Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Đứt Gân Tay Nhanh Phục Hồi - Thuốc Dân Tộc

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Đặt lịch

Tập vật lý trị liệu đứt gân tay giúp người bệnh phục hồi chức năng của cơ quan này. Có thể nói, gân là một bộ phận dễ bị tổn thương nhưng lại khó phục hồi. Chính vì thế, khi bị đứt gân tay, sau giải phẫu nối gân, để tránh tình trạng xơ cứng hoặc dính gân người bệnh nên thực hiện bài tập trị liệu giúp tay cử động linh hoạt hơn.

Đứt gân tay là gì? Nguyên nhân gây đứt gân tay

Gân là một bộ phận dễ bị tổn thương. Nếu chịu một tác động nguy hại chúng có thể đứt bất cứ lúc nào. Ngoài những tác động trực tiếp vào tay khiến gân bị tổn thương thì còn nhiều nguyên nhân gây đứt gân tay không ngờ tới như:

  • Luyện tập thể thao quá sức: Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho gân tay chịu áp lực, dẫn đến đứt gãy. Nhất là trường hợp bệnh nhân trải qua luyện tập cường độ cao với tạ nặng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn phổ biến ở những người không có nhiều kinh nghiệm luyện tập, người già,…nguy cơ đứt gân trong khi tập quá sức là khá cao.
  • Vật sắc nhọn: Ngoài chơi thể thao thì tình trạng va chạm phải vật nhọn khiến gân tay bị đứt cũng khá phổ biến. Có thể thấy, trường hợp này thường rơi vào những tình huống tai nạn lao động mà người bệnh ít đề phòng tới.
  • Tai nạn xe: Va chạm xe cộ có thể gây ra chấn lương xương khớp, trong đó đứt gân tay cũng là một trong số những trường hợp khá phổ biến.
Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi
Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Ngoài ra, tình trạng đứt gân tay còn có thể quá trình ẩu đả khiến cho chúng bị tổn thương hoặc ở người có vấn đề về tâm lý dẫn đến tự làm cơ thể bị thương.

Tham khảo thêm: Vật lý trị liệu trong điều trị tràn dịch khớp gối

Đứt gân tay có nguy hiểm không? Chữa bao lâu?

Gân tay có thể bị đứt ở một vài vị trí như khuỷu tay, cổ tay hoặc ngón tay. Tại vị trí khác nhau, những tổn thương sẽ để lại hậu quả khác nhau. Tình trạng gân đứt làm giảm khả năng vận động của các bộ phận, kèm theo đó là các cơn đau nhức khó chịu.

Ban đầu, tình trạng này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ đối mặt với tàn phế nếu không được kịp thời điều trị. Ngoài ra, tình trạng xơ cứng, không còn khả năng vận động tay khiến cho tâm lý và sinh hoạt của người bệnh bị cản trở trầm trọng.

Đứt gân tay có nguy hiểm không? Chữa bao lâu?
Đứt gân tay có nguy hiểm không? Chữa bao lâu?

Khi bị đứt gân tay, tốt nhất người bệnh nên mau chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Thông thường, các phương pháp được áp dụng như nẹp, cố định hoặc phẫu thuật để nối lại gân cho người bệnh. Kỹ thuật giải phẫu trong trường hợp này không quá phức tạp.

Tuy nhiên, người bệnh sau đó cần chăm sóc tốt kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tay có thể vận động trở lại. Ở mỗi trường hợp khác nhau thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Sau mổ, người bệnh thường mất 1 – 2 tháng đeo nẹp để cố định vết thương. Sau đó, mất 5 – 6 tháng nữa để luyện tập phục hồi chức năng.

Các bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay hiệu quả

Để giúp người bệnh hiểu thêm về vật lý trị liệu đứt gân tay. Dưới đây là một số bài tập cơ bản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp phục hồi chức năng cho tay an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến vấn đề, gân là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Chính vì thế, các bài tập tay cũng đòi hỏi độ tinh tế nhất định.

Vật lý trị liệu bàn tay

Tình trạng đứt gân xảy ra ở bàn tay có thể gây ra nhiều di chứng cho người bệnh, nhất là gây khó khăn khi thực hiện động tác co hoặc duỗi ngửa tay. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ hướng dẫn động tác trị liệu phù hợp cho người bệnh. Một vài động tác vật lý trị liệu cho bàn tay như:

Bài tập bóp bóng:

Bài tập này giúp tay tăng cường độ ôm, giúp các khớp ngón tay chuyển động. Đồng thời, cổ tay lúc này cũng được tác động một lực đáng kể, giúp giảm căng thẳng cho tay. Thực hiện như sau:

  • Sử dụng một quả bóng nhỏ, có thể sử dụng loại bóng tennis mềm hoặc bóng hơi có thể bóp.
  • Sau đó dùng hết sức của bàn tay bóp quả bóng trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng ra.
  • Lặp lại bài tập này trong khoảng 15 – 20 lần cho mỗi bên tay. Mỗi ngày kiên trì thực hiện 2 – 3 lần.
  • Bài tập không phù hợp cho đối tượng bị chấn thương ở ngón tay cái.

    Các bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay hiệu quả
    Vật lý trị liệu đứt gân tay với quả bóng

Bài tập giương móng vuốt:

Với bài tập này, dây chằng trên bàn tay của người bệnh có thể linh hoạt hơn. Thông qua đó, các khớp ngón tay tránh được tình trạng xơ cứng. Thực hiện:

  • Bạn giơ bàn tay ra phía trước mặt, xoay lòng bàn tay vào đối diện.
  • Sau đó, bạn từ từ uốn cong các khớp ngón tay lên xuống, chạm vào khớp tay. Tưởng tượng như động tác giơ vuốt của con mèo.
  • Thực hiện trong khoảng 30 – 60 giây rồi thả lỏng tay.
  • Lặp lại động tác trong 10 lần cho mỗi bàn tay.

Bài tập nắm tay:

Nắm bàn tay lại rồi mở ra là một bài tập đơn giản. Tác dụng vào các khớp ngón tay, giúp bàn tay bạn chuyển động linh hoạt hơn. Với động tác này, bạn có thể thực hiện tại bất cứ đâu, độ cứng của bàn tay được cải thiện đáng kể. Thực hiện như sau:

  • Bạn mở bàn tay thẳng ra, sau đó từ từ co các ngón tay lại thành nắm đấm.
  • Lưu ý chỉ thực hiện nhẹ nhàng, không nên ép tay chặt có thể ảnh hưởng đến vết thương đang trong quá trình hồi phục.
  • Sau đó, mở bàn tay trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác này trong 10 lần.
Các bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay hiệu quả
Tập nắm đấm tay giúp cơ bàn tay co giãn tốt hơn

Tham khảo thêm: Viêm gân cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài tập nâng ngón tay:

Với bài tập đơn giản này, các cơ ngón tay được di chuyển linh hoạt hơn. Đồng thời, các khớp gân, cơ ở bàn tay được phục hồi mạnh mẽ hơn. Thực hiện:

  • Đặt bàn tay lên bàn, sau đó bạn đặt úp bàn tay xuống dưới.
  • Sau đó, nâng từng ngón tay lên khỏi mặt bàn.
  • Giữ trong khoảng 5 giây rồi hạ ngón tay xuống.
  • Thực hiện liên tiếp cho từng ngón tay.
  • Lặp lại trong 10 – 12 lần bài tập này.

Bài tập thư giãn ngón tay:

Bài tập giúp bàn tay thư giãn, giảm tình trạng đau ở các ngón tay. Đồng thời, động tác còn giúp tay cải thiện phạm vi chuyển động hiệu quả. Thực hiện như sau:

  • Bạn đặt bàn tay lên trên bàn tương tư như bài tập bên trên, bàn tay úp.
  • Sau đó, bạn nhẹ nhàng duỗi các ngón tay ra, kéo căng hết mức có thể.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 – 60 giây sau đó thả lỏng về trạng thái ban đầu.
  • Lặp lại trong khoảng 10 lần.

Vật lý trị liệu cơ sấp cẳng tay

Cơ sắp cẳng tay có vị trí nằm hoàn toàn ở phần cẳng tay, chủ yếu nằm về phía bụng tay. Chúng có chức năng thực hiện động tác sấp bàn tay hoặc cẳng tay. Bài tập này chủ yếu sẽ tập trung vào gân ở cơ này. Bạn sẽ thực hiện các chuyển động từ nhẹ cho đến nặng. Cụ thể như sau:

Bài tập sấp bàn tay:

Có thể nói đây là bài tập đơn giản nhất bởi bài tập này không khiến tay phải chịu tải trọng. Ngoài ra, bài tập sấp bàn tay cũng được xem là bước đệm để người bệnh khởi động, chuẩn bị cho những động tác nặng hơn tiếp theo sau. Thực hiện:

  • Bạn ngồi thẳng lưng, giữ đầu gối vuông góc với thân người, đùi.
  • Hai cánh tay thả lỏng theo thân người, giữ cẳng tay vuông góc với cánh tay.
  • Khuỷu tay vuông góc, đồng thời lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Sau đó, bạn tiến hành sấp cẳng tay, từ từ chuyển bàn tay từ ngửa sang úp.
  • Lặp lại động tác lật – úp như thế trong khoảng 4 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Giai đoạn đầu, tay sẽ chưa thích nghi được với bài tập này, do đó bạn cần phải kiên trì để tay phục hồi dần chức năng.
Các bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay hiệu quả
Vật lý trị liêu cho cơ sấp cẳng tay giúp phục hồi độ linh hoạt của gân khu vực này

Tham khảo thêm: Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay là gì và cách điều trị

Bài tập quay sấp với gậy gỗ:

So với bài tập bên trên thì đây là bài tập đòi hỏi độ nâng cao. Thông qua đó, các cơ sấp bàn tay sẽ trở nên trơn tru hơn. Thực hiện:

  • Bạn sử dụng một cây gậy gỗ thẳng, dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 4cm.
  • Chia gậy thành hai phần đều nhau, đưa tay cầm gậy gỗ ở vị trí 30cm, giữ cho gậy gỗ thẳng.
  • Cầm gậy sao cho đoạn dưới sẽ dài hơn đoạn trên để tạo sức nặng cho khu vực bên dưới.
  • Trong lúc tay cầm, người bạn giữ đứng thẳng, sau đó chân bước đi thoải mái.
  • Tay lúc này trong tư thế khuỷu tay vuông góc, cẳng tay hướng về phía trước.
  • Tiếp đến bạn nhẹ nhàng quay sấp gậy gỗ, hất đầu gậy lên phía bên trên và ra ngoài đến khi gậy nằm ngang.
  • Sau đó đưa gậy quay lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác quay sấp gậy gỗ rồi trở lại tư thế cũ.
  • Bạn có thể thực hiện động tác này vào các buổi trong ngày, luân phiên 3 – 5 lần, thực hiện trong 10 – 15 lần tập.

Vật lý trị liệu cơ ngửa cẳng tay

Cơ ngửa cẳng tay nằm ở vị trí đối diện với cơ sấp cẳng tay, chúng có chức năng tương tự nhau. Cụ thể, cơ ngửa nằm ở phần đen của cẳng tay, trong khi cơ sấp sẽ nằm ở phần thịt trắng. Gân ở vị trí này tập trung ở phần cổ tay và khuỷu tay, bài tập có tác dụng vào gân tại cơ ngửa cẳng tay.

Tương tự như bài tập cơ sấp cẳng tay bài tập này bạn cũng thực hiện hai động tác: Ngửa bàn tay và sử dụng gậy gỗ:

Bài tập ngửa bàn tay:

  • Thực hiện đơn giản như bài tập sấp cẳng tay bên trên:
  • Bạn ngồi và để cẳng tay tương tự như lúc tập sấp cẳng tay.
  • Lúc này, lòng bàn tay sẽ hướng xuống dưới.
  • Sau đó, bạn tiến hành ngửa bàn tay lên trên, các ngón tay, cổ ty cũng ngửa lên trên.
  • Lặp lại chuyển động, trở về tư thế ban đầu.

Bài tập quay ngửa gậy gỗ: Thực hiện tương tự như bài tập sấp cẳng tay với gậy gỗ nhưng thực hiện với chiều ngược lại.

Tham khảo thêm: Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu đứt gân tay

Đứt gân tay có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phẫu thuật nối gân thường được tiến hành, giúp người bệnh duy trì chức năng của bộ phận này. Bên cạnh điều trị xâm lấn, vật lý trị liệu đứt gân tay được kết hợp nhằm giúp tổn thương mau chóng hồi phục. Đồng thời, phương pháp này góp phần giúp người bệnh tránh được hiện tượng dính gân sau mổ, phục hồi vận động.

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu đứt gân tay
Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu đứt gân tay

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn đọc trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu, giúp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian áp dụng vật lý trị liệu sẽ dựa trên tình trạng phục hồi gân của người bệnh. Tránh việc luyện tập quá sớm khiến vết gân nối bị toác hoặc hỏng mấu nối. Đồng thời tránh tập quá muộn khiến viêm dính gân khó phục hồi.
  • Giai đoạn mới bắt đầu luyện tập, người bệnh nên thực hiện từ từ, không quá nóng vội. Các thao tác lúc này có thể tác động trực tiếp đến vị trí tổn thương. Thực hiện kiên trì, nâng cường độ vận động lên từng bước giúp quá trình điều trị an toàn hơn.
  • Bên cạnh việc luyện tập, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất. Tránh một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhất là rượu bia, thuốc lá. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, cung cấp đủ nước một ngày.
  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Tránh để cơ thể stress, áp lực trong thời gian dài, để tâm trạng thoải mái, lạc quan cũng là cách giúp tình trạng bệnh mau chóng cải thiện.

Vật lý trị liệu đứt gân tay có thể được thực hiện ngay tại nhà dưới sự hướng dẫn trước đó của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định để quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Điều này góp phần phục hồi chức năng của gân tay, phòng tránh được nhiều hệ lụy không mong muốn về sau.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng tại TP HCM
  • TOP 10 Bác sĩ vật lý trị liệu giỏi nhất nước ta

Từ khóa » Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Tay