Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với HNO3 Và Cách Giải | Hóa Học Lớp 11
Có thể bạn quan tâm
- Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Với Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.
- Lý thuyết bài tập kim loại tác dụng với HNO3
- Cách giải bài tập kim loại tác dụng với HNO3
- Ví dụ minh họa bài tập kim loại tác dụng với HNO3
- Bài tập tự luyện kim loại tác dụng với HNO3
Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 và cách giải
A. Lý thuyết ngắn gọn
- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrate + H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3). - Thông thường : HNO3 loãng → NO , HNO3 đặc → NO2 .
- Với các kim loại có tính khử mạnh : Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 (đặc)→ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý : Fe, Al, Cr bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit → dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc nguội.
* Au, Pt tan được trong nước cường toan (cường toan 3HCl : 1HNO3), không hòa tan được Ag vì tạo kết tủa AgCl.
Au + 3HCl + HNO3 → AuCl3 + NO + 2H2O
B. Phương pháp giải
Cách 1: Tính theo phương trình hóa học
Cách 2: Áp dụng bảo toàn e: ne nhận = ne cho
Trong một số trường hợp cần kết hợp với định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn nguyên tố.
Chú ý:
- Khi cho nhiều kim loại tác dụng với cùng một dung dịch HNO3 cần nhớ: Kim loại càng mạnh tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì N+5 trong gốc bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3.
- Ta có:
nHNO3(phan ung) = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3
nNO3-(trong muoi) = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
C. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì có 6,72 lít khí NO bay ra (đktc). Khối lượng Al trong hỗn hợp là
A. 5,4 gam.
B. 8,1 gam.
C. 2,7 gam.
D. 0,54 gam.
Lời giải chi tiết
nNO = = 0,3 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol Al và Fe trong hỗn hợp
Khối lượng hỗn hợp là 11 gam nên 27x + 56y = 11 (1)
Phương trình hóa học:
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
x x
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
y y
→ nNO = x + y = 0,3 (2)
Từ (1) và (2) →
Khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp bằng: mAl = 0,2.27 = 5,4 gam
Chọn A.
Ví dụ 2: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nguội thu được 0,672 lít khí.
- Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
A. 4,96 gam.
B. 8,80 gam.
C. 4,16 gam.
D. 17,6 gam.
Lời giải chi tiết
Hỗn hợp Cu, Fe khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội thì chỉ có Cu phản ứng :
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (1)
mol: 0,015 ← 0,03
Hỗn hợp Cu, Fe khi tác dụng H2SO4 loãng thì chỉ có Fe phản ứng :
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2)
mol: 0,02 ← 0,02
Theo (1), (2) và giả thiết ta có :
nCu = nNO2 = 0,015 mol; nFe = nHCl = 0,02
Khối lượng của Cu và Fe trong A là : m = 2(0,015.64 + 0,02.56) = 4,16 gam.
Chọn C.
Ví dụ 3: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,42 gam.
B. 2,94 gam.
C. 9,9 gam.
D. 7,98 gam.
Lời giải chi tiết
Sơ đồ phản ứng :
2Al 2Al(NO3)3 Al2O3 (1)
mol: 0,02 → 0,02 → 0,01
Cu Cu(NO3)2 CuO (2)
mol: 0,03 → 0,03 → 0,03
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho sơ đồ (1), (2) ta thấy :
nAl2O3 = 0,01 mol; nCuO = 0,03
Vậy khối lượng chất rắn thu được là : 0,01.102 + 0,03.80 = 3,42 gam.
Chọn A.
D. Bài tập tự luyện
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 5,60.
B. 11,20.
C. 0,56.
D. 1,12
Câu 2: Khi cho 3 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với HNO3 đặc, dư, đun nóng sinh ra 4,48 lít khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp là
A. 55,7%.
B. 45,5%.
C. 56,0%.
D. 47,0%.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là: 1 : 2 : 2. Giá trị của m là
A. 5,4 gam.
B. 3,51 gam.
C. 2,7 gam.
D. 8,1 gam.
Câu 4: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là
A. 63% và 37%.
B. 36% và 64%.
C. 50% và 50%.
D. 46% và 54%.
Câu 5: Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Thành phần phần trăm theo thể tích của NO, NO2 và khối lượng của Fe đã dùng là
A. 25% và 75% ; 1,12 gam.
B. 25% và 75% ; 11,2 gam.
C. 35% và 65% ; 11,2 gam.
D. 45% và 55% ; 1,12 gam.
Câu 6: Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Nồng độ % các chất có trong dung dịch A là
A. 36,66% và 28,48%.
B. 27,19% và 21,12%.
C. 27,19% và 72,81%.
D. 78,88% và 21,12%.
Câu 7: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 và dung dịch chỉ chứa muối kim loại. Thể tích NO và N2O thu được lần lượt là
A. 2,24 lít và 6,72 lít.
B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít.
D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 4,48 lít.
C. 5,60 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 9: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20 và dung dịch không chứa muối NH4NO3. Tổng khối lượng muối nitrate sinh ra là
A. 66,75 gam.
B. 33,35 gam.
C. 6,775 gam.
D. 3,335 gam.
Câu 10: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch A (không chứa muối NH4NO3) và 1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m, a là :
A. 55,35 gam và 2,2M.
B. 55,35 gam và 0,22M.
C. 53,55 gam và 2,2M.
D. 53,55 gam và 0,22M.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
D | A | B | B | B | B | B | C | C | B |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập hợp chất tác dụng với HNO3 và cách giải
- Bài tập xác định chất khử, sản phẩm khử và cách giải
- Bài tập nhiệt phân muối nitrate và cách giải
- Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải
- Lý thuyết cacbon và hợp chất cacbon hay nhất
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Hh Kim Loại Tác Dụng Với Hno3
-
Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với HNO3 Có Lời Giải - Hoá Học Lớp 12
-
Bài Tập Hh Kim Loại Tác Dụng Với HNO3
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG AXIT NITRIC ...
-
Hóa Học - Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với HNO3 - Thư Viện Đề Thi
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với Axit HNO3 Có Lời Giải Chi Tiết
-
20 Bài Tập Về Kim Loại Tác Dụng Với HNO3, H2SO4 đặc Có Lời Giải
-
Tổng Hợp Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với Hno3 - Banmaynuocnong
-
Bài Tập Hh Kim Loại Tác Dụng Với HNO3
-
Cách Giải Các Dạng Bài Tập Hỗn Hợp Kim Loại Tác Dụng Với Hno3
-
Cách Giải Các Dạng Bài Tập Về Axit Nitric (HNO3) Hay, Chi Tiết
-
Bài Tập Hỗn Hợp Kim Loại Tác Dụng Với Hno3 - Trần Gia Hưng
-
Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với HNO3 - Tài Liệu - 123doc
-
Tổng Hợp Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với Hno3 Cã³ Lá
-
Bài Tập Kim Loại Tác Dụng Với HNO3 Có Lời Giải