◕ Thông báo:Chuyển đổi trang WEB về địa chỉ mớihttps://theza2.blogspot.com(Cải thiện tốc độ truy cập, giao diện thân thiện hơn)Kính mời mọi người chuyển qua nhà mới ◕ Lời nhắn:⊱ Mình học Bách Khoa nên ai đó ghét Bách Khoa thì có thể lặng lẽ đi ra⊱ Mình là dân Thanh Hóa nên ai đó ghét Thanh Hóa cũng có thể lặng lẽ rời đi⊱ Mình học cơ khí, trang này chỉ làm ra theo sở thích nên nếu thấy không hài lòng có thể nhẹ nhàng tắt trang⊱ Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ..
◕ Dịch vụ: Nhận thiết kế Form mẫu Excel, Google Sheet:⊱ Hỗ trợ quản lý, chiết xuất dữ liệu; Tạo bảng báo cáo, thống kê nhanh; ⊱ Tạo hệ thống thiết lập và quản lý tiến độ công việc một cách trực quan; Tạo bảng nhập liệu, tính toán hỗ trợ công việc..◕ Dùng thử: Chương trình phần mềm xếp thép tối ưu⊱ Đây là chương trình mình viết ra để hỗ trợ công việc tính toán đầu vào vật tư thép hình dạng thanh (L, H, U, ...)(Nhắn tin trực tiếp tới fanpage Theza2 để trao đổi)
Học Tập > Những NLCB của CNML Bài tập về học thuyết kinh tế Mac-Lênin ✪Một số ký hiệu: _$c = {c_1} + {c_2}$ : Tư bản bất biến ($c_1$ tiền mua máy móc, nhà xưởng, đất, ..v.v)($c_2$ tiền mua nguyên, nhiên vật liệu) _$v$ : Tư bản khả biến (tiền lương thuê công nhân)- giá trị lao động _$c_1$ : Tư bản cố định _$c_2+v$ : Tư bản lưu động _$k=c+v$ : Tư bản ứng trước (chi phí sản xuất-tư bản đầu tư)-giá trị tư bản _$m$ : Giá trị thặng dư (GTTD) _$m'$ : Tỷ suất GTTD _$P$ : Lợi nhuận tư bản _$P'$ : Tỷ suất lợi nhuận _$t$ : Thời gian lao động tất yếu (Công nhân tạo ra lượng giá trị ngang sức lao động) _$t'$ : Thời gian lao động thặng dư (Công nhân tạo ra giá trị thặng dư, đem lại lãi cho nhà sản xuất) ✪Công thức cần nhớ: _Giá trị đơn vị sản phẩm: $w=c+v+m$ _Giá trị tổng sản phẩm: $W=C+V+M$ _Giá trị cũ-chi phí lao động cũ-lao động quá khứ (lao động vật hóa): $c$ _Giá trị mới-chi phí lao động mới-lao động hiện tại (lao động sống): $v+m$ _Cấu tạo hữu cơ: $C/V$ _Khối lượng giá trị mới: $V+M$ _Thời gian lao động trong 1 ngày: $t+t'$ _Chi phí sản xuất: $k=c+v$ _Tỷ suất GTTD (trình độ bóc lột): $m' = \frac{m}{v} = \frac{{t'}}{t}.100\%$ _Khối lượng GTTD (quy mô bóc lột): $M = m'.V$ _Tỷ suất lợi nhuận: $P' = \frac{M}{C+V}.100\%$ _Tỷ suất lợi nhuận bình quân xã hội: $\overline {P'} = \frac{{\sum m }}{{\sum {(c + v)} }}.100\% $ _Tỷ suất lợi nhuận bình quân từng ngành: $\overline P = k.\overline {P'}$ _Giá cả sản xuất: $k + \overline P = k.(1+\overline {P'}) $ I.Dạng bài tập về sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Bài 1: Công nhân làm việc thuê tạo nên khối lượng giá trị mới là 12.000 USD mỗi ngày, tỷ suất giá trị thặng dư 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài thời gian lao động từ 8h/ngày lên 9h/ngày, mà không trả thêm lương. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD trong ngày. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Ban đầu ta có: $\left\{ {\matrix{ {{V_{trước}} + {M_{trước}} = 12000}\\ {m{'_{trước}} = \frac{{{M_{trước}}}}{{{V_{trước}}}} = 300\% } } \Rightarrow } \right.\left\{ {\matrix{ {{V_{trước}} = 3000(USD)}\\ {{M_{trước}} = 9000(USD} }} \right.$ Mặt khác:$\left\{ {\matrix{ {{t_{trước}} + t{'_{trước}} = 8}\\ {m{'_{trước}} = \frac{{t{'_{trước}}}}{{{t_{trước}}}} = 300\% } }} \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{trước}} = 2\\ t{'_{trước}} = 6 } \right.$ Về sau, ngày làm việc kéo dài từ 8h lên 9h mà không trả thêm lương, nên suy ra: $\left\{ \matrix{ {t_{sau}} = {t_{trước}} = 2\\ {t_{sau}} + t{'_{sau}} = 9 } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{sau}} = 2\\ t{'_{sau}} = 7 } \right.$$\Rightarrow m{'_{sau}} = \frac{{t{'_{sau}}}}{{{t_{sau}}}} = 350\% $ Ta lại có: ${V_{sau}} = {V_{trước}} = 3000 $$\Rightarrow {M_{sau}} = m{'_{sau}}.{V_{sau}} = 350\% .3000 = 10500(USD)$ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 300% lên 350%. Khối lượng GTTD trong ngày tăng từ 9.000USD lên 10.500USD. b/ Sự tăng lên đó là do nhà tư bản áp dụng phương pháp GTTD tuyệt đối. Bài 2: Ban đầu nhà tư bản có trình độ bóc lột 200%, thuê công nhân làm việc 7,5h/ngày. Sau đó nhà tư bản kéo dài thời gian làm việc lên thành 8,5h/ngày mà không trả thêm lương. Kết quả, thu được khối lượng giá trị mới là 340.000 USD. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD trong ngày. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Ban đầu ta có: $\left\{ {\matrix{ {{t_{trước}} = t{'_{trước}} = 7,5}\\ {m{'_{trước}} = \frac{{t{'_{trước}}}}{{{t_{trước}}}} = 200\% } }} \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{trước}} = 2,5\\ t{'_{trước}} = 5 } \right.$ Về sau, ngày làm việc kéo dài từ 8h lên 9h mà không trả thêm lương, nên suy ra: $\left\{ \matrix{ {t_{sau}} = {t_{trước}} = 2,5\\ {t_{sau}} + t{'_{sau}} = 8,5 } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{sau}} = 2,5\\ t{'_{sau}} = 6 } \right.$$\Rightarrow m{'_{sau}} = \frac{{t{'_{sau}}}}{{{t_{sau}}}} = 240\% $ Theo bài ra ta có:$\left\{ {\matrix{ {{V_{sau}} + {M_{sau}} = 340000}\\ {m{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = 240\% } } \Rightarrow } \right.\left\{ {\matrix{ {{V_{sau}} = 100000(USD)}\\ {{M_{sau}} = 240000(USD} }} \right.$ Do chi phí lương không thay đổi nên:${V_{trước}} = {V_{sau}} = 100000 $$\Rightarrow {M_{trước}} = m{'_{trước}}.{V_{trước}} = 200\% .100000 = 200000(USD)$ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 200% lên 240%. Khối lượng GTTD trong ngày tăng từ 200.000USD lên 240.000USD. b/ Sự tăng lên đó là do nhà tư bản áp dụng phương pháp GTTD tuyệt đối. II.Dạng bài tập về sản xuất giá trị thặng dư tương đối Bài 3: Năm trước nhà tư bản gia công chi tiết máy phải ứng ra chi phí sản xuất 2.000.000 USD với cấu tạo hữu cơ tư bản 4/1, và có trình độ bóc lột 200%. Năm sau do mặt bằng giá trị hàng tiêu dùng trên thị trường giảm đi 20%, nên nhà tư bản đã giảm lương công nhân. Tuy nhiên thu nhập thực tế và năng suất lao động của công nhân, cùng với quy mô sản xuất của nhà tư bản không thay đổi. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD, tỷ suất lợi nhuận. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Năm đầu ta có: $\left\{ \matrix{ {C_{trước}} + {V_{trước}} = 2000000\\ \frac{{{C_{trước}}}}{{{V_{trước}}}} = \frac{4}{1} } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {C_{trước}} = 1600000\\ {V_{trước}} = 400000 } \right.$ Theo đề bài: $m{'_{trước}} = \frac{{{M_{trước}}}}{{{V_{trước}}}} = 200\%$$ \Rightarrow {M_{trước}} = 800000$$\Rightarrow P{'_{trước}} = 40\% $ Năm sau, mặt bằng giá trị hàng tiêu dùng giảm 20% so với trước, nên nhà tư bản giảm lương công nhân, nhưng thu nhập thực tế của công nhân không thay đổi $ \Rightarrow $ lương công nhân bị cắt giảm 20%. Bên cạnh đó, NSLĐ và quy mô sản xuất không thay đổi $ \Rightarrow $ khối lượng giá trị tư bản bất biến và khối lượng giá trị mới không thay đổi. Vậy ta có: $\left\{ \matrix{ {V_{sau}} = 80\% .{V_{trước}} = 80\% .400000\\ {V_{sau}} + {M_{sau}} = {V_{trước}} + {M_{trước}} = 1200000 } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {V_{sau}} = 320000\\ {M_{sau}} = 880000 } \right.$ Do đó, suy ra: $m{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = 275\% ;P{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{C_{sau}} + {V_{sau}}}} = 45,8\% $ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 200% lên 275%. Khối lượng GTTD tăng từ 800.000USD lên 880.000USD. Tỷ suất lợi nhuận tăng từ 40% lên 45,8%. b/ Sự thay đổi đó là do nhà tư bản áp dụng phương pháp sản xuất GTTD tương đối. Bài 4: Năm đầu, nhà tư bản có trình độ bóc lột 300% và thời gian công nhân làm việc mỗi ngày là 8h, cấu tạo hữu cơ tư bản là 9/1. Năm sau do mặt bằng giá trị hàng tiêu dùng trên thị trường giảm đi 20%, nên nhà tư bản đã giảm lương công nhân. Tuy nhiên thu nhập thực tế và thời gian lao động của công nhân, cùng với quy mô sản xuất của nhà tư bản không thay đổi. Kết quả năm sau nhà tư bản thu được khối lượng GTTD là 8 triệu USD. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD, tỷ suất lợi nhuận. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Năm đầu ta có: $\left\{ \matrix{ {t_{trước}} + t{'_{trước}} = 8\\ m{'_{trước}} = \frac{{t{'_{trước}}}}{{{t_{trước}}}} = 300\% } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{trước}} = 2(h)\\ t{'_{trước}} = 6(h) } \right.$ Năm sau, mặt bằng giá trị hàng tiêu dùng giảm 20% so với trước, nên nhà tư bản giảm lương công nhân, nhưng thu nhập thực tế của công nhân không thay đổi $ \Rightarrow $ lương công nhân bị cắt giảm 20%. Như vậy thời gian lao động tất yếu sẽ giảm 20%, trong khi tổng thời gian làm việc không đổi. Vậy ta có: $\left\{ \matrix{ {t_{sau}} = (1-20\%) .{t_{trước}} = 80\% .2\\ {t_{sau}} + t{'_{sau}} = 8 } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {t_{sau}} = 1,6(h)\\ t{'_{sau}} = 6,4(h) } \right.$$\Rightarrow m{'_{sau}} = 400\% $ Mặt khác: $M{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = 400\%$$\Rightarrow {V_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{4} = 2(triệu)$ Ta lại có : ${V_{sau}} = 80\% .{V_{trước}} = 2(triệu)$$\Rightarrow {V_{trước}} = 2,5(triệu)$ Theo đề bài: $m{'_{trước}} = \frac{{{M_{trước}}}}{{{V_{trước}}}} = 300\% $$\Rightarrow {M_{trước}} = 7,5(triệu)$ $\frac{{{C_{trước}}}}{{{V_{trước}}}} = \frac{9}{1}$$\Rightarrow {C_{trước}} = 22,5(triệu)$$\Rightarrow P{'_{trước}} = \frac{{7,5}}{{25}} = 30\% $ Do quy mô sản xuất không đổi $ \Rightarrow $ khối lượng giá trị tư bản bất biến không thay đổi. Do đó, suy ra: $P{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{C_{sau}} + {V_{sau}}}} = \frac{8}{{22,5 + 2}} = 32,7\% $ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 300% lên 400%. Khối lượng GTTD tăng từ 7,5 triệu USD lên 8 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận tăng từ 30% lên 32,7%. b/ Sự thay đổi đó là do nhà tư bản áp dụng phương pháp sản xuất GTTD tương đối. III.Dạng bài tập về tích lũy tư bản Bài 5: Ban đầu, nhà tư bản có trình độ bóc lột 200% và thuê 500 công nhân làm việc, mỗi công nhân tạo nên giá trị mới là 900 USD. Sau đó, 80% giá trị thặng dư được dùng để tích lũy tư bản, làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng từ 5/1 lên thành 17/2, trong khi tiền lương công nhân giữ nguyên. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận không đổi. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD và xác định số lượng công nhân bị sa thải rồi thất nghiệp. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Khối lượng giá trị mới do 500 công nhân tạo ra là : $900.500=450000(USD)$ Ban đầu ta có: $\left\{ \matrix{ {V_{truoc}} + {M_{truoc}} = 450000\\ m{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = 200\% } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {M_{truoc}} = 300000(USD)\\ {V_{truoc}} = 150000(USD) } \right.$ Ta lại có: $\frac{{{C_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = \frac{5}{1}$$\Rightarrow {C_{truoc}} = 750000$$\Rightarrow P{'_{truoc}} = 33,3\%$ Về sau, lượng GTTD được dùng để tích lũy tư bản là: $80\% .{M_{truoc}} = 80\% .300000 = 240000{\rm{(USD)}}$ Quy mô đầu tư về sau tăng thêm 240000USD, với cấu tạo hữu cơ tư bản 17/2, nên ta có:$\left\{ \matrix{ {C_{sau}} + {V_{sau}} = {C_{truoc}}+{V_{truoc}} + 240000 = 1140000\\ \frac{{{C_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = \frac{{17}}{2} } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {C_{sau}} = 1020000(USD)\\ {V_{sau}} = 120000(USD) } \right.$ Ta thấy ${V_{sau}} = 80\% .{V_{truoc}}$ $\Rightarrow $ số lượng công nhân sẽ giảm còn 80% (do tiền lương không đổi). Vậy số lượng công nhân sẽ bị sa thải rồi thất nghiệp là : $20 \% . 500 = 100(c.nhân)$ Mặt khác, theo đề bài $P{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{C_{sau}} + {V_{sau}}}} = P{'_{truoc}} = 33,3\% $$ \Rightarrow {M_{sau}} = 33,3\% .1140000 = 380000(USD)$ $ \Rightarrow m{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = 316,7\% $ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 200% lên 316,7%. Khối lượng GTTD tăng từ 300.000USD lên 380.000USD. 100 công nhân bị sa thải, thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 20%. b/ Sự thay đổi đó là do nhà tư bản tích lũy tư bản, làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản và NSLĐ tăng. Bài 6: Nhà tư bản cáo trình độ bóc lột 300%, thuê 360 công nhân làm việc, mỗi công nhân tạo nên giá trị mới là 6.000$. Sau đó toàn bộ giá trị thặng dư ban đầu được tích lũy tư bản, làm cho cấu tạo tư bản tăng từ 13/1 lên 17/1. Kết quả về sau trình độ bóc lột đạt 396%. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD và xác định số lượng công nhân bị sa thải thất nghiệp.Biết rằng lương mỗi công nhân bằng nhau và không thay đổi. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Khối lượng giá trị mới do 360 công nhân tạo ra là : $6000.360=2160000(USD)$ Ban đầu ta có: $\left\{ \matrix{ {V_{truoc}} + {M_{truoc}} = 2160000\\ m{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = 300\% } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {M_{truoc}} = 1620000(USD)\\ {V_{truoc}} = 540000(USD) } \right.$ Lại có: $\frac{{{C_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = \frac{{13}}{1} \Rightarrow {C_{truoc}} = 7020000(USD)$ Toàn bộ giá trị thặng dư được tích lũy cho năm sau, nên: $\left\{ \matrix{ {V_{sau}} + {C_{sau}} = {V_{truoc}} + {C_{truoc}} + {M_{truoc}} = 9180000\\ \frac{{{C_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = \frac{{17}}{1} } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {V_{sau}} = 510000(USD)\\ {C_{sau}} = 8670000(USD) } \right.$ $ \Rightarrow {M_{sau}} = 396\% .{V_{sau}} = 2019600(USD)$ Khi đó: $\left\{ \matrix{ {V_{sau}} = 510000USD\\ {V_{truoc}} = 540000USD } \right. \Rightarrow {V_{sau}} = 94,44\% .{V_{truoc}}$ Tiền lương mỗi công nhân như nhau không đổi $\Rightarrow 5,56\%$ công nhân bị sa thải : $5,56\%.360=20(c.nhân)$ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 300% lên 396%. Khối lượng GTTD tăng từ 1.620.000USD lên 2.019.600USD. 20 công nhân bị sa thải, thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 5,56%. b/ Sự thay đổi đó là do nhà tư bản tích lũy tư bản, làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản và NSLĐ tăng. Bài 7: Năm đầu, nhà tư bản có trình độ bóc lột 150%. Toàn bộ giá trị thặng dư được dùng để tích lũy tư bản, đầu tư thiết bị mới vào năm sau, làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng từ 11/1 lên 14/1. Kết quả năm sau nhà tư bản thu được khối lượng GTTD là 810.000 USD và tỷ suất lợi nhuận tăng 1,2 lần so với trước. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD và xác định số lượng công nhân bị sa thải rồi thất nghiệp.Biết rằng lương mỗi công nhân bằng nhau và không thay đổi. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Ta có:$P{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{C_{truoc}} + {V_{truoc}}}} = \frac{{m{'_{truoc}}}}{{\frac{{{C_{truoc}}}}{{{V_{ruoc}}}} + 1}} = \frac{{150\% }}{{\frac{{11}}{1} + 1}} = 12,5\% $ Do đó : $P{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{C_{sau}} + {V_{sau}}}} = 1,2.P{'_{truoc}} = 15\% $ Từ đó suy ra :$\left\{ \matrix{ {C_{sau}} + {V_{sau}} = \frac{{810000}}{{15\% }} = 5400000\\ \frac{{{C_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = \frac{{14}}{1} } \right.$$ \Rightarrow \left\{ \matrix{ {C_{sau}} = 5040000(US{\rm{D}})\\ {V_{sau}} = 360000(USD) } \right. \Rightarrow m{'_{sau}} = 225\% $ Do toàn bộ GTTD của năm trước đã được dùng để tích lũy tư bản, tái đầu tư, nên giá trị tổng sản phẩm của năm trước bằng với chi phí sản xuất của năm sau. Vậy ta được hệ phương trình: $\left\{ \matrix{ {C_{truoc}} + {V_{truoc}} + {M_{truoc}} = {C_{sau}} + {V_{sau}} = 5400000\\ \frac{{{C_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = \frac{{11}}{1}\\ m{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = 150\% } \right.$$ \Rightarrow \left\{ \matrix{ {V_{truoc}} = 400000(USD)\\ {M_{truoc}} = 600000(USD) } \right.$ So sánh chi phí công nhân ta thấy $[{V_{sau}} = 360000 = 90\% .{V_{truoc}}$ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 150% lên 225%. Khối lượng GTTD tăng từ 600.000USD lên 810.000USD. Tỷ lệ công nhân bị sa thải, thất nghiệp là 10%. b/ Sự thay đổi đó là do nhà tư abnr tích lũy tư bản, làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản và NSLĐ tăng. Bài 8: Năm đầu, nhà tư bản có trình độ bóc lột 250%, tổng khối lượng giá trị mới là 1.050.000 USD. Nhà tư bản lấy 76% giá trị thặng dư của năm đầu để đầu tư thiết bị mới và sa thải, cắt giảm 10% chi phí công nhân. Kết quả cấu tạo hữu cơ tư bản tăng đạt 15/1 và tỷ suất lợi nhuận đạt 21%. a/ Hãy xác định sự thay đổi của tỷ suất GTTD, khối lượng GTTD và tỷ suất lợi nhuận. b/ Vì sao có sự thay đổi như vậy? Xem giải Năm đầu ta có:$\left\{ \matrix{ {V_{truoc}} + {M_{truoc}} = 1050000\\ m{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = 250\% } \right.$$\Rightarrow \left\{ \matrix{ {M_{truoc}} = 750000(USD)\\ {V_{truoc}} = 300000(USD) } \right.$ Năm sau, công nhận bị sa thải đề giảm bớt 10% chi phí nhân công $ \Rightarrow {V_{sau}} = 90\% .{V_{truoc}} = 270000(USD)$ Theo đề bài: $\frac{{{C_{sau}}}}{{{V_{sau}}}} = \frac{{15}}{1} \Rightarrow {C_{sau}} = 4050000$ Mặt khác, ta lại có: $P{'_{sau}} = \frac{{{M_{sau}}}}{{{C_{sau}} + {V_{sau}}}} = 21\% $$ \Rightarrow {M_{sau}} = 907200 \Rightarrow m{'_{sau}} = 336\% $ Do toàn bộ GTTD của năm đầu được dùng để tích lũy tư bản, nên giá trị tổng sản phẩm của năm trước bằng với tổng chi phí sản xuất của năm sau, do đó: ${C_{truoc}} + {V_{truoc}} + 76\% .{M_{truoc}} = {C_{sau}} + {V_{sau}}$ $ \Rightarrow {C_{truoc}} = 4320000 - 300000 - 570000 = 3450000(USD)$ $P{'_{truoc}} = \frac{{{M_{truoc}}}}{{{C_{truoc}} + {V_{truoc}}}} = \frac{{750000}}{{3450000 + 300000}} = 20\% $ Cấu tạo hữu cơ tư bản ban đầu : $\frac{{{C_{truoc}}}}{{{V_{truoc}}}} = \frac{{3450000}}{{300000}} = \frac{{23}}{2}$ Kết luận: a/ Tỷ suất GTTD tăng từ 250% lên 336%. Khối lượng GTTD tăng từ 750.000USD lên 907.200USD. Tỷ suất lợi nhuận tăng từ 20% lên 21%. b/ Sự thay đổi đó là do tích lũy tư bản làm cấu tạo hữu cơ tư bản tăng từ 23/2 lên 15/1. IV.Dạng bài tập về sự lưu thông và chuyển hóa của tư bản về lượng Bài 9: Một cỗ máy có giá trị 600000 đồng, dự tính hao mòn hữu hình trong 15 năm. Nhưng qua 4 năm hoạt động giá trị của các máy mới tương tự đã giảm đi 25%. Hãy xác định tỏn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó gây ra. Xem giải Hao mòn hữu hình do cỗ máy qua 4 năm là: $600000.\frac{4}{{15}} = 160000(đồng)$ Giá trị còn lại của máy sau 4 năm hao mòn hữu hình là: $600000 - 160000 = 440000(đồng)$ Sau 4 năm, hoạt động của máy mới tương tự đã giảm đi 25%. Do đó hao mòn vô hình của máy là: $440000.25\% = 110000(đồng)$ Trả lời : 110000 đồng. Bài 10: Tư bản ứng trước 3,5 triệu USD, trong đó tư bản cố định là 2,5 triệu USD, tư bản khả biến 200000 USD. Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 12,5 năm. Nguyên nhiên vật liệu 2 tháng mua một lần. Tư bản khả biến quay 1 năm 10 lần. Xác định tốc độ chu chuyển của tư bản. Xem giải Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 1 năm là: $\frac{{2,5triệu}}{{12,5năm}}{\rm{ = 0,2triệu(US}}D)$ Lượng giá trị nhiên nguyên vật liệu chu chuyển trong năm là: $(3,5 - 2,5 - 0,2).\frac{{12}}{2} = 4,8(triệu{\rm{USD)}}$ Lượng tư bản khả biến chu chuyển trong năm là: ${\rm{0,2triệu}}{\rm{.10 = 2triệu(USD)}}$ Tốc độ chu chuyển chung của tư bản là: $\frac{{3,5}}{{0,2 + 4,8 + 2}} = 0,5(năm)$ Trả lời : 0,5 năm (=6 tháng). Bài 11: Nhà tư bản đầu tư xây dựng nhà xưởng trị giá 600.000 USD, mua thiết bị công nghệ 2.400.000 USD, với thời gian khai thác dự kiến lần lượt là 10 năm và 8 năm. Hợp đồng thuê đất trọn gói 50 năm trị giá 2.000.000 USD. Chi phí nguyên vật liệu trả theo từng quý là 210.000 USD, chi phí lương trả từng thánh là 30.000 USD. a/ Giả định toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu và lương từ lần trả thứ 2 đều lấy từ doanh thu bán hàng để quay vòng, hãy tính thời gian chu chuyển trung bình của Tư bản cố định, Tư bản lưu động và Tư bản ứng trước. b/ Nếu sau 3 năm khai thác, trên thị trường xuất hiện thiết bị công nghệ mới ưu việt hơn, nên thiết bị công nghệ của nhà tư bản sẽ mất giá 30%. Hãy xác định hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình và tổng hao mòn thực tế của tư bản cố định. Xem giải a/ Tư bản cố định gồm có: nhà xưởng; thiết bị công nghệ; hợp đồng thuê đất trọn gói 50 năm.Tư bản lưu động gồm có: nguyên vật liệu, lương trả công nhân. _Giá trị TBCĐ chu chuyển trung bình mỗi năm:$\sum\limits_{}^{} {\frac{{\matrix{ {Giá}&{trị}&{loaji}&{TBCĐ}&i }}}{{\matrix{ {Thời}&{gian}&{chu}&{chuyển}&{của}&{loại}&{TBCĐ}&i }}}} $$\matrix{ = \frac{{600000}}{{10}} + \frac{{2400000}}{8} + \frac{{2000000}}{{50}}\\ = 60000 + 300000 + 40000 = 400000(USD) }$ _Thời gian chu chuyển trung bình của TBCĐ : $\sum\limits_{}^{} {\frac{{\matrix{ {Tổng}&{giá}&{trị}&{các}&{loại}&{TBCĐ}&{ứng}&{trước}&{ban}&{đầu} }}}{{\matrix{ {Giá}&{trị}&{TBCĐ}&{chu}&{chuyển}&{trung}&{bình}&{mỗi}&{năm} }}}} $$ = \frac{{600000 + 2400000 + 2000000}}{{400000}} = 12,5(năm)$ _Giá trị TBLĐ chu chuyển trung bình mỗi năm:$\sum\limits_{}^{} {\frac{{\matrix{ {Giá}&{trị}&{loaji}&{TBLĐ}&i }}}{{\matrix{ {Thời}&{gian}&{chu}&{chuyển}&{của}&{loại}&{TBLĐ}&i }}}} $$\matrix{ = \frac{{210000}}{{1/4}} + \frac{{30}}{1/12} \\ = 840000 + 360000 = 1200000(USD) }$ _Thời gian chu chuyển trung bình của TBLĐ : $\sum\limits_{}^{} {\frac{{\matrix{ {Tổng}&{giá}&{trị}&{các}&{loại}&{TBLĐ}&{ứng}&{trước}&{ban}&{đầu} }}}{{\matrix{ {Giá}&{trị}&{TBLĐ}&{chu}&{chuyển}&{trung}&{bình}&{mỗi}&{năm} }}}} $$ = \frac{{210000 + 30000}}{{1200000}} = 0,2(năm)=2,4(tháng)$ _Thời gian chu chuyển trung bình của Tư bản : $\sum\limits_{}^{} {\frac{{\matrix{ {Tổng}&{giá}&{trị}&{các}&{loại}&{TBCĐ + TBLĐ}&{ứng}&{trước} }}}{{\matrix{ {Giá}&{trị}&{TBCĐ + TBLĐ}&{chu}&{chuyển}&{tb}&{mỗi}&{năm} }}}} $$ = \frac{{5000000 + 240000}}{{400000 + 1200000}} = 3,275(năm)$ b/ Giá trị hao mòn hữu hình thiết bị sau mỗi năm sử dụng là: $\frac{{2400000}}{8} = 300000(USD)$ $ \Rightarrow $Giá trị hao mòn hữu hình thiết bị sau 3 năm sửa dụng là: $300000.3=900000(USD)$ $ \Rightarrow $Giá trị còn lại của thiết bị (sau hao mòn hữu hình): $2400000-900000=1500000(USD)$ Do thế hệ thiết bị mới xuất hiện, làm cho thiết bị hiện tại của nhà tư bản mất giá 30%, nên giá trị hao mòn vô hình của thiết bị sau 3 năm là:$1500000.30\%=450000(USD)$ Vậy tổng hao mòn thực tế là: $900000+450000=1350000(USD)$. V.Một số bài tập tổng hợp khác Bài 12: Giả sử trong xã hội có các ngành sản xuất: Ngành A: Tư bản khả biến 2376 và chiếm tỉ lệ 1,2/8,5 tổng giá trị tư bản; Thời gian lao động thặng dư gấp 1,35 lần thời gian lao động tất yếu; Ngành B: Tư bản đầu tư 7035; Giá trị sức lao động chiếm tỷ lệ 1,3/10,5 tổng giá trị tư bản; Tỷ suất lợi nhuận 26%; Ngành C: Tư bản đầu tư 13110; Giá trị tư bản bất biến chiếm tỷ lệ 12,3/13,8 tổng giá trị tư bản; Tỷ suất lợi nhuận 32%; Hãy: 1) Xác định tỷ xuất lợi nhuận bình quân của xã hội 2) Xác định sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả của mỗi ngành (Giả định tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm) Xem giải ☆ Ngành A: Tư bản khả biến 2376 và chiếm tỉ lệ 1,2/8,5 tổng giá trị tư bản: $\left\{ \begin{array}{l} v_A = 2376\\ \frac{v}{{c_A + v_A}} = \frac{{1,2}}{{8,5}} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} v_A = 2376\\ c_A = 14454 \end{array} \right.$ Thời gian lao động thặng dư gấp 1,35 lần thời gian lao động tất yếu: $\frac{{t'}}{t} = 1,35 \Leftrightarrow \frac{m_A}{v_A} = 1,35\Leftrightarrow m_A = 3207,6$ ☆ Ngành B: Tư bản đầu tư 7035 ⇒ $c_B+v_B=7035$ (1) Giá trị sức lao động chiếm tỷ lệ 1,3/10,5 tổng giá trị tư bản:$\frac{v_B}{{c_B + v_B}} = \frac{{1,3}}{{10,5}}$ (2) Tỷ suất lợi nhuận 26% ⇒ $\frac{m_B}{{c_B + v_B}} = 0,26$ (3) Từ (1), (2) và (3) ta có: $\left\{ \begin{array}{l} {c_B} = 6164\\ {v_B} = 871\\ {m_B} = 1829,1 \end{array} \right.$ ☆ Ngành C: Tư bản đầu tư 13110 ⇒ $c_C+v_C=13110$ (4) Giá trị tư bản bất biến chiếm tỷ lệ 12,3/13,8 tổng giá trị tư bản:$\frac{c_B}{{c_C + v_C}} = \frac{{12,3}}{{13,8}}$ (5) Tỷ suất lợi nhuận 32% ⇒ $\frac{m_C}{{c_C + v_C}} = 0,32$ (6) Từ (4), (5) và (6) ta có: $\left\{ \begin{array}{l} {c_C} = 11685\\ {v_C} = 1425\\ {m_C} = 4195,2 \end{array} \right.$ ================================= 1) Tỷ xuất lợi nhuận bình quân xã hội: $\overline {P'} = \frac{{\sum m }}{{\sum {(c + v)} }} = \frac{{{m_A} + {m_B} + {m_C}}}{{({c_A} + {v_A} + {c_B} + {v_B} + {c_C} + {v_C})}} = 25\% $ 2) Giá trị và giá cả của mỗi ngành: ☆ Ngành A: _Giá trị $=c_A+v_A+m_A=20037,6$ _Giá cả $= {k_A}.(1 + \overline {P'} ) = ({c_A} + {v_A})(1 + \overline {P'} ) = 21037,5$ ⇒Chênh lệch: Giá cả - Giá trị = +999,9 ☆ Ngành B: _Giá trị $=c_B+v_B+m_B=8864,1$ _Giá cả $= {k_B}.(1 + \overline {P'} ) = ({c_B} + {v_B})(1 + \overline {P'} ) = 8793,75$ ⇒Chênh lệch: Giá cả - Giá trị = -70,35 ☆ Ngành C: _Giá trị $=c_C+v_C+m_C=17305,2$ _Giá cả $= {k_C}.(1 + \overline {P'} ) = ({c_C} + {v_C})(1 + \overline {P'} ) = 16387,5$ ⇒Chênh lệch: Giá cả - Giá trị = -917,7 Bài 13: Giả sử năng suất lao động của công nhân là 80 sản phẩm/ngày, tổng hao phí lao động quá khứ là 2400 đơn vị tiền tệ, tổng hao phí lao động sống là 720 đơn vị tiền tệ. Tính giá trị của đơn vị hàng hóa khi năng suất lao động tăng 50%? Xem giải _Hao phí lao động quá khứ 2400 ⇒ C=2400 _Hao phí lao động sống 720 ⇒ V+M=720 _Giá trị tổng sản phẩm: $C+V+M=2400+720=3120 (đvtt)$ _Năng suất lao động là 80 sản phẩm /ngày ⇒Giá trị hàng hóa cũ (1 sản phẩm) $=\frac{{3120}}{{80}}=39 (đvtt)$ _Khi năng suất lao động tăng 50% (tăng 1,5 lần) thì giá trị hàng hóa giảm 1,5 lần ⇒ Giá trị hàng hóa mới $= \frac{{39}}{{1,5}}=26 (đvtt)$ Bài 14: Giả sử chi phí lao động cũ là 4800, giá trị tiền công là 1440, m'= 100%, tổng sản phẩm là 80, khi năng suất lao động tăng 50% thì giá trị hàng hóa là bao nhiêu? Xem giải _Chi phí lao động cũ là 4800 ⇒ C=4800 _Giá trị tiền công là 1440 ⇒ V=1440 _$m'= 100\% \Rightarrow M=m'.V=1440$ _Giá trị tổng sản phẩm: $C+V+M=4800+1440+1440=7680(đvtt)$ _Tổng sản phẩm là 80 ⇒Giá trị hàng hóa cũ (1 sản phẩm) $= \frac{{7680}}{{80}} = 96 (đvtt)$ _Khi năng suất lao động tăng 50% (tăng 1,5 lần) thì giá trị hàng hóa giảm 1,5 lần ⇒ Giá trị hàng hóa mới $= \frac{{96}}{{1,5}} = 64 (đvtt)$ Bài 15: Một doanh nghiệp tư bản sản xuất tivi, giá trị thặng dư thu được mỗi năm là 1804 đơn vị tiền tệ, thời gian lao động tất yếu bằng 5/4 thời gian lao động thặng dư, giá trị tư bản khả biến chiếm tỷ lệ 1,1/15,6 tổng giá trị tư bản. Yêu cầu: 1) Xác định giá trị của một đơn vị hàng hóa, biết rằng tư bản cố định chiếm 80% giá trị tư bản bất biến, được sử dụng trong 10 năm và năng suất lao động của doanh nghiệp là 2500 sản phẩm/năm (giả sử giá cả bằng giá trị) 2) Giá trị thặng dư thu được sau khi dành lại cho tiêu dùng là 868 đơn vị tiền tệ sẽ được dùng cho tích lũy tư bản. Hãy xác định quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến sau khi tích lũy. (Cấu tạo hữu có của tư bản không thay đổi) 3) Giả sử toàn bộ tư bản lưu động của doanh nghiệp đều là vốn vay ngân hàng với tỷ suất lợi tức 0,5%/tháng thì lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm là bao nhiêu? (Giả sử lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận bình quân) Xem giải _Giá trị thặng dư mỗi năm: $m=1804$ (1) _Thời gian lao động tất yếu bằng 5/4 thời gian lao động thặng dư $\Rightarrow \frac{t}{{t'}} = \frac{5}{4} \Leftrightarrow \frac{v}{m} = \frac{5}{4}$ (2) _Giá trị tư bản khả biến chiếm 1,1/15,6 tổng giá trị tư bản $\Rightarrow \frac{v}{{c + v}} = \frac{{1,1}}{{15,6}}$ (3) _Từ (1), (2) và (3) ta có: $\left\{ \begin{array}{l} m = 1840\\ v = 2255\\ c = c_1 + c_2 = 29725 \end{array} \right.$ ================================= 1) _Tư bản cố định trong 10 năm bằng 80% tư bản bất biến $\Rightarrow 10c_1 = 80\%.(c_1+c_2)$ Mặt khác $c1+c2=29725$ $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {c_1} = 2378\\ {c_2} = 27347 \end{array} \right.$ ⇒ Giá trị sản phẩm 1 năm: $c+v+m=29725+2255+1804=33784$ _Năng suất 2500 sản phẩm / năm ⇒ Giá trị 1 sản phẩm: $\frac{{33784}}{{2500}} = {\rm{13,5136}}$ ================================= 2) Gọi C' và V' là tư bản bất biến và tư bản khả biến sau tích lũy _868 đơn vị iền tệ từ giá trị thặng dư dùng cho tích lũy $\Rightarrow C'+V' =c+v+868=32848$ (4) _Cấu tạo hữu cơ tư bản không thay đổi $\Rightarrow \frac{{V'}}{{C' + V'}} = \frac{{1,1}}{{15,6}}$ (5) Từ (4) và (5) suy ra: $\left\{ \begin{array}{l} C' = 30531,7\\ V' = 2316,2 \end{array} \right.$ ================================= 3) _Tư bản lưu động trong năm: $c_2+v=27347+2255=29602(đvtt)$ _Tiền lãi phải trả 1 năm cho tư bản lưu động: $29602.0,5\%.12=1776,12(đvtt)$ _Lợi nhuận doanh nghiệp 1 năm: $m-1776,12=1804-1776,12= 27,88 (đvtt)$ Có thể bạn quan tâm Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML II- Chương 4 Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML II- Chương 5 Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML II- Chương 6 Đề cương ôn tập Những NLCB của CNML II- Chương 7+8 Những câu hỏi hại não trong Triết 2 Copyright : Theza ღ Lưu ý: Mình chỉ sử dụng Fanpage Theza2 để bình luận. Mọi nick khác đều không phải mình.Mình hiện tại có những việc riêng phải bận cho cuộc sống của mình, sẽ không còn thường xuyên hồi đáp các bình luận, mong được lượng thứ.. Liên kết hay đáng ghe thăm: HocTapHay.com:Tổng hợp kiến thức, bải giảng các môn học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,... khá đầy đủ và chi tiết. ... 1/1/65/229222
Mở liên kết trong tab mớiSao chép địa chỉ liên kếtLưu hình ảnhMở hình ảnh trong tab mớiSao chépBật/Tắt đèn nền