Bài Tập Ngân Hàng Thương Mại

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài tập ngân hàng thương mại pdf Số trang Bài tập ngân hàng thương mại 18 Cỡ tệp Bài tập ngân hàng thương mại 30 MB Lượt tải Bài tập ngân hàng thương mại 5 Lượt đọc Bài tập ngân hàng thương mại 92 Đánh giá Bài tập ngân hàng thương mại 4.7 ( 19 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan bài giảng Ngân hàng thương mại Bài tập ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại kế hoạch kinh doanh Quản trị kinh doanh Chiến lược kinh doanh nghệ thuật kinh doanh

Nội dung

BÀI TẬP MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – CAO HỌC PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Bài 1.1: Lựa chọn hai ngân hàng bất kỳ của Việt nam a. Phân tích các báo cáo tài chính của hai ngân hàng này trong ba năm gần nhất và cho nhận xét về các chỉ tiêu tài chính của hai ngân hàng này. b. Sử dụng tiêu chí xếp loại tín nhiệm ngân hàng thương mại hiện tại đang được NHNN Việt nam áp dụng, hãy tính toán mức xếp loại các NH này. c. Sử dụng tiêu chí xếp loại hiện được một tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng trên thế giới áp dụng, hãy tính toán mức xếp loại các NH này Bài 1.2. Sử dụng các chỉ số CAMEL để tính toán và phân tích tài chính của một NHTM (tự lựa chọn) trong 3 năm qua. Bài 1.3. Dùng phương pháp Dupont để tính toán và phân tích ROE của một NHTM tự lựa chọn trong 3 năm qua. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động ROE của ngân hàng đó. PHẦN 2: QUẢN LÝ TÀI SẢN – NỢ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Bài 2.1 NHTM C có các số liệu sau (số dư đến 31/12/200X – đơn vị tỷ VND) Tài sản Số dư Nguồn vốn Số dư Tiền mặt 80 Tiền gửi thanh toán 800 Tiền gửi tại NHNN 285 Tiết kiệm ngắn hạn 1200 Tiền gửi tại TCTD khác 200 TK trung-dài hạn 1700 Tín phiếu KB ngắn hạn 350 Vay ngắn hạn 200 Cho vay ngắn hạn 1150 Vay trung-dài hạn 300 Cho vay trung hạn 935 Vốn chủ sở hữu 200 Cho vay dài hạn 1350 Tài sản khác 50 Yêu cầu a. Tính tỷ lệ thanh khoản của tài sản, biết 10% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn là sắp mãn hạn và có khả năng thu hồi cao. So sánh với tỷ lệ thanh khoản chung của ngành 18% và kiến nghị đối với NH nhằm đảm bảo tính thanh khoản hợp lý. 1 b. Giả sử trong 3 tháng tới sẽ có những thay đổi sau Khoản mục Doanh số tăng Doanh số giảm Tiền gửi thanh toán 300 150 Tiết kiệm ngắn hạn 540 310 TK trung-dài hạn 310 620 Cho vay ngắn hạn 400 500 Cho vay trung hạn 720 640 Cho vay dài hạn 100 140 Biết tỷ lệ dự trữ thanh toán với tiền gửi thanh toán là 10%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ≤ 12 tháng là10%, với tiền gửi trên 12 tháng là 5%. Dự trữ thanh toán được quản lý tại ngân quỹ, dự trữ bắt buộc được quản lý tại NHNN. b.1. Hãy dự tính cung – cầu thanh khoản trong ba tháng tới. b.2. Hãy lập lại bảng cân đối kế toán vào ngày cuối quý I. Bài 2.2 NHTM C có các số liệu sau (số dư đến 30/6/200X – đơn vị tỷ VND) Tài sản Số dư Nguồn vốn Số dư Tiền mặt 420 Tiền gửi thanh toán 2800 Tiền gửi tại NHNN 2375 Tiết kiệm ngắn hạn 12200 Tiền gửi tại TCTD khác 200 TK trung-dài hạn 17500 Tín phiếu KB ngắn hạn 2350 Vay ngắn hạn 3200 Cho vay ngắn hạn 11500 Vay trung-dài hạn 2300 Cho vay trung hạn 12935 Vốn chủ sở hữu 1200 Cho vay dài hạn 8820 Tài sản khác 600 Yêu cầu a. Tính tỷ lệ thanh khoản của tài sản, biết 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn là sắp mãn hạn và có khả năng thu hồi cao. So sánh với tỷ lệ thanh khoản chung của ngành 5% và kiến nghị đối với NH nhằm đảm bảo tính thanh khoản hợp lý. b. Giả sử trong 6 tháng tới sẽ có những thay đổi sau Khoản mục Doanh số tăng Doanh số giảm Tiền gửi thanh toán 750 250 Tiết kiệm ngắn hạn 840 310 TK trung-dài hạn 310 1220 Cho vay ngắn hạn 1400 1500 Cho vay trung hạn 1720 1640 Cho vay dài hạn 1550 840 Biết tỷ lệ dự trữ thanh toán với tiền gửi thanh toán là 5%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ≤ 12 tháng là 11%, với tiền gửi trên 12 tháng là 5%. Dự trữ thanh toán được quản lý tại ngân quỹ, dự trữ bắt buộc được quản lý tại NHNN. b.1. Hãy dự tính cung – cầu thanh khoản trong sáu tháng đầu năm. b.2. Hãy lập lại bảng cân đối kế toán vào ngày cuối năm. 2 Bài 2.3 Ngân hàng B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư 1000 500 700 LS (%) Nguồn vốn Tiền gửi thanh toán Tiết kiệm ngắn hạn TK trung - dài hạn Vay ngắn hạn LS Số dư (%) 2500 2 2800 5,5 2050 9,5 1200 6 Tiền mặt Tiền gửi tại NHNN 1 Tiền gửi tại TCTD khác 2 Chứng khoán KB ngắn hạn 5 - Theo mệnh giá 1100 - Theo giá mua 1050 Cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm 3000 9,5 Vay trung - dài hạn 1500 10,1 Trong đó: cho vay ưu đãi của chính phủ 1000 4 Cho vay trung hạn 2200 10,2 Vốn chủ sở hữu 500 Cho vay dài hạn 1800 12,5 Tài sản khác 300 Biết thu hoa hồng chiết khấu = 5%, thu khác ngoài chênh lệch mệnh giá và giá mua chứng khoán = 28 ,chi khác = 89. Dự trữ bắt buộc đối với các khoản huy động tiết kiệm ngắn hạn là 5%, trung hạn 3%. Dự trữ thanh toán 10%. a. Đánh giá mức dự trữ hiện tại của NH b. Tính tỷ lệ thanh khoản của tài sản, biết 8% các khoản cho vay ngắn hạn có khả năng chuyển đổi cao. So sánh với mức thanh khoản chung của ngành 22% và cho nhận xét. Hãy cho biện pháp điều chỉnh cần thiết để NH có mức thanh khoản hợp lý. Tính chi phí/lợi ích của việc điều chỉnh này c. Biết 80% các khoản nợ thuộc nhóm 1, phần còn lại thuộc nhóm 2, các khoản cho vay trung và dài hạn đảm bảo bằng bất động sản, mức cho vay đối với bảo đảm bằng bất động sản là 70%, số dư quỹ dự phòng kỳ trước 25 tỷ, tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định hiện hành, thuế suất thuế thu nhập = 25%. Tính NIM, ES, ROE. d. Với các giả thiết câu c, hãy đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp để ROE đạt mức 20%. e. BiÕt trong tổng dư nợ không ưu đãi, Nợ nhóm 1 chiếm 60%, Nợ nhóm 2 chiếm 30%, còn lại là Nợ nhóm 4. 100% các khoản nợ ưu đãi thuộc nhóm 1. Nợ nhóm 4 là 70%. Số dư Quỹ dự phòng RRTD năm trước là 82 tỷ. Tính chi dự phòng. Tính lại NIM, ES, ROE. f. Tính hệ số CAR, sử dụng hệ số rủi ro theo quy định hiện hành. Biết các khoản cho vay dài hạn 50% cho mục tiêu đầu tư bất động sản, phần còn lại cho vay kinh doanh chứng khoán bảo đảm bằng bất động sản, vốn cấp 1 = 70%, vốn cấp 2 bằng 90% vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán, các khoản giảm trừ khỏi vốn chủ sở hữu = 0. g. Hãy đưa ra những chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH để đạt CAR =8%. Với các giả thiết câu c, xác định mức độ ảnh hưởng của sự điều chỉnh danh mục tài sản đối với ROE. Bài 2.4 (da sua – can sua cac bai 2.3-2.6) 3 Ngân hàng B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Tiền mặt Số dư 420 180 Lãi suất (%) Nguồn vốn Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn TGTK trung và dài hạn Số dư 1500 Lãi suất (%) 1,5 Tiền gửi tại NHNN 1,5 1820 5,5 Tiền gửi tại TCTD khác 250 2,5 1410 7,5 Chứng khoán ngắn hạn kho bạc 4 Vay ngắn hạn 620 5,5 - Theo mệnh giá 380 Vay trung và dài hạn 1200 8,8 - Theo giá mua 420 Vốn chủ sở hữu 350 Cho vay ngắn hạn 2310 9,5 Nguồn khác 410 Trong đó: Cho vay ưu đãi 310 5,5 Cho vay trung hạn 1470 11,5 Cho vay dài hạn 1850 13,5 Tài sản khác 410 Biết thu hoa hồng chiết khấu = 10%, thu khác ngoài chênh lệch mệnh giá và giá mua chứng khoán = 128 ,chi khác = 289, thuế suất thuế thu nhập = 25%. Dự trữ bắt buộc đối với các khoản huy động tiền gửi ≤ 12 tháng là 5%, trung hạn 3%. Dự trữ thanh toán với các khoản tiền gửi là 6%. a. Đánh giá mức dự trữ hiện tại của NH. b. Tính tỷ lệ thanh khoản của tài sản, biết 8% các khoản cho vay ngắn hạn có khả năng chuyển đổi cao. So sánh với mức thanh khoản chung của ngành 19% và cho nhận xét. Hãy cho biện pháp điều chỉnh cần thiết để NH có mức thanh khoản hợp lý. Tính chi phí/lợi ích của việc điều chỉnh này. c. Giả sử kỳ tới, dòng tiền dự tính vào NH là 450, ra khỏi NH là 915. Hãy tính rủi ro thanh khoản. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản để đảm bảo ngân quỹ cân bằng. Tính tổn thất sau khi điều chỉnh. d. BiÕt số dư quỹ dự phòng RRTD kỳ trước 170 tỷ. 70% các khoản nợ thuộc nhóm 1, 10% thuộc nhóm 2; phần còn lại thuộc nhóm 4. Các khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản, tỷ lệ cho vay tài sản là bất động sản của NH là 70%, tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định hiện hành. Tính NIM, ES, ROE. (chú ý: nợ từ nhóm 2 trở đi => Nh không tính dự thu đối với các khoản đó) e. Với các giả thiết câu d, hãy đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp để ROE đạt mức 0%. f. Trong tổng dư nợ không ưu đãi, Nợ nhóm 1 chiếm 60%, Nợ nhóm 2 chiếm 30%, còn lại là Nợ nhóm 5; các khoản ưu đãi đều thuộc nhóm 1. Các khoản nợ nhóm 2 được đảm bảo bằng bất động sản, và có giá trị 120% món nợ, các khoản đảm bảo nợ nhóm 5 là giấy tờ có giá do 1 NHTM đã niêm yết phát hành có giá trị bằng 140% dư nợ. Số dư Quỹ dự phòng RRTD năm trước là 70 tỷ. Tính chi dự phòng RRTD phải trích kỳ này. Tính NIM, ES, ROE. g. Dựa trên các giả thiết câu d, tính CAR của NH. Biết các khoản cho vay dài hạn 50% cho mục tiêu đầu tư bất động sản, phần còn lại cho vay kinh doanh chứng khoán , vốn cấp 1 = 70%, vốn cấp 2 bằng 90% vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán, các khoản giảm trừ khỏi vốn chủ sở hữu = 0. h. Hãy đưa ra những chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH để đạt CAR =9%. Với các giả thiết câu d, xác định mức độ ảnh hưởng của sự điều chỉnh danh mục tài sản đối với ROE. i. Giả sử 3 tháng đầu năm sau, lãi suất thị trường bình quân tăng 0,1%/tháng. Tính lại NIM, tính rủi ro lãi suất. Hãy thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản để tổn thất = 0. Nhận xét về tác động của phương án tới ROE, với các giả thiết câu d. 4 j. Giả sử 6 tháng đầu năm sau, lãi suất thị trường bình quân giảm 0,05%/tháng. Tính lại NIM, tính rủi ro lãi suất. Hãy thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản để tổn thất = 0. Nhận xét về tác động của phương án tới ROE, với các giả thiết câu d. Bài 2.5 Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Hệ số rủi ro (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 1550 0 Tiền gửi thanh toán 11540 2 Tiền gửi tại NHNN 2500 1 0 Tiết kiệm ngắn hạn 15790 7,5 Tiền gửi tại TCTD khác 1800 2,5 20 TK trung - dài hạn 9460 9,5 Chứng khoán KB ngắn hạn 3400 4,5 0 Vay ngắn hạn 4250 13 Cho vay ngắn hạn 15850 10,5 50 Vay trung - dài hạn 4170 16,1 Cho vay trung hạn 10460 15,2 50 Vốn chủ sở hữu 650 Cho vay dài hạn 9750 17,5 100 Tài sản khác 550 100 a. Giả sử kỳ tới, dòng tiền dự tính vào ngân hàng là 3255, ra khỏi NH là 3811 (mỗi khoản mục ngân quỹ còn lại 40% so với kỳ gốc). Hãy tính rủi ro thanh khoản, giả sử ngân quỹ tối thiểu bằng 3% dự trữ bắt buộc và 6% dự trữ thanh toán. b. Thực hiện biện pháp để đảm bảo ngân quỹ tối thiểu. Tính chi phí Ngân hàng phải bỏ ra c. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 80% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 = 20% vay trung dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 8%. Tính chi phí khi ngân hàng thực hiện điều chỉnh. d. Biết thu khác = 550, chi khác = 750, thuế suất TTN 25%. Tỷ lệ nợ quá hạn với các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, với các khoản cho vay trung và dài hạn là 3%. Các khoản quá hạn này hiện thuộc nhóm 4. Các khoản cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, các khoản cho vay trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bằng trái phiếu do doanh nghiệp B hiện đang niêm yết trên HNX phát hành, tính lại theo giá thị trường bằng 130% giá trị khoản vay, dự phòng kỳ trước =0. Tính chi dự phòng, NIM, ROE. e. Để ROE = 22%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu? Bài 2.6 Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Hệ số rủi ro Tài sản Số dư LS (%) (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 3550 0 Tiền gửi thanh toán 13540 2 Tiền gửi tại NHNN 2500 1,2 0 Tiết kiệm ngắn hạn 16790 13,5 Tiền gửi tại TCTD khác 2800 5,5 20 TK trung - dài hạn 9460 17,5 Chứng khoán KB ngắn hạn 3400 8,5 0 Vay ngắn hạn 5250 15 Cho vay ngắn hạn 15850 14,5 50 Vay trung - dài hạn 4170 18,1 Cho vay trung hạn 10460 16,2 50 Vốn chủ sở hữu 650 Cho vay dài hạn 10750 18,5 100 Tài sản khác 550 100 Biết thu khác = 269, chi khác = 421, bảo lãnh dự thầu với giá trị 550 tỷ. 80% dư nợ thuộc nhóm 1, 15% thuộc nhóm 2 và phần còn lại nhóm 4. Các khoản cho vay được đảm bảo bằng chứng khoán của công ty M phát hành, chưa niêm yết trên các sàn giao dịch , và giá trị = 130% dư nợ. Dự phòng kỳ trước = 5 tỷ, thuế suất thuế thu nhập 25%. a. Tính NIM, ROE 5 b. Để ROE = 35%, lãi suất huy động trung bình là bao nhiêu? c. Tính rủi ro lãi suất, biết 20% tiết kiệm trung và dài hạn, 5% cho vay trung và dài hạn là sắp đáo hạn, các khoản mục tài sản và nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm lãi suất, lãi suất thị trường tăng thêm 0,2% trong vòng 3 tháng tới. d. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 85% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 = 10% vay trung dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 8%. Tính chi phí khi ngân hàng thực hiện điều chỉnh. Bài 2.7 Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Hệ số rủi ro (%) Nguồn vốn Số dư Tiền mặt 0 Tiền gửi thanh toán 11540 1550 Tiền gửi tại NHNN 0 Tiết kiệm ngắn hạn 15790 3500 1 Tiền gửi tại TCTD khác 20 TK trung - dài hạn 10460 1800 2,5 Chứng khoán KB ngắn hạn 0 Vay ngắn hạn 3400 4,5 6250 Cho vay ngắn hạn 50 Vay trung - dài hạn 4170 16850 10,5 Cho vay trung hạn 50 Vốn chủ sở hữu 11460 15,2 650 Cho vay dài hạn 100 9750 17,5 Tài sản khác 100 550 a. Giả sử kỳ tới, dòng tiền dự tính vào ngân hàng là 3255, ra khỏi NH là 3722 (mỗi khoản mục ngân quỹ còn lại 50% so với kỳ gốc). Hãy tính rủi ro thanh khoản, giả sử ngân quỹ tối thiểu bằng 4% dự trữ bắt buộc và 3% dự trữ thanh toán. b. Thực hiện biện pháp để đảm bảo ngân quỹ tối thiểu. Tính chi phí Ngân hàng phải bỏ ra c. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 80% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 = 20% vay trung dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 8%. Tính chi phí khi ngân hàng thực hiện điều chỉnh. Bài 2.8 Ngân hàng M có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Tiền mặt 3150 Tiền gửi tại NHNN 4670 1.5 Tiền gửi tại TCTD khác 5750 2.7 Chứng khoán KB ngắn hạn bằng VND 5760 6.5 Cho vay ngắn hạn 25780 13.5 Cho vay trung hạn 19450 15.3 Cho vay dài hạn 13440 18.4 Tài sản khác 2450 Nguồn vốn Tiền gửi thanh toán Tiết kiệm ngắn hạn TK trung - dài hạn Vay ngắn hạn Vay trung - dài hạn Vốn chủ sở hữu Số dư LS (%) 21780 2.5 15790 10.5 19867 11.8 15470 4873 2670 14.5 16.1 Biết thu khác = 550, chi khác = 750, thuế suất TTN 25%. Tỷ lệ nợ quá hạn với các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, với các khoản cho vay trung và dài hạn là 3%. Các khoản quá hạn này hiện thuộc nhóm 4. Các khoản cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, các khoản cho vay trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bằng trái phiếu do doanh nghiệp B hiện đang niêm yết trên HNX phát hành, tính lại theo giá thị trường bằng 130% giá trị khoản vay, dự phòng kỳ trước =0. a. Tính chi dự phòng, NIM, ROE. b. Để ROE = 22%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu? 6 LS (%) 2 7,5 9,5 13 16,1 c. Tính hệ số CAR. Nhận xét về hệ số này và chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH, với giả thiết vốn cấp 1 = 60%, vốn cấp 2 =70% vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán, các khoản giảm trừ =0. d. Hãy đưa ra những chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH để đạt CAR =8%. Xác định mức độ ảnh hưởng của một giải pháp điều chỉnh danh mục tài sản đối với NIM. Bài 2.9 Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt Tiền gửi thanh toán 2430 11540 2 Tiền gửi tại NHNN Tiết kiệm ngắn hạn 3500 1 15790 7.5 Tiền gửi tại TCTD khác 1800 2.5 TK trung - dài hạn 10460 9.5 Chứng khoán KB ngắn hạn bằng VND 3400 4.5 Vay ngắn hạn 6250 13 Cho vay ngắn hạn 16850 10.5 Vay trung - dài hạn 5040 16.1 Cho vay trung hạn 11460 15.2 Vốn chủ sở hữu 1680 Cho vay dài hạn 9750 17.5 Tài sản khác 1570 Biết thu khác = 520, chi khác = 741, bảo lãnh thanh toán với giá trị 1550 tỷ. 85% dư nợ thuộc nhóm 1, 10% thuộc nhóm 2 và phần còn lại thuộc nhóm 5. Các khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản với giá trị = 140% dư nợ. Dự phòng kỳ trước = 15 tỷ, thuế suất thuế thu nhập 25%. a. Tính NIM, ROE b. Tính rủi ro lãi suất, biết 5% tiết kiệm trung và dài hạn, 7% cho vay trung và dài hạn là sắp đáo hạn, các khoản mục tài sản và nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm lãi suất, lãi suất thị trường tăng thêm 1.5%/năm trong vòng 6 tháng tới. c. Để rủi ro lãi suất =0, NH cần phải làm gì? Xác định mức độ ảnh hưởng của một giải pháp điều chỉnh danh mục tài sản đối với ROE. d. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 75% vốn chủ sở hữu trong bảng CĐKT, vốn cấp 2 = 5% vay trung dài hạn, các khoản giảm trừ =0. Nhận xét về tỷ lệ này. e. Hãy đưa ra những chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH để đạt CAR =8%. Xác định mức độ ảnh hưởng của một giải pháp điều chỉnh danh mục tài sản đối với ROE. Bài 2.10. Ngân hàng K có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt Tiền gửi thanh toán 2 1550 19540 Tiền gửi tại NHNN 1Tiết kiệm ngắn hạn 2500 15790 7,5 Tiền gửi tại TCTD khác 2,5TK trung - dài hạn 5750 15240 9,5 Chứng khoán KB ngắn hạn bằng VND 4,5Vay ngắn hạn 3400 4250 13 Cho vay ngắn hạn 10,5Vay trung - dài hạn 25780 4170 16,1 Cho vay trung hạn 10460 15,2Vốn chủ sở hữu 1750 Cho vay dài hạn 17,5 9750 Tài sản khác 1550 Biết thu khác = 480, chi khác = 750, thuế suất TTN 25%. Tỷ lệ nợ quá hạn với các khoản cho vay ngắn hạn là 7%, với các khoản cho vay trung và dài hạn là 5%. Các khoản quá hạn này hiện thuộc nhóm 3. Các khoản cho vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm, các khoản cho vay trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm bằng trái phiếu do TCTD C hiện đang niêm yết trên HoSE phát hành tính lại theo giá thị trường bằng 110% giá trị khoản vay, dự phòng kỳ trước =0. a. Tính chi dự phòng, NIM, ROE. 7 b. Để ROE = 28%, lãi suất cho vay trung bình phải là bao nhiêu? c. Tính hệ số CAR. Nhận xét về hệ số này và chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH, với giả thiết vốn cấp 1 = 80%, vốn cấp 2 =90% vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán, , các khoản giảm trừ =0. d. Hãy đưa ra những chính sách điều chỉnh cần thiết cho NH để đạt CAR =8%. Xác định mức độ ảnh hưởng của một giải pháp điều chỉnh danh mục tài sản đối với ROE. Bài 2.10 Ngân hàng A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Hệ số rủi ro Tài sản Số dư LS (%) (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 3550 0 Tiền gửi thanh toán 13540 2 Tiền gửi tại NHNN 2500 1,2 0 Tiết kiệm ngắn hạn 16790 13,5 Tiền gửi tại TCTD khác 2800 5,5 20 TK trung - dài hạn 9460 17,5 Chứng khoán KB ngắn hạn 3400 8,5 0 Vay ngắn hạn 5250 15 Cho vay ngắn hạn 15850 14,5 50 Vay trung - dài hạn 4170 18,1 Cho vay trung hạn 10460 16,2 50 Vốn chủ sở hữu 650 Cho vay dài hạn 10750 18,5 100 Tài sản khác 550 100 Biết thu khác = 1269, chi khác = 1421, bảo lãnh dự thầu với giá trị 550 tỷ. 93% dư nợ thuộc nhóm 1, phần còn lại nhóm 4. Cho vay ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản là hàng hóa hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản có thể thu hồi bằng 80% giá trị khoản vay. Cho vay trung dài hạn không có tài sản bảo đảm. Cho vay dài hạn bảo đảm bằng bất động sản, giá trị tài sản có thể thu hồi bằng 90% giá trị khoản vya. Dự phòng kỳ trước 120 a. Tính NIM, ROE b. Nếu nợ nhóm 4 chuyển thành nợ nhóm 3, ROE tăng thêm bao nhiêu? c. Để ROE = 22%, tỷ lệ cho vay ngắn hạn có tài sản bảo đảm phải là d. Dự tính tổn thất cho NH khi lãi suất tăng thêm 1% trong kỳ tới, biết rằng 10% nguồn trung dài hạn sắp đến hạn. Hãy đưa ra biện pháp xử lý và bình luận về biện pháp đó. e. Tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Biết vốn cấp 1 = 95% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 = 15% vay trung dài hạn. Nhận xét về tỷ lệ này và thực hiện điều chỉnh cơ cấu tài sản cần thiết để tỷ lệ này đạt mức 9%. Tính mức độ ảnh hưởng của giải pháp đó đến NIM. f. Tính rủi ro thanh khoản biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán chiếm 15%, các khoản tiền gửi tăng ròng 2140 và các khoản cho vay tăng ròng 2985. Lãi suất liên NH có thể tăng thêm 1%. Thực hiện biện pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản. Bài 2.11 Sử dụng cách tính điểm, xếp hạng tín dụng của một NHTM cụ thể, hãy a. Tính điểm, xếp hạng tín dụng đối với chính bản thân anh/chị hoặc một cá nhân bất kỳ do anh/chị tự lựa chọn. b. Tính điểm, xếp hạng tín dụng đối với một doanh nghiệp (tự lựa chọn) hiện đang niêm yết trên sàn HoSE hoặc HaSTC, biết các chỉ tiêu phi tài chính ở mức độ trung bình. c. Nhận xét về phương pháp tính điểm của NHTM đó trên các giác độ: khả năng áp dụng tại Việt nam, mức độ chính xác so với các phương pháp tính điểm hiện đang được áp dụng tại các NHTM/tổ chức xếp hạng trên thế giới. d. Nếu là cán bộ tín dụng của NHTM đó, anh/chị có kiến nghị gì về phương pháp tính điểm, xếp hạng khách hàng đối với ban giám đốc. 8 Bài 2.12 Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý III năm 200X, doanh nghiệp A lập kế hoạch kinh doanh cho quý III, kèm các hồ sơ vay vốn lưu động gửi đến NHTM A. Trong giấy đề nghị vay vốn của DN, mức vay là 721,5 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay, ngân hàng xác định được các số liệu sau: - Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý là 855,5 triệu đồng - Chi phí trả lương nhân viên: 566,8 triệu đồng - Chi phí quản lý kinh doanh chung là 121,65 triệu đồng. - Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 241 triệu đồng - Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng A là 721,25 triệu đồng. - Giá trị tài sản thế chấp: 1023,5 triệu đồng. Tại thời điểm này, NH tiến hành xây dựng kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý III/200X cho thấy: Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: + Vốn huy động: 132.951 triệu đồng, trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 1500 triệu đồng + Vốn tự có: 15370 triệu đồng + Vốn nhận điều hoà từ các NH khác: 34955,35 triệu đồng + Vốn khác: 8848,75 triệu đống. Ngân hàng căn cứ vào khả năng nguồn vốn có thể bố trí cho khách hàng A số dư nợ kế hoạch bằng 0,4% số vốn sử dụng vào kinh doanh. Biết rằng: a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% và tỷ lệ dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán là 8%. b. NH thường cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp c. Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên, doanh nghiệp còn vay của tổ chức tín dụng Z là 87,75 triệu đồng. Yêu cầu: a. Theo anh (chị), NHTM A có thể duyệt mức cho vay theo như DN đề nghị không? tại sao? b. Nếu thực hiện cho vay, mức vay phù hợp là bao nhiêu? Bài 2.13 Ngày 16/8/200X, công ty TNHH A (gồm 3 thành viên) gửi đến NH B hồ sơ vay vốn lưu động thời hạn 6 tháng. Thông tin tóm tắt như sau: a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh b. Giấy đề nghị vay vốn với số tiền đề nghị là 100 triệu đồng c. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có giá trị đến ngày 31/12/0X. Trong đó, phương thức thanh toán bằng séc ngay khi giao hàng. d. Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đất của ông T, giám đốc công ty A (đầy đủ thủ tục pháp lý). e. Các điều kiện, thủ tục khác của công ty đảm bảo đúng quy định hiện hành. Ngân hàng B tiến hành thẩm định khách hàng và phương án vay vốn thấy đủ điều kiện và có tính khả thi, đã cùng công ty định giá tài sản thế chấp là 140 triệu đồng, và làm thủ tục thế chấp qua phòng công chứng nhà nước. Sau đó NH B đã cho công ty A vay 100 triệu đồng và thời hạn cho vay là 6 tháng. Biết rằng: d. Theo quy định, NH B cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm. e. Các hồ sơ khác được coi là hợp lệ Yêu cầu: 9 Hãy phân tích những điểm đúng và không đúng so với chế độ tín dụng hiện hành của NHB trong quy trình và quyết định cho vay nêu trên. Bài 2.14 Cuối tháng 6/200X, công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Đức thành, nhà máy ở khu chế xuất Tân Thuận sản xuất và phân phối 2 loại sản phẩm lau nhà và đánh bóng, bán buôn và bán lẻ với nhãn hiệu Super Clean, gửi đến chi nhánh ngân hàng thương mại A hồ sơ vay vốn lưu động để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III/200X. Hồ sơ gồm có: f. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh g. Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của chủ tịch hội đồng quản trị công ty Đức Thành được thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Tài sản thế chấp được định giá 5020 triệu đồng. h. Giấy đề nghị vay vốn với hạn mức tín dụng là 3750 triệu đồng i. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 200X như sau: + Chi phí sản xuất kinh doanh theo kế hoạch: 13200 triệu đồng + Thuế VAT: 2200 triệu đồng + Doanh thu thuần: 19032,4 triệu đồng + Tài sản lưu động bình quân: 6032 triệu đồng + Vốn lưu động có tự huy động: 1381 triệu đồng Sau khi thẩm định phương án sản xuất kinh doanh quý III/200X, xét thấy phương án có tính khả thi và hiệu quả cao và cân đối với nguồn vốn, NH đã xác định được hạn mức tín dụng quý III/200X cho công ty Đức Thành là 3700 triệu đồng. Biết rằng kết quả kinh doanh ước tính 6 tháng đầu năm với 10000 sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ của công ty Đức Thành lỗ 200 triệu đồng. Yêu cầu: a. Hãy nhận xét về thủ tục hồ sơ vay vốn của công ty Đức Thành. b. Hãy đánh giá về quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Bài 2.15 Công ty xuất nhập khẩu T là DNNN, chuyên kinh doanh thiết bị điện, điện máy có tình hình tài chính như sau - Doanh thu bán hàng quý 1/2004: 12 tỷ - Hàng hoá tồn kho đến 31/3/2004: 19 tỷ Trong đó: Dây điện Nhật: 5 tỷ - Dư nợ ngắn hạn đến 31/3/02: 15 tỷ Ngày 1/4/04, công ty trình phương án kinh doanh đề nghị vay vốn nhập 550.000 mét dây điện Nhật bằng phương thức mở L/C trả ngay. Trị giá của hợp đồng ngoại là 250.000 USD, lãi suất 0,3%/năm. Phương án kinh doanh khả thi, có hợp đồng đầu ra. Hiệu quả phương án là 75 triệu VNĐ, thời gian thực hiện phương án là 2 tháng. Biết rằng - Đơn giá hàng trong kho: 6500 đ/m dây - Giá bán theo phương án: 7500 đ/m dây - Hợp đồng nhập khẩu có điều khoản phạt 10.000 USD nếu đơn phương phá vỡ hợp đồng. - Tỷ giá 16.500 đ/USD - Các chỉ tiêu tài chính khác của công ty tốt Yêu cầu: CBTD hãy thẩm định để đưa quyết định cho vay hay không? Bài 2.16. 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam Lý thuyết Dow Giải phẫu sinh lý Mẫu sơ yếu lý lịch Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Tài chính hành vi Thực hành Excel adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Bài Tập Ngân Hàng Thương Mại Chương 2