Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô Có đáp án Tham Khảo Mới Nhất 2

Bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án | Kinh tế vĩ mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân. Cùng Kế toán Việt Hưng giải đáp 5 dạng bài tập cơ bản ngay dưới đây.

bài tập kinh tế vĩ mô
Bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án tham khảo mới nhất 2
  1. 1. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm tổng chi phí
  2. 2. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu và hàm số cung
  3. 3. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm AVC 
  4. 4. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm lợi ích
  5. 5. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu

1. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm tổng chi phí

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là TC=Qbình+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm con TC đo bằng $

a. Hãy cho biết FC,VC,AVC,ATC,và MC

b. Nếu giá thị trường là 55$,hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được

c. Xác định sản lượng hòa vốn của hãng

d. Khi nào hãng phải đóng cử sản xuất

e. Xác định đường cung của hãng

f. Giả sử chính phủ đánh thuế 5$/đơn vị sp thì điều gì sẽ xảy ra?

g. Khi mức giá trên thi trường là 30$ thì hàng có tiếp tục sản xuất ko và sản lượng là bao nhiêu?

BÀI GIẢI

a/ FC:chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169

VC là chi phí biến đổi, = TC – FC = Q bình + Q

AVC:chi phí biến đổi trung bình, = VC/Q = Q+1

ATC: chi phí trung bình = AVC+AFC hay = TC/Q = Q+1+169/Q

MC: chi phí biên, = (TC)’ = 2Q+1

b/ Giá P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận, MC=P

=> Q = 27 và TR-TC = 55×27 – 27×27-27-169 = 560

c/Hòa vốn khi TC=TR <=> PQ=TC

55P= Q bình +Q+169 => Q= 50,66 hay Q = 3,33

d/ Hãng đóng cửa khi P< ATC min

Mà ATC = Q+1+169/ Q

Lấy đạo hàm của ATC = 1 – 169/Q bình

=> Q= 13 => ATC min = 27

Vậy khi giá < hay = 27, hãng sẽ đóng cửa sản xuất

e/Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên.

f/ Nếu CP đánh thuế 5$ thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5$. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32.

g/Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32.

Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất.

NSX sẽ sản xuất sao cho MC=P

<=> 2Q+1 = 32 => Q= 15,5

2. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu và hàm số cung

Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây cầu: P=-1/2Q+100; cung: P=Q+10 (P: đồng, Q:kg)

a. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường

b. Hãy tính độ co giản của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng cảu thị trường

c. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thặng dư toàn xã hội. Giả sử chính phủ đánh thuế 5đồng/đvsp.Tổn thất xã hội do thuế gây ra là bao nhiêu? vì sao lại có khoản tổn thất đó?

d. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoan tổn thất này?

BÀI GIẢI

a) Tại điểm cân bằng: PE=PS=PD, QE=QS=QD

=> Giải pt cung cầu có: PE=70 VÀ QE=60

b) Ed= Q’d*P/Q= – 2,33, Es= Q’s*P/Q= 1,167

c) Vẽ hình ra có : CS= 900, PS=1800

=> NSB=CS+PS=2700 G/S CP đánh thuế vào người sản xuất là : t= 5=> PS=Q+15

Điểm cân bằng mới: PE’=71.67, QE’=56,67

Giá mà người tiêu dùng phải trả: PD= Giá cân bằng sau thuế = 71,67

Giá mà người sản xuất phải trả: PS= 71,67- T=66,67 CS=802,73, PS= 1605,74=> NSB= 2408,47

Phần mất không là: 291,53

d) PC= 50 => QD=100,QS=40=> DWL= 300 

3. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm AVC 

1 doanh nghiệp trong thj trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm AVC = 2Q + 10 trong do AVC đơn vị là USD . Q là đơn vị 1000 sản phẩm.

a) Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp

b) Khi gia bán của sản phẩm la 22 USD thì doanh nghiệp hòa vốn . Tính chi phí cố định của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tiết kiệm được 1000 usd chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu

c) Nếu chính phủ trợ cấp 2 USD trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng nào tính lợi nhuận thu được.

BÀI GIẢI

a. Ta có:

VC = AVC.Q = 2Qbình + 10Q

MC = (VC)’ = 4Q + 10

Do đây là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo => Ps= MC = 4Q + 10.

Vậy đường cung của doanh nghiệp có phương trình là Ps = 4Q + 10.

b. Doanh nghiệp hòa vốn =>> TR = TC <=> P.Q = VC + FC.

<=> 22.Q = 2Qbình + 10Q + FC

<=> FC = 12Q – 2Qbình

Từ câu a, ta có Ps = 4Q + 10 => Q = (P – 10)/4 = (22 – 10)/4 = 3

Thay Q = 3 vào ta được: FC = 12.3 – 2.3bình = 18 (nghìn USD)

Ta có: TC = VC + FC = 2Qbình + 10Q + 18

Lợi nhuận doanh nghiệp thu được:

TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18)

(1) Khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định: TP = TR – TC2 = P.Q – (2Qbình + 10Q + 17)

(2) Từ (1) và (2) suy ra, khi doanh nghiệp tiết kiệm được 1000USD chi phí cố định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 1000USD. Trước khi tiết kiệm, doanh nghiệp hòa vốn, vậy sau khi tiết kiệm, tổng doanh thu của doanh nghiệp là 1000USD.

c. Khi chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp 2$/ 1 sản phẩm:

MCe = MC – e = 4Q + 10 – 2

=> MCe = 4Q + 8.

Trước khi có trợ cấp thì doanh nghiệp đang hòa vốn. Lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp luôn nhằm để tối đa hóa lợi nhuận, do đó:

P = MCe => 22 = 4Q + 8 => Q = 3,5 (nghìn sản phẩm)

Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được:

TP = TR – TC = P.Q – (2Qbình + 10Q + 18 – 2Q)

                      = 22.3,5- (2.3,5bình + 10.35 + 18 – 2.3,5) = 6,5 (nghìn $)

4. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm lợi ích

Một người tiêu dùng có hàm lợi ích : U = 1/2 X.Y và ông ta có khoản thu nhập 480$. Để mua X, Y với Px = 1$, Py= 3$.

a. Để tối đa hoá lợi nhuận với thu nhập đã cho, ông ta sẽ mua bao nhiêu sản phẩm X? bao nhiêu Y?. Tính lợi ích thu được

b. Giả định thu nhập ông ta giảm chỉ còn 360$, kết hợp X, Y được mua là bao nhiêu để lợi ích tối đa. Tìm lợi ích đó.

c. Giả định rằng giá của Y không đổi, giá X tăng thêm 50% thì kế hợp X, Y được chọn là bao nhiêu để lợi ích tối đa hoá với I = 360$.

BÀI GIẢI

a. Ta có:I=X.Px+Y.Py =>480=1X+3Y (1)

Đồng thời thì điều kiện để tối đa hóa lợi nhuậnh thì: (MUx/Px)=(MUy/Py) =>(0,5Y/1)=(0,5X/3) (2)

Từ (1) và(2) ta có: X=210 và Y=80

Lợi ích là:TU=0,5.210.80=8400

b. Khi thu nhập giảm còn 360 thì 360=1X+3Y (1”)

Từ (1”) và (2) ta được hệ phương trình => Giải ra ta được tương tự

c. Vì giá hàng hóa X tắng lên 50% nên Px”=1,5

Hệ phương trình: 360=1,5X+3Y và (0,5Y/1,5)=(0,5X/3)

=> X=120 ,Y=60

5. Dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án về hàm cầu

Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P

a) Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.

b) Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm già để tăng doanh thu.quyết định này của hãng đúng hay sai? Vì sao?

c) Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và cho nhận xét.

a) Ta có: P=9 thay vào pt đường cầu ta được: Q=130-10×9=40.

Ta lại có TR=PxQ= 9×40= 360

Vậy khi giá bán là P=9 thì doanh thu là TR= 360.

Ta có: Q= 130-10P => (Q)`= -10

Độ co giãn của đường cầu = (Q)`x P\Q= -10×9\40= -2,25

Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi 2,25%

b) Khi giá là P= 8,5 thì lúc đó lượng cầu sẽ là Q=130-10×8,5=45 Lúc đó doanh thu sẽ là TR= 8,5×45=382,5 Vậy khi hãng quyết định giảm giá thì doanh thu đạt được lớn hơn. Quyết định của hãng là đúng.

c) Tại vị trí cân bằng ta có:

Qd=Qs

<=> 130-10P=80

<=>10P=50

<=>P =5

=>Pe=5. Qe=Qs=80.

Vậy mức giá cân bằng là P=5, mức sản lượng cân bằng là Q=80

Độ co giãn của dừong cầu= -10×5/80= -0,625.

Vậy khi giá thay đổi 1% thì lượng sẽ thay đổi 0,625%.

TẢI VỀ Các dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án

Trên đây là 5 dạng bài tập kinh tế vĩ mô có đáp án mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ đến các bạn!

BÀI LIÊN QUAN:Kế toán ngân hàng và bài tập định khoản kế toán ngân hàngBài tập kế toán tài chính 1 - hạch toán doanh thu, chi phí[BÚT TOÁN] Bài tập hợp nhất báo cáo tài chính: PHẦN 1 - Thoái vốnMẫu câu hỏi trắc nghiệm bài tập kinh tế vĩ mô có đáp ánBài tập kế toán tài chính 1 - tập hợp chi phí sản xuất - có lời giải chi tiết

Từ khóa » Bài Tập Về Chi Phí Cố định Và Chi Phí Biến đổi