Bài Thơ: Bếp Lửa (Bằng Việt - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 15374.26Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại16 bài trả lời: 11 thảo luận, 5 bình luận92 người thích Từ khoá: kháng chiến (169) bà cháu (20) bếp lửa (8) quê hương (314) tuổi thơ (100) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 7 [1990-2002] (15) Ngữ văn 9 [2003-2017] (23)Tuyển tập chung
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 1
Một số bài cùng từ khoá
- Con chim chiền chiện (Huy Cận)- “Gấu con chân vòng kiềng...” (Andrey Usachev)- Hồi 10: Kiều mắc lừa Sở Khanh (Nguyễn Du)- Tân Trào (Nguyễn Thuỵ Kha)- Ngọn lửa tuổi thơ (Xuân Quỳnh)Một số bài cùng tác giả
- Ngẫu nhiên và tất nhiên- Sự nhạy cảm không có chỗ- Một chút thầm thì trong tình yêu Hà Nội- Từ điển danh nhân- Đêm gió Trường SơnMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Viết cho con mùa xuân thứ nhất (Bằng Việt)- Thị xã và con người (Bằng Việt)- Vì sao... (Bằng Việt)- Những điều giản dị (Bằng Việt)- Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao)Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2005 16:21, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 19/09/2009 01:01
Đọc thơMột bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa!Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không về,Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
Kiev, 1963[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 12 trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt
Gửi bởi TNGH ngày 13/04/2008 09:11Có 6 người thích
Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếpTu hú kêu trên những cách đồng xaKhi tu hú kêu bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm tri thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy! Từ “tu hú” được điệp lại ba lần làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng tu hú lúc mơ hồ, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
Mẹ cùng cha bận công tác không vềCháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe (...)Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ cùa con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đối với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng va quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Những bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Ngựời bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thật sự là một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu bé bỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùag bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế... Thi sĩ bỗng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?” Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ bà, cháu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn quýt không rời.Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lũiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:Bố ở chiến khu bố còn việc bốMày viết thư chớ kể này kể nọCứ bảo nhà vẫn được bình yên!Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã không còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bỏng của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn. Bà không muốn đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thế thấy rõ qua lời dặn của bà: “Mày có viết thư chở kể này kể nọ / Cứ báo nhà vẫn được bình yên!”. Lời dặn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng đế yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con quý cháu.Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn lửa, một ngọn lửa:
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng con đường cho đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thơ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cùng là những bài học sâu sắc từ công việc nhóm lửa tưởng chừng đơn giản:
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượmMột lần nữa, hình ảnh bếp lửa ấp iu, nồng đượm đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩa tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống với nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui của bà hay là lời răn dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu từ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh:
Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứng.Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng!òng mình về bà:
Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẵng lúc nào quên nhắc nhởSớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngàv xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy... (Văn Giá). Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta.☆☆☆☆☆ 1834.33Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Đọc lại “Hương cây, Bếp lửa”
Gửi bởi saoviet ngày 12/12/2008 15:32Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi saoviet ngày 23/08/2009 00:16
1. Còn nhớ ngày tôi nhập ngũ, chị Yến của tôi là nhân viên bán sách ở Hiệu sách Nhân Dân huyện tặng tôi tập thơ Hương cây - Bếp lửa và một chiếc khăn bông thêu hoa trắng. Tôi giữ mãi hai món quà của chị suốt những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng rồi chiếc khăn phải dùng dọc đường hành quân không còn nữa; chỉ còn lại tập thơ. Rồi đến lượt tập thơ chuyền tay sang một người bạn lính, và người bạn lính của tôi đã hy sinh. Hai vật lưu niệm của chị cho tôi không còn, nhưng thơ của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt thì tôi vẫn nhớ. Bây giờ 35 năm đã trôi qua, tập thơ được tái bản, Lưu Quang Vũ không còn nữa, Bằng Việt nhờ tôi làm lại bìa sách. Thú thực là tôi vẫn thích mẫu bìa Văn Cao vẽ cho lần xuất bản đầu tiên, và vì thế, tôi đã cố giữ lại bằng cách thu nhỏ nó lại như để lưu giữ một tác phẩm nghệ thuật đặt giữa nền bìa mới phỏng theo mô-típ của ông. Tập thơ còn được bổ sung thêm một số tấm ảnh của hai tác giả, như để nhắc nhớ lại thời thanh xuân đã tràn ngập hồn thơ mê đắm của các anh.2. Thơ Vũ giàu cảm xúc tinh tế, đấy là những rạo rực đầu đời - tình bạn, tình yêu, tình quân dân, tình quê hương... luôn đan xen một cách ý vị:
Chiều ấy các anh điNắng nhạt vàng hoe gốc rạGío xạc xào qua luỹ treAnh đứng nhìn theo sau cửaĐất nước đánh thù đường trăm ngảCác anh đi về đâu?Em muốn nói trăm câu ngàn câuMà chỉ nghiêng đầu chào khe khẽBóng các anh ngả dài theo vườn dâuMũ các anh rập rình trên bãi mía...Và:
Ta đi giữ nước yêu thương lắmMỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình.(Gửi tới các anh)Đặc biệt bài Vườn trong phố của Vũ thì được nhiều bạn lính của tôi chép vào sổ tay và thuộc nằm lòng:
Trong thành phố có một vườn cây mátTrong triệu người có em của ta...Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồmCánh buồm xanh đi về trong hạnh phúcSe sẽ chứ, không cánh buồm bay mấtQua dịu dàng ẩm ướt của làn môiCái thời bom đạn ầm ào, nóng bỏng mà có được một không gian dịu mát như vậy trong thơ thật là hiếm hoi. Đấy là sự non tươi trong thơ chống Mỹ. Sự non tươi gây ấn tượng thật mạnh mẽ. Sự non tươi không bị lãng mạn hoá, mà là sự non tươi chân thành nhất của tâm hồn người lính trẻ đầy mơ mộng. Nhiều câu thơ của Vũ thuở ấy còn non tươi đến tận bây giờ:
Dãy bàng lên búp nhỏXanh như là thương nhau(Chưa bao giờ)
Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡEm như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa(Vườn trong phố)
Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mìnhĐiều chưa nói thì bàn tay đã nóiMình đi rồi hơi ấm còn ở lạiCòn bồi hồi trong những ngón tay ta(Hơi ấm bàn tay)Những hình ảnh so sánh ví von thời ấy kiểu “Xanh như là thương nhau”, “Em như cầu vồng bảy sắc...” là rất mới lạ. Nó làm cho thơ Vũ rực rỡ màu sắc, cái sắc màu mà chỉ có con mắt của người thi sĩ trẻ tuổi mới nhìn thấy được. Và cái “hơi ấm bàn tay” nữa, nó khiến cho những người yêu nhau cảm nhận được những khao khát lớn lao trong cuộc chiến đấu sống còn một thuở: “Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời’. Thời đó, chúng tôi cứ tò mò xem người có tên là Uyên được Vũ đề tặng bài thơ ấy là ai. Mãi sau này mới biết đấy là Tố Uyên, cô bé đóng vai chính trong phim Chim vành khuyên nổi tiếng - lại chính là người yêu, người vợ đầu tiên của Vũ.Thế đủ biết thơ Lưu Quang Vũ khởi ra từ niềm đam mê chân thật, kể cả khi anh nói lớn về lý tưởng, về cuộc chiến đấu: “Từng viên đạn lắp vào nòng pháo - Bồi hồi nghe hương lá bưởi lá chanh”, ta vẫn đọc thấy sự bồi hồi xao động của một tâm hồn còn non trẻ trước cuộc đời vô cùng rộng lớn.Thơ ấy là thơ rung lên từ cảm xúc hồn nhiên, như Hương Cây toả ra cùng trời đất. “Hữu xạ tự nhiên hương”.3. Khác với Lưu Quang Vũ, Bằng Việt lại mang tới một giọng thơ giàu suy tư, ngẫm ngợi - giọng thơ của người trí thức mới, nghĩa là anh mang tới cho thơ ta thời ấy một tầng văn hoá đương đại được vun đắp bởi trí thức mở rộng ra thế giới. Bằng Việt biết nghe nhạc giao hưởng Bê-tô-ven và nhận ra giá trị mới mẻ của nó trong cuộc kháng chiến chống lại cái chết của dân tộc Việt ngày nay qua bản Giao hưởng số 5, còn gọi là Tiếng đập cửa số phận:
Nghĩ chi em, bốn tiếng sấm bão bùngBốn tiếng đập dập vùi số phậnBốn cái tát trong cuộc đời gián gậmBốn thanh âm dựng đứng tâm hồn lên!...Đừng ngồi yên trong cuộc sống bình yênKhi bốn tiếng vang tàn khốc còn nguyênBê-tô-ven và âm vang hai thế kỷ)Cũng viết về những lớp học trong lòng đất, nhưng Bằng Việt không miêu tả “bom đạn trên đầu, sự sống giữa đất sâu” mà anh mở một góc nhìn về phía tri thức mới của thế hệ đang chuẩn bị cho tương lai:
Cô-péc-níc và Niu-tơn đã cùng các em xuống đấyƠ-cơ-lit và Pi-ta-go đã cùng các em xuống đấyBên bãi tha ma ngọn đèn dầu rực cháyBên bãi tha ma đang bắt đầu tương lai.(Học trò Hà Tĩnh)Ta gặp trong thơ anh những “động thái khoa học” trong cuộc chiến tranh mà chúng ta phải vượt qua cái rập rình trong những quả bom nổ chậm:
A-xit đặc khoét vào hạt nổChỗ chưa ai qua là chỗ có anh quaCái chết nằm im cho anh thao gỡ(Người giữ tuyến đường xuân)Và những liên tưởng về màu sắc thật lạ lùng, gây nên ấn tượng chấn động lòng người trong hy sinh mất mát:
Màu xanh, màu trắng, màu đenTất cả bỗng tan raThành có một màu thôi: máu đỏ!(Màu và tiếng)Với cách nhìn lấp lánh trí tuệ, Bằng Việt đã mở rộng bien độ rung cảm của mình để hoà nhập cùng thế giới. Từ “Thư gửi một người bạn xa đất nươc”, anh cất “Lời chào từ Việt Nam 1966” (Gửi một bạn châu Phi) chia sẻ nỗi lòng của những người cùng đứng lên giải phóng xích xiềng đế quốc:
Hỡi mây trời, sứ giả bay về đâuĐang trong bước vui, lại chùng bước nhớ......Đêm trong ngần đối diện với lòng tôiNgỡ như xưa mà đã khác xưa rồiHoặc anh nhắc tới những “Kỷ niệm về Chê Ghê-va-ra” (gửi một bạn Cuba), người anh hùng du kích luôn “muốn nơi nào cũng có Việt Nam” như một đồng điệu “không ngừng thổi gió lên” trong tinh thần bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược. Thơ Bằng Việt nhờ thế mà đã tạo ra được hướng mở cho “thơ chống Mỹ” ngay từ thời đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của chúng ta.Nhưng thơ Bằng Việt không chỉ được viết bằng trí tuệ, mà anh còn để lại nhiều ấn tượng ngạc nhiên bất ngờ trước những rung cảm độc đáo và mới mẻ. Tôi cứ nhớ mãi câu thơ thuở ấy của anh:
Gáy sách cũ xếp chồng như kỷ niệmNhững gác xép bộn bề hy vọngMỗi ngõ nhỏ dấu một lời tâm sựTôi trở lại những lối mòn tình tựCánh bướm màu hạnh phúc cứ bay đôi- Ôi rất lâu rất lâuTôi mới lại đi một ngày thong thảThành phố như tim tôi yên ảSau rất nhiều gian lao(Trở lại trái tim mình)
- Mưa trên áo khiến động lòng thuở nhỏMười mấy năm, mưa lũ ngỡ quên rồi(Mừng em tròn 16 tuổi)
- Cò vỗ cánh bay vào ráng đỏChiều có gì đâu cũng lạ lùng(Giữa thác người dâng)
- Những cánh hoa bìm gợi nhớ rất xa(Từ giã tuổi thơ)Và đặc biệt là bốn câu thơ da diết một tình yêu xen lẫn tự hào về Thủ đô- trái tim của Tổ quốc, thấm đẫm sắc màu huyền thoại:
Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng phai màuRùa thần thoại vẫn nhô lưng đội thápChùa Một Cột đổ lên đầu giặc PhápLại nở xoè trọn vẹn đoá hoa senVới cái nhìn thi sĩ được chiếu rọi qua lăng kính văn hoá, Bằng Việt đã mang đến cho “thơ thời chống Mỹ” một dung lượng suy tưởng mới. Nó vượt lên những cảm xúc đơn điệu, sáo mòn của loại thơ chỉ thiên tình cảm, vì thế mà đánh thức cả một thế hệ làm thơ hướng tới những sáng tạo trong chiều sâu của tri thức và tư tưởng hiện đại.4. Sau 35 năm, đọc lại Hương cây và Bếp lửa, dù ít nhiều bài thơ trong tập đã rơi rụng theo thời gian, nhưng những gì còn lại vẫn tươi non cái cảm xúc ban đầu trong tôi. Và không chỉ thế hệ tôi, cả những thế hệ sau vẫn còn tìm thấy ở tập thơ này sự đồng điệu và chia sẻ. Tôi đã chứng kiến một lần trong quán bia Vạn Lộc, một cô bé nhân viên đã xúc động đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa khi biết khách bia chính là Bằng Việt.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..Được bạn đọc thế hệ sau thuộc thơ mình, đấy chính là hạnh phúc lớn của nhà thơ. Lưu Quang Vũ và Bằng Việt chính là hai nhà thơ như thế.Hà Nội, 9-2004Nguyễn Trọng TạoNguồn: Thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, NXB Văn học, 1968 (tái bản 2005)☆☆☆☆☆ 854.18Trả lời
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Gửi bởi Hạnh Diễm ngày 10/02/2009 23:56Có 1 người thích
Có những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu của câu chữ. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến với tình bà cháu gắn bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Bằng Việt đã thổi hồn vào “bếp lửa”, vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất.Bài thơ Bếp lửa như tiếng lòng của người cháu dành cho bà suốt những năm tháng ấu thơ vất vả, bộn bề lo âu. Hình ảnh “bếp lửa” gần gũi, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa nhưng dường như có sức ám ảnh và lay động tác giả. Vì bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ không thể phai nhoà.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưaÔi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửaĐiệp từ “một bếp lửa” có sức chứa đựng tình cảm và cảm xúc rất lớn và chân thành, thôi thúc tác giả luôn có một nỗi nhớ thường trực ở trong đó. Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” và “ấp iu” diễn tả sự gắn bó, không thể tác rời. Một loạt những ký ức về bà, về kí ức ngày xưa cứ thể dội về mạnh mẽ. Khiến tác giả phải thốt lên “ôi”. Một từ “ôi” mang nặng ân tình, thiêng liêng, nồng đượm biết bao nhiêu. Hẳn rằng Bằng Việt đã có những năm tháng đáng nhớ, đáng trân trọng bên cạnh bà. Kí ức cứ thế ùa về:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại bây giờ sống mũi còn cayMột tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả bên cạnh bà. Một câu bé bốn tuổi đã quá thân thuộc với mùi khói ở bếp lửa. Đất nước rơi vào ách thống trị thực dân, tình cảnh nạn đói thê thảm là điều không tránh khỏi. Khói bếp tuổi thơ đã “hun” đầy trong khoé mắt, hun cả một vùng trời tuổi thơ nhọc nhằn. Chữ “cay” ở cuối câu thơ như lắng lại, gieo vào lòng người nỗi buồn man mác. Là sống mũi “cay” hay là tuổi thơ cay cực, là thương bà, thương bố mẹ hay thương bếp lửa tần tảo sớm hôm.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế“Tám năm ròng” là thời gian dài đằng đẵng, thời gian tuổi thơ của cháu nhọc nhằn bên cạnh bà. Bà và cháu cùng nhóm lửa, nhóm lên sự sống và nhóm lên tình yêu thương vô bờ bến. Tiếng “tu hú” trở đi trở lại trong đoạn thơ rất nhiều khiến cho nhịp thơ da diết, bồn chốn. Tu hú gọi hè, tu hú gọi lúa chín, gọi cả những giấc mơ của cháu về tương lai đât nước hoà bình độc lập.
Mẹ cùng cha công tác bận không vềCháu ở cùng bà bà bảo cháu ngheBa dạy cháu làm, bà chăm cháu họcNhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọcTu hú ơi chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa?Một khổ thơ cảm động. Một khổ thơ cảm xúc được bật ra sau bao nhiêu năm kìn nén ở trong. Năm tháng sống bên cạnh bà tuy khó nhọc nhưng tràn đầy ân tình. Cậu bé nhỏ thương bà khó nhọc bên bếp lửa, thương cho bà một mình nuôi cháu. Và tiếng kêu của tu hú lại khiến cho tâm sự của người cháu trở nên nặng nề hơn.Tình bà cháu trong đoạn thơ này thực sự khiến người đọc chùng lại, rưng rưng nước mắt. Đất nước chìm trong bom đạn nhưng bà vẫn luôn chở che, chăm lo cho cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Còn tình cảm nào thiêng liêng và cao cả hơn nữa.Nhưng chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu thứ, máu và nước mắt, cả tình yêu
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninhBố ở chiến khu bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này kể nọCứ bào nhà vẫn được bình yênĐức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con, của người bà dành cho cháu. Dù gian khổ, dù mất mát nhưng hậu phương luôn phải là chỗ dựa vững chắc và bình yên nhất cho tiền tuyến. Hình ảnh người bà trong đoạn thơ này đầy đức hi sinh cho gia đình, cho tổ quốc. Lời dặn dò của bà đối với cháu nặng tựa nghìn non, chất chứa nghĩa tình sâu đậm. Bà yêu thương cháu, thương con, thương cho đất nước lầm than.
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngon lửa chứa niềm tin dai dẳngNhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo sẻ chung đôiTừ “bếp lửa” tác giả đã chuyển thành “ngọn lửa” như nâng tầm cao hơn của tình yêu và sự hi sinh của người bà. Bà vẫn luôn nhen nhóm yêu thương, một tình yêu chung và riêng bao la, bất diệt.Khổ thơ cuối cùng là thời điểm trở về thực tại của tác giả, giống như là một chuyến đi trở về tuổi thơ. Giọng thơ chùng xuống, cảm xúc nghẹn ngào:
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhởSớm mai này bà nhóm bếp lên chưaĐứa cháu nhỏ của bà giờ đã trưởng thành, đến một đất nước xa xôi cách bà nửa vòng trái đất nhưng những ký ức tuổi thơ đó luôn là điều thiêng liêng mà cháu luôn trân quý. Nhắc nhở bản thân không được phép quên đi. Nhắc nhớ kí ức luôn sống mãi, không quên.Bài thơ Bếp lửa với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khoé mắt. Một bài thơ tràn đầy tình yêu, tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời.Hạnh DiễmBe Veg - Go Green - To save our planet☆☆☆☆☆ 533.81Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Gửi bởi 0210826091 ngày 06/07/2009 02:06
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa của sự sống và của tình yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy. Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ.Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu. Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã đem đến cho người đọc cảm giác thật ấm áp. Bếp lửa của nhà thơ là bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin, của sức mạnh, là cội nguồn nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Bài thơ làm xúc động lòng người trong từng con chữ, làm ấm lên tình bà cháu trong ánh lửa ấp iu nồng đượm. Và thật tự nhiên, bếp lửa của Bằng Việt đã gợi nhắc trong ta bao nỗi nhớ về những bếp lửa, những vùng trời kỉ niệm của riêng mình. Để rồi, ta càng thấy yêu thương hơn biết bao những con người thân yêu, những sự vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày quanh ta. Bếp lửa của Bằng Việt vì thế càng trở nên kì diệu!Những nỗi nhớ đó thể hiện sâu sắc với hình ảnh trong người bà và tác giả mong ước sẽ được quay trở lại những ngày đó sự mong ước của tác giả lớn lao và nó khắc hoạ sâu sắc trong trái tim của tác giả, những sự thấu hiểu và niềm vui khi được sống bên bà những hình ảnh đó mang những giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc, niềm vui và những sự thấu hiểu đó đã gắn bó và khắc sâu trong tâm trí của tác giả, những nỗi niềm đó, những sự thấu hiểu và khắc khoải trong trái tim của ông, những nỗi niềm mong ước mong được sống những ngày ấm áp bên bà và ấm đượm trong những hình ảnh bếp lửa đó, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc.Hình ảnh bếp lửa đã thể hiện được sự gắn bó của người cháu với bà của mình, tình yêu thương đó ngày càng được ấm đượm và nó thể hiện những nỗi nhớ thương sâu sắc đối với những người bà của mình, những hình ảnh gợi tả những nỗi nhớ mong và sâu sắc vô tận.☆☆☆☆☆ 443.45Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Bếp lửa thân thương của một thời thơ ấu
Gửi bởi hoadongnoi ngày 09/08/2009 04:41
Mỗi lần đọc bài này, mình lại nhớ bà nội của mình quá. Bà đã xa mình từ lâu lắm rồi, nhưng hình ảnh người bà thân thương trong bài thơ này làm cho mình cứ mỗi lần đọc tới là lại muốn khóc vì sao giống bà nội của mình đến thế ! Miền Bắc, những năm chống Mỹ thời ấy, cả tuổi thơ mình cũng gắn với những ngày sơ tán ở cùng bà nội... Và mình chắc rẳng cả một thế hệ chúng mình hồi đó, ai cũng âm ỉ những kỷ niệm về một "bếp lửa" của mình, không bao giờ có thể quên được. Cám ơn nhà thơ đã nhóm lên dùm biết bao người những ngọn lửa lòng...
☆☆☆☆☆ 483.69Trả lờiTrình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Bếp lửa”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:40
Chúng ta đã được đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình. Có người thích vẻ đẹp thiết tha, nồng nàn của Tế Hanh ở bài Quê hương. Có người yêu sự mộng mơ, lãng mạn của tình mẹ con trong bài Mây và sóng của Ta-go… Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bài Bếp lửa của Bằng Việt.Bếp lửa là một bài thơ của nỗi nhớ về một bếp lửa tuổi thơ, nhớ rành rọt, nhớ ngọn ngành. Nhà thơ đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.Trong thơ văn, còn có tình bà cháu nào cảm động hơn? Tình bà cháu như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm: một bếp lửa và một làn sương sớm, tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà.Rồi những ngày đói khổ làm nhoà mắt đứa cháu còn bé… Và kỉ niệm này xin để nguyên khôi, không dám lược bớt:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, nhà thơ nói thế, chúng ta cũng thấy cay sống mũi. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm thì thấy biển cả hiện ra trước mắt!Dòng sông của tình bà cháu đã để vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thổi, nhưng cũng bát ngát sâu thẳm.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninhBố ở chiến khu bố còn việc bốMày có viết thư chở kể này kể nọCứ bào ở nhà vẫn được bình yên!Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen…Mấy câu thơ chẳng có gì là kĩ xảo, chẳng có gì là gọt tỉa, mà giản dị như lời tâm tình khiến ta như được nghe chính lời bà thủ thỉ, như có một thứ gió lạ kì lay động tâm hồn ta mãi. Đứa cháu có nghĩa có tình đã biết đã quý điều bà thường cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. Và chính ánh sáng của những thứ của quý đó đã từng rọi vào tâm hồn thơ bé của đứa cháu, nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Nhịp thơ trở nên xôn xao như sự sống sinh sôi, như cây nón xoè lá, như chim non vỗ cánh.Rồi đứa cháu lớn vụt lên, bay bổng:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhôm bếp lên chưa?Nhiều năm tháng sống ở nước ngoài, giữa ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, giữa những hoa mĩ dễ hấp dẫn lòng người, nhưng nhà thơ tỏ ra không bị choáng ngợp. Có thể nói, tình cảm chủ đạo chi phối tâm hồn tác giả là những hình ảnh thân yêu quen thuộc của quê hương đất nước, đã từ lâu gắn bó với tuổi thơ. Vì thế nhà thơ đã nhớ về bà – người bà rất đỗi kính yêu – với một tấm lòng chân thật, thiết tha: sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?Từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích, bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên, những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về đất nước… Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của nhà thơ làm trỗi dậy trong kí ức người đọc những kỉ niệm về cuộc sống gia đình về truyền thống tình nghĩa của dân tộc. Và đó chính là sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa.(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 223.77Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:41
Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.
Mở đầu bài thờ là hình ảnh bếp lửa:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượm.Ba tiếng “một bếp lửa” đã trở thành điệp khúc, gợi lại một hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh “bếp lửa” thật ấm áp giữa cải giá lạnh của sương sớm. Đó không chỉ là cái chờn vờn của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà còn là cái chờn vờn trong tâm trí của người chầu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân quen với biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự săn sóc, lo lắng, chăm chút, che chở cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà. Bà vất vả, lặng lẽ trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”, làm sao tính được có bao nhiêu mưa nắng khổ cực đã đi qua đời bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức của cháu hiện về những gian khổ thời còn bé!
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với người cháu là khói bếp, luồng khói được hun từ bếp lửa thân thuộc:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói...Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.Giờ đây nghĩ lại, cháu như đang sống lại những năm tháng ấy. Câu thơ ấy sức truyền cảm đặc biệt khiến người đọc không khỏi có cảm giác cay cay nơi sống mũi. Tuổi thơ ấy lớn lên trong cảnh hoang tàn của chiến tranh. Quê hương, xóm làng bị giặc tàn phá. Cuộc sống khó khăn song hai bà cháu cũng được an ủi bởi tình cảm hàng xóm láng giềng. Bởi trong hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam lúc ấy, những người lớn phải tham gia kháng chiến, ở nhà chỉ còn cụ già và cháu nhỏ:
Mẹ cùng cha công tác bận không về.Và vì thế chỉ có hai bà cháu côi cút bên nhau. Bà kể chuyện ở Huế cho cháu nghé, bà dạy cháu học, chỉ cháu làm. Bao công việc bà đều lo hết vì bố mẹ bận công tác không về. Bà là chỗ dựa cho cháu, và đứa cháu ngoan ngoãn là nguồn vui sống của bà. Những kỉ niệm của tuổi thơ đều gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”, bởi “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói", đã sớm phải lo toan. “Cháu cùng bà nhóm lửa” trong tám năm ròng rã. Tám năm đó nó cũng không phải là dài lắm nhưng sao cứ kéo dài lê thê trong lòng cháu. Cho nên, nhớ về tuổi thơ, người cháu lại “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt”. Cảm giác ấy chân thật và xúc động. Cái làn khói bếp của ngày xưa ấy như bay đến tận bay giờ làm cay nơi sống mũi. Ngày xưa cay vì khói còn giờ đây sống mũi lại cay khi nhớ về tuổi thơ và cũng vì thương nhớ đến người bà.Người cháu nghĩ đến bà rồi nghĩ đến quê hương, đến loài chim tu hú. “Tu hú” được nhắc lại bốn lần, tiếng kêu của nó trên đồng xa như sự cảm thông cho cuộc sống đói nghèo trong chiến tranh của hai bà cháu. Và trong lời kể của bà có cả “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dậy lên một mong mỏi:
Tù hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xaKỉ niệm của tuổi thơ đã được đánh thức, ở đó có hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm và có hình ảnh cả quê hương.Từ những hồi tưởng về tuổi thơ, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời của bà. Bà đã hi sinh cả đời mình để nhóm bếp lửa và giữ cho ngọn lửa luôn ấm áp, toả sáng trong gia đình:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mai không chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu” và “thiêng liêng”. Ngọn lửa được nhóm lên từ chính bàn tay bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu: “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”. Bà lặng lẽ chịu đựng, hi sinh để: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”. Chính vì thế, đứa cháu đã cảm nhận được trong bếp lửa bình dị mà thân thuộc có nỗi vất vả, gian lao của người bà.
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.Trong bài thơ có tới mười lần người bà hiện diện cùng bếp lửa với vẻ đẹp tần tảo, hi sinh, yêu thương con cháu. Và từ “bếp lửa”, tác giả đã đi đến hình ảnh “ngọn lửa”:
Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...Người cháu năm xưa giờ đã trưởng thành, đi xa. Trước mắt có những “niềm vui trăm ngả”, “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ được hiện ra. Nhưng đứa cháu vẫn không ngừng hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Mỗi ngày đều tự hỏi “Sớm mai này” là mỗi ngày cháu đều nhớ về bà, Hình ảnh người bà luôn làm ấm lòng và nâng đỡ cháu trên bước đường đi tới.Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng “bếp lửa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọng điệu tâm tình trầm lắng, giàu chất suy tư đã làm say lòng người đọc. Và bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt như một triết lí thầm kín. Những gì đẹp đẽ của tuổi thơ đáng được trân trọng và nó sẽ nâng đỡ con người suốt hánh trình dài rộng của cuộc đời. Bằng Việt đã thể hiện lòng yêu thương, biết ơn bà sâu sắc. Lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương, đất nước khi đã đi xa.(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 213.43Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Sai sót
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 25/05/2009 22:36Có 1 người thích
Đoạn thơ có sai sót đấy ạ!"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen!Một ngọn (bếp) lửa lòng bà luôn ủ sẵn,Một ngọn (bếp) lửa chứa niềm tin dai dẳng,Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa!" ~~> câu này ở đoạn sau
Nguồn: SGK Ngữ văn 9 tập 1.Môn toả hoàng hôn, Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.☆☆☆☆☆ 453.38Trả lờiCảm ơn Diệp Y Như
Gửi bởi Hoa Xuyên Tuyết ngày 26/05/2009 12:46Có 1 người thích
Cảm ơn Diệp Y Như. Bọn mình sẽ kiểm tra lại thông tin từ tác giả nhé, cho chắc. Cảm ơn nhiều. Mình sẽ quay lại sửa.
"Xin anh đừng hỏi vì saoTên anh em để lẫn vào trong thơ..."☆☆☆☆☆ 463.52Trả lờicảm nhận
Gửi bởi langtudp ngày 07/09/2009 04:11
một hình ảnh rất đơn sơ, rất giản dị nhưng lại giàu ý nghĩa chỉ một bếp lửa nhỏ nhung đã là cả một tình thuơng
dp☆☆☆☆☆ 383.21Trả lờiTrang 12 trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
© 2004-2024 VanachiRSS
Từ khóa » Nhen Bếp Lửa
-
Ai Cho Mk Hỏi Từ 'nhen ' Trong Bài Bếp Lửa Của Bằng Việt Có ý Nghĩa J Z ...
-
Rồi Sớm Rồi Chiều Lại Bếp Lửa Bà Nhen, ... Ôi Kì Lạ Và Thiêng Liêng
-
Cảm Nhận Bài Thơ Bếp Lửa (6 Mẫu) - Văn 9
-
Nơi ấy Có Bếp Lửa Hồng Nhen Lên - Báo Nghệ An
-
Ý Nghĩa Hình ảnh Bếp Lửa Trong Bài Thơ Bếp Lửa - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Hình ảnh Bếp Lửa Trong đoạn: "Rồi Sớm Rồi Chiều Lại ...
-
Nghĩa Của Từ: "nhen" Trong Câu Thơ: "Rồi Sớm Rồi Chiều Lại Bếp Lửa Bà ...
-
Những Suy Ngẫm Về Bà Và Hình ảnh Bếp Lửa. - Facebook
-
Top 6 Bài Văn Mẫu Cảm Nhận Về Hình ảnh Người Bà Trong Bài Thơ ...
-
Cảm Nhận Bài Thơ Bếp Lửa ❤️️ 18 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Top 15 Cảm Nhận Rồi Sớm Rồi Chiều Lại Bếp Lửa Bà Nhen 2022
-
[Tài Liệu Văn 9] Cảm Nhận Khổ 5,6 Bài Thơ "Bếp Lửa" Của Bằng Việt
-
Phân Tích Hình ảnh Người Bà Và Ngọn Lửa Qua đoạn Thơ: "Rồi Sớm ...