Bài Tập Nhóm Môn Quản Trị Kinh Doanh Nhà Hàng HOẠCH ĐỊNH ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Dịch vụ - Du lịch
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.11 KB, 12 trang )
Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆPI. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp:1. Khái niệm chiến lược kinh doanh: Trong kinh doanh người ta quan niệm chiến lược là cách thức để đấu tranh hợp táclẫn nhau giữa các nhà kinh doanh nhằm tạo ra thế vững chắc trên thị trường, để có thể thuđược nhiều lợi nhuận. Đối với một doanh nghiệp, chiến lược như là một hệ thống các quyết định nhằmhình thành các mục tiêu hoặc các mốc mà doanh nghiệp phải đi tới. Nó đề ra nhữngchính sách và kế hoạch thực hiện các mục tiêu. Nó xác định loại hình và tư tưởng kinhdoanh của doanh nghiệp, tính chất của các đóng góp kinh tế và ngoài kinh tế mà doanhnghiệp có thể thực hiện vì lợi ích của các thành viên, của toàn xã hội. Tóm lại, một cách đơn giản nhất, chiến lược được hiểu là những kế hoạch đượcthiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới mục đích củatổ chức 2. Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh: Hoạch định chiến lược là phân tích quá khứ để xác định trong hiện tại những điềucần phải làm trong tương lai. Hoạch định chiến lược trình bày những mục tiêu mà doanhnghiệp mong muốn đạt được, những cách thức và các nguồn lực cần phải có để đạt đượcmục tiêu, nhân sự thực hiện và thời gian cần thiết để tiến hành.1Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường Nói cách khác, hoạch định chiến lược phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp muốncái gì? Cần cái gì?Làm như thế nào? Ai làm và làm khi nào? Hoạch định chiến lược lànền tảng của mọi quá trình quản trị. Nó chủ trương tư duy một cách có hệ thống các quanniệm về phát triển doanh nghiệp hướng đến tương lai, giúp nâng cao khả năng nhận thứccác cơ hội, chủ động đối phó với những thay đổi của môi trường, và trên cơ sở đó thiếtlập các tiêu chuẩn đo lường kết quả và hiệu quả thực hiện cũng như tạo ra khả năng cảithiện sự phối hợp các nguồn lực, các chức năng và các đơn vị thực thi chiến lược.II. Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp: Thực tế đã cho thấy rằng có không ít người gia nhập thương trường với số vốnkhông lớn nhưng lại gặt hái được thành công vang dội, đó chính là nhờ có chiến lượckinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh như kim chỉ nam, định hướng cho doanhnghiệp từng bước chinh phục thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Như vậy có thểthấy rằng chiến lược kinh doanh là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệpkhi tham gia thương trường. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệpđược thể hiện trên các khía cạnh sau:- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng đi củamình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp thông quaviệc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịusự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược kinh doanh giúp doanhnghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường,đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điềuđó giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thịtrường.2Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường - Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vịthế của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững. Trên cơsở mục tiêu đã phân tích nhà quản trị thiết kế các kế hoạch , các phương án kinh doanhnhằm phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực về tài chính, vật tư và lao động. Ví dụ:huy động nguồn vốn đến mức nào, tuyển dụng lao động là bao nhiêu cho mỗi bộ phận…cho phù hợp với yêu cầu cần đạt được với mục tiêu đã đề ra. Từ đó, doanh nghiệp có thểđẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sủ dụng có kế hoạch và hiệu quả cácnguồn lực của mình.- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinhdoanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trênthương trường kinh doanh. Hoạch định chiến lược cũng bao hàm cả quá trình thu nhập vàxử lý các thông tin của môi trường, dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố kinh tế,chính trị, xã hội và phân loại những tác động tích cực, tiêu cực của các yếu tố đối vớidoanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản trị tìm ra những cơ hội và những hạn chế rủi rođến mức thấp nhất.- Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyếtđịnh phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho cáchoạtđộng nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạtđộng mởrộng thị trường và phát triển sản phầm. Như vậy, cội nguồn của thành công hay thất bạiphụ thuộc vào một trong những yếu tố quan trọng là doanh nghiệp có chiến lược kinhdoanh như thế nào. 3Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường Với những vai trò nêu trên có thể thấy rằng công tác hoạch định chiến lược đóng vai tròhết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh.III. Các loại chiến lược:1. Căn cứ vào thực tiễn của chiến lược kinh doanh:- Chiến lược kinh doanh dự kiến: là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, chính sách và kếhoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Chiến lược nàyđược xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn của một doanh nghiệpdo người lãnh đạo, quản lý đưa ra.- Chiến lược kinh doanh hiện thực: là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh chophù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế đã được tính đếntrong chiến lược kinh doanh dự kiến.2. Căn cứ vào cấp chiến lược kinh doanh:- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng thể nhằm địnhhướng hoạt động doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu chungcủa doanh nghiệp.- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây dựng lợi thế cạnhtranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường.4Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường - Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến những hoạtđộng riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanhnghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.3. Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh, gồm: - Chiến lược tổng quát: đây là chiến lược quy định những vấn đề sống còn của doanhnghiệp, đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa lâu dài. Nộidung của chiến lược tổng quát chứa đựng những mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.Mục tiêu của chiến lược tổng quát là điểm đến của các mục tiêu nhỏ, mục tiêu của các bộphận, phân hệ trong doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp thường có những mục tiêutăng trưởng, phát triển, chủng loại sản phẩm Nó bao gồm: Chiến lược tăng trưởng (tập trung), chiến lược liên doanh liên kết, chiếnlược hướng ngoại…- Chiến lược bộ phận: là chiến lược được xây dựng cho các bộ phận, phân hệ của doanhnghiệp. Nó dựa trên cơ sở của chiến lược tổng quát, nó là sự phân nhỏ chiến lược tổngquát, là những chiến lược hỗ trợ cho chiến lược tổng quát (nó liên quan đến các phòngban chức năng của doanh nghiệp). Bao gồm: + Chiến lược về con người: Một chiến lược được xây dựng một cách hiệu quả côngphu nhưng thực thi lại không tốt sẽ đem lại kết quả không cao. Do đó chúng ta không thểxem nhẹ việc tổ chức thực thi chiến lược. Việc thực thi lại do đội ngũ cán bộ công nhânviên của doanh nghiệp thực hiện, do đó chiến lược có đem lại kết quả khả quan haykhông là phụ thuộc vào không chỉ những nhà quản lý mà nó còn phụ thuộc vào toàn bộđội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.5Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường Do đó trong quản lý chiến lược kinh doanh thì chiến lược con người là xương sốngxuyên suốt toàn bộ quá trình hoạch định và tổ chức thực thi. + Chiến lược thị trường: Chiến lược thị trường nhằm xác định các đoạn thị trường chocác loại sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và đoạn thị trường nào là thị trường mục tiêucủa doanh nghiệp, đâu là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Chiến lược thị trườngbao gồm cả thị trường đầu ra - sản phẩm - dịch vụ doanh nghiệp cung cấp và thị trườngđầu vào - công nghệ, nguyên vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.Chiến lược thị trường có thể theo hướng phát triển thị trường nội địa cũng như phát triểnra thị trường ngoài.+ Chiến lược huy động và sử dụng vốn: Môi trường luôn luôn biến động, để đảm bảonguồn lực mở rộng quy mô, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đúng đắn nhằm huyđộng vốn nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu nhậpcông nghệ cao đòi hỏi nhiều vốn ban đầu.Doanh nghiệp có thể tiến hành huy động theo các hướng sau: vay vốn ngân hàng, liêndoanh, liên kết, cổ phần hoá Song song với quá trình huy động vốn doanh nghiệp phảisử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.+ Chiến lược marketing hỗn hợp: Chiến lược marketing không thể thiếu trong chiếnlược kinh doanh, chiến lược marketing nhằm giới thiệu và đưa sản phẩm dịch vụ đếnngười tiêu dùng. Chiến lược marketing hỗn hợp sẽ phải làm khách hàng từ chưa biết sảnphẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến biết, thích sử dụng, và tiến đến mua sản phẩm dịchvụ của doanh nghiệp, nó gợi mở nhu cầu của người tiêu dùng. Nó bao gồm các chiếnlược nhỏ sau: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, Chiến lược giaotiếp khuyếch trương.6Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường + Chiến lược phát triển công nghệ: Ngày nay vai trò của công nghệ ngày càng đượckhẳng định là bậc nhất, là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Công nghệ ở đây không chỉ làmáy móc mà còn là công nghệ quản lý. Nhưng công nghệ càng cao đòi hỏi lượng vốncàng lớn, trình độ cao. Do đó để thực hiện tốt chiến lược công nghệ cần thực hiện tốtchiến lược huy động vốn và chiến lược phát triển con người. 4. Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường:- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vàoviệc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bấtkỳ yếu tố nào khác. Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp cần hết sức cốgắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặccác thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họđang tiến hành. Lợi thế của chiến lược tăng trưởng tập trung là cho phép doanhnghiệp tập hợp mọi nguồn lực vào các hoạt động sở trường và truyền thống củamình để khai thác điểm mạnh. Chiến lược tăng trưởng tập trung có thể triển khaitheo 3 hướng sau: + Chiến lược thâm nhập thị trường+ Chiến lược phát triển thị trường+ Chiến lược phát triển sản phẩm- Chiến lược phát triển hội nhập: là phát triển doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập vàmở rộng mối quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, các nhà trung gian phân phốivà tiêu thụ sản phẩm, hoặc đối thủ cạnh tranh. Sự liên doanh và hội nhập này sẽtạo ra một cấp độ quy mô mới, cho phép doanh nghiệp chủ động kinh doanh từ7Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường khâu đầu đến khâu tiêu thụ hoặc tạo vị thế trên thương trường. Chiến lược hộinhập cũng có thể triển khai theo 3 hướng:+ Hội nhập dọc ngược chiều+ Hội nhập dọc thuận chiều+ Hội nhập ngang- Chiến lược phát triển đa dạng hóa: là chiến lược tăng trưởngdựa trên sự thay đổivề công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo những cặp sản phẩm-thịtrường mới cho doanh nghiệp. Chiến lược đa dạng hóa không những hạn chế rủi rokinh doanh của doanh nghiệp vì lĩnh vực hoạt động mở rộng mà còn giúp tăngthêm lợi nhuận từ những ngành nghề khác. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lượcnày có thể đa dạng hóa theo các hướng:+ Đa dạng hóa đồng tâm+ Đa dạng hóa ngang+ Đa dạng hóa hỗn hợpIV. TIẾN TRÌNH HOACH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH:1. Đánh giá vị trí hiện tại:8Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường • Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác địnhxem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêuvà chiến lược của công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một sô các yếu tốnhư: kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội.• Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty vềcác mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và pháttriển (R & D)2. Nhận thức được cơ hội:Tìm hiểu cơ hội là điểm bắt đầu thực sự của hoạch định. Cơ hội có thể có tronghiện tại và tương lai. Khi xem xét chúng, đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện,chính xác về thị trường cạnh tranh, về nhu cầu khách hàng, về các điểm mạnh vàđiểm yếu của mình và về mục đích phải đạt được trong tương lai. Việc hoạch địnhđòi hỏi phải thực hiên hiện dự toán về khả năng xuất hiện cơ hội. Cơ hội có thểlớn hơn hoặc nhỏ, có thể đánh giá với doanh nghiệp này mà không đáng giá vớidoanh nghiệp kia. Vấn đề quan trọng là phải sớm dự đoán và phát hiện được cơhội lớn và quan trọng với tổ chức hay doanh nghiệp mình. 3. Thiết lập các mục tiêu:9Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường Bước này đòi hỏi phải xác định được các mục tiêu với các kết quả cụ thể cần đạt được tạinhững thời điểm cụ thể nhất định. Từ đó cần xác định các công việc cần làm, khi nào sẽ bắt đầu thực hiện và kết thúc hoàn thành, nơi nào cần phải chú trọng ưu tiên. Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tươnglai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác nhữnggì công ty muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệtcần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là:- Nguyện vọng của cổ đông- Khả năng tài chính- Cơ hội4. Phát triển các tiền đề hoạch địnhĐó là các dự báo, các giả thiết về môi trường, các chính sách cơ bản có thể áp dụng, cáckế hoach hiện có của công ty. Điều quan trọng đối với nhà quản trị là sự đánh giá chínhxác các điều kiện tiền đề trên và dự đoán được sự biến động và phát triển nó. Trong thựctế, nếu người lập kế hoach càng hiểu biết về các tiền đề và càng đánh giá đúng nó, thìviệc hoạch định nói chung và hoach định chiến lược nói riêng của tổ chức sẽ càng đượcthực hiện và phối hợp chặt chẽ hơn. Để những người lập kế hoạch hiểu và đánh giá đúng các điều kiện tiền đề của hoach định,đòi hỏi các nhà quản trị từ cấp cao nhất trong tổ chức phải có trách nhiệm giải thích và10Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường tạo điều kiện cho những người dưới quyền hiểu rõ chúng. Với ý nghĩa đó, việc bàn bạckỹ lưỡng trong tập thể để xây dựng và lựa chọn các tiền đề là rất cần thiết. 5. Xác định các phương án:Bước này đòi hỏi phải nghiên cứu và xây dựng được các phương án hành động khácnhau. Khi các kế hoạch càng lớn thì việc tìm kiếm và xây dựng các phương án kế hoạchcàng phức tạp. 6. Đánh giá và so sánh các phương án:Sau khi xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu khác nhau, cần phải xem xét nhữngđiểm mạnh và điểm yếu của từng phương án trên cơ sở các tiền đề và mục tiêu phải thựchiện. Trong trường hợp có một mục tiêu duy nhất, và hầu hết các yếu tố để so sánh có thểlượng hóa được, thì việc đánh giá và so sánh của các phương án sẽ tương đối dễ dàng.Nhưng trên thực tế lại thường gặp những hoach định có chứa nhiều biến động, nhiều mụctiêu và nhiều yếu tố so sánh không lượng hóa được. Trong những trường hợp như vậy,việc đánh giá và so sánh các phương án thường gặp nhiều khó khăn. 7. Lựa chọn phương án tối ưu:Sau khi so sánh các phương án, người ta sẽ chọn phương án tối ưu. Đôi khi, việc phântích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều phương án thích hợp vànhà quản trị có thể quyết định thực hiện một số phương án, chứ không chỉ đúng mộtphương án tối ưu. Trên thực tế, để chọn được phương ác tối ưu người ta thường dựa vào11Nhóm Thực Hiện: BF1 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Hải Đường các phương pháp cơ bản như: dựa vào kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm, phươngpháp nghiên cứu và phân tích, phương pháp mô hình hóa. 8. Hoạch định kế hoạch phụ trợ:Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch phụ trợ để đảm bảo kếhoach được phục vụ tốt.9. Hoạch định ngân quỹ:Sau khi kế hoạch được xây dựng xong, đòi hỏi các mục tiêu, các thông số cần lượng hóachúng như: tổng hợp thu nhập, chi phí, lợi nhuận… Các ngân quỹ này sẽ là các tiêuchuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lượng các kế hoạch đã xây dựng. 10.Đánh giá và kiểm soát kế hoạch:Ở giai đoạn này, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họtrong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trìnhkiểm soát dự toán và quản lí thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô. 12
Tài liệu liên quan
- BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO ĐỀ BÀI: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2010
- 20
- 2
- 3
- BÀI TẬP NHÓM MÔM QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ IKEA – NHÀ BÁN LẺ TOÀN CẦU
- 16
- 4
- 23
- BÀI TẬP NHÓM MÔN: MÔ HÌNH KINH DOANH - Công ty CP gỗ Hoàng Anh Gia Lai doc
- 19
- 944
- 2
- BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH Tình huống 1: SAMSUNGVINA – Con đường dẫn tới thành công.
- 18
- 7
- 115
- BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ HÀNG Thiết kế một tiệc cưới ngoài biển tại nhà hàng
- 42
- 1
- 2
- bài tập nhóm môn quản trị marketing
- 11
- 773
- 0
- Hướng dẫn làm bài tập lớn môn quản trị kinh doanh 2
- 21
- 1
- 1
- Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh lưu trú CHỨNG MINH HỆ SẢN PHẨM ĐA DẠNG PHONG PHÚ TẠI MỘT KHÁCH SẠN BẰNG CÁCH THÂM NHẬP THỰC TẾ HỆ SẢN PHẨM CỦA KHÁCH SẠN ĐÓ
- 10
- 1
- 0
- Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh lưu trú Chứng minh hệ sản phẩm khách sạn phong phú tại khách sạn carvelle
- 12
- 777
- 0
- Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh lưu trú HỆ SẢN PHẨM KHÁCH SẠN HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG
- 10
- 720
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(80 KB - 12 trang) - Bài tập nhóm môn quản trị kinh doanh nhà hàng HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Tập Hoạch định Chiến Lược Tổng Hợp
-
Chương 4: Hoạch định Tổng Hợp QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
-
Bài Tập Hoạch định Tổng Hợp Có Lời Giải PDF - ViecLamVui
-
[PDF] BÀI 5 HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP - Topica
-
[DOC] BÀI TẬP HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP - QTKD 2010
-
Welcome To Cucaingot Blog: Hoạch định Tổng Hợp - Bài Tập 1
-
[PDF] BÀI 6: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC - Topica
-
[] On-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
-
Chương 9 - Hoạch định Tổng Hợp- Kinh Tế Quản Trị, Quản Trị Kinh Doanh
-
Bài Giảng Chương 6: Hoạch định Tổng Hợp
-
Bài Tập Quản Trị Sản Xuất Chương Hoạch định Tổng Hợp
-
Bài Tập Hoạch định Tổng Hợp Quản Trị Sản Xuất - 123doc
-
Hoạch định Sản Xuất Là Gì? Hoạch định Chiến Lược Sản Xuất?