Bài Tập Nhận Biết HCl NaOH Trong Các Lọ Mất Nhãn

Phản ứng HCl NAOH là phản ứng hóa học cơ bản của một axit và một bazo. Khi cho HCl tác dụng với NaOh tạo ra sản phẩm là muối và nước. Cụ thể về phương trình phản ứng của HCL và NAOH như thế nào, điều kiện phản ứng ra sao, viết phương trình và cân bằng phương trình phản ứng, tất cả sẽ có trong bài viết này. Và để tìm hiểu sâu hơn về hai chất quan trọng thường xuất hiện trong bài tập hóa này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu tính chất hóa học của HCl và NaOH; bài tập nhận biết HCl và NaOH trong các lọ mất nhãn.

Phản ứng HCl NaOH xảy ra như thế nào?
Phản ứng HCl NaOH xảy ra như thế nào?

 

Phản ứng NaOH + HCl = NaCl + H2O 

Chuẩn bị:

– Lọ chứa dung dịch NaOH

– Lọ chứa dung dịch HCl

– Lọ chứa dung dịch phenolphtalein

– Ống hút nhỏ

– Ống nghiệm

Cách thực hiện phản ứng: 

– Cho một lượng dung dịch NaOH 0,1 M vào ống nghiệm, Sau đó, nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm => Dung dịch chuyển sang màu hồng.

– Rót từ từ dung dịch HCL 0,1 M vào lọ chứa dung dịch trên, vừa rót vừa khuấy. 

Hiện tượng: 

=> Dung dịch  màu hồng bị mất màu.

Viết phương trình hóa học: 

HCl + NaOH H2O + NaCl

dd dd lỏng dd

không màu                   không màu         không màu

Kết luận: Dung dịch HCl tác dụng với dung dịch NAOH tạo ra sản phẩm là muối và nước. 

Tính chất hóa học của HCl

Tính chất hóa học của HCl
Tính chất hóa học của HCl
  1. Hidro clorua

– Hiđro clorua (HCl) là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; nặng hơn không khí.

  1. Axit Clohidric (HCl)

– Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.

  1. Tính chất hóa học của dung dịch Axit Clohidric (HCl)
READ [CHUẨN NHẤT] Cách giải rubik 3 nhân 3 dành cho học sinh
Tính chất hóa học của dung dịch  HCl
Tính chất hóa học của dung dịch  HCl

a) Tác dụng với chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quỳ tím hoá đỏ. Đây là dấu hiệu để nhận biết axit.

HCl → H+ + Cl-

b) Tác dụng với kim loại 

Dung dịch HCl tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối và giải phóng khí hidro.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

c) Tác dụng với muối 

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Dùng để nhận biết gốc clorua.

d) Tác dụng với oxit bazo và bazo

Dung dịch HCl tác dụng với oxit bazo và bazo tạo thành muối và nước. 

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CuO + 2HCl  → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl  → 2FeCl3 + 3H2O

– Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl + 2H2O

K2Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

Kết luận: HCl là axit nên có đầy đủ tính chất của axit. 

Tính chất hóa học của NaOH

Tính chất hóa học của dung dịch NaOH
Tính chất hóa học của dung dịch NaOH

a) Làm đổi màu chất chỉ thị

– Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

– Dung dịch NaOH làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

b) Tác dụng với oxit axit

– Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

2NaOH + 2NO2 → H2O + NaNO2 +  NaNO3 (phản ứng tạo 2 muối)

c) Tác dụng với axit

– Tạo thành muối và nước. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hòa.

READ Toán 10: Phương Trình đường Thẳng đi Qua 2 điểm Trong Không Gian

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

d) Tác dụng với muối

– Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

– Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

e) Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

f) Có khả năng hòa tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al Zn Be Sn Pb

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.

Kết luận: NaOH là một bazo mạnh, có đầy đủ tính chất của bazo. 

Nhận biết HCl và NaOH trong lọ mất nhãn và viết phương trình phản ứng

Để hiểu hơn về tính chất hóa học, vật lý của HCl NaOH và phản ứng của hai chất này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm những bài toán nhận biết. 

Sử dụng quỳ tím trong bài toán nhận biết axit, bazo
Sử dụng quỳ tím trong bài toán nhận biết axit, bazo

Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa NaOH, HCl và NaCl

Cho 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl. Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các lọ trên:

Giải:

– Lấy dung lịch từ mỗi lọ ra cho 3 ống nghiệm khác nhau, đánh dấu tương ứng với lọ dung dịch. 

– Thử ống nghiệm với giấy quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì ống nghiệm đó chứa dung dịch HCl.

+ Quỳ tím hóa xanh thì đó ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.

+ Dung dịch NaCl không làm quỳ chuyển màu.

=> Nhận biết được 3 ống nghiệm, đối chiếu với lọ. Nhận biết được 3 lọ dung dịch.

Nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa HCl, NaOH, NaCl và H20

Cho 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaCl và H20. Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các lọ chứa dung dịch trên. 

READ Công Thức Các Thì Trong Tiếng Anh. Cách Dùng, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Bài Tập Có đáp án 12 Thì Tiếng Anh

Giải: 

– Trích trong mỗi lọ một ít làm mẫu thử.

– lấy quỳ tím thử từng mẫu.

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH.

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl.

+ Còn lại 2 mẫu NaCl và H20 chưa được nhận biết.

– Cho 2 mẫu còn lại đun nóng:

+ Bay hơi hết: H20

+ Bay hơi hết và còn cặn trắng: NaCl

Nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa NaOH, Na2SO4, H2SO4 loãng và HCl

Có 4 lọ không nhãn mỗi lọ đựng các chất sau: Na2CO3, NaOH, NaCl và HCl. Hãy nhận biết chúng.

Giải:

hcl naoh 6

Phương trình hóa học: Na2CO3 + Ca(OH)2 -> CaCO3↓ + 2NaOH.

Bài tập 

  1. Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaCl, NaOH và phenolphtalein. 
  2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận ra từng chất rắn sau đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3 , NaCl , BaSO4 và CaCO3.
  3. Không dùng thêm thuốc thử nào khác hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau HCl, NaCl , Na2CO3và MgCl2
  4. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, Ba(OH)2, KCl và K2SO4
  5. Hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH , Na2CO3, Na2SO4 , NaNO3.

Như vậy qua bài viết chủ đề Hóa học của lessonopoly,  các bạn, các em đã biết được phản ứng của HCl với NaOH và những tính chất hóa học của HCl NaOH, nhận biết HCl NaOH trong những lọ mất nhãn. Các em hãy vận dụng kiến thức và giải những bài tập trên đây nhé. 

Từ khóa » Cách Nhận Biết H2o