Phương Pháp Tính Chi Phí Biến đổi, Chi Phí Cố định - Cách Phân Biệt Hai

Mục lục

  • I. Tìm hiểu chung về chi phí biến đổi và chi phí cố định
    • 1. Chi phí biến đổi là gì? 
      • Định nghĩa:
      • Ví dụ về chi phí biến đổi:
      • Một số loại chi phí biến đổi phổ biến trong doanh nghiệp:
    • 2. Chi phí cố định là gì? 
      • Định nghĩa
      • Một số loại chi phí cố định phổ biến
      • Ví dụ về chi phí cố định
    • 3. Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định
  • II. Phương pháp High – Low trong chi phí biến đổi
    • 1. Định nghĩa và mục đích sử dụng
    • 2. Cách thức hoạt động của phương pháp High – Low
      • Cách tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị
      • Công thức tính chi phí biến đổi
      • Công thức tính chi phí cố định
      • Công thức tính chi phí High – Low
    • 3. Ví dụ về sử dụng Phương pháp High – Low để tính toán chi phí
  • III. Lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi xác định chi phí biến đổi
    • 1. Đo lường xu hướng của chi phí biến đổi làm ảnh hưởng tới Doanh thu, Lợi nhuận của doanh nghiệp
    • 2. Đánh giá rủi ro
    • 3. So sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường
  • IV.  Tối ưu hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp với Phần mềm 1Office

I. Tìm hiểu chung về chi phí biến đổi và chi phí cố định

1. Chi phí biến đổi là gì? 

  • Định nghĩa:

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi tương ứng phụ thuộc vào thị trường hoặc bị ảnh hưởng bởi  khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp sản xuất. Khoản chi phí này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sản lượng của công ty – chúng tăng khi sản lượng tăng và giảm khi sản lượng giảm.

  • Ví dụ về chi phí biến đổi:

Một số khoản chi phí biến đổi phổ biến trong doanh nghiệp là chi phí nguyên vật liệu và bao bì của công ty sản xuất hoặc phí giao dịch thẻ tín dụng của công ty bán lẻ hoặc chi phí vận chuyển, tăng hoặc giảm theo doanh số bán hàng. 

  • Một số loại chi phí biến đổi phổ biến trong doanh nghiệp:

    • Vật liệu trực tiếp
    • Chi phí trả cho lao động trực tiếp
    • Phí giao dịch
    • Phần trăm hoa hồng sản phẩm
    • Chi phí tiện ích

2. Chi phí cố định là gì? 

  • Định nghĩa

Chi phí cố định là những khoản chi phí giữ nguyên và nó không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất. Những chi phí được xét vào mục Chi phí cố định sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động của tổ chức nếu chúng ta xét chúng trong một khuôn khổ nhất định không đề cập tới việc phát triển thị trường quy mô hoạt động. Cho dù một công ty có bán hàng hay không, thì công ty đó phải trả các chi phí cố định, vì các chi phí này không phụ thuộc vào sản lượng.

  • Một số loại chi phí cố định phổ biến

    • Tiền thuê mặt bằng
    • Tiền lương của người lao động
    • Tiền bảo hiểm
  • Ví dụ về chi phí cố định

Doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản như tiền thuê mặt bằng, tiền lương cho người lao động,… để phục vụ cho quá trình hoạt động của tổ chức. Có thể thấy, đây là những khoản chi phí bất biến mà nó không ảnh hưởng gì tới khối lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra. Vì vậy, cho dù khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra tăng hay giảm thì công ty vẫn phải trả đủ ngần đấy khoản phí.

3. Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định

Hãy theo dõi bảng dưới đây để nhận ra được sự khác nhau giữa hai loại chi phí này.

Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định
Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định

Trong kinh doanh, Chi phí biến đổi thường được gọi là giá vốn hàng bán, trong khi chi phí cố định lại không được tính vào mục này.Có thể khẳng định rằng khoản chi phí này chỉ ảnh hưởng bởi doanh số và sản lượng khi và chỉ khi các yếu tố như hoa hồng bán hàng được tính vào chi phí sản xuất trên một đơn vị.  Trong khi đó, chi phí cố định vẫn là những khoản phải được thanh toán ngay cả khi sản xuất chậm lại đáng kể.

Thực tế cho thấy: Nhìn chung, các công ty có tỷ trọng chi phí biến đổi cao còn chi phí cố định được coi là ít biến động hơn, vì lợi nhuận của họ phụ thuộc nhiều hơn vào thành công của việc bán hàng của họ.

Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách tính và phân biệt hai loại chi phí này.

Tham khảo thêm: 6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp [Công thức + áp dụng]

II. Phương pháp High – Low trong chi phí biến đổi

1. Định nghĩa và mục đích sử dụng

Phương pháp High – Low là một phương pháp được xây dựng với mục đích để tách riêng chi phí cố định và chi phí biến đổi khi doanh nghiệp chỉ có một khối lượng dữ liệu hạn chế. Thông thường, chi phí mà doanh nghiệp đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định thường là chi phí hỗn hợp khiến Kế toán rất khó  khăn trong việc xác định và báo cáo nội bộ. Vì vậy, phương pháp cao – thấp được xây dựng để giúp doanh nghiệp xác định và phân chia hai loại chi phí này một cách cụ thể, dễ dàng hơn.

Thực tế chỉ ra rằng: 

  • Phương pháp high-low là một cách đơn giản để tách riêng chi phí biến đổi và chi phí cố định với thông tin tối thiểu.
  • Sự đơn giản của phương pháp này giả định chi phí biến đổi và cố định là không đổi, điều này không lặp lại thực tế.

2. Cách thức hoạt động của phương pháp High – Low

  • Cách tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị

Cách tính chi phí biến đổi
Công thức tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị

Chi phí hoạt động cao nhất: Chi phí cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định ( Ví dụ: Doanh thu tháng cao nhất)

Chi phí hoạt động thấp nhất: Chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định ( Ví dụ: Doanh thu tháng thấp nhất)

Đơn vị hoạt động cao nhất: Ví dụ: Số lượng sản phẩm được tạo ra cao nhất trong một tháng

Đơn vị hoạt động thấp nhất: Ví dụ: Số lượng sản phẩm được tạo ra thấp nhất trong một tháng

  • Công thức tính chi phí biến đổi

Công thức tính chi phí biến đổi trong doanh nghiệp
  • Công thức tính chi phí cố định

Chi phí có định của doanh nghiệp có thể tính theo 1 trong 2 công thức như dưới đây:

Công thức tính chi phí cố định
Công thức tính chi phí cố định
  • Công thức tính chi phí High – Low

Mô hình chi phí kết quả sau khi sử dụng phương pháp high-low sẽ như sau:

Mô hình chi phí theo phương pháp High – Low

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho quý vị các công thức để có thể tính toán, xác định hai loại hình chi phí phổ biến  trong doanh nghiệp. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau xét tới ví dụ thực tế để có thể hiểu hơn về phương pháp này.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng và các vấn đề thường gặp phải

3. Ví dụ về sử dụng Phương pháp High – Low để tính toán chi phí

Người quản lý khách sạn muốn phát triển một mô hình chi phí để dự đoán chi phí vận hành khách sạn trong tương lai. Thật không may, dữ liệu có sẵn duy nhất là số lượng khách trong một tháng nhất định và tổng chi phí phát sinh trong mỗi tháng. Còn nhiệm vụ của bạn là phải xác định rõ Chi phí cố định và Chi phí biến đổi chỉ dựa trên 2 số liệu như vậy. 

Ví dụ về thực tế về cách sử dụng phương pháp High – Low để xác định chi phí

Anh dự đoán lượng khách trong tháng 9 sẽ là 3.000 người. Với tập dữ liệu bên dưới, hãy phát triển mô hình chi phí và dự đoán chi phí sẽ phát sinh trong tháng 9.

Lưu ý: Điều quan trọng là chọn giá trị cao-thấp từ các đơn vị (tức là số lượng khách) chứ không phải tổng chi phí. Số lượng đơn vị dẫn đến tổng chi phí.

 Tổng chi phí cao nhất là $ 454,255, tương ứng với số lượng khách là 4,323. Tuy nhiên, các giá trị cao-thấp chính xác là từ biến độc lập (biến dự đoán chi phí). Trong trường hợp như vậy, mức cao và thấp sẽ là 4.545 số lượng khách trong tháng 5 với tổng chi phí 371.225 đô la và 1.500 số khách trong tháng 1 với tổng chi phí 143.000 đô la.

  • Ta có công thức tính chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị khách hàng: 

  • Giờ đây chúng ta có thể xác định chi phí cố định của mình:

Sử dụng chi phí hoạt động cao:

Chi phí cố định = $ 371.225 – ($ 74,97 x 4,545) = $ 30.486,35

Sử dụng chi phí hoạt động thấp:

Chi phí cố định = $ 105.450 – ($ 74,97 x 1.000) = $ 30.480

Sai số xảy ra là không đáng kể giữa 2 công thức tính chi phí cố định. 

Tìm hiểu thêm: Báo cáo nội bộ là gì? Mẫu báo cáo nội bộ chuẩn form nhất 2022

III. Lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi xác định chi phí biến đổi

1. Đo lường xu hướng của chi phí biến đổi làm ảnh hưởng tới Doanh thu, Lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong hầu hết các trường hợp, tăng sản lượng sẽ làm cho chi phí đối với mỗi đơn vị sản phẩm có lợi hơn. Điều này là do chi phí cố định được chia ra nhiều đầu khối lượng đơn vị sản phẩm hơn. 

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp sản xuất 500.000 sản phẩm mỗi năm chi 50.000 đô la mỗi năm cho tiền thuê, thì chi phí thuê được phân bổ cho mỗi đơn vị là 0,10 đô la cho mỗi sản phẩm. Nếu sản lượng tăng gấp đôi, tiền thuê hiện chỉ được phân bổ ở mức 0.05 đô la một đơn vị, để lại nhiều lợi nhuận hơn cho mỗi lần bán.

 Vì vậy, khi doanh thu tăng, giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn (Do chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị không đổi và chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm).

2. Đánh giá rủi ro

Bằng cách so sánh tỷ lệ phần trăm của chi phí biến đổi với chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm, bạn có thể xác định tỷ trọng của từng loại chi phí. Là một nhà đầu tư bên ngoài, bạn có thể sử dụng thông tin này để dự đoán rủi ro lợi nhuận tiềm ẩn.

Nếu một công ty chủ yếu trải qua chi phí biến đổi trong sản xuất, họ có thể có chi phí trên mỗi đơn vị ổn định hơn. Điều này sẽ dẫn đến một dòng lợi nhuận ổn định hơn, giả sử doanh số bán hàng ổn định. Điều này đúng với các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Costco. Chi phí cố định của họ tương đối thấp so với chi phí biến đổi, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí liên quan đến mỗi lần bán hàng. 

Trong thời kỳ doanh số bán hàng sụt giảm, một công ty chủ yếu dựa vào chi phí biến đổi sẽ dễ dàng thu hẹp quy mô sản xuất hơn và duy trì lợi nhuận, trong khi một công ty có chi phí cố định chủ yếu sẽ phải tìm cách đối phó với mức chi phí cố định cao hơn nhiều chi phí. 

Tìm hiểu thêm: Rủi ro tài chính là gì? Các giải pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro

3. So sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Để có thể so sánh đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể tính chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm và tổng chi phí biến đổi cho một công ty nhất định. Sau đó, tiến hành tìm dữ liệu về mức chi phí  trung bình cho ngành của công ty đó. Việc thực hiện như vậy sẽ cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn so sánh để đánh giá công ty đầu tiên. 

  • Chi phí biến đổi trên một đơn vị cao hơn có thể cho thấy rằng một công ty kém hiệu quả hơn những công ty khác.
  • Chi phí biến đổi trên một đơn vị thấp hơn có thể thể hiện một lợi thế cạnh tranh. 
  • Chi phí trên một đơn vị cao hơn bình quân cho thấy rằng một công ty sử dụng một lượng lớn hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn vào các nguồn lực (lao động, nguyên vật liệu, tiện ích) để sản xuất hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh của họ. 

IV.  Tối ưu hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp với Phần mềm 1Office

Với phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office nói chung và phân hệ CRM nói riêng, bạn sẽ không cần lên báo cáo trên Excel nữa mà có thể thực hiện báo cáo quản trị tài chính trực tiếp trên phần mềm giúp thủ tục đơn giản, quá trình thực hiện trở nên dễ dàng hơn. 

Một số mẫu báo cáo sẽ được tạo tự động trên hệ thống của 1Office như: 

  • Báo cáo nhân sự
  • Báo cáo tiến độ công việc/ dự án
  • Báo cáo nội bộ
  • Báo cáo quản trị doanh nghiệp
  • Báo cáo kinh doanh
  • … 

Bên cạnh đó, khi sử dụng phân hệ CRM của 1Office sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vận hành một cách đơn giản, nhẹ nhàng hơn bao giờ hết bởi:

  • Chuẩn hóa mọi quy trình trong doanh nghiệp
  • Quá trình giám sát tiến độ thực hiện dễ dàng hơn
  • Chủ động hơn trong công việc
  • Các khoản thu, chi được lưu trữ trên hệ thống giúp dễ dàng tổng hợp
  • Thông tin, dữ liệu khách hàng cung cấp 24/7
Nhận tư vấn miễn phí

Qua bài viết trên,  chúng tôi mong rằng những thông tin mà 1Office mang lại giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

  • Hotline: 083 483 8888
  • Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA

Từ khóa » Bài Tập Về Chi Phí Cố định Và Chi Phí Biến đổi