Bài Tập Cho Người Bàn Chân Bẹt - YouMed

Nội dung bài viết

  • 1. Bàn chân bẹt là gì?
  • 2. Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt
  • 3. Mang giày, đế giày chỉnh hình cho bàn chân bẹt
  • 4. Bàn chân bẹt khi nào cần phẫu thuật
  • 5. Các bài tập luyện cho bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến, chiếm khoảng 30%. Bàn chân bẹt về lâu dài là tình trạng khá nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, bàn chân bẹt gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, gây giảm chất lượng cuộc sống. Khi có biểu hiện của bàn chân bẹt, bạn cần được khám bới các chuyên gia để đưa ra điều trị hiệu quả. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị . Đó là những phương pháp gì? Phương pháp nào hiệu quả? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bình thường sẽ có vòm cong hướng lên trên. Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân phẳng lì, mất đường cong.

chân bẹt 1

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có . Khi trẻ 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng trở nên vững chắc. Điều này giúp cho bàn chân chịu được sức nặng cơ thể. Từ đó đi lại, chạy nhảy linh hoạt, nhẹ nhàng.

2. Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàn chân bẹt. Ví dụ: mang giày, đê giày chỉnh hình, phẫu thuật, các bài tập…

Trong nhiều trường hợp bị đau, viêm khớp, các thuốc giảm đau, giảm viêm sẽ giúp bạn. Tuy nhiên, chúng đều có những tác dụng phụ. Hãy uống dưới sự kê đơn của bác sĩ nhé.

Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào độ nặng và nguyên nhân của bàn chân bẹt. Bạn cần được đánh giá kĩ bởi các chuyên gia để có phác đồ điều trị hiệu quả.

3. Mang giày, đế giày chỉnh hình cho bàn chân bẹt

Đây là phương pháp không xâm lấn, đơn giản mà hiệu quả. Đó là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt. Nó giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục. Từ đó, hàng loạt rắc rối được ngăn chặn.

Bạn cần phải sử dụng đế giày này thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày.

Đi đế giày này thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 – 8 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.

4. Bàn chân bẹt khi nào cần phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là lựa chọn cho những trường hợp nặng và là phương án cuối cùng. Bác sĩ có thể tạo một vòm chân, sửa chữa cấu trúc gân, xương bàn chân.

Thông thường, phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm vẫn cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót Achille ngắn hơn bình thường.

Hình ảnh mô phỏng phẫu thuật một trường hợp bàn chân bẹt
Hình ảnh mô phỏng phẫu thuật một trường hợp bàn chân bẹt

5. Các bài tập luyện cho bàn chân bẹt

Có nhiều bài tập hỗ trợ cho vòm bàn chân của bạn. Thực hiện các bài tập ít nhất 3 lần mỗi tuần. Lí tưởng, bạn  nên xem chúng như những hoạt động hàng ngày của mình. Lúc thực hiện, hãy tập trung nâng cao, làm mạnh, và kéo dài vòm chân của bạn.

5.1 Bài tập lăn trên bóng

Đặt một chân trên một quả bóng nhỏ (bóng tennis, bóng gôn…)

Dùng chân lăn quả bóng (chú ý duy trì cột sống thẳng)

Thực hiện trong 2 – 3 phút.

Sau đó đổi chân còn lại.

Hình ảnh minh họa bài tập lăn bóng cho người bàn chân bẹt
Hình ảnh minh họa bài tập lăn bóng 

5.2 Bài tập cuộn khăn

Ngồi trên ghế. Đặt một chiếc khăn dưới chân bạn.

Cuộn các ngón chân để chà lên khăn. Lưu ý hãy cố định gót chân trên mặt sàn.

Giữ vài giây rồi buông ra.

Thực hiện 2 – 3 hiệp, mỗi hiệp 10 – 15 lần.

Hình ảnh minh họa bài tập cuộn khăn cho bàn chân bẹt
Hình ảnh minh họa bài tập cuộn khăn cho bàn chân bẹt

5.3 Bài tập nâng ngón chân

Đè ngón chân cái trên mặt sàn. Nâng các ngón chân còn lại lên mặt sàn.

Sau đó ấn các ngón chân lên mặt sàn và nâng ngón chân cái lên.

Làm 5 – 10 lần, mỗi lần nâng giữ khoảng 5 giây.

Hình ảnh minh họa bài tập nâng ngón chân cho bàn chân bẹt
Hình ảnh minh họa bài tập nâng ngón chân cho bàn chân bẹt

5.4 Bài tập nâng bắp chân

Trong khi đứng, nâng gót chân của bạn cao nhất có thể.

Bạn có thể dùng một cái ghế hay tường để hỗ trợ thăng bằng

Giữ vị trí nâng lên khoảng 5 giây, sau đó hạ xuống.

Thực hiện 2 – 3 hiệp. Mỗi hiệp 15 -20 lần.

Hình ảnh minh họa bài tập nâng bắp chân cho bàn chân bẹt
Hình ảnh minh họa bài tập nâng bắp chân cho bàn chân bẹt

Lưu ý

Phải mất vài tuần tập để bạn có thể thấy được sự cải thiện. Hãy luyện tập kiên trì. Hơn nữa, bạn cũng cần duy trì tập luyện khi tình trạng bàn chân cải thiện.

Như vậy, bàn chân bẹt là tình trạng không thể bỏ qua. Phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao. Bạn cần được các chuyên gia thăm khám để có chiến lược điều trị hiệu quả nhất.  Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin cơ bản về các phương pháp điều trị bàn chân bẹt. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Từ khóa » đóng Giày Cho Bàn Chân Bẹt