Bài Thơ đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm

Rate this {type}

Nhắc đến tổ quốc Việt Nam yêu dấu, chắc chắn mỗi người con Việt dù đang sinh sống ở một nơi xa xứ hay đang sống tại mảnh đất quê nhà, thì trong lòng chúng ta vẫn cảm thấy tự hào là người con Việt Nam, tự hào mang trong mình dòng máu ‘’con rồng cháu tiên’’, tự hào là những người kế thừa và phát huy những tinh hoa giá trị văn hóa lịch sử hào hùng. Thông qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm sẽ cho ta thấy được tình yêu nước bao la của người Việt Nam ta.

1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ như: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân….

Ông thuộc lớp nhà thơ trưởng thành từ ghế nhà trường, với lòng yêu tổ quốc, không chỉ cầm bút viết thơ, ông còn có mặt trực tiếp trong cuộc kháng chiến dân tộc. Ông có ý thức cao về vai trò và trách nhiệm và bổn phận của tuổi trẻ về đất nước, những trang thơ của ông nóng bỏng, nhiệt tình yêu nước và hiện thực kháng chiến của dân tộc.

Xuất phát từ gia đình trí thức, ông sinh ra và lớn lên ở Huế, bản thân ống từ sớm đã tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sinh viên, bởi thế thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén mang tâm tư của người trí thức…. và mang đậm tình yêu đất nước.

2. Bài thơ Đất nước  của Nguyễn Khoa Điềm

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đất nước:

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tác phẩm nằm trong trường ca Mặt đường khát vọng. Đó là một tuyển tập được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên vào năm 1971 và được in lần đầu tiên vào năm 1974. Đây chính là tác phẩm gắn liền với năm tháng đạn bom và phản ánh rõ ràng chân thực nhất về bộ mặt bọn xâm lược đất nước ta.

Bài thơ đất nước nằm trong chương năm của tác phẩm Mặt đường khát vọng, thông qua bài thơ tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn truyền tải thông điệp Đất nước là của nhân dân.

Cảm nhận hình ảnh đất nước qua bài thơ

Bài thơ Đất nước đã được tác giả nhìn nhận thông qua nhiều khía cạnh khách nhau. Khi đất nước mới được khai sinh hình thanh, và sau đó có những biến chuyển thay đổi, cùng với các biến cố thăng trầm của lịch sử đã có nhiều đổi mới. Và xuyên suốt cả bài thơ chính là một tình yêu quê hương, xứ sở và sau cùng là tư tưởng đất nước của nhân dân.

Cảm nhận đất nước thông qua nhiều khía cạnh

Thông qua các khía cạnh văn hóa, lịch sử, địa lý… để từ đó mỗi chúng ta có được một cái nhìn bao quát hơn về đất nước của mình, điều đó chính là điểm đặc sắc tạo nên những chất riêng trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước trên phương diện lịch sử, văn hóa

Những vần thơ đầu tên của bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được lột tả bằng một chất thơ gần gũi, giản dị và thân thuộc. Đó là giai đoạn đất nước mới ngày đầu được khai sinh. Ta không rõ đất nước có tự bao giờ chỉ biết khi sinh ra đã có rồi. Đó là ngày xưa, rất xưa mà khó có thể xác định được mốc thời gian cụ thể. Có thể nói kể từ khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc đã có đất nước.

Và ghi đậm trong đó chính là hình ảnh đất nước lớn lên trong lao động. Đó cũng chính là công cuộc xây dựng và phát triển. Từ những dụng cụ đầu tiên, đơn giản như cái kèo, cái cột đã tạo nên được sự chân thực, giản dị và cũng chính là một lời giải thích đúng đắn cho nguồn gốc của đất nước.

Nhà thơ đã đưa lên hình ảnh góc nhìn  đất nước dưới hình thức văn hóa, tập quán. Chính tình yêu lứa đôi cũng là một phần làm nên đất nước muôn đời. Và chính việc cắt nghĩa “đất” và “nước’ là một trong những cách thức giải thích chân thực và đầy tinh tế. Để rồi khi gộp chung lại con người ta sẽ cảm nhận được sụ trọn vẹn sâu sắc của đất nước.

Đất nước trên phương diện địa lý

Bên cạnh đó đất nước còn được hình thành từ những câu chuyện xa xưa mà mẹ cha ta thường hay kể. Đó là con chim phượng hoàng, bà núi đen, truyền thuyết lạc long quân… Đây cũng chính là những minh chứng cho sự phát triển của đất nước. Truyền thống uống nước nhớ nước nhớ nguồn luôn hiện hữu trong lòng người dân Việt.

Trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước

Để có được đất nước hôm nay biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Chính vì vậy thế hệ mai sau càng cần phải giữ gìn và phát huy nó thật tốt. Điều này cũng gần như đã thấm sâu vào máu thịt của nhân dân ta và cũng nhắc nhở về nghĩa vụ bảo vệ đất nước mình. Bởi những người đã hy sinh vẫn còn đó và chính những người dù đã chết nhưng trái tim của họ vẫn còn sống mãi. Họ sống trong trái tim của những người ở lại.

Chúng ta thế hệ sau này cần phải biếtt phát huy những giá trị của đất nước có thể ‘’sánh vai với cường quốc năm châu’’

Tư tưởng Đất nước của nhân dân

Thông qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm những di tích, danh thắng của đất nước ta cũng phản ánh rõ vai trò của nhân dân trong đó. Đó chính là tình cảm vợ chồng thủy chung và thân thiết thông qua hình ảnh núi Vọng Phu hay hòn Trống Mái. Hay chính là  sức mạnh bất khuất của nhân dân ta qua câu chuyện của Thánh Gióng. Tất nhiên không thể thiếu được hình ảnh của đất nước tươi đẹp qua các cái nhìn dân dã như con Cóc, con Gà, dòng sông… Tất cả tạo nên một hình ảnh đất nước vừa gần gũi vừa thân thiết như thế.

Qua bài thơ bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta có thể cảm nhận được những chiêm nghiệm và tình yêu nước sâu sắc mà tác giả dành cho đất nước. Thông quá đó, chính là sự bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho chính những người dân Việt Nam. Hãy cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày một giàu đẹp hơn trong tương lai nhé, và đừng quên giới thiệu tác phẩm này cho những người thân yêu của bạn.

Post Views: 5,892

Từ khóa » đất Nước Violet