cl+5 + 6e → Cl-1
3x | 2O-2 – 4e → O2)
Cân bằng phương trình phản ứng:
2KClO3 →2KCl + 3O2
Dạng 3: Phản ứng tự oxi hóa khử
Các em hãy làm bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
5x | Cl2 + 2e → 2Cl–
1x | Cl2 – 10e → 2Cl+5
Cân bằng phương trình phản ứng:
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Dạng 4: Phản ứng oxi hóa có chứa hợp chất hữu cơ
Các em hãy thực hiện cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Cân bằng phương trình hóa học:
3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 →3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O
Dạng 5: Phản ứng có nhiều hơn hai nguyên tử thay đổi số oxi hóa
Các em hãy làm bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
Phân Bón Hóa Học Là Gì? Các Loại Phân Bón Hóa Học Phổ Biến
As2S3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + NO + H2SO4
Cân bằng phương trình hóa học:
3As2S3 + 28HNO3 + 4H2O → 6H3AsO4 + 28NO + 9H2SO4
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8
Dạng 1: Cân bằng phương trình hóa học cơ bản
a. MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl
b. Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
c. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
d. FeO + HCl → FeCl2 + H2O
e. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
Lời giải:
a. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
b. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
c. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
d. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
e. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Dạng 2: Chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp
a. Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O
b. H3PO4 + ?KOH → K3PO4 + ?
c. ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
d Mg + ?HCl → ? +?H2
e. ? H2 + O2 → ?
Lời giải:
a. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O
b. H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
c. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
e. 2H2 + O2 → 2H2O
Dạng 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết tỷ lệ số nguyên tử và phân tử của các chất trong phản ứng
Cho 3 sơ đồ phản ứng dưới đây. Hãy cân bằng phương trình và nêu tỷ lệ phân tử, nguyên tử tất cả các chất trong phản ứng.
a. Na + O2 → Na2O
b. P2O5 + H2O → H3PO4
c. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Lời giải:
a. 4Na + O2 → 2Na2O
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2.
Các em lưu ý rằng, các chất khi luôn tồn tại ở dạng phân tử.
b. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.
c. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3.
Dạng 4: Cân bằng PTHH hợp chất hữu cơ tổng quát
a. CnH2n + O2 → CO2 + H2O
b. CnH2n – 2 + O2 → CO2 + H2O
c. CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O
Lời giải:
\begin{aligned} &a. \ C_nH_{2n} + \left(\frac{3n}{2}\right)O_2 → nCO_2 + nH_2O \\ &b. \ C_nH_{2n-2} + \left(\frac{3n-1}{2}\right)O_2 → nCO_2 + (n-1)H_2O \\ &c. \ C_nH_{2n+2} + \left(\frac{3n}{2}\right)O_2 → nCO_2 + (n+1)H_2O \end{aligned}
Dạng 5: Cân bằng phương trình hóa học chứa ẩn
\begin{aligned} &a. \ Fe_mO_n + H_2 → Fe + H_2O \\ &b. \ Fe_mO_n + H_2SO_4 → Fe_2(SO_4)_{2n/m} + H_2O \\ &c. \ X + HNO_3 → X(NO_3)_y + NO + H_2O \end{aligned}
Lời giải:
\begin{aligned} &a. \ Fe_mO_n + nH_2 → mFe + nH_2O \\ &b. \ 2Fe_mO_n + 2nH_2SO_4 → mFe_2(SO_4)_{2n/m} + 2nH_2O \\ &c. \ X + 2yHNO_3 → X(NO_3)_y + 2yNO + H_2O \end{aligned}
Học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn bứt phá điểm số 2022 – 2023 tại Marathon Education
Marathon Education là nền tảng học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Với nội dung chương trình giảng dạy bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Marathon Education sẽ giúp các em lấy lại căn bản, bứt phá điểm số và nâng cao thành tích học tập.
Top 33+ Công Thức Hóa Học Lớp 8-12 ➤ 4 Mẹo Ghi Nhớ Siêu Nhanh
Tại Marathon, các em sẽ được giảng dạy bởi các thầy cô thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Các thầy cô đều có học vị từ Thạc Sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và có nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục. Bằng phương pháp dạy sáng tạo, gần gũi, các thầy cô sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Marathon Education còn có đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình học tập của các em, hỗ trợ các em giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.
Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn đảm bảo đường truyền ổn định chống giật/lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.
Nhờ nền tảng học livestream trực tuyến mô phỏng lớp học offline, các em có thể tương tác trực tiếp với giáo viên dễ dàng như khi học tại trường.
Khi trở thành học viên tại Marathon Education, các em còn nhận được các sổ tay Toán – Lý – Hóa “siêu xịn” tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng và chỉn chu giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
Marathon Education cam kết đầu ra 7+ hoặc ít nhất tăng 3 điểm cho học viên. Nếu không đạt điểm số như cam kết, Marathon sẽ hoàn trả các em 100% học phí. Các em hãy nhanh tay đăng ký học livestream trực tuyến Toán – Lý – Hóa – Văn lớp 8 – lớp 12 năm học 2022 – 2023 tại Marathon Education ngay hôm nay để được hưởng mức học phí siêu ưu đãi lên đến 39% giảm từ 699K chỉ còn 399K.
Các khóa học online tại Marathon Education
Có thể nói bài tập cân bằng phương trình hóa học là dạng bài tập cơ bản trong chương trình Hóa học THCS và THPT. Các em giải thành thạo những bài tập này sẽ là tiền đề để học tốt môn Hóa học. Hy vọng, với phương pháp giải và những bài tập cân bằng phương trình hóa học mà Marathon Education đã chia sẻ ở trên sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng giải bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc các em học tốt!
Từ khóa » Bài Tập Về Giải Phương Trình Hóa Học Lớp 9
-
Bài Tập Viết Phương Trình Hóa Học Lớp 9
-
Các Phương Trình Phản Ứng Hóa Học Lớp 9, Bài Tập Viết Phương ...
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 9, Từ ...
-
Giải Phương Trình Hóa Học Lớp 9 | Dương Lê
-
Viết Phương Trình Hóa Học Thực Hiện Dãy Chuyển Hóa Lớp 9
-
Các Phương Trình Hóa Học Lớp 9 Kỳ 2
-
Các Dạng Bài Tập Hóa Học Lớp 9 Chọn Lọc, Có Lời Giải
-
Cách Viết Phương Trình Hóa Học Hay, Chi Tiết - Lớp 9
-
Hóa Lớp 9 || Giải Các Bài Toán Bằng Phương Trình Hoá Học [Phần 1]
-
Phương Trình Hóa Học Lớp 9 - CungHocVui
-
Lý Thuyết, Bài Tập Về Lập Phương Trình Hóa Học Lớp 8
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 9 - 123doc
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Lớp 9, Từ Điển Phương ...
-
Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Và Phương Pháp Giải