Dị Tật Chân Bẹt ở Trẻ Và Cách điều Trị - Giầy Tập đi Attipas

Bàn chân bẹt, gam lòng bàn chân phẳng lì, chân dẹt là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển hệ cơ xương của trẻ sau này.

1. HỘI CHỨNG CHÂN BẸT Ở TRẺ LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

Bàn chân cân bằng khi có cấu tạo 3 vòng giúp toàn bộ cơ thể giữ thăng bằng khi đứng hay đi. Khi mắc hội chứng bàn chân bẹt sẽ không có vòm cong, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm sàn khi đi hoặc đứng. Để lấy lại cân bằng cho cơ thể, cổ chân, đầu gối, khớp háng và hệ cột sống phía trên sẽ phải xoay lệch, chính điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc xương khớp của cơ thể.

Dị tật chân bẹt ở trẻ và cách điều trị - khám dị tật chân bẹt cho trẻ ở đâu

Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số bị chứng chân bẹt tùy cấp độ. Giãn hoặc rách gân cơ chằng sau. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau. Đến một thời điểm nào đó, khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng nữa. Người bệnh bị đau mắt cá chân, đau đầu gối, khớp háng hay thắt lưng.

Có nhiều nguyên nhân gây chứng bàn chân bẹt:

  • Dị tật chân bẹt bẩm sinh do di truyền
  • Do thói quen đi chân đất, đi giầy dép không phù hợp từ khi còn nhỏ. Giầy có đế cứng, bằng phẳng, hoặc có phần mu cứng khiến bàn chân trẻ khó hình thành vòm cong. Do không có thói quen phản xạ chụm chân khi trẻ bước đi, vận động.
  • Do dây chằng lỏng lẻo, dẫn đến khó định hình vòm cong bàn chân.
  • Do sự chênh lệch chiều dài của 2 chân. Chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
  • Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây dần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.
  • Do bị chấn thương, mắc một số bệnh lý như thấp khớp, bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì, đái tháo đường, cao tuổi. Và mang thai cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.

=> Tác hại khi trẻ đi giày không phù hợp

2. CÁCH KIỂM TRA HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT, CHÂN DẸT Ở TRẺ

Dị tật chân bẹt ở trẻ và cách điều trị - khám dị tật chân bẹt cho trẻ ở đâuThông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành nên bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi ở độ tuổi này.

Cách 1: Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ). Sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng. Tờ bìa hoặc phần sân có thể nhìn rõ nốt in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng là trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ (vòm cong) xuất hiện thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2: Bố mẹ có thể cho trẻ dẫm chân lên cát. Nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường. Và ngược lại, nếu chân trẻ in được cả bàn xuống cát thì rất có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

=> Con đi hai hàng, chân của bé bị cong phải làm sao

3. ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT CHÂN BẸT NHƯ THẾ NÀO ?

Bàn chân là nền tảng quan trọng của cơ thể. Việc chậm trễ trong chữa trị bàn chân bẹt có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Như cong vẹo cột sống, viêm khớp và thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi. Giảm khả năng vận động trong việc đi, đứng, chạy nhảy.

Ở trẻ em (3-7 tuổi) việc điều trị chứng bàn chân bẹt sẽ dễ dàng hơn. Và trẻ có thể có một cuộc sống bình thường, không hạn chế trong các hoạt động.

Cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng của tật (trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất). Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Và trẻ có thể có một cuộc sống bình thường, không hạn chế trong các hoạt động.

Dị tật chân bẹt ở trẻ và cách điều trị - khám dị tật chân bẹt cho trẻ ở đâu

Phát hiện bàn chân bẹt càng sớm thì hiệu quả điều trị đạt được càng cao, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển mạnh từ 2 – 8 tuổi.

Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt của trẻ. Đó là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt. Đo trên ni chân của từng người, giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ để xương khớp trở về đúng trục, từ đó có thể giảm thiểu hàng loạt rắc rối có thể nảy sinh. Đi đế giày này thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 – 8 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn.

Từ sau giai đoạn này cho tới 12 tuổi, việc tạo vòm mang lại hiệu quả thấp hơn. Và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, đế chỉnh hình có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp… Nhưng không thể tạo vòm nữa và họ cần mang đế suốt đời.

Phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng. Một số trường hợp hiếm cần phải can thiệp phẫu thuật với trẻ trên 8 tuổi. Khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và hình thành gân gót chân (gân Achille) ngắn hơn bình thường.

ĐỊA CHỈ KHÁM CHÂN BẸT Ở ĐÂU ?

Dị tật chân bẹt ở trẻ và cách điều trị - khám dị tật chân bẹt cho trẻ ở đâu

Khám dị tật chân bẹt cho trẻ tại Hà Nội: 

  • Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội 
  • Bệnh viện Việt Đức: 40 Phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Ngoài ra, bạn có thể đưa bé đến khám tại các bệnh viện và phòng khám có chuyên khoa xương khớp khác như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Quân đội 108, Phòng khám Trị liệu Thần kinh – Cột sống Hoa Kỳ (ACC), Phòng khám Prochiro…

Khám dị tật chân bẹt cho trẻ tại TPHCM:

  • Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM: Số 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP HCM
  • Khoa Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM: 929 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi đồng 1: Số 341 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Q10 – TPHCM
  • Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
  • Khoa Phục hồi Chức năng – Bệnh viện Từ Dũ: Lầu 1, Làng Hòa Bình 284 Cống Quỳnh, Q1, TPHCM

4. CHA MẸ CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA DỊ TẬT CHÂN BẸT CHO TRẺ NHỎ ?

Ngoài các nguyên nhân bất khả kháng như di truyền, chấn thương, hay do dây chằng yếu. Cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa dị tật chân bẹt cho trẻ bằng cách, không để trẻ đi chân đất thường xuyên, lựa chọn giầy dép phù hợp. Tốt nhất là nên cho trẻ đi loại giầy chuyên dụng cho trẻ giai đoạn tập đi. Nhằm hỗ trợ tốt nhất giúp trẻ đi chuẩn và thúc đẩy sự phát triển của trẻ ngay từ những bước đi đầu tiên.

Giầy tập đi Attipas Hàn Quốc – giầy chức năng tập đi đầu tiên tại Việt Nam được cấp bằng sáng chế và hàng loạt chứng nhận kiểm định an toàn và sản phẩm chất lượng dành cho trẻ em.

Giầy tập đi -giầy cho bé tập đi - giầy bé trai tập đi - giầy bé gái tập đi

Attipas được thiết kế dựa trên đặc điểm cấu tạo bàn chân và đặc tính đi bộ của trẻ. Giúp trẻ cân bằng trọng lực dồn đều lên bàn chân, bé đi vững, đi nhanh và chắc chắn hơn. Attipas là sự kết hợp 2 trong 1 giày và tất. Với phần đế giầy mỏng, nhẹ, mềm, mũi giầy rộng không gò bó các đầu ngón chân. Kết hợp với phần tất cotton ở trên rất có lợi cho phản xạ chụm chân tự nhiên của trẻ. (Đây là yếu tố then chốt hình thành vòm chân cong ở trẻ).

Hơn nữa, đi giầy Attipas, bé sẽ có cảm giác thật chân, thoải mái tham gia các hoạt động chạy nhảy leo trèo. Điều này rất có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Giầy tập đi Attipas Twinkle Brown - giầy chức năng cho bé tập đi - giầy tập đi cho béGiầy tập đi - giầy tập đi cho bé trai, giầy tập đi cho bé gái, giầy bé trai tập đi, giầy bé gái tập đi,

Ngoài ra, Giầy tập đi Attipas có hàng tá tính năng tuyệt vời khác như bền, giặt nhanh khô, không bí chân nhờ các lỗ thoáng khí ở đế giầy,… Chính vì những lợi ích tuyệt vời này mà hiện tại Attipas đang có mặt tại hơn 40 quốc gia hàng đầu thế giới. Đồng hành cùng hàng triệu triệu em bé mỗi ngày.

Từ khóa » đóng Giày Cho Bàn Chân Bẹt