Bài Tập Toán Rời Rạc Đồ Thị - Luan Van Mien Phi - Hỗ Trợ Ôn Tập
Có thể bạn quan tâm
Bài tập Toán rời rạc Đồ thị
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU
Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”
(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)
Đề cương liên quan:BÀI TẬP LỚN KẾT CẤU THÉP 1 THIẾT KẾ HỆ SÀN – DẦM BẰNG THÉP
Mục Lục
- Bài tập Toán rời rạc : Đồ thị
- * Bài 1:
- Lời giải:
- * Bài 2:
- Lời giải :
- * Bài 3:
- Lời giải:
- * Bài 4:
- Lời giải:
- *Bài 5:
- Lời giải:
- *Bài 6:
- Lời giải:
- *Bài 7:
- Lời giải:
- *Bài 8:
- Lời giải:
- * Bài 9: Các đồ thị G và G’ sau có đẳng cấu với nhau không?
- Lời giải:
- * Bài 10:
- Lời giải:
- * Bài 11:
- Lời giải:
- * Bài 12:
- Lời giải:
- *Bài 13:
- Lời giải:
- * Bài 14:
- Lời giải:
- *Bài 15:
- Lời giải:
- *Bài 16:
- Lời giải:
- Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Bài tập Toán rời rạc Đồ thị
Bài tập Toán rời rạc : Đồ thị* Bài 1:
Cho G là một đồ thị có v đỉnh và e cạnh.M và m tương ứng là bậc lớn nhất và nhỏ nhất của các đỉnh của G.Chứng minh rằng:
m £ 2.e/v £ M
Lời giải:
Theo đề ra ta có:
M: bậc lớn nhất của đỉnh của G.
m: bậc nhỏ nhất của đỉnh của G.
Như vậy:
m £ deg(vi) £ M (với deg(vi) : bậc của đỉnh vi)
v.m £ ∑deg(vi) £ v.M
v.m £ 2.e £ v.M
m £ 2.e £ M
Vậy ta có điều phải chứng minh.
* Bài 2:
Chứng minh rằng nếu G là đơn đồ thị phân đôi có v đỉnh và e cạnh, khi đó
e £ v2/4.
Lời giải :
Ta có:
G=(V,E) là đơn đồ thị phân đôi.
V=V1 U V2, V1 ∩ V2 =ø, V1 ≠ ø, V2 ≠ ø.
Gọi n1 và n2 lần lượt là số phần tử của V1 và V2.
n1 + n2 = v
G là đồ thị phân đôi nên e đạt giá trị max khi G là đồ thị phân đôi đầy đủ.Khi đó:
e = n1.n2
Có nghĩa là trong trường hợp tổng quát thì:
e £ n1.n2
Như vậy, để chứng minh e £ v2/4 chỉ cần chứng minh:
n1.n2£ v2/4
Thật vậy:
n1.n2 £ v2/4
n1.n2 £ (n1+ n2)2/4
4.n1.n2 £ n12 + n22 + 2.n1.n2
n12 + n22 – 2.n1.n2 ≥ 0£ v2/4
(n1– n2)2 ≥ 0 (hiển nhiên đúng)
Suy ra:
e £ n1.n2 £ v2/4
Vậy ta có điều phải chứng minh.
* Bài 3:
Trong một phương án mạng kiểu lưới kết nối n=m2 bộ xử lý song song, bộ xử lý P(i,j) được kết nối với 4 bộ xử lý (P(i±1) mod m, j), P(i, (j±1) mod m), sao cho các kết nối bao xung quanh các cạnh của lưới. Hãy vẽ mạng kiểu lưới có 16 bộ xử lý theo phương án này.
Lời giải:
* Bài 4:
Hãy vẽ các đồ thị vô hướng được biểu diễn bởi ma trận liền kề sau:
- a) b)
1 2 3 1 2 0 1
2 0 4 2 0 3 0 3 4 0 0 3 1 1
1 0 1 0
c)
0 1 3 0 4
1 2 1 3 0
3 1 1 0 1
0 3 0 0 2
4 0 1 2 3
Lời giải:
- a) b)
c)
*Bài 5:
Nêu ý nghĩa của tổng các phần tử trên một hàng (tương ứng cột) của một ma trận liền kề đối với một đồ thị vô hướng ? Đối với đồ thị có hướng ?
Lời giải:
Cho đồ thị G=(V,E).V= {v1,v2,…,vn }
Ma trận liền kề của đồ thị G=(V,E) là ma trận:
A=( aij ) với 1≤i,j≤n
a11 a12 … a1n
a21 a22 … a2n
A= ………
an1 an2 … ann
*Nếu G là đồ thị vô hướng:
aij là số cạnh nối đỉnh vi và vj
-Tổng hàng i của ma trận A:
n
∑ aij chính là bậc của đỉnh vi
j=1
-Tổng cột j của ma trận A:
n
∑aij chính là bậc của đỉnh vj
i=1
*Nếu G là đồ thị có hướng:
aij là số cung nối vi và vj mà vj là đỉnh cuối
-Tổng hàng i của ma trận A:
n
∑ aij chính là bậc ra của đỉnh vi
j=1
-Tổng cột j của ma trận A:
n
∑aij chính là bậc ra của đỉnh vj
i=1
*Bài 6:
Tìm ma trận liền kề cho các ma trận sau:
- a) Kn b) Cn c) Wn d) Km,n e) Qn
Lời giải:
- Ma trận liền kề của đồ thị đầy đủ Kn:
ai1 ai2 … aij … ain
a1j 0 1 … 1 … 1
a2j 1 0 … 1 … 1
… … … … … … …
aij 1 1 … 0 … 1
… … … … … … …
anj 1 1 … 1 … 0
Hay viết cách khác:
Ma trận liền kề của đồ thị đầy đủ Kn là:
0 nếu i = j
A = (aij), trong đó aij =
1 nếu i ≠ j
- Ma trận liền kề của đồ thị vòng Cn:
ai1 ai2 ai3 … aij-1 aij aij+1 … ain-1 ain
a1j 0 1 0 … 0 0 0 … 0 1
a2j 1 0 1 … 0 0 0 … 0 0
a3j 0 1 0 … 0 0 0 … 0 0
… … … … … … … … … … …
aij 0 0 0 … 1 0 1 … 0 0
… … … … … … … … … … …
anj 1 0 0 … 0 0 0 … 1 0
Viết cách khác:
Ma trận liền kề của đồ thị vòng Cn là:
A = (aij), trong đó:
1 nếu j=2 hoặc j=n
– Với i=1: aij=
0 nếu j≠2và j≠n
1 nếu j=1 hoặc j=n-1
– Với i=n: aij=
0 nếu j≠1 và j≠n-1
-Với i≠1 và i≠n:
1 nếu j=i+1, j=i-1
aij =
0 nếu j≠i+1 và j≠i-1
- c) Ma trận liền kề A của đồ thị bánh xe Wn:
ai1 ai2 ai3 … aij-1 aij aij+1 … ain-1 ain ain +1
a1j 0 1 0 … 0 0 0 … 0 1 1
a2j 1 0 1 … 0 0 0 … 0 0 1
… … … … … … … … … … … …
aij 0 0 0 … 1 0 1 … 0 0 1
… … … … … … … … … … … …
anj 1 0 0 … 0 0 0 … 1 0 1
an+1j 1 1 1 … 1 1 1 … 1 1 0
- Ma trận liền kề của đồ thị phân đôi đầy đủ Km,n:
Cho G=(V,E)=Km,n, trong đó V=V1 U V2
V1={v1,v2,…,vm}
V2={v’1,v’2,…,v’n}
Ta có ma trận liền kề của Km,n như sau:
v1 v2 … vm v’1 v’2 … v’n
v1 0 0 … 0 1 1 … 1
v2 0 0 … 0 1 1 … 1
… … … … … … … … …
vm 0 0 … 0 1 1 … 1
v’1 1 1 … 1 0 0 … 0
v’2 1 1 … 1 0 0 … 0
… … … … … … … … …
v’n 1 1 … 1 0 0 … 0
- Ma trận liền kề của đồ thị lập phương Qn( 2n đỉnh ứng với n xâu nhị phân khác nhau chứa bit 0, 1)
00..00 00..01 00..10 00..11 … 10..00 10..01 … 11..11
00..00 0 1 1 0 … 1 0 … 0
00..01 1 0 0 1 … 0 1 … 0
00..10 1 0 0 1 … 0 0 … 0
00..11 0 1 1 0 … 0 0 … 0
… …
10..00 1 0 0 0 … 0 1 … 0
10..01 0 0 0 0 … 1 0 … 0
…
11..11 0 0 0 0 … 0 0 … 0
*Bài 7:
Hai đơn đồ thị với ma trận liền kề sau đây có là đẳng cấu không?
0 1 0 1 0 1 1 1
1 0 0 1 1 0 0 1
0 0 0 1 1 0 0 1
1 1 1 0 1 1 1 0
Ma trận 1 Ma trận 2
Lời giải:
- Cách 1:
Dựa vào ma trận liền kề, ta có thể vẽ được 2 đồ thị tương ứng như sau:
G1 G2
G1=(V,E): đồ thị ứng với ma trận 1
G2=(V’,E’): đồ thị ứng với ma trận 2
Dễ dàng nhận thấy:
- Số cạnh của 2 đồ thị khác nhau: G1 có 4 cạnh, G2 có 5 cạnh
- Ngoài ra:
G1 có 1 đỉnh bậc 1 (V3)
2 đỉnh bậc 2 (V1,V2)
1 đỉnh bậc 3 (V4)
G2 không có đỉnh bậc 1
2 đỉnh bậc 2(V’2,V’3)
2 đỉnh bậc 3(V’1,V’4)
Vậy 2 đồ thị trên không đẳng cấu.
- Cách 2:
Tổng các phần tử trong ma trận liền kề của đơn đồ thị bằng tổng số bậc của các đỉnh và bằng 2 lần số cạnh của đồ thị.
Từ 2 ma trận trên ta có:
- Đồ thị ứng với ma trận 1 có 8:2=4 cạnh
- Đồ thị ứng với ma trận 2 có 10:2=5 cạnh
Như vậy, 2 đơn đồ thị ứng với 2 ma trận liền kề trên không đẳng cấu.
*Bài 8:
Hai đơn đồ thị với ma trận liên thuộc sau có là đẳng cấu không?
1 0 0 0 0 0 1 0 0 1
1 0 1 0 1 0 1 1 1 0
0 0 0 1 1 1 0 0 1 0
0 1 1 1 0 1 0 1 0 1
Lời giải:
– Ma trận 1:
e1 e2 e3 e4 e5
u1 1 1 0 0 0
u2 1 0 1 0 1
u3 0 0 0 1 1 ứng với đồ thị G=(U,E)
u4 0 1 1 1 0
- Ma trận 2:
e’1 e’2 e’3 e’4 e’5
v1 0 1 0 0 1
v2 0 1 1 1 0 ứng với đồ thị G’=(V,E’)
v3 1 0 0 1 0
v4 1 0 1 0 1
e1 e’2
e2 e3 e5 e’5 e’3 e’4
e4 e’1
G=(U,E) G’=(V,E’)
Xét phép đẳng cấu f:
e1→e’2
e2→e’5
e3→e’3
e4→e’1
e5→e’4
Lúc này, ta biểu diễn lại ma trận liên thuộc của đồ thị G’ theo thứ tự các đỉnh v1, v2, v3,v4 và thứ tự các cạnh e’2, e’5, e’3, e’1, e’4 như sau:
e’2 e’5 e’3 e’1 e’4
v1 1 1 0 0 0
v2 1 0 1 0 1
v3 0 0 0 1 1
v4 0 1 1 1 0
Ma trận n ày và ma trận liên thuộc của G bằng nhau.
Vậy G và G’ đẳng cấu với nhau.
* Bài 9: Các đồ thị G và G’ sau có đẳng cấu với nhau không?
a)
b)
Lời giải:
- Xét phép đẳng cấu f:
u1→v2
u2→v3
u3→v6
u4→v5
u5→v4
u6→v1
Lúc này, ma trận liền kề của G (theo thứ tự các đỉnh u6, u1, u2, u5, u4, u3) và ma trận liền kề của G’ là bằng nhau và bằng:
0 1 1 1 1 1
1 0 1 1 0 0
1 1 0 1 0 1
1 1 1 0 1 1
1 0 0 1 0 1
1 0 1 1 1 0
Vậy G và G’ đẳng cấu với nhau.
b)Xét phép đẳng cấu f:
u1→v3
u2→v5
u3→v1
u4→v2
u5→v4
u6→v6
Lúc này, ma trận liền kề của G(theo thứ tứ các đỉnh v3, v4, v1, v5, v2, v6) và na trận liền kề của G’ bằng nhau và bằng:
0 1 0 0 0 1
0 0 0 0 1 0
0 1 0 1 0 0
1 0 0 0 0 0
0 0 0 1 0 0
0 0 1 0 1 0
Vậy, hai đồ thị G và G’ đẳng cấu với nhau.
* Bài 10:
Cho V={2,3,4,5,6,7,8} và E là tập hợp các cặp phần tử (u,v) của V sao cho u<v và u,v nguyên tố cùng nhau. Hãy vẽ đồ thị có hướng G=(V,E). Tìm số các đường đi phân biệt độ dài 3 từ đỉnh 2 tới đỉnh 8.
Lời giải:
Các cặp phần tử (u,v) thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
E={(2,3), (2,5), (2,7), (3,4), (3,5), (3,7), (3,8), (4,5), (4,7), (5,6), (5,7), (5,8), (6,7), (7,8)}
Đồ thị G cần vẽ :
Các đường đi phân biệt độ dài 3 đi từ 2 đến 8 là:
2, 3, 7, 8
2, 3, 5, 8
2, 5, 7, 8
* Bài 11:
Hãy tìm số đường đi độ dài n giữa hai đỉnh liền kề (t.ư. không liền kề) tùy ý trong K3,3 với mỗi giá trị của n sau:
- a) n=2 b) n=3 c) n=4 d) n=5
Lời giải:
K3,3
* Cách 1:
Tập các đỉnh của K3,3 được chia làm 2 phần:
- Phần 1 gồm V1, V2, V3
- Phần 2 gồm V4, V5, V6
Trong đó, 2 đỉnh thuộc cùng 1 phần thì không liền kề
2 đỉnh thuộc 2 phần khác nhau thì liền kề.
Gọi d là số đường đi độ dài n giữa 2 đỉnh thuộc K3,3.
* Nếu n chẵn thì điểm đầu và điểm cuối của đường đi phải nằm trong cùng 1 phần (chúng không liền kề).
* Nếu n lẻ thì điểm đầu và điểm cuối của đường đi phải nằm ở 2 phần khác nhau (chúng liền kề với nhau).
Mà khi xuất phát từ 1 đỉnh ta luôn có 3 cách đi(do mỗi phần gồm 3 đỉnh). Áp dụng quy tắc nhân ta có số đường đi có độ dài n giữa 2 đỉnh là:
- Nếu 2 đỉnh liền kề:
+ n chẵn: d=0
+ n lẻ : d=3n-1(do cạnh cuối cùng nối với đỉnh cuối chỉ có 1 cách)
- Nếu 2 đỉnh không liền kề:
+ n chẵn : d=3n-1(do cạnh cuối cùng nối với đỉnh cuối chỉ có 1 cách)
+ n lẻ : d=0
Áp dụng cụ thể:
Độ dài Đỉnh | n=2 | n=3 | n=4 | n=5 |
Liền kề | d=0 | d=9 | d=0 | d=81 |
Không liền kề | d=3 | d=0 | d=27 | d=0 |
* Cách 2:
Đồ thị K3,3 có ma trận liền kề theo thứ tự các đỉnh V1, V2, V3, V4, V5, V6 như sau:
0 0 0 1 1 1
0 0 0 1 1 1
A= 0 0 0 1 1 1
1 1 1 0 0 0
1 1 1 0 0 0
1 1 1 0 0 0
Ta có mệnh đề: Cho G là một đồ thị (vô hướng hoặc có hướng) với ma trận liền kề A theo thứ tự các đỉnh v1, v2, …, vn. Khi đó số các đường đi khác nhau độ dài r từ vi tới vj trong đó r là một số nguyên dương, bằng giá trị của phần tử dòng i cột j của ma trận Ar.
n
Ta có:
An = A.A…A.A
3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0
3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0
A= 3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0 , nếu n chẵn
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
0 0 0 3n-1 3n-1 3n-1
A= 3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0 , nếu n lẻ
3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0
3n-1 3n-1 3n-1 0 0 0
Như vậy, theo mệnh đề trên, áp dụng vào các trường hợp cụ thể đề bài đã cho ta có kết quả như ở cách 1.
* Bài 12:
Một cuộc họp có ít nhất 3 đại biểu đến dự.Mỗi người quen ít nhất 2 đại biểu khác.Chứng minh rằng có thể sắp xếp một số đại biểu ngồi xung quanh một bàn tròn để mỗi người ngồi giữa 2 người mà đại biểu đó quen.
Lời giải:
* Ta có thể biểu diễn mối quan hệ của các đại biểu đến tham dự cuộc họp bằng đơn đồ thị G=(V,E).
G có n đỉnh (n≥3, n là số đại biểu) và e cạnh.
Mỗi đỉnh của đồ thị ứng với 1 đại biểu, giữa 2 đỉnh ứng với 2 đại biểu quen nhau tồn tại 1 cạnh.
Gọi Vi (i=1,2,…,n): đỉnh của đồ thị (ứng với 1 đại biểu)
Do mỗi người quen ít nhất 2 đại biểu khác nên
deg(Vi) ≥ 2
n
∑deg(Vi) ≥ 2n
i=1
Số cạnh của đồ thị: e ≥ n (1)
* Mặt khác, theo đề ra ta có: các đại biểu ngồi xung quanh 1 bàn tròn.
Vì vậy, đồ thị biểu diễn cách sắp xếp chỗ ngồi của các đại biểu thỏa yêu cầu là đồ thị vòng Cn.
Trong đồ thị vòng Cn có n (cạnh), n cạnh này được lấy từ e cạnh của G(do nó biểu thị mối quan hệ giữa các đại biểu) (2)
* Tập đỉnh của G và Cn bằng nhau và bằng n. (3)
Từ (1), (2) và (3) cho thấy, Cn là đồ thị con bao hàm của G.(Cn được tạo ra bằng cách bỏ đi một số cạnh thích hợp của G)
Vậy, dựa trên mối quan hệ giữa các đại biểu như trên ta có thể sắp xếp các đại biểu ngồi quanh bàn tròn sao cho mỗi người ngồi giữa 2 người mà họ quen.( Đpcm)
*Bài 13:
Một lớp học có ít nhất 4 sinh viên. Mỗi sinh viên thân với ít nhất 3 sinh viên khác. Chứng minh rằng có thể xếp một số chẵn sinh viên ngồi quanh một cái bàn tròn để mỗi sinh viên ngồi giữa 2 sinh viên mà họ thân.
Lời giải:
* Mối quan hệ giữa các sinh viên trong lớp có thể biểu diễn bằng 1 đơn đồ thị G=(V,E) n đỉnh(n≥4, n: số sinh viên), e cạnh.
Hai đỉnh ứng với 2 sinh viên thân nhau liền kề với nhau.
Gọi Vi (i=1,2,…,n): đỉnh của đồ thị ứng với 1 sinh viên.
Mỗi sinh viên thân với ít nhất 3 người
deg(Vi) ≥ 3
n
∑ deg(Vi) ≥ 3n
i=1
Tổng số cạnh của G là: e ≥ 3n/2 (1)
* Mặt khác, theo đề ra ta có: cách sắp xếp chỗ ngồi của các sinh viên có thể biểu diễn bằng đồ thị vòng Cn (do các sinh viên ngồi quanh bàn tròn).
Cn có n cạnh (n cạnh này lấy từ e cạnh của G)
Mà e phải là số nguyên suy ra n phải chia hết cho 2 (n chẵn)
Tập đỉnh của Cn và G bằng nhau và bằng n.
Từ đó, ta thấy Cn chính là đồ thị con bao hàm của G.(Cn có thể tạo ra từ G bằng cách bỏ đi một số cạnh thích hợp)
Hay: có thể sắp xếp một số chẵn sinh viên ngồi quanh một cái bàn tròn sao cho mỗi người ngồi giữa 2 người mà họ thân.( Đpcm)
* Bài 14:
Trong một cuộc họp có đúng 2 đại biểu không quen nhau và mỗi đại biểu này có một số lẻ người quen đến dự.Chứng minh rằng luôn luôn có thể xếp một số đại biểu ngồi chen giữa 2 đại biểu nói trên, để mỗi người ngồi giữa 2 người mà đại biểu đó quen.
Lời giải:
Mối quan hệ giữacác đại biểu đến tham dự cuộc họp có thể biểu diễn bằng 1 đơn đồ thị G=(V,E).Trong đó mỗi đỉnh là một đại biểu, giữa 2 đỉnh ứng với 2 đại biểu quen nhau tồn tại 1 cạnh.
Trong cuộc họp có đúng 2 đại biểu không quen nhau và có số lẻ người quen đến tham dự.Vậy G có đúng 2 đỉnh không liền kề và 2 đỉnh này có bậc lẻ.
Từ mệnh đề: Nếu một đồ thị có đúng hai đỉnh bậc lẻ thì hai đỉnh này phải liên thông, tức là có một đường đi nối chúng ta suy ra có thể tìm ra một số đại biểu ngồi chen vào giữa 2 đại biểu này sao cho mỗi đại biểu ngồi giữa 2 người mà đại biểu đó quen.(do 2 đỉnh ứng với 2 người này không liên thông, 2 người không ngồi sát nhau và họ quen với n-2 người còn lại)
*Bài 15:
Một thành phố có n (n ³ 2) nút giao thông và hai nút giao thông bất kỳ đều có số đầu mối đường ngầm tới một trong các nút giao thông này đều không nhỏ hơn n. Chứng minh rằng từ một nút giao thông tuỳ ý ta có thể đi đến một nút giao thông bất kỳ khác bằng đường ngầm.
Lời giải:
– Ta có thể xem hệ thống đường ngầm của thành phố là một đơn đồ thị có các đỉnh là các nút giao thông.
Số đỉnh của đồ thị chính là số nút giao thông: n (n≥2)
Cạnh của đồ thị là đường ngầm nối 2 nút giao thông.
Theo đề ra ta có:
Hai nút giao thông bất kì đều có số đầu mối đường ngầm tới một trong các nút giao thông đều không nhỏ hơn n.
– Ta có mệnh đề:
Mọi đơn đồ thị n đỉnh (n≥2) có tổng bậc của 2 đỉnh tùy ý không nhỏ hơn n đều là đồ thị liên thông.
Vậy, theo định lí trên, hệ thống đường ngầm của thành phố là đồ thị liên thông.
Suy ra, từ một nút giao thông tuỳ ý ta có thể đi đến một nút giao thông bất kỳ khác bằng đường ngầm.(Đpcm).
*Bài 16:
Có bao nhiêu đơn đồ thị đẳng cấu với n đỉnh khi:
- a) n=2 b) n=3 c) n=4
Lời giải:
- Với n=2, có 2 đơn đồ thị không đẳng cấu như sau:
và
- Với n=3, có 4 đơn đồ thị không đẳng cấu:
- c) Với n=4 có 11 đơn đồ thị không đẳng cấu:
Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí
Tải Xuống Tại Đây
Từ khóa » Toán Rời Rạc đồ Thị Pdf
-
[PDF] Giới Thiệu Về đồ Thị - TOÁN RỜI RẠC
-
[PDF] TOÁN RỜI RẠC (DISCRETE MATHEMATICS) - HNUE
-
Chuyên Đề Toán Logic - Rời Rạc - Lý Thuyết Đồ Thị.pdf
-
[PDF] LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ
-
[PDF] TOÁN RỜI RẠC
-
Bài Giảng Toán Rời Rạc Và Lý Thuyết đồ Thị - Chương 1: Cơ Sở Logic
-
[PDF]Bài Tập Toán Rời Rạc : Đồ Thị.pdf - TailieuMienPhi
-
LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ (TOÁN RỜI RẠC, CẤU TRÚC RỜI RẠC) - 123doc
-
đại Học Quảng Ngãi Toán Rời Rạc
-
Bài Giảng Toán Rời Rạc Và Lý Thuyết đồ Thị - Chương 4 - Tài Liệu - Ebook
-
[PDF] Tài-liệu-tham-khảo-Toán-rời-rạc.pdf
-
Đồ Thị Euler, đồ Thị Hamilton.pdf (Bài Giảng Toán Rời Rạc 2) | Tải Miễn ...
-
Bài Giảng Toán Rời Rạc - Chương 5: Các Khái Niệm Cơ Bản Của Lý ...
-
[PDF] Toán Rời Rạc – N.T.T.H - FITA-VNUA
-
Toán Rời Rạc 7-Đồ Thị PDF - Download Thư Viện Tài Liệu Miên Phí
-
Biểu Diễn Đồ Thị Trên Máy Tính: Toán Rời Rạc 2 | PDF - Scribd
-
(PDF) TOÁN RỜI RẠC NGUYỄN ĐÌNH CƯỜNG BỘ MÔN KỸ ...
-
Hướng Dẫn Học Toán Rời Rạc - Thư Viện PDF