Bài Thơ: Cảnh Rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh - 胡志明) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 1174.38Thể thơ: Thất ngôn bát cúThời kỳ: Hiện đại2 bài trả lời: 2 bình luận16 người thích Từ khoá: Việt Bắc (30) kháng chiến (174) thơ sách giáo khoa (670)Tuyển tập chung
- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Mùa cam (Phạm Tiến Duật)- Đàn kiến nó đi (Định Hải)- Chương VII (Trần Dần)- Tâm tư trong tù (Tố Hữu)- Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)Một số bài cùng tác giả
- Độc Tưởng công huấn từ- Hạn chế- Bảy mươi tư tuổi vẫn không già- Trúc lộ phu- Khán “Thiên gia thi” hữu cảmMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Thơ chúc Tết năm 1947 (Đinh Hợi) (Hồ Chí Minh)- Nhóm lửa (Hồ Chí Minh)- Tảo (Hồ Chí Minh)- Chúc than (Hồ Chí Minh)- Dạ bán văn khốc phu (Hồ Chí Minh)Đăng bởi Vanachi vào 30/06/2005 19:47, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 11/03/2006 07:59
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,Khách đến thì mời ngô nếp nướng,Săn về thường chén thịt rừng quay,Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.Kháng chiến thành công ta trở lại,Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Năm 1947[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)[1]
Phân tích bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Bác Hồ để nhận thấy được sự lạc quan của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi Kelvin Kingleon ngày 13/11/2014 22:52Có 1 người thích
Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.Lần thứ nhất là trước Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nói vắn tắt đôi lời để thấy trong bối cảnh như vậy mà vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh vẫn luôn dạt dào niềm xúc động trước cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với một tứ thơ tức cảnh hàm xúc và tràn đầy lạc quan, mà có lẽ chỉ những người cách mạng mẫu mực như Bác Hồ mới có trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy.Mở đầu bài thơ, Bác đã như reo lên trước cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Nhưng lạ là ở chỗ, cái hay ấy không phải là cái gì xa vời, lại càng không phải những cái gì gợi sự tò mò, kiểu như võ sĩ vào rừng săn tìm sự lạ lùng và khơi gợi trí tò mò. Ở đây, cái hay chính là thiên nhiên, nói cách khác, là sự gắn kết thiên nhiên với con người, con người với thiên nhiên ở một nơi thiên nhiên vẫn như còn nguyên sơ và con người vẫn nguyên vẹn tình yêu tha thiết với thiên nhiên.Thế nên, dẫu có suốt ngày vượn hót, chim kêu mà có ai đó khó tính cảm thấy đinh tai, nhức óc, thì với Bác Hồ, đến cỏ cây hoa lá đất trời xanh cũng làm cho lòng Người rưng rưng tha thiết, thì ngày ngày được nghe tiếng vượn hót, chim kêu ấy càng như nhắc nhở, giục giã công việc và khơi gợi suy nghĩ vì non sông, đất nước. Chỉ với hai câu mở đầu đã cho người đọc thấy nhà thơ yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên đến mức nào; hay nói rộng ra, lòng yêu nước ở Bác Hồ không phải là cái gì xa vời mà chính là từ tình yêu thiên nhiên, yêu những gì gắn bó, thiết tha, gần gũi với cuộc sống thường nhật của chính mình và đồng loại, mà vì nó có thể hy sinh tất thẩy để phụng sự suốt đời. Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực tại của cuộc kháng chiến chín năm muôn vàn khó khăn, gian khổ thì thiên nhiên ở đây không chỉ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (thơ Tố Hữu), mà còn thực sự góp phần giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt đời thường, nuôi dưỡng sức lực cho quân ta đánh giặc. Cái thực tại ấy được Bác Hồ khắc hoạ bằng nét mộc mạc, giản dị, chân thực trong bốn câu thơ đặc tả sinh hoạt đời thường rất gợi:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,Săn về thường chén thịt rừng quay.Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.Chỉ bốn câu thôi, mà làm người đọc thấy được cuộc sống của những người đi kháng chiến ở núi rừng. Không phải là một cuộc sống hoàn toàn sung sướng “cơm gà, cá gỡ”, nhưng cũng không phải là một cuộc sống túng bấn đến mức “cơm không có mà ăn”, như hồi ấy có kẻ lầm tưởng những người kháng chiến ở rừng xanh núi ngàn. Cảnh sống ấy thật đơn giản mà lịch sự biết nhường nào, bởi cái tình người với nhau chan chứa, mặn nồng, tha thiết đến cái bắp ngô, củ sắn cũng bẻ đôi:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,Săn về thường chén thịt rừng quay.Chỉ có thế, nhưng thật là thịnh soạn, với một từ “chén” đủ làm người đọc thấy niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng xanh núi ngàn. Với niềm lạc quan ấy thì trước phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, có thể thả bộ thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng, hay ngồi ngâm nghi giây lát bên chén rượu, ấm trà cũng là điều rất hợp lẽ, rất đời thường:
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.Đến đây, người đọc càng thấy sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ gấp bội phần. Nhất là ở hai câu kết:
Kháng chiến thành công ta trở lại,Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.Thì ta càng thấy sự bình dị, lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó khăn như năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc biết chừng nào.Anh hùng Hoả diệm tộc Về làng nhớ thắp nén hươngCho tròn bông lúa nghĩa tình quê ta☆☆☆☆☆ 874.26Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Đôi điều về bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Hồ Chí Minh
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 17/02/2019 11:14
Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại.1. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một nhà hoạt động chính trị, lại là một nhà thơ.Thơ của Bác chủ yếu, phần lớn tập trung ở Nhật ký trong tù. Bác sáng tác ở nhà tù Quảng Tây (Trung Quốc) hầu hết bằng thể thơ Đường luật. Sau đó Bác còn làm cả thơ mới, thơ tự do.Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú khá độc đáo.2. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.- Trước hết nó có tám câu, năm vần, mỗi câu bảy chữ.- Nó có bố cục rất thông thương của một bài thơ thất ngôn bát cứ: Đề, thực, luận, kết mỗi phần hai câu.- Khi đọc làm cho người nghe sẽ nhận biết từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu… của một bài thơ Đường luật bình thường, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đó là kết quả của một quá trình học tập, kế thừa vốn cũ của cha ông, của dân tộc, của nhân loại. Nghệ thuật đối, niêm, luật chỉnh như là một khuôn mẫu.3. Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc lại là biểu hiện của một sự sáng tạo của người viết.Sáu câu thơ đầu là một kết cấu diễn dịch từ khái quát đến chi tiết cụ thể.- Câu 1: Khái quát cảnh rừng Việt Bắc “hay”- Câu 2, 3, 4, 5, 6 là hình ảnh cụ thể chi tiết minh hoạ cho cái “hay” của Việt Bắc đó là: vượt hót, chim kêu, ngô nếp nướng, thịt rừng quay, non xanh nước biếc, rượu ngọt, chè tươi tất cả hiện lên một cách phong phú, tươi sáng, hấp dẫn, dưới ngọn bút của tác giả. Các hình ảnh miêu tả đặc sản của Việt Bắc lại càng phong phú, hấp dẫn hơn trong nghệ thuật đối rất chuẩn của tác giả. Bởi vậy cảnh rừng Việt Bắc hấp dẫn tác giả, hấp dẫn mọi người. Nó như mời gọi tất cả mỗi người hãy đến Việt Bắc. Chính vì vậy mà câu 7, câu 8 bật ra như là một tất yếu. Nay Bác và mọi người còn bận đi kháng chiến không có thời gian để thưởng ngoạn, hưởng thụ cái giàu đẹp của Việt Bắc. Kháng chiến thắng lợi Bác hẹn với lòng mình sẽ trở lại Việt Bắc để được thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.- Câu 7 và câu 8 của bài thơ rất khéo vừa đóng lại lời giới thiệu về Việt Bắc lại vừa làm nhiệm vụ kết thúc bài thơ Đường luật trong tình cảm thuỷ chung, son sắt của người đi kháng chiến với chiến khu Việt Bắc.Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú trong bố cục: Đề, thực, luận, kết, niêm, đối, hình ảnh, từ ngữ. Bài thơ còn là biểu hiện sự sáng tạo trong kết cấu bởi vậy mà đọc bài thơ ta cảm nhận được vừa cũ, vừa mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Cái mới, cái hiện đại của bài thơ là hiện thực của Việt Bắc trong cái sự phong phú, giàu có, đẹp đẽ. Cái hiện đại của bài thơ còn là ở kết cấu theo cấu trúc diễm dịch tạo nên sự chặt chẽ. Đọc bài thơ ta có cảm tưởng như Bác Hồ vừa khen Việt Bắc giàu đẹp vừa giới thiệu với mọi người sự giàu có hấp dẫn qua bàn tay chỉ của Bác.Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc là một minh chứng đầy thuyết phục.
tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 204.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời© 2004-2024 VanachiRSS
Từ khóa » Cảnh đẹp Núi Rừng Việt Bắc
-
CẢNH RỪNG VIỆT BẮC TRONG THƠ BÁC. THANH THẢN
-
Cảnh Rừng Việt Bắc Thật Là Hay - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Núi Rừng Việt Bắc Qua Bài Thơ Việt Bắc – Tố Hữu
-
Phân Tích Vẻ đẹp Của Núi Rừng Việt Bắc Qua Bài Thơ Việt ...
-
Cảm Nghĩ Về Cảnh Sắc Thiên Nhiên Núi Rừng Việt Bắc - Trang Lan
-
Cảnh đẹp đêm Trăng Nơi Núi Rừng Việt Bắc được Miêu Tả Qua Hình ...
-
Vẽ đẹp Của Cảnh Trăng Rừng Việt Bắc Và Tâm Trạng Của Tác Giả Trong ...
-
100 Phong Cảnh Núi Rừng Việt Nam ý Tưởng - Pinterest
-
Cảnh Núi Rừng Việt Bắc Lúc đêm Khuya (2 Câu Thơ đầu) - Hoc24
-
Cảnh Núi Rừng Việt Bắc Trong Bài Thơ "Cảnh Khuya" Hiện Lên Như Thế ...
-
Vẻ đẹp Thiên Nhiên Trong Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu - Ngữ Văn 12
-
Cảm Nhận Vẻ đẹp Thiên Nhiên Và Con Người Việt Bắc (8 Mẫu)
-
Cảnh Thiên Nhiên Và Con Người Trong Bài Thơ Việt Bắc - Mobitool