Bài Tập Toán Lớp 6: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên. Nhân ...

Bài tập Toán lớp 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ sốBài tập Toán lớp 6 chương 1Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

  • A. Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên
  • B. Bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên
  • C. Lời giải bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Bài tập Toán lớp 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số là tài liệu ôn tập với các bài tập Toán lớp 6 chương 1, giúp các em học sinh luyện tập các dạng Toán lớp 6 đạt kết quả tốt nhất, góp phần củng cố thêm kiến thức của các em.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bản quyền thuộc về VnDoc.Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

A. Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

+ Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a. Nghĩa là:

{a^n} = a.a...a\left( {n \ne 0} \right)\({a^n} = a.a...a\left( {n \ne 0} \right)\)

Trong đó a được gọi là cơ số, n là gọi là số mũ

+ Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa

+ {a^2}\({a^2}\) được gọi là a bình phương hay bình phương của a

+ {a^3}\({a^3}\)được gọi là a lập phương hay lập phương của a

2. Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số

+ Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ

+ Tổng quát: {a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)

B. Bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Viết gọn tích 5.5.5.5.5 dưới dạng lũy thừa được:

A. {5^4}\({5^4}\)B. {5^7}\({5^7}\)C. {5^5}\({5^5}\)D. {5^6}\({5^6}\)

Câu 2: {a^0}\({a^0}\) có kết quả bằng:

A. 1B. aC. 0D. 2a

Câu 3: Tích 2.8.16.2 được viết dưới dạng lũy thừa gọn nhất là:

A. {2^{10}}\({2^{10}}\)B. {16^2}.2\({16^2}.2\)C. {2^9}\({2^9}\)D. {2^2}.8.16\({2^2}.8.16\)

Câu 4: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và:

A. Lấy hiệu giữa các số mũB. Nhân các số mũ với nhau
C. Cộng các số mũ với nhauD. Giữ nguyên số mũ lớn hơn

Câu 5: Số tự nhiên n thỏa mãn {2^n} = 16\({2^n} = 16\) là:

A. n = 3B. n = 6C. n = 4D. n = 5

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:

a, 7.7.7.7.7.7.7b, 5.5.4.5.4.4.5
c, 3.3.3.9.27.27.81d,6.2.3.6.12.3

Bài 2: Tìm số tự nhiên x biết:

a, {2^x} = 128\({2^x} = 128\)b, {3^{2x + 2}} = 81\({3^{2x + 2}} = 81\)
c, 12.\left( {x - 1} \right):3 = {4^3} + {2^3}\(12.\left( {x - 1} \right):3 = {4^3} + {2^3}\)d, {x^2} = 169\({x^2} = 169\)

Bài 3: So sánh các lũy thừa sau:

a, {5^4}\({5^4}\){4^5}\({4^5}\)

b, {6^3}\({6^3}\){5^4}\({5^4}\)

C. Lời giải bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
CACCC

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

a, 7.7.7.7.7.7.7 = {7^7}\({7^7}\)

b, 5.5.4.5.4.4.5 = (5.5.5.5).(4.4.4) = (5.5.5.5).(2.2.2.2.2.2) = {5^4}{.2^6}\({5^4}{.2^6}\)

c, 3.3.3.9.27.27.81 = {3^3}{.3^2}{.3^3}{.3^3}{.3^4} = {3^{3 + 2 + 3 + 3 + 4}} = {3^{15}}\({3^3}{.3^2}{.3^3}{.3^3}{.3^4} = {3^{3 + 2 + 3 + 3 + 4}} = {3^{15}}\)

d, 6.2.3.6.12.3 = 2.3.2.3.2.3.2.2.3.3 = {2^5}{.3^5}\({2^5}{.3^5}\)

Bài 2:

a,

\begin{array}{l}  {2^x} = 128\\  {2^x} = {2^7}\\  x = 7  \end{array}\(\begin{array}{l} {2^x} = 128\\ {2^x} = {2^7}\\ x = 7 \end{array}\)

b,

\begin{array}{l}  {3^{2x + 2}} = 81\\  {3^{2x + 2}} = {3^4}\\  2x + 2 = 4\\  2x = 4 - 2\\  2x = 2\\  x = 1  \end{array}\(\begin{array}{l} {3^{2x + 2}} = 81\\ {3^{2x + 2}} = {3^4}\\ 2x + 2 = 4\\ 2x = 4 - 2\\ 2x = 2\\ x = 1 \end{array}\)

c,

\begin{array}{l}  12.\left( {x - 1} \right):3 = {4^3} + {2^3}\\  12.\left( {x - 1} \right):3 = 64 + 8\\  12.\left( {x - 1} \right):3 = 72\\  4\left( {x - 1} \right) = 72\\  x - 1 = 18\\  x = 19  \end{array}\(\begin{array}{l} 12.\left( {x - 1} \right):3 = {4^3} + {2^3}\\ 12.\left( {x - 1} \right):3 = 64 + 8\\ 12.\left( {x - 1} \right):3 = 72\\ 4\left( {x - 1} \right) = 72\\ x - 1 = 18\\ x = 19 \end{array}\)

d,

\begin{array}{l}  {x^2} = 169\\  {x^2} = {13^2}\\  x = 13  \end{array}\(\begin{array}{l} {x^2} = 169\\ {x^2} = {13^2}\\ x = 13 \end{array}\)

Bài 3:

a, Vì {5^4} = 625;{4^5} = 1024\({5^4} = 625;{4^5} = 1024\) và 625 < 1024 nên {5^4} < {4^5}\({5^4} < {4^5}\)

b, Vì {6^3} = 216;{5^4} = 625\({6^3} = 216;{5^4} = 625\) và 216 < 625 nên {5^4}  {6^3}\({5^4} > {6^3}\)

-------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bài tập Toán lớp 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu khác do VnDoc sưu tầm và chọn lọc như Giải Toán 6, Giải SBT Toán 6, Giải VBT Toán lớp 6, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Từ khóa » Toán Lớp 6 Nhân Hai Lũy Thừa Cùng Cơ Số