Bài Tập Lipit Cơ Bản, Nâng Cao Chọn Lọc, Có Lời Giải Chi Tiết - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Bài tập Lipit cơ bản, nâng cao chọn lọc, có lời giải chi tiết
Với Bài tập Lipit cơ bản, nâng cao chọn lọc, có lời giải chi tiết Hoá học lớp 12 tổng hợp 35 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Lipit cơ bản, nâng cao từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 12.
Bài 1: Giả sử một chất béo có công thức:
Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 19,37 kg B. 21,5 kg
C. 25,8 kg D. Một trị số khác
Lời giải:
Đáp án: A
Giả sử ta cần x mol chất béo đó
(x mol) + 3NaOH (3x mol) → xà phòng + C3H5(OH)3 (x mol)
Bảo toàn khối lượng ⇒ 860x + 3x.40 = mxà phòng + x.92
Mà mxà phòng = 20 000g ⇒ x = 22,522
⇒ mchất béo = 22,522.860 = 19,37.103 (g) = 19,37 kg
Bài 2: Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.
A. 1,428 B. 1,028
C. 1,513 D. 1,628
Lời giải:
Đáp án: A
Theo đề bài ⇒ Thủy phân 10 g lipid cần
nNaOH = nKOH = = 0,03 mol
⇒Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol
⇒ nC3H5(OH)3 = . nNaOH = 1000 mol
BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 - 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn
⇒ m xà phòng 72% = = 1,428 tấn
Bài 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 265,2 gam chất béo (X) bằng dung dịch KOH thu được 288gam một muối kali duy nhất. Tên gọi của X là
A. tripanmitoyl glixerol (hay tripanmitin).
B. trilinoleoyl glixerol (hay trilinolein).
C. tristearoyl glixerol (hay tristearin).
D. trioleoyl glixerol (hay triolein).
Lời giải:
Đáp án: D
+ Gọi: nC3H5(OH)3 = x (mol) ⇒ nKOH = 3x ( mol )
(RCOO)3C3H5 + 3KOH → 3RCOOK + C3H5(OH)3
+ Bảo toàn khối lượng:
mX + mKOH = mmuối + mglixerol
⇒ 265,2 + 3x.56 = 288 + 92x
⇒ x = 0,3 ( mol )
nRCOOK = 3x = 0,9 (mol)
⇒ R + 83 = 288: 0,9 = 320
⇒ R = 237 (C17H33-: olein)
Bài 4: Cho 17,8 gam tristearin vào dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam xà phòng khan. Giá trị của a là
A. 19,18 B. 6,12
C. 1,84 D. 18,36
Lời giải:
Đáp án: D
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
3n(C17H35COO)3C3H5) = n(C17H35COONa) = = 3.0,02 = 0,06
mC17H35COONa = 0,06.306 = 18,36g
Bài 5: Thủy phân một triglixerit (X) chỉ thu được hỗn hợp Y gồm: X, glixerol và hỗn hợp 2 axit béo (axit oleic và một axit no (Z)). Mặt khác, 26,58 gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 9,6 gam Br2 . Tên của Z là
A. axit linolenic. B. axit linoleic.
C. axit stearic. D. axit panmitic
Lời giải:
Đáp án: C
Giả sử triglixerit có 2 axit oleic và 1 axit Z
⇒ nBr2 pư = noleic = 2neste ⇒ neste = 0,03
Ta có mX = 26,58g nên MX = 886
Suy ra MZ = 284 ⇒ Z là axit stearic ⇒ Đáp án C
Nếu X gồm 1 axit oleic và 2 axit Z thì nX = nBr2 = 0,06 mol
⇒ MX = 443 => MZ = 33 (loại)
Bài 6: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 g B. 17,80g
C. 18,24g D. 18,38
Lời giải:
Đáp án: B
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Có nglixerol = nNaOH: 3 = 0,02 mol ⇒ áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mxà phòng = mmuối = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,80 gam.
Bài 7: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
A. 112,46 B. 128,88
C. 106,08 D. 106,80
Lời giải:
Đáp án: D
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3.
mmuối = 115,92 gam ⇒ có nC17H35COOK = 115,92: 322 = 0,36 mol
⇒ nstearin = 0,36: 3 = 0,12 mol ⇒ m = mstearin = 0,12 × 890 = 106,80 gam
Bài 8: Cho 13,26 gam triolein tác dụng với lượng dư Br2. Số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,030 B. 0,045
C. 0,015 D. 0,010
Lời giải:
Đáp án: B
Mỗi gốc oleat C17H33COO có cấu tạo:
CH3[C2]7CH=CH[CH2]7COO có 1 nối đôi C=C trong gốc hiđrocacbon ⇒ triolein có 3 nối đôi C=C.
Do đó: (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2→ (CH3[CH2]7CHBr-CHBr[CH2]7COO)3C3H5.
⇒ tối đa pư = 3ntriolein = 13,26: 884.3 = 0,045 mol
Bài 9: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 19,88 B. 19,32
C. 18,76 D. 7,00
Lời giải:
Đáp án: A
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
có nstearin = 17,8:890 = 0,02 mol; nKOH = 0,07mol ⇒ KOH dư 0,01 mol.
nglixerol = nstearin = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng có:
m = mchất rắn thu được = 17,8 + 0,07 × 56 - 0,02 × 92 = 19,88 gam.
Bài 10: Hiđro hóa hoàn toàn 35,36 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344 B. 4,032
C. 2,688 D. 0,448
Lời giải:
Đáp án: C
phản ứng hiđro hóa triolein chuyển chất béo lỏng sang rắn:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 -Ni, toC→ (C17H35COO)3C3H5
có ntriolein = 35,36: 884 = 0,04 mol ⇒ nH2 pư = 0,04 × 3 = 0,12 mol.
⇒ VH2 pư = 0,12 × 22,4 = 2,688 lít.
Bài 11: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2 B. 4
C. 1 D. 3
Lời giải:
Đáp án: A
có nglixerol = 0,92: 92 = 0,01 mol; nnatri linoleat = 3,02: 302 = 0,01 mol
⇒ tỉ lệ nglixerol: nnatri linoleat = 1: 1 ⇒ X chứa 1 gốc linoleat
⇒ 2 gốc axit còn lại là 2 gốc oleat ⇒ có 2 cấu tạo thỏa mãn X
Bài 12: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 264,6g B. 96,6g
C. 88,2g D. 289,8g
Lời giải:
Đáp án: D
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
Có 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 ⇒ tương ứng có 0,9 mol C17H35COOK.
⇒ m = mmuối = 0,9 × 322 = 289,8 gam
Bài 13: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6 B. 9,2
C. 14,4 D. 4,6
Lời giải:
Đáp án: B
nglixerol = ntristearin = 0,1 mol
⇒ mglixeorol = m = 0,1.92 = 9,2g
Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho m gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28 g. B. 17,42g.
C. 17,72g. D. 18,68
Lời giải:
Đáp án: A
+ m gam chất béo + 1,61 mol O2 -to→ 1,14 mol CO2 + 1,06 mol H2O.
BTKL ⇒ m = 17,72g
Bảo toàn nguyên tố O có nO trong chất béo = 0,12 mol.
Mà chất béo có 6O ⇒ nchất béo = 0,12: 6 = 0,02 mol = nglixerol
+ 17,72 gam chất béo cần 0,06 mol NaOH → muối + 0,02 mol C3H5(OH)3.
BTKL ⇒ mmuối = 17,72 + 0,06 × 40 – 0,02 × 92 = 18,28 gam
Bài 15: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 g muối của một axit béo no Y. Chất Y là:
A. axit linoleic. B. axit oleic.
C. axit stearic. D. axit panmitic.
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có nNaOH = 3nGlixerol = 0,3 mol ⇒ nTrieste = nGlixerol = 0,1 mol
⇒ nMuối = 0,3 mol ⇒ 83,4: 0,3 = 278
⇒ MAxit béo = 278 – 22 = 256 = MAxit panmitic
Bài 16: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 15,680 lít. B. 20,160 lít.
C. 17,472 lít. D. 16,128 lít.
Lời giải:
Đáp án: C
Công thức phân tử của X là: C55H104O6
nX = 0,01 mol
C55H104O6 (0,01) + 78O2 (0,78 mol) → 55CO2 + 52H2O
VO2 = 0,78.22,4 = 17,472 lít
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312 gam. B. 7,512 gam.
C. 7,412 gam. D. 7,612 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
m(g) Chất béo (CxHyO6) + 1,61 mol O2 → 1,14 mol CO2 + 1,06 mol H2O
Bảo toàn nguyên tố O ta có: nO (chất béo) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng:
m = mC + mH + mO = 1,14.12 + 1,06.2.1 + 0,12.16 = 17,72(g).
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nchất béo = 0,02 mol.
Mchất béo = 17,72: 0,02 = 886
Với 7,088(g) chất béo
⇒ nchất béo = 0,008 mol = nglixerol = 0,008 mol ⇒ nNaOH = 3nchất béo = 0,024 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mcb + mNaOH – mglixerol = 7,088 + 0,024.40 – 0,008.92 = 7,312g
Bài 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 18,36.
C. 19,04. D. 14,68.
Lời giải:
Đáp án: B
nglixerol = 0,02 mol ⇒ nNaOH = 3nGlixerol = 0,06 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 17,8 + 0,06.40 – 1,84 = 18,36g
Bài 19: Cho 0,15 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 24,4 gam. B. 9,2 gam.
C. 13,8 gam. D. 27,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: C
nglixerol = ntristearin = 0,15 mol ⇒ m = 0,15 × 92 = 13,8(g)
Bài 20: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 9,2 B. 14,4
C. 4,6 D. 27,6
Lời giải:
Đáp án: A
(C17H35COO)3C3H5 (0,1) + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (0,1 mol)
Ta có: nglixeron = ntristearin = 0,1 mol → mglixeron = 0,1.92 = 9,2(g)
Bài 21: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Khối lượng phân tử của X là
A. 886 B. 890
C. 884 D. 888
Lời giải:
Đáp án: D
Axit oleic là: C17H33COOH, axit stearic là C17H35COOH
Khi thủy phân chất béo X thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol 1:2 nên trong X có 1 nhóm C17H33COO – và 2 nhóm C17H35COO–. Chất béo luôn có dạng (RCOO)3C3H5.
Vậy khối lượng phân tử X là: (281 + 2.283) + 41 = 888
Bài 22: Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 11,50. B.9,20.
C. 7,36. D.7,20.
Lời giải:
Đáp án: C
Cứ 0,1 mol chất béo thủy phân hoàn toàn ⇒ 0,1 mol glixerol.
⇒ Với hiệu suất 80% ⇒ mGlixerol = 0,1 × 0,8 × 92 = 7,36 gam
Bài 23: Đun nóng triglixerit X với dd NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri stearat và natri oleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dd chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84 gam muối. Phân tử khối của X là
A. 886. B. 884.
C. 890. D. 888.
Lời giải:
Đáp án: A
Y gồm 2 muối natri của axit stearic và oleic. Hai phần chia ra bằng nhau nên:
nmuối axit oleic = nC17H33COONa = nBr2 = 0,12 mol.
Lại thêm mC17H33COONa + mC17H35COONa = 54,84 gam
⇒ nC17H35COONa = 0,06 mol ⇒ nC17H33COONa: nC17H33COONa = 2 ÷ 1.
⇒ triglyxerit X được tạo bởi 2 gốc oleic và 1 gốc stearic
⇒ MX = 886.
Bài 24: Thủy phân hoàn toàn chất béo X (tổng số liên kết pi nhỏ hơn 8) trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH) . Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2 thu được 75,24 gam CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 180. B. 150.
C. 120. D. 210.
Lời giải:
Đáp án: C
Chất chéo X có dạng (C17HxCOO)3C3H5 ⇔ CTPT C57HaO6.
C57HaO6 + O2 → 57CO2 + H2O
⇒ nO2 × 57 = nCO2 ×
⇔ a = 102
⇒ Chất béo chứa 1 gốc C17H31COO– và 2 gốc C17H33COO–
⇒ CTPT của chất béo là: C57H102O6. Đặt nC57H102O6 = a và nH2O = b.
Ta có PT theo bảo toàn khối lượng: 882a – 18b = (–1,08) (1)
PT bảo toàn oxi: 6a – b = (–1,35) (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ a = 0,03 mol.
Vì chất béo chứa 1 gốc C17H31COO– và 2 gốc C17H33COO–.
⇒ Chất béo có thể phản ứng với Br2 tỉ lệ tối đa là 1:4.
⇒ nBr2 = 0,03 × 4 = 0,12 mol ⇒ VBr2 = 0,12 lít = 120 ml
Bài 25: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo Y. Chất Y là
A. axit panmitic. B. axit oleic.
C. axit linolenic. D. axit stearic.
Lời giải:
Đáp án: A
nglixerol = 0,1 mol ⇒ nmuối = 3nglixerol = 0,3 mol.
⇒ Mmuối = 278 (C15H31COONa).
⇒ B là axit panmitic
Bài 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 80,6. B. 80,6.
C. 91,8. D. 91,8.
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có nGlixerol = 0,1 mol ⇒ nKOH pứ = 0,3 mol.
BTKL ⇒ mXà phòng = 89 + 0,3 × 56 – 9,2 = 96,6 gam
Bài 27: Khi cho chất béo phản ứng với dung dich Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol , đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là ?
A. V = 22,4(b + 3a) B. V = 22,4(b + 7a)
C. V = 22,4(4a - b) D. V = 22,4(b + 6a)
Lời giải:
Đáp án: D
Vì 1 mol chất béo X phản ứng tối đa 4 mol Br2 nên trong phân tử có 7 liên kết pi ( tính cả 3 liên kết pi trong chức –COO- )
Nên với phần đốt cháy thì: nCO2 – nH20 = (7-1)nX
⇒ nCO2 = b + 6a ⇒ VCO2 = 22,4.(b + 6a) lít
Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là:
A. 0,20 B. 0,30
C. 0,18. D. 0,15.
Lời giải:
Đáp án: D
Gọi độ bất bão hòa của chất béo đó là k
Ta có
Do đó chất béo có 7 - 3 = 4 liên kết π C=C
a mol chất béo phản ứng tối đa với 4a mol Br2.
⇒ 4a = 0,6 ⇒ a = 0,15.
Bài 29: Cho 45 gam trieste của glixerol với axit béo tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M được m1 gam xà phòng và m2 gam glixerol. Giá trị m1, m2 là
A. m1 = 46,4; m2 = 4,6.
B. m1 = 4,6; m2 = 46,4.
C. m1 = 40,6; m2 = 13,8.
D. m1 = 15,2; m2 = 20,8.
Lời giải:
Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
nNaOH = 0,15 mol ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 .0,15 = 0,05 (mol).
⇒ m2 = 4,6 gam.
BTKL: 45 + 0,15.40 = mxà phòng + mC3H5(OH)3 ⇒ mxp = 46,4g.
Bài 30: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH ( coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn ) là bao nhiêu kg?
A. 1,78 kg B. 0,184 kg
C. 0,89 kg D. 1,84 kg
Lời giải:
Đáp án: B
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin =
= 0,184 kg
Bài 31: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit?
A. 76018 lít B. 760,18 lít
C. 7,6018 lít D. 7601,8 lít
Lời giải:
Đáp án: A
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 -Ni, to→ (C17H35COO)3C3H5
Bài 32: Khối lượng olein cần để sản xuất 5 tấn stearin là bao nhiêu kg?
A. 4966,292 kg B. 49600 kg
C. 49,66 kg D. 496,63 kg
Lời giải:
Đáp án: A
Cứ 1 mol stearin cần 1 mol olein.
⇒ nolein =
⇒ molein = .884 = 4966292g = 4966,292 kg.
Bài 33: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là
A. 3,2. B. 6,4.
C. 4,6 D. 7,5.
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H33COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H33COOK = 0,02 mol
⇒ m = 0,02. (282 + 38) = 6,4 g.
Bài 34: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C15H29COO)3C3H5
Lời giải:
Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic).
Bài 35: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có nglyxerol = 0,5 ⇒ Mlipit = 888 ⇒ 2.( R + 44) + R’ + 44 + 41 = 888
⇒ 2R + R’ = 715
⇒ R = 239 (C17H35-) và R’ = 237 (C17H33-)
Từ khóa » Bài Tập Lipit Hoá 12
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 2: Lipit
-
Giải Hóa 12 Bài 2: Lipit
-
Bài 2. Lipit - Hóa Học 12
-
Giải Bài Tập Hóa Học 12 - Bài 2: Lipit
-
Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương Este, Lipit - Haylamdo
-
Giải Bài 1,2,3,4,5 Trang 11 SGK Hóa Học Lớp12: Lipit
-
Hướng Dẫn Bài Tập Este - Lipit, Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 12 - Baitap123
-
Bài Tập Môn Hóa Học 12 - Bài Tập Este - Lipit - Thư Viện Đề Thi
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LIPIT (CHẤT BÉO) - HÓA 12
-
Hoá Học 12 Bài 2: Lipit - Hoc247
-
Lý Thuyết Hóa 12: Bài 2. Lipit - TopLoigiai
-
Giải Hoá Học 12 Bài 2: Lipit Trang 11, 12 SGK
-
Giải Hóa 12 Bài 2: Lipit | Hay Nhất Giải Bài Tập Hóa Học 12.
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 2 Lipit Chi Tiết Nhất