BÀI TẬP VỚI BANH CÓ GAI GIÚP PHỤC HỒI GÂN VÀ CƠ KHỚP TAY
Có thể bạn quan tâm
Đôi bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng và vận động nhiều nhất trên cơ thể con người, tham gia hầu hết mọi công việc hằng ngày, đặc biệt là chức năng cầm, nắm.
Những nguyên nhân làm suy yếu cổ tay, bàn tay như: bệnh lý hội chứng ống cổ tay, viêm cơ giun tay, viêm cơ gan tay, tai biến mạch máu não, các tổn thương sau tai nạn,… Khi đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu để thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc tự tập tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng, nếu tập luyện đều đặn và đúng cách sẽ giúp bạn sớm trở lại với công việc hàng ngày, đồng thời có một cuộc sống khỏe mạnh, năng động.
Có rất nhiều bài tập cần can thiệp của phục hồi chức năng và tập banh là một trong những bài tập tại nhà mà bản thân người bệnh cần kiên trì tập luyện để hỗ trợ điều trị kịp thời và hiệu quả.
Công dụng của banh có gai là kích thích sự cầm nắm của bàn tay, phục hồi gân cơ của khớp cổ tay, bàn tay sau khi bị tai nạn, kích thích các mút thần kinh tay và tập mạnh các cơ vùng cổ tay, bàn tay.
Động tác 1: Gập cổ tayTay để ở vị trí trung tính (nghiêng), bóp banh một lực nhẹ sau đó gập cổ tay đến hết tầm có thể (trong tầm giới hạn đau). Giữ lại 10 giây. Sau đó di chuyển tay về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chúng ta có thể tập nhiều hơn tùy theo sức chịu đựng của mình.
Động tác 2: Duỗi cổ tayTay để ở vị trí trung tính (nghiêng) , bóp banh một lực nhẹ sau đó duỗi cổ tay đến hết tầm có thể (trong tầm giới hạn đau). Giữ lại 10 giây. Sau đó di chuyển về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chúng ta có thể tập nhiều hơn tùy theo sức chịu đựng của mình
Động tác 3: Nghiêng cổ tay trụ (hay còn gọi là nghiêng về phía ngón út)Tay để ở vị trí trung tính (ngửa), bóp banh một lực nhẹ sau đó nghiêng về phía ngón út. Giữ lại 10 giây. Sau đó di chuyển bề vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chúng ta có thể tập nhiều hơn tùy theo sức chịu đựng của mình.
Động tác 4: Nghiêng cổ tay quay (hay còn gọi là nghiêng về phía ngon cái)Tay để vị trí trung tính (ngửa), bóp banh một lực nhẹ sau đó nghiêng về phía ngón cái. Giữ lại 10 giây. Sau đó di chuyển về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần. Chúng ta có thể tập nhiều hơn tùy hơn tùy theo sức chịu đựng của mình.
Động tác 5: Kích thích lòng bàn tayXòe lòng bàn tay yếu, đặt banh lên tay yếu sau đó dùng một lực vừa phải (có cảm giác gai banh tác động vào lòng bàn tay yếu) của tay lành di chuyển banh xung quanh lòng bàn tay yếu. Ở động tác này chúng ta tập khi nào có cảm giác mỏi cổ tay là được.
Động tác 6: Tập mạnh cơ cổ tay, bàn tayNgửa bàn tay yếu, bóp banh từ nhẹ đến mạnh (trong tầm giới hạn đau). Giữ lại 10 giây. Lặp lại 10 lần. Chúng ta có thể làm nhiều hơn tùy theo sức chịu đựng của mình (nếu bóp được từng ngón càng tốt).
Cùng tham khảo video một số bài tập với banh có gai giúp phục hồi gân cơ và khớp tay dưới đây nhé. Chúc các bạn tập luyện thành công và có nhiều sức khỏe!
Từ khóa » Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Tay
-
Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Vận động Tinh Bàn Tay | Vinmec
-
Tập Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Bàn Tay, Ngón Tay
-
Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Đứt Gân Tay Nhanh Phục Hồi - Thuốc Dân Tộc
-
5 Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Ngón Tay Hiệu Quả Sau Chấn Thương
-
Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng đơn Giản Tại Nhà
-
[ Chia Sẻ ] Các Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Bàn Tay, Khớp Khuỷu ...
-
Các Bài Tập Trị Liệu Hồi Phục Tay Và Cánh Tay Cho Người Bị đột Quỵ
-
Chia Sẻ Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Bàn Tay, Cổ Tay, Ngón Tay Tại ...
-
Tổng Hợp 07 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Phổ Biến, Dễ Thực Hiện
-
Hướng Dẫn Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà
-
[VLTL] Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Tại Nhà
-
Quá Trình Tập Vật Lý Trị Liệu Bệnh Nhân Bị Cứng Khớp Ngón Tay Sau Mổ ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà đem Lại Hiệu Quả ...
-
18 động Tác Tập Vật Lý Trị Liệu Khớp Vai