Bài Tập Công Thức Lũy Thừa, Hàm Số Mũ Logarit Lớp 12 Có đáp án Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Bài tập công thức lũy thừa, hàm số mũ logarit lớp 12 có đáp án (tính toán)
Công thức cần nhớ về hàm số mũ và logarit để giải toán
Cho hai số dương a; b và $m;\text{ }n\in \mathbb{R}$. Khi đó ta có các công thức sau.
Nhóm công thức 1 | Nhóm công thức 2 |
1. ${{a}^{m}}.{{a}^{n}}={{a}^{m+n}}$ 2. $\frac{{{a}^{m}}}{{{a}^{n}}}={{a}^{m-n}}\left( m=0\Leftrightarrow \frac{1}{{{a}^{n}}}={{a}^{-n}} \right)$ 3. ${{\left( {{a}^{m}} \right)}^{n}}={{a}^{m.n}}$ | 1. ${{a}^{\frac{m}{n}}}=\sqrt[n]{{{a}^{m}}}={{\left( \sqrt[n]{a} \right)}^{m}}$ 2. ${{a}^{n}}.{{b}^{n}}={{\left( ab \right)}^{n}},\sqrt[n]{a}.\sqrt[n]{b}=\sqrt[n]{ab}$ 3. $\frac{{{a}^{n}}}{{{b}^{n}}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{n}},\frac{\sqrt[n]{a}}{\sqrt[n]{b}}=\sqrt[n]{\frac{a}{b}}$. |
@ Tính chất 1: ${{a}^{0}}=1\left( a\ne 0 \right)$ và ${{a}^{1}}=a$.
@ Tính chất 2 (tính đồng biến, nghịch biến): $\left[ \begin{array} {} a>1;{{a}^{m}}>{{a}^{n}}\Leftrightarrow m>n \\ {} 0<a<1:{{a}^{m}}>{{a}^{n}}\Leftrightarrow m<n \\ \end{array} \right.$.
@ Tính chất 3 (so sánh lũy thừa khác cơ số): Với $a>b>0$ thì $\left[ \begin{array} {} {{a}^{m}}>{{b}^{m}}\Leftrightarrow m>0 \\ {} {{a}^{m}}<b\Leftrightarrow m<0 \\ \end{array} \right.$.
Bài tập trắc nghiệm công thức về hàm số mũ – logarit có Lời giải chi tiết
Ví dụ 1: Cho biểu thức $P=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt{{{x}^{3}}}}}$, với $x>0$. Mệnh đề nào sau đây là đúng? A. $P={{x}^{\frac{13}{12}}}$. B. $P={{x}^{\frac{13}{24}}}$. C. $P={{x}^{\frac{13}{6}}}$. D. $P={{x}^{\frac{13}{8}}}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $P=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt{{{x}^{3}}}}}=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.{{x}^{\frac{3}{2}}}}}=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{\frac{7}{2}}}}}=\sqrt{x.{{x}^{\frac{7}{6}}}}=\sqrt{{{x}^{\frac{13}{6}}}}={{x}^{\frac{13}{12}}}$. Chọn A.
Ví dụ 2: Biết rằng $\sqrt{x}.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt{x}}={{x}^{n}}$ với $x>0$. Tìm n. A. $n=2$. B. $n=\frac{2}{3}$. C. $n=\frac{4}{3}$. D. $n=3$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{x}.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt{x}}={{x}^{\frac{1}{2}}}.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.{{x}^{\frac{1}{2}}}}={{x}^{\frac{1}{2}}}.\sqrt[3]{{{x}^{\frac{5}{2}}}}={{x}^{\frac{1}{2}}}.{{x}^{\frac{5}{6}}}={{x}^{\frac{1}{2}+\frac{5}{6}}}={{x}^{\frac{4}{3}}}$. Chọn C.
Ví dụ 3: Cho biểu thức $P=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt[k]{{{x}^{3}}}}}$, với $x>0$. Biết rằng $P={{x}^{\frac{23}{24}}}$, giá trị của k bằng: A. $k=6$. B. $k=2$. C. $k=3$. D. $k=4$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $P=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt[k]{{{x}^{3}}}}}={{x}^{\frac{23}{24}}}\Rightarrow x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt[k]{{{x}^{3}}}}={{x}^{\frac{23}{12}}}\Leftrightarrow \sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt[k]{{{x}^{3}}}}={{x}^{\frac{11}{12}}}$
${{x}^{2}}.\sqrt[k]{{{x}^{3}}}={{x}^{\frac{11}{4}}}\Leftrightarrow \sqrt[k]{{{x}^{3}}}={{x}^{\frac{11}{4}-2}}\Leftrightarrow {{x}^{\frac{3}{k}}}={{x}^{\frac{3}{4}}}\Leftrightarrow k=4$. Chọn D.
Ví dụ 4: Cho biểu thức $P=\frac{{{a}^{2+\sqrt{3}}}.{{\left( {{a}^{1-\sqrt{3}}} \right)}^{1+\sqrt{3}}}}{{{a}^{1+\sqrt{3}}}}$, với $a>0$. Mệnh đề nào sau đây là đúng? A. $P={{a}^{\sqrt{3}}}$. B. $P=\frac{1}{a}$. C. $P=a$. D. $P=\frac{1}{{{a}^{\sqrt{3}}}}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $P=\frac{{{a}^{2+\sqrt{3}}}.{{\left( {{a}^{1-\sqrt{3}}} \right)}^{1+\sqrt{3}}}}{{{a}^{1+\sqrt{3}}}}=\frac{{{a}^{2+\sqrt{3}}}.{{a}^{\left( 1-\sqrt{3} \right)\left( 1+\sqrt{3} \right)}}}{{{a}^{1+\sqrt{3}}}}=\frac{{{a}^{2+\sqrt{3}}}.{{a}^{-2}}}{{{a}^{1+\sqrt{3}}}}=\frac{{{a}^{\sqrt{3}}}}{{{a}^{1+\sqrt{3}}}}=\frac{1}{a}$. Chọn B.
Ví dụ 5: Cho biểu thức $P=\sqrt[3]{\frac{a}{b}.\sqrt[4]{\frac{b}{a}\sqrt{\frac{a}{b}}}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{m}}$ với $a;\text{ }b>0$. Tìm m. A. $m=\frac{7}{24}$. B. $m=\frac{7}{12}$. C. $m=-\frac{7}{12}$. D. $m=-\frac{7}{24}$. |
Lời giải chi tiết
Đặt $x=\frac{a}{b}\Rightarrow \frac{b}{a}={{x}^{-1}}$. Khi đó $P=\sqrt[3]{x\sqrt[4]{{{x}^{-1}}\sqrt{x}}}=\sqrt[3]{x\sqrt[4]{{{x}^{-1}}.{{x}^{\frac{1}{2}}}}}=\sqrt[3]{x\sqrt[4]{{{x}^{-\frac{1}{2}}}}}=\sqrt[3]{x.{{x}^{\frac{-1}{8}}}}=\sqrt[3]{{{x}^{\frac{7}{8}}}}={{x}^{\frac{7}{24}}}$.
Do đó $P=\sqrt[3]{\frac{a}{b}.\sqrt[4]{\frac{b}{a}\sqrt{\frac{a}{b}}}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{\frac{7}{24}}}\Rightarrow m=\frac{7}{24}$ . Chọn A.
Ví dụ 6: Cho biểu thức với $Q=\frac{{{a}^{\frac{7}{6}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}}{\sqrt[6]{a{{b}^{2}}}}$$a;\text{ }b>0$. Mệnh đề nào sau đây là đúng? A. $Q=a$. B. $Q=\frac{a}{b}$. C. $Q=ab$. D. $Q=a\sqrt{b}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $Q=\frac{{{a}^{\frac{7}{6}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}}{\sqrt[6]{a{{b}^{2}}}}=\frac{{{a}^{\frac{7}{6}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}}{{{\left( a{{b}^{2}} \right)}^{\frac{1}{6}}}}=\frac{{{a}^{\frac{7}{6}}}.{{b}^{\frac{1}{3}}}}{{{a}^{\frac{1}{6}}}.{{b}^{\frac{2}{6}}}}=a$. Chọn A.
Ví dụ 7: Cho x là số thực dương, viết biểu thức $Q=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}.\sqrt[6]{x}$ dưới dạng lũy thừa với số hữu tỉ A. $Q={{x}^{\frac{5}{36}}}$. B. $Q={{x}^{\frac{2}{3}}}$. C. $Q=x$. D. $Q={{x}^{2}}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $Q=\sqrt{x.\sqrt[3]{{{x}^{2}}}}.\sqrt[6]{x}=\sqrt{x.{{x}^{\frac{2}{3}}}}.{{x}^{\frac{1}{6}}}={{x}^{\frac{5}{6}}}.{{x}^{\frac{1}{6}}}=x$. Chọn C.
Ví dụ 8: Cho biểu thức $P=\sqrt[3]{x.\sqrt[4]{{{x}^{2}}.\sqrt{{{x}^{3}}}}}$ với $x>0$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng? A. $P={{x}^{\frac{5}{6}}}$. B. $P={{x}^{\frac{2}{3}}}$. C. $P={{x}^{\frac{5}{8}}}$. D. $P={{x}^{\frac{3}{4}}}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $P=\sqrt[3]{x.\sqrt[4]{{{x}^{2}}.\sqrt{{{x}^{3}}}}}=\sqrt[3]{x.\sqrt[4]{{{x}^{2}}.{{x}^{\frac{3}{2}}}}}=\sqrt[3]{x.{{\left( {{x}^{\frac{7}{2}}} \right)}^{\frac{1}{4}}}}={{\left( {{x}^{\frac{15}{8}}} \right)}^{\frac{1}{3}}}={{x}^{\frac{5}{8}}}$. Chọn C.
Ví dụ 9: Rút gọn biểu thức $T=\frac{{{a}^{2}}.{{\left( {{a}^{-2}}.{{b}^{3}} \right)}^{2}}.{{b}^{-1}}}{{{\left( {{a}^{-1}}.b \right)}^{3}}.{{a}^{-5}}.{{b}^{-2}}}$ với a, b là hai số thực dương. A. $T={{a}^{4}}.{{b}^{6}}$. B. $T={{a}^{6}}.{{b}^{6}}$. C. $T={{a}^{4}}.{{b}^{4}}$. D. $T={{a}^{6}}.{{b}^{4}}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $T=\frac{{{a}^{2}}.{{\left( {{a}^{-2}}.{{b}^{3}} \right)}^{2}}.{{b}^{-1}}}{{{\left( {{a}^{-1}}.b \right)}^{3}}.{{a}^{-5}}.{{b}^{-2}}}=\frac{{{a}^{2}}.{{a}^{-4}}.{{b}^{6}}.{{b}^{-1}}}{{{a}^{-3}}.{{b}^{3}}.{{a}^{-5}}.{{b}^{-2}}}=\frac{{{a}^{-2}}.{{b}^{5}}}{{{a}^{-8}}.b}={{a}^{6}}.{{b}^{4}}$. Chọn D.
Ví dụ 10: Biết rằng $\frac{{{x}^{{{a}^{2}}}}}{{{x}^{{{b}^{2}}}}}={{x}^{9}}$ với $x>1$và $a+b=3$. Tính giá trị của biểu thức $P=a-b$. A. $P=1$. B. $P=3$. C. $P=2$. D. $P=4$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\frac{{{x}^{{{a}^{2}}}}}{{{x}^{{{b}^{2}}}}}={{x}^{9}}\Leftrightarrow {{x}^{{{a}^{2}}-{{b}^{2}}}}={{x}^{9}}\xrightarrow{x>1}{{a}^{2}}-{{b}^{2}}=9\Leftrightarrow \left( a+b \right)\left( a-b \right)=9\Leftrightarrow a-b=\frac{9}{a+b}=\frac{9}{3}=3$. Chọn B.
Ví dụ 11: Cho $x,y>0$. Biết rằng $\sqrt{x.\sqrt[4]{\frac{\sqrt[3]{x}}{{{x}^{3}}}}}={{x}^{m}}$ và ${{y}^{2}}.\sqrt{y.\sqrt[3]{\frac{1}{{{y}^{2}}}}}={{y}^{n}}$. Tính $m-n$. A. 0. B. 2. C. 1. D. -2. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\sqrt{x.\sqrt[4]{\frac{\sqrt[3]{x}}{{{x}^{3}}}}}=\sqrt{x.\sqrt[4]{\frac{{{x}^{\frac{1}{3}}}}{{{x}^{3}}}}}=\sqrt{x.\sqrt[4]{{{x}^{\frac{-8}{3}}}}}=\sqrt{x.{{x}^{\frac{-2}{3}}}}=\sqrt{{{x}^{\frac{1}{3}}}}={{x}^{\frac{1}{6}}}\Rightarrow m=\frac{1}{6}$.
Lại có: ${{y}^{2}}.\sqrt{y.\sqrt[3]{\frac{1}{{{y}^{2}}}}}={{y}^{2}}.\sqrt{y.\sqrt[3]{{{y}^{-2}}}}={{y}^{2}}.\sqrt{y.{{y}^{\frac{-2}{3}}}}={{y}^{2}}.\sqrt{{{y}^{\frac{1}{3}}}}={{y}^{2}}.{{y}^{\frac{1}{6}}}={{y}^{\frac{13}{6}}}\Rightarrow n=\frac{13}{6}$.
Do đó: $m-n=-2$. Chọn D.
Ví dụ 12: Giá trị của biểu thức $P={{\left( 5+2\sqrt{6} \right)}^{2018}}.{{\left( 5-2\sqrt{6} \right)}^{2019}}$ bằng: A. $P=5+2\sqrt{6}$. B. $P=5-2\sqrt{6}$. C. $P=10-4\sqrt{6}$. D. $P=10+4\sqrt{6}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $\left( 5+2\sqrt{6} \right)\left( 5-2\sqrt{6} \right)=25-24=1$.
Do đó: $P={{\left( 5+2\sqrt{6} \right)}^{2018}}.{{\left( 5-2\sqrt{6} \right)}^{2019}}={{\left[ \left( 5+2\sqrt{6} \right)\left( 5-2\sqrt{6} \right) \right]}^{2018}}.\left( 5-2\sqrt{6} \right)=5-2\sqrt{6}$. Chọn B.
Ví dụ 13: Giá trị của biểu thức $M={{\left( 3+2\sqrt{2} \right)}^{2019}}.{{\left( 3\sqrt{2}-4 \right)}^{2018}}$ bằng: A. ${{2}^{1009}}$. B. $\left( 3-2\sqrt{2} \right){{.2}^{1009}}$. C. $\left( 3+2\sqrt{2} \right){{.2}^{1009}}$. D. $\left( 3+2\sqrt{2} \right)$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $3\sqrt{2}-4=\sqrt{2}\left( 3-2\sqrt{2} \right)\Rightarrow M={{\left( 3+2\sqrt{2} \right)}^{2019}}.{{\left( \sqrt{2} \right)}^{2018}}.{{\left( 3-2\sqrt{2} \right)}^{2018}}$.
Lại có: $\left( 3+2\sqrt{2} \right)\left( 3-2\sqrt{2} \right)={{3}^{2}}-{{\left( 2\sqrt{2} \right)}^{2}}=9-8=1$ nên ${{\left( 3+2\sqrt{2} \right)}^{2018}}.{{\left( 3-2\sqrt{2} \right)}^{2018}}=1$.
Do đó: $M=\left( 3-2\sqrt{2} \right){{.2}^{1009}}$. Chọn C.
Ví dụ 14: Cho ${{2}^{x}}=5$. Giá trị của biểu thức $T={{4}^{x+1}}+{{2}^{2-x}}$ bằng: A. $\frac{504}{5}$. B. $\frac{104}{5}$. C. $\frac{104}{25}$. D. $\frac{504}{25}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $T={{4}^{x+1}}+{{2}^{2-x}}={{4}^{x}}.4+\frac{{{2}^{2}}}{{{2}^{x}}}={{\left( {{2}^{x}} \right)}^{2}}.4+\frac{4}{{{2}^{x}}}={{4.5}^{2}}+\frac{4}{5}=\frac{504}{5}$ . Chọn A.
Ví dụ 15: Cho ${{4}^{x}}+{{4}^{-x}}=34$. Tính giá trị của biểu thức $T=\frac{{{2}^{x}}+{{2}^{-x}}-3}{1-{{2}^{x+1}}-{{2}^{1-x}}}$. A. $T=\frac{3}{4}$. B. $T=\frac{3}{11}$. C. $T=\frac{-3}{11}$. D. $T=\frac{3}{13}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: ${{4}^{x}}+{{4}^{-x}}=34\Leftrightarrow {{2}^{2x}}+2+{{2}^{-2x}}=36\Leftrightarrow {{\left( {{2}^{x}}+{{2}^{-x}} \right)}^{2}}=36\Leftrightarrow {{2}^{x}}+{{2}^{-x}}=6$ (Do ${{2}^{x}}+{{2}^{-x}}>0$).
Khi đó: $T=\frac{6-3}{1-2\left( {{2}^{x}}+{{2}^{-x}} \right)}=\frac{3}{1-2.6}=\frac{-3}{11}$. Chọn C.
Ví dụ 16: Cho hàm số $f\left( x \right)=\frac{{{9}^{x}}}{{{9}^{x}}+3}$, với $a,b\in \mathbb{R}$ và $a+b=1$. Tính $T=f\left( a \right)+f\left( b \right)$. A. $T=0$. B. $T=1$. C. $T=-1$. D. $T=2$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: $T=f\left( a \right)+f\left( b \right)=f\left( a \right)+f\left( 1-a \right)=\frac{{{9}^{a}}}{{{9}^{a}}+3}+\frac{{{9}^{1-a}}}{{{9}^{1-a}}+3}=\frac{{{9}^{a}}}{{{9}^{a}}+3}+\frac{\frac{9}{{{9}^{a}}}}{\frac{9}{{{9}^{a}}}+3}$
$\frac{{{9}^{a}}}{{{9}^{a}}+3}+\frac{9}{9+{{3.9}^{a}}}=\frac{{{9}^{a}}}{{{9}^{a}}+3}+\frac{3}{{{9}^{a}}+3}=1$. Chọn B.
Tổng quát: Cho hàm số $f\left( x \right)=\frac{{{a}^{x}}}{{{a}^{x}}+\sqrt{a}}$ ta có $f\left( x \right)+f\left( 1-x \right)=1$.
Ví dụ 17: Cho hàm số $f\left( x \right)=\frac{{{4}^{x}}}{{{4}^{x}}+2}$. Tính tổng $S=f\left( \frac{1}{2005} \right)+f\left( \frac{2}{2005} \right)+...+f\left( \frac{2004}{2005} \right)+f\left( \frac{2005}{2005} \right)$. A. $S=1002$. B. $S=\frac{3008}{3}$. C. $S=1003$. D. $S=\frac{2005}{2}$. |
Lời giải chi tiết
Sử dụng tính chất tổng quát: Với hàm số $f\left( x \right)=\frac{{{a}^{x}}}{{{a}^{x}}+\sqrt{a}}$ ta có $f\left( x \right)+f\left( 1-x \right)=1$.
Khi đó $S=\left[ f\left( \frac{1}{2005} \right)+f\left( \frac{2004}{2005} \right) \right]+\left[ f\left( \frac{2}{2005} \right)+f\left( \frac{2003}{2005} \right) \right]+...+\left[ f\left( \frac{1002}{2005} \right)+f\left( \frac{1003}{2005} \right) \right]+f\left( 1 \right)$
$=1+1+...+1+f\left( 1 \right)=1002+\frac{4}{6}=\frac{3008}{3}$. Chọn B.
Ví dụ 18: Rút gọn biểu thức $Q=\frac{1}{x}.\left( \frac{\sqrt{x+1}+\sqrt{x-1}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{x-1}}+\frac{\sqrt{x+1}-\sqrt{x-1}}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x-1}} \right)$ với $x>1$ ta được A. $Q=1$. B. $Q=2x$. C. $Q=2$. D. $Q=-2$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: ${{\left( \sqrt{x+1}+\sqrt{x-1} \right)}^{2}}+{{\left( \sqrt{x+1}-\sqrt{x-1} \right)}^{2}}=2x+2\sqrt{{{x}^{2}}-1}+2x-2\sqrt{{{x}^{2}}-1}=4x$.
Và $\left( \sqrt{x+1}-\sqrt{x-1} \right).\left( \sqrt{1x+1}+\sqrt{x-1} \right)=x+1-x+1=2$.
Suy ra $Q=\frac{1}{x}.\frac{{{\left( \sqrt{x+1}+\sqrt{x-1} \right)}^{2}}+{{\left( \sqrt{x+1}-\sqrt{x-1} \right)}^{2}}}{\left( \sqrt{x+1}-\sqrt{x-1} \right).\left( \sqrt{1x+1}+\sqrt{x-1} \right)}=\frac{1}{x}.\frac{4x}{2}=2$.Chọn C.
Ví dụ 19: Đơn giản biểu thức $T=\frac{\sqrt{a}-\sqrt{b}}{\sqrt[4]{a}-\sqrt[4]{b}}-\frac{\sqrt{a}+\sqrt[4]{ab}}{\sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b}}$ ta được A. $T=\sqrt[4]{a}$. B. $T=\sqrt[4]{b}$. C. $T=\sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b}$. D. $T=-\sqrt[4]{b}$ |
Lời giải chi tiết
Ta có: $T=\frac{{{\left( \sqrt[4]{a} \right)}^{2}}-{{\left( \sqrt[4]{b} \right)}^{2}}}{\sqrt[4]{a}-\sqrt[4]{b}}-\frac{\sqrt[4]{a}\left( \sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b} \right)}{\sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b}}=\sqrt[4]{a}+\sqrt[4]{b}-\sqrt[4]{a}=\sqrt[4]{b}$. Chọn B.
Ví dụ 20: Cho a, b là hai số thực khác 0. Biết rằng ${{\left( \frac{1}{125} \right)}^{{{a}^{2}}+4ab}}={{\left( \sqrt[3]{625} \right)}^{3{{a}^{2}}-10ab}}$. Tính tỉ số $\frac{a}{b}$. A. $\frac{76}{21}$. B. 2. C. $\frac{4}{21}$. D. $\frac{76}{3}$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: ${{\left( \frac{1}{125} \right)}^{{{a}^{2}}+4ab}}={{\left( \sqrt[3]{625} \right)}^{3{{a}^{2}}-10ab}}\Leftrightarrow {{\left( {{5}^{-3}} \right)}^{{{a}^{2}}+4ab}}={{\left( {{5}^{\frac{4}{3}}} \right)}^{3{{a}^{2}}-10ab}}\Leftrightarrow {{\left( 5 \right)}^{-3\left( {{a}^{2}}+4ab \right)}}={{\left( 5 \right)}^{\frac{4}{3}\left( 3{{a}^{2}}-10ab \right)}}$
$\Leftrightarrow -3\left( {{a}^{2}}+4ab \right)=\frac{4}{3}\left( 3{{a}^{2}}-10ab \right)\Leftrightarrow 4\left( 3{{a}^{2}}-10ab \right)+9\left( {{a}^{2}}+4ab \right)=0$
$\Leftrightarrow 21{{a}^{2}}=4ab\xrightarrow{a,b\ne 0}21a=4b\Rightarrow \frac{a}{b}=\frac{4}{21}$. Chọn C.
Ví dụ 21: Cho ${{9}^{x}}+{{9}^{-x}}=14,\text{ }\frac{6+3\left( {{3}^{x}}+{{3}^{-x}} \right)}{2-{{3}^{x+1}}-{{3}^{1-x}}}=\frac{a}{b}$ ($\frac{a}{b}$ là phân số tối giản). Tính $P=ab$. A. $P=10$. B. $P=-10$. C. $P=-45$. D. $P=45$. |
Lời giải chi tiết
Ta có: ${{9}^{x}}+{{9}^{-x}}={{\left( {{3}^{x}}+{{3}^{-x}} \right)}^{2}}-2=14\Rightarrow {{3}^{x}}+{{3}^{-x}}=4$.
Suy ra $\frac{6+3\left( {{3}^{x}}+{{3}^{-x}} \right)}{2-{{3}^{x+1}}-{{3}^{1-x}}}=\frac{6+3\left( {{3}^{x}}+{{3}^{-x}} \right)}{2-3\left( {{3}^{x}}+{{3}^{-x}} \right)}=\frac{6+3.4}{2-3.4}=-\frac{9}{5}\Rightarrow P=ab=-45$. Chọn C.
Từ khóa » Bài Tập Hàm Số Mũ Lớp 12
-
Các Dạng Bài Tập Về Hàm Số Mũ, Lũy Thừa, Lôgarit
-
Các Dạng Bài Tập Hàm Số Mũ, Lũy Thừa, Lôgarit Chọn ...
-
Các Dạng Bài Tập Hàm Số Mũ, Lũy Thừa, Lôgarit Chọn Lọc ... - Haylamdo
-
Bài Tập Hàm Số Lũy Thừa, Hàm Số Mũ Và Hàm Số Logarit
-
100 Bài Tập Trắc Nghiệm Hàm Số Mũ - Hàm Số Logarit | Toán Học, Lớp 12
-
100 Bài Tập ôn Tập Hàm Số Mũ Logarit Có đáp án Chi Tiết
-
Bài Tập Hàm Số Lũy Thừa, Hàm Số Mũ Và Hàm Số Logarit - Diệp Tuân
-
Tổng ôn Tập Hàm Số Mũ Và Logarit Siêu Chi Tiết
-
Hàm Số Mũ, Hàm Số Lôgarit - Toán 12
-
ÔN TẬP HÀM SỐ LŨY THỪA , MŨ , LOGARIT - TOÁN 12 - YouTube
-
Giải Bài Tập SGK Toán 12 Bài 4: Hàm Số Mũ. Hàm Số Lôgarit
-
Giải Bài Tập SBT Toán 12 Bài 4: Hàm Số Mũ. Hàm Số Lôgarit
-
Soạn Giải Tích 12 Bài 4: Hàm Số Mũ. Hàm Số Lôgarit
-
Hàm Số Logarit, Hàm Số Mũ: Lý Thuyết & Bài Tập (Kèm Tài Liệu)