Bài Tập Crom Có đáp án Chi Tiết (cách Giải)

Bài tập Crom có đáp án chi tiết (cách giải)

Bài tập về Crom (Cr) cực hay có lời giải chi tiết

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng Cr $\xrightarrow{C{{l}_{2}}\ du,{{t}^{0}}}$ X $\xrightarrow{\text{dd}NaOH\ du}$ Y

Chất Y trong sơ đồ trên là

A. Na2Cr2O7     B. Cr(OH)2     C. Cr(OH)3     D. Na[Cr(OH)4]

Giải: Chuỗi phản ứng:

1. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

2. CrCl3 + 4NaOHdư → Na[Cr(OH)4] + 3NaCl

Đáp án D 

Câu 2: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng mol tối thiểu Cl2 và KOH phản ứng là

A. 0,03 và 0,08           B. 0,015 và 0,08

C. 0,03 và 0,04           D. 0,015và 0,04

Lời giải chi tiết 

  • Phương trình phản ứng:

2CrCl3 + 3Cl2 + 16KOH → 2K2CrO4 + 12KCl + 8H2O

  • Theo phương trình phản ứng :
  • Vậy cần tối thiếu 0,015 mol Cl2 và 0,08 mol KOH.

 Đáp án B 

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là

A. 2,016 lít.    B. 1,008 lít.

C. 0,672 lít.    D. 1,344 lít.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

$\begin{array}  {} {{m}_{SnC{{l}_{2}}}}+{{m}_{ZnC{{l}_{2}}}}+{{m}_{CrC{{l}_{2}}}}=8,98 \\  {} \Rightarrow {{n}_{Sn}}={{n}_{Zn}}={{n}_{Cr}}=\frac{8,98}{449}=0,02\left( mol \right) \\  {} {{n}_{{{O}_{2}}}}={{n}_{Sn}}+\frac{1}{2}{{n}_{Zn}}+\frac{3}{4}{{n}_{Cr}}=0,045\left( mol \right)\to {{V}_{{{O}_{2}}}}=1,008\left( l \right) \\ \end{array}$

Câu 4: Khi cho 41,4 gam X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng được 16 gam chất rắn. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. % khối lượng của Cr2O3  trong X là (H= 100%, Cr = 52)

A. 50,67%.    B. 20,33%.

C. 66,67%.      D. 36,71%

 

Lời giải chi tiết 

  • Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất Fe2O3, Cr2O3  và Al2O3
  • Theo bài ra ta có phương trình: 160.x + 152.y + 102.z = 41,4  (1)

Δ   X tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư) ⇒ chất rắn không tan thu được chính là Fe2O3

$\Rightarrow {{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=x=\frac{16}{160}=0,1\left( mol \right)\left( 2 \right)$

Δ   Để khử hoàn toàn X cần dùng 10,8 gam Al. Ta có sơ đồ khử X như sau:

$\left\{ \begin{array}  {} F{{e}_{2}}{{O}_{3}} \\  {} C{{r}_{2}}{{O}_{3}} \\  {} A{{l}_{2}}{{O}_{3}} \\ \end{array} \right.\xrightarrow{+Al}\left\{ \begin{array}  {} Fe;Cr \\  {} A{{l}_{2}}{{O}_{3}} \\ \end{array} \right.$

Ta có phương trình: 2x + 2y = 0,4 (3)

Giải hệ (1); (2); (3) $\left\{ \begin{array}  {} x=0,1 \\  {} y=0,1 \\  {} z=0,1 \\ \end{array} \right.$

$\Rightarrow \%{{m}_{C{{r}_{2}}{{O}_{3}}}}=\frac{0,1.152}{41,4}=36,71\%$

 Đáp án D

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.

(b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.

(c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6

(d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.

(e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III).

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

A. (a), (b) và (e)     B. (a), (c) và (e)

C. (b), (d) và (e)   D. (b), (c) và (e)

Lời giải chi tiết: 

Đáp án B 

  • Các oxit của Crom: CrO là oxit bazơ,  Cr2O3 oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit
  • Phản  ứng trong môi trường  kiềm crom(III) đóng vai trò chất  khử; còn trong môi trường  axit crom(III) đóng vai trò chất oxi hóa.

Từ khóa » Bài Tập Crom Và Hợp Chất