Bài Thơ: Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử - Nguyễn Trọng Trí) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 5284.32Thể thơ: Thơ mới bảy chữThời kỳ: Hiện đại26 bài trả lời: 21 thảo luận, 5 bình luận136 người thích Từ khoá: thơ phổ nhạc (602) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 11 [1990-2006] (43) Ngữ văn 11 [2007-2020] (25) Vĩ Dạ (4)Tuyển tập chung
- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 7
Một số bài cùng từ khoá
- Cơ khổ cho đứa giữ trâu (Khuyết danh Việt Nam)- Hồi 07: Kiều gửi duyên Thuý Vân (Nguyễn Du)- Có một ngày (Nguyễn Khoa Điềm)- Cây dừa (Trần Đăng Khoa)- Nói với con (Y Phương)Một số bài cùng tác giả
- Nỗi buồn vô duyên- Ngoài vũ trụ- Sớm mồng một Tết đi xe lửa ra Huế- Vớt hồn- Mơ duyênMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Cuối thu (Hàn Mặc Tử)- Cô liêu (Hàn Mặc Tử)- Chiều xuân (Anh Thơ)- Em đau (Hàn Mặc Tử)- Văn tế các liệt sĩ bị tàn sát ở Chợ Cầu (Khuyết danh Việt Nam)Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2005 18:53, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 12/03/2008 09:32
Cô Lê Thị Anh Đào giảngĐang tải...
Thầy Lã Nhâm Thìn giảngĐang tải...
Nhạc Võ Tá Hân, ca sĩ Vân KhánhĐang tải...
Đây thôn Vĩ Dạ - Nhạc Phan Huỳnh Điểu, ca sĩ Bảo YếnĐang tải...
Nhạc: Hoàng Thanh Tâm; Trình bày: Thuý HuyềnĐang tải...
Giọng đọc CammyĐang tải...
Huy Trạch đọc thơSao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.Vườn ai mướt quá, xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,Có chở trăng về kịp tối nay?Mơ khách đường xa, khách đường xa,Áo em trắng quá nhìn không ra...Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,Ai biết tình ai có đậm đà?
Tiêu đề bài thơ có nơi ghi là Đây thôn Vĩ Giạ, hay Ở đây thôn Vĩ Giạ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát cùng tên.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 123 trong tổng số 3 trang (26 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” của Hàn Mặc Tử
Gửi bởi Vanachi ngày 10/02/2006 13:08Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 29/11/2007 18:03Có 1 người thích
Thời gian vừa qua, bài thơ lãng mạn gây ra nhiều nhận định bất đồng, thậm chí đối lập nhất khi phân tích, bình giảng, hẳn là 12 câu Đây thôn Vĩ Giạ. Nguyên nhân sự hạn chế của một số bài viết có nhiều. Thứ nhất là thói quen xã hội học dung tục; như tác giả bài Tiếng thở dài. Chia sẻ với Hàn Mặc Tử đã nhận xét: “Tác phẩm nào, người phân tích cũng cố quy về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (...). Cái hay của văn chương nhiều hình nhiều vẻ, đâu phải chỉ có vài ba giá trị được khuôn sẵn rồi cứ thế ép tác phẩm cổ kim đông tây vào những giá trị ấy.” (1) Thứ hai là do người nghiên cứu không thuộc phong cách nghệ thuật của đối tượng mà mình tìm hiểu; ví dụ: ai cũng rõ một trong mấy nét cơ bản của tiếng thơ Hàn Mặc Tử là hướng nội:
Hàn Mặc Tử luôn luôn có khuynh hướng quay vào nội tâm, ông rất ít tả, ít kể theo cái nhìn của con mắt” (2), nói như Trần Đăng Thao, Hàn Mặc Tử thường “nhìn thấy bằng tâm tưởng” (3); nhưng bởi không thuộc phong cách thi pháp bao trùm này trong thơ Hàn Mặc Tử, người viết những dòng phân tích Đây thôn Vĩ Giạ trong Soạn văn (tập I) chỉ hoàn toàn tập trung phân tích khách thể được tái hiện trong tác phẩm qua 3 đề mục: Đây thôn Vĩ Giạ, Dòng sông Hương, và Những cô gái Huế (4) - Lê Bảo đã nhận xét đúng rằng: Giảng văn như vậy thì mới chỉ chú ý đến “cái ý ở trong lời, ở trong lời, ở tầng thứ nhất của ý nghĩa”, mà thật ra “...cái mạch trữ tình vừa thắm đậm hồn người vừa thể hiện bằng một thiên bẩm tài hoa, chính đây mới là điều cần nói” (5) - Thứ ba là sự cảm thụ nghệ thuật thiếu nhạy bén. Mỹ phẩm hạn chế ấy kết hợp với nguyên nhân thứ tư. Thái độ tuỳ tiện thiếu nghiêm túc trong khâu xác định tư liệu khảo chứng... đã dẫn những ý kiến phân tích hoàn toàn sai lệch, như trường hợp Lê Đình Mai (6). Bài viết của tác giả Lê Đình Mai khiến không ít người, nhất là những ai gắn bó với Huế đẹp và thơ, không thể lên tiếng: “Lẽ ra tôi không viết bài này...Nhưng sao tôi thấy không đành! Không đành với Hàn Mặc Tử, không đành với bà Hoàng Cúc, không đành với bạn đồng nghiệp, với bạn đọc gần xa mến mộ Hàn Mặc Tử” (Mai Văn Hoan). Tác giả bài Nói thêm về bài thơ Thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử (7) cũng có phản ứng tương tự...Để định hướng tiếp cận đúng đắn và có điều kiện cảm nhận chính xác những tứ thơ vừa xa cách nhau vừa mờ ảo của Đây thôn Vĩ Giạ; thì một khi biết rằng nội dung bài thơ liên quan đến Hoàng Cúc (một thiếu nữ trong trắng con nhà gia giáo lúc bấy giờ đang cư ngụ ở thôn Vĩ Giạ nên thơ nên hoạ, chứ không phải liên quan đến các cô gái “giang hồ” ở cái xóm bình khang Vĩ Giạ “dâm ô” theo một suy diễn tưởng tượng nào đó), ta không thể không nhắc lại đôi điều về mối quan hệ tình cảm giữa Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc - căn cứ vào những tài liệu đáng tin cậy của: Quách Tấn người bạn thơ gần gũi nhất của Hàn Mặc Tử) (8); Đào Quốc Toản (cán bộ giảng dạy Đại học ở Huế, trước đây khi hướng dẫn sinh viên làm khoá luận về thơ Hàn Mặc Tử đã từng gặp gỡ bà Hoàng Cúc) (9); và thầy giáo Mai Văn Hoan, người hiện dạy học ở đất núi Ngự sông Hương đã “có mặt trong đám tang” bà Hoàng Cúc: “Có lẽ đó là một trong những đám tang lớn nhất ở Huế gần đây mà tôi được biết” (10).Hoàng Cúc khi là một thiếu nữ mới lớn, sống ở Qui Nhơn. Cô con nhà quan, có học, không đẹp nhưng có duyên và thuỳ mị nết na. Nhà cô đi chung một lối với nhà Hàn Mặc Tử (lúc ấy đang làm việc ở Sở Đạc điền). Giữa hai người hẳn có một mối giao tiếp rất đơn giản nhẹ nhàng kiểu những ai gần ngõ. Nhà thơ đã viết những vấn đề Hoàng Cúc (trong tập Gái quê) với tình cảm đơn phương vô vọng; vì không những Hoàng Cúc là một thiếu nữ mới lớn, con nhà nề nếp, tính tình kín đáo, mà hoàn cảnh hai gia đình có một hố sâu ngăn cách: thân phụ Hoàng Cúc là viên chức cao cấp, nhà theo đạo Phật..., còn Hàn Mặc Tử mồ côi cha từ thuở thiếu thời, gia đình theo đạo Thiên Chúa, đời sống khó khăn, thêm nữa lúc ấy Hàn Mặc Tử chỉ là viên chức nhỏ ở Sở Đạc điền, lại đang có nguy cơ thất nghiệp... Khoảng 1935, sau khi Hàn Mặc Tử từ giã Qui Nhơn vào Sài Gòn thì gia đình Hoàng Cúc cũng chuyển từ Qui Nhơn ra Huế (thôn Vĩ Giạ). Cuối năm 1936, lúc chớm có hiện tượng sức khoẻ không bình thường, tuy chưa khẳng định là bệnh phong, Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn trở lại Qui Nhơn thì: “Trước sau nào thấy bóng người...”; nhà thơ coi như Hoàng Cúc đã bước lên xe hoa chung thân vĩnh biệt (mặc dầu, không rõ đích xác vì lý do gì, từ sau đó về sau, Hoàng Cúc khước từ mọi đám cầu hôn, sống độc thân ở Vĩ Giạ và hoạt động ở Hội Phật tử miền Nam cho đến lúc mất). Khoảng năm 1937, nghe tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc đã “gửi vô Qui Nhơn cho Hàn Mặc Tử một tấm hình chụp hồi còn mặc áo dài trường Đồng Khánh (11) có kèm theo lời thăm hỏi sức khoẻ và “trách” Hàn Mặc Tử sao lâu nay không ra thăm Vĩ Giạ? Không thăm lại đất cũ người xưa? (Hàn Mặc Tử đã từng học trung học ở Pellerin ở Huế)” (Đào Quốc Toản).Nhận được những dòng tình cảm chân thành quý giá của người thiếu nữ vốn có nề nếp sống kín đáo ấy, Hàn Mặc Tử xúc động mạnh, và Đây thôn Vĩ Giạ đã ra đời (hẳn ngay trong năm 1937). Bài thơ được gửi ra Huế cho Hoàng Cúc. Thời gian lặng lẽ trôi, cô rồi bà Hoàng Cúc đã giữ gìn bài thơ kỷ vật này cho đến lúc từ trần.Biết rõ nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của Đây thôn Vĩ Giạ là như vậy, chúng ta có thể lướt qua vùng giải vũ chữ nghĩa mờ ảo mơ màng, đặng xâm nhập được hậu cung ý tứ sâu xa của tác phẩm.Tứ thơ cơ bản đích thực của Đây thôn Vĩ Giạ phải chăng là nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, trong khát vọng cái Đẹp hoá giải trạng huống đau thương. Tứ thơ bao trùm này thể hiện tập trung trong hai câu thoảng ý nghi vấn: “Có chở trăng về kịp tối nay” (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái Đẹp của đất trời??), và: “Ai biết tình ai có đậm đà” (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng cái Đẹp của tình người?).Mở đầu bài thơ là câu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Lời thơ khơi dòng thi tứ tương tự sự biến tấu tình cảm trong lời thơ của người thôn Vĩ, như muốn khẳng định việc thăm hỏi ân cần ấy không phải trong mơ mà có thật, và như thế, đồng thời để bản thân được nhấm nháp thứ “tiên dược” không những đối với thân bệnh mà còn cả cho tâm bệnh nan y. Tiếp đó, lời thư đã từ từ gọi thức những hình bóng thôn Vĩ ngày xưa - thời người thơ còn là một cậu học trò Trung học Pellerin Huế:
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Tờ thư “tiên dược” của tấm lòng son thôn Vĩ quả đã có tác dụng nhiệm màu đối với người bệnh: sinh lực hồi sinh; do đó đất trời đã mở ra tràn đầy sức sống: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”, và cảnh trí xuất hiện đẹp tươi như trước mắt trẻ thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (về tứ pháp mà nói, chữ “mướt” thật rất Hàn Mặc Tử, và khi so sánh “xanh như ngọc” thì rõ ràng “thi trung hữu ngọc”, mà đây là bút pháp của một danh hoạ trường phái ấn tượng nhân lực tinh tường và trái tim đa cảm). Rồi không rõ từ nơi đâu trong ký ức trở về một bức chân dung có bố cục hẳn hoi ở xóm thôn Vĩ Giạ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”... Một đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử là phong cách hiện ra trước một số bài rất đậm đà màu dân tộc. Không gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, khó có thể viết được những câu thơ trong khổ I Đây thôn Vĩ Giạ vừa rồi - và những câu hoặc ngọt lịm dân dã (Mùa xuân chín)...Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ Đẹp của tình người (Sao anh không về...) và của cảnh đời (Vườn ai mướt quá...). Nghĩ đến cái hố ngăn cách giữa thân phận mình với người thôn Vĩ mà giờ đay hẳn càng sâu rộng hơn (chứng bệnh nan y như đã gọi án tử hình), thi tứ Hàn Mặc Tử vụt bay đến một cõi miền đau thương đối lập: “Gió theo lối gió, mây đường mây...” - có nghĩa: rồi đây thế tất sẽ không tránh khỏi chia lìa và vĩnh quyến. Cái lối chuyển từ rất nhanh, có khi rất xa, cũng là một đặc điểm của thơ Hàn Mặc Tử; và khi “Những đột xuất ấy lặp lại với tần số cao sẽ tạo nên sự khó hiểu” (Vũ Quần Phương). Càng ở những tác phẩm cuối đời (Xuân như ý, Thượng thanh khí), thơ Hàn Mặc Tử càng thể hiện rõ đặc điểm này. Chúng ta sẽ không lạ lùng điều ấy khi nhớ lại rằng: thơ Hàn Mặc Tử trong khoảng hơn 10 năm đã đi từ đời Đường đến chủ nghĩa tượng trưng. Ngay từ tập Thơ điên, trong có bài Đây thôn Vĩ Giạ, yếu tố tượng trưng đã thấp thoáng xuất hiện. Câu thơ thôn Vĩ phảng phất đôi nét bút pháp của trường phái ấy không khỏi gây thêm đôi chút rắc rối khó hiểu nữa (dẫn đến những cảm nhận phân tán) đối với độc giả.Do trực cảm mối quan hệ giữa bản thân với Hoàng Cúc (có lẽ là với không ít những người thân thiết khác) trước sau sẽ là gió - mây đôi ngả; nên trước mắt nhà thơ: “nắng mới” thôn Vĩ phút chốc đã lụi tắt, thay vì hình ảnh “Dòng nước buồn thiu” của Tiêu kim thuỷ (nét “hoa bắp lay” lại cũng là một hình tượng thơ xuất hiện đột ngột theo kiểu quen thuộc trong thi pháp Hàn Mặc Tử - mặc dầu về phương diện luận lịch sử có thể cho rằng: nghĩ về Vĩ Giạ là nhớ đến Cồn Hến giữa sông Hương đối diện Vĩ Giạ, trên cồn trồng nhiều vạt bắp với vùng hoa ngút ngát lay động theo gió)... Mong lãng khuây phần nào mối sầu gió - mây đôi ngả, nhà thơ ngóng đợi một bạn cố tri vô cùng thân thiết ấy có “về kịp” không “...Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay” mà cứu rỗi linh hồn: bất hạnh này không? - Kết thúc khổ thơ II là một tín hiệu mong chờ cứu nạn; nhưng lời khẩn cầu đồng thời lại đã chứa đựng niềm hồ nghi hiệu quả.Khổ thơ II xuất hiện tiếp theo cũng không hoàn toàn rõ mạch. Đọc thơ Hàn Mặc Tử nhiều khi như xem tranh đồng hiện: sự vật, sự thể hiện ở những thời gian không gian xa cách nhau đồng loạt xuất hiện và xâm nhập lẫn nhau không quan tâm luận lý - tính luận lý ở đây chỉ tồn tại trong tinh thần toàn khối dòng tâm tưởng. Đọc Hàn Mặc Tử, người ta cũng dễ liên tưởng đến nhà thơ Lamactin: thứ thơ vừa lãng mạn vừa chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa tượng trưng, nhiều lúc ngẫu phát: cõi lòng nhà thơ có khi như chìm đắm vào một cõi mù sương, bởi vậy, cảnh trí ngoại giới được tái hiện chỉ có tính chất như những âm thanh của tâm hồn phản hưởng khi va chạm với sự vật - đó là kiểu thơ “phong cảnh nội tâm”...Tương tự như vậy: “Mơ khách đường xa, khách đường xa” là ai mơ? Theo mạch thơ và dựa vào ý tư trong nội dung thư Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử, người mơ hẳn đang sống ở Vĩ Giạ, nhưng cũng không loại trừ ý nghĩa là chủ thể lãng mạn cùng mơ theo... Và rồi: “Áo em trắng quá” (màu áo trắng trong tấm ảnh Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử?), có nghĩa: tâm hồn em thánh thiện quá, hạnh phúc đến đột ngột quá..., ta say men sắc màu trinh trắng đến choáng váng “nhìn không ra”? hay chỉ hàm nghĩa là: những nét chữ từ thôn Vĩ gửi về Qui Nhơn đã làm thức dậy bóng hình xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào... Đến câu tiếp theo, đôi cánh thơ với phong độ mơ màng quen thuộc vẫn như còn tiếp tục bay lượn tìm kiếm cái đẹp ở miền đất Thần kinh sương khói mịt mờ - miền đất có:
Dòng Tiêu kim thuỷ gà xao xácNgẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương(VĂN CAO - Một đêm đàn lạnh trên sông Huế)Cuối cùng, nếu ở khổ thơ II, nhà thơ vừa muốn nhờ Trăng Vàng Trăng Ngọc làm tan biến nỗi sầu thương, vừa âu lo ước nguyện không thành:
Có chở trăng về kịp tối naythì chấm dứt khổ thơ kết thúc toàn bài, khi muốn nương nhờ cái Đẹp của tình người làm liệu pháp cứu rỗi, người thi nhân hoạn nạn của trần giới và đất trời này cũng vẫn không khỏi ngậm ngùi nghi ngại:
Ai biết tình ai có đậm đà.Bên cạnh hương sắc quê xứ Việt, phải chăng tỷ trọng chủ yếu trong khối thi tứ Đây thôn Vĩ Giạ có ý nghĩa là những tín hiệu thẩm mỹ chứa đựng những ý nguyện được cứu nạn - Những tín hiệu tuy đứt nối mơ hồ mà thiết tha thấm thía của một tấm linh hồn bất hạnh - chuỗi tín hiệu cần cứu ấy gián tiếp khuyến thiện: cộng đồng con người hãy vị tha và chung thuỷ; nhất là đối với những thân phận bi kịch đã không nén nổi lời rên xiết:
Trời hỡi! Nhờ ai cho khỏi đóiGió trăng có sẵn làm sao ăn?Làm sao giết được người trong mộngĐể trả thù duyên kiếp phũ phàng(Lang thang)Văn hoá và Đời sống (tháng 5-1991)(1) Mai Văn Hoan (Sông Hương, số 2, tháng 2, 3 - 1990)(2) Vẻ đẹp độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử - Vũ Quần Phương (Giáo viên nhân dân, số đặc biệt, tháng 7 - 1989)(3) Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử (GVND, số đặc biệt, tháng 3 - 1990)(4) Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội và Nxb Giáo dục (1989)(5) Về bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử (Giáo viên nhân dân, số đặc biệt, tháng 11 - 1989)(6) Đây thôn Vĩ Giạ - một tiếng thở dài đáng quý (GVND số đặc biệt; tháng 1/1990)(7) Thuần Hoa (Văn Nghệ, số 26; ngày 30 - 6 - 1990)(8) Thơ Hàn Mặc Tử (Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản - 1998).(9) Góp thêm ý kiến về bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ (Tuổi trẻ chủ nhật số 1, ngày 7-1-1990).(10) Bà Hoàng Cúc bị tai nạn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, đưa về Huế được mấy ngày thì mất, tang lễ tổ chức hôm 15 tháng 2 năm 1990.(11) Theo Quách Tấn và Mai Văn Hoan, thì Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm bưu ảnh phong cảnh chứ không phải ảnh chân dung của mình (V.T).Thông tin cải chính từ thành viên Nguyên Thánh: “Tang lễ cô Hoàng Thị Kim Cúc vào ngày 15 tháng 2 năm 1989 chứ không phải 1990 (xem bài của Mai Văn Hoan, Sông Hương số 2, 1990). Hơn nữa sau khi bị tai nạn, cô Cúc hôn mê, nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy khá lâu, rồi đưa về Huế, 4 tháng nữa mới mất chứ không phải mấy ngày. Thời gian đó, gia đình Phật tử khắp cả nước về thăm viếng nhiều lắm. Vụ này tôi là người Huế nên biết rõ.”Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 354.11Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Một chìa khoá để vào bài thơ “Đây thôn Vỹ Giạ” của Hàn Mặc Tử
Gửi bởi Vanachi ngày 10/02/2006 19:31
Lịch sử văn học rất kỳ lạ. Có những nhà thơ khi nhớ tới là người ta nhớ ngay tới một bài thơ, một bài thơ đã làm nên gương mặt nhà thơ. Mà gương mặt ấy lại “sáng” vào bậc nhất trong số các gương mặt của các nhà thơ cùng thời. Đó là trường hợp Thôi Hiệu của Trung Quốc đã dịch sang ta và Hàn Mặc Tử của Việt Nam. Bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, cái chất thơ cái đẹp, cái tình ta đã hiểu, vì thế nên chúng ta yêu, chúng ta say đã đành. Còn Đây thôn Vĩ Dạ hình như chúng ta chưa hiểu hết vẻ đẹp còn như phong kín chưa ai tìm thấy chìa khoá để “mở được lối vào” ấy thế mà chúng ta vẫn yêu, vẫn say, phải chăng Hàn Mặc Tử đã hai lần thi sĩ, hai lần tài hoa? Phải chăng đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã linh cảm khi Hàn Mặc Tử vừa mất.“Mai sau, những cái tầm thường mực thước kia sẽ tan biến đi, và còn lại ở thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử.”Sau một thời gian dài không đưa vào giảng cho các em học sinh, gần đây, chắc vì “cái chất say người” của bài thơ đã khiến cho nhà làm sách giáo khoa không cưỡng nổi, đã phải đem nó vào chương trình của các trường phổ thông mặc dù các nhà làm sách giáo khoa, hình như cũng chưa hiểu về bài thơ lắm: nội cái “khuôn mặt chữ điền” văn lớp 11 cho là “… một loại diện mạo đẹp của những người bản chất tốt phúc hậu… hiền lành thấp thoáng đi về trong các vườn cây, sau rặng trúc ở thôn Vĩ Dạ”. Còn tập làm văn lớp 12 in năm 1995, ông Lê Trí Viễn cho rằng: đó là khuôn mặt của chủ nhân “vườn ai”…Lại còn câu đầu của bài thơ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” nhiều người trong đó có cả tôi vẫn hiểu như lời của ai trách ai “sao không về?” và có người còn lý giải đó là lời trách của chủ nhân “vườn ai” trách thi sĩ “sao không về chơi?”. Nếu đúng vậy! Thì liền sau đấy ai nhìn thấy “…nắng hàng cau nắng mới lên” và còn:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọcChả nhẽ “nàng”, chủ nhân của “vườn ai” lại tự “quảng cáo” là vườn mình “xanh như ngọc” ư? Không có lý chút nào. Rồi đoạn tiếp với cặp câu thơ:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nayQuyến rũ đến thế! Nhưng thuyền ở đâu? Sông trăng ở đâu? Bí mật vẫn hoàn toàn bí mật. “Thôn Vĩ Dạ” đẹp nhưng không có lối vào…Rồi tình cờ một buổi chiều buồn ngồi nhớ tới cái “Thuở xưa ấy” của đời mình, tự nhiên tôi lẩm bẩm: lâu rồi lâu lắm rồi anh không được gặp em. Mà cũng lâu lắm rồi sao anh không về thăm “nơi ấy” quê em! Thế là những kỷ niệm xưa cũ từ bến đò ngang sông Hồng, rồi bóng cây phượng đầu đình tán trùm mát rợp, rồi khuôn mặt thân thương của người con gái tôi quen thuở nào bỗng… vụt hiện trướcc mặt tôi như có thể đụng tới, chạm tới được…Một sự liên tưởng đã khiến tôi reo lên “chìa khoá” để vào thế giới thơ, để vào “Thôn Vĩ Dạ” đây rồi. Hàn Mặc Tử có thể tự vấn, tự trách mình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ (quê em) và “Thôn Vĩ Dạ” vụt hiện lên trong “mơ”, cảnh cũng hiện ra như có thể “đụng tới”, chạm tay tới như tôi vừa rồi lắm chứ! Trước mặt thi sĩ “… nắng hàng cau nắng mới lên”. Trong cái nắng mới ấy “vườn ai” đã thu hút hết tâm trí. Trong con mắt của thi sĩ lúc này “vườn ấy” đẹp nhất.“Vườn ai?” Vườn của nhà người ấy, vườn của… nhà nàng: “mướt quá xanh như ngọc” màu xanh trinh nguyên tới mức thiêng liêng, để người con trai chỉ dám thập thò ở ngoài mà nhìn, mà ngắm, mà chiêm ngưỡng thôi! Phút giây hồn thơ thăng hoa tới tột đỉnh thi sĩ như nhìn thấy chính “mình” đang thâp thò nhìn, ngắm “vườn ai” ngày ấy, qua bờ dậu. Thấy cả mấy cái “lá trúc” đang che ngang “khuôn mặt chữ điền” của mình. Ở ngoài ngắm, chiêm ngưỡng qua bờ dậu “vườn” nhà người ta, ắt sẽ bị mấy cái “lá trúc” cản đi tầm nhìn là đáng lắm chứ. Ôâi câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” tài hoa đến vậy chính cái “lá trúc” làm nên cái duyên của câu thơ. Đến bây giờ tôi mới dám chắc rằng: “khuôn mặt chữ điền kia” là khuôn mặt của thi sĩ họ Hàn. Người thi sĩ có “khuôn mặt chữ điền” ấy mới có cái tài nhận ra: “vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” xong lại thật thà quá, dát quá không dám vào. Đứng mãi… rồi cũng phải quay ra chứ chả nhẽ…! Khi xoay lưng bước qua một bước “vườn ai” đã ở phía sau, cái cảm giác chia ly tràn ngay đến:
Gió theo lối gió, mây đường mâySay đắm… ra về tay không… thất vọng… càng buồn:
Dòng nước buồn thiu hoa bấp layVề tay không, cảnh vật trước mặt như không hồn chỉ có cái “hoa bắp” vô tri kia vẫn cứ “lay” như nhịp đập “vô vọng” của trái tim thi sĩ lúc này vẫn đập, vẫn không quên.Ai cũng biết lẽ đời, cái thủa yêu đương… say cảch chẳng qua vì say người. Nó tới “vườn nhà nàng” chẳng qua là nhằm nói tới “nàng”. Từ cái buổi chiêm ngưỡng “vườn” nói đúng hơn là chiêm ngưỡng “nàng” qua bờ dậu ra về. Trái tim thi sĩ như đã để lại nơi “vườn ai”, ra về với nỗi lòng “vô vọng”. Nhưng tình yêu đau có dễ gì chấp nhận ngay sự “vô vọng” sự thất bại, vì thế, khi kỷ niệm rực cháy, cảnh hiện ra “đủ cả” thậm chí còn đẹp hơn xưa, nhưng thiếu em. Phải chăng vì em chưa phải, em không phải là của anh? Một sự khát khao cháy bổng, khát khao cuốn cuồn tới mức muốn “chiếm đoạt”. Em chỉ là của anh, em phải là của anh! Trong tâm tưởng của thi sĩ vụt hiện lên ở cái khoảng không kia một “dòng sông trăng” một “con thuyền”, như một sự cứu cánh cho thi sĩ.Chỉ có ánh trăng-dòng sông trăng mới có khả năng chảy đi bất cứ nơi nào tìm “nàng” (em) ở bất cứ nơi đâu và mang “nàng” về cho thi sĩ:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay“Sông trăng” - dòng sông mộng tưởng trong phút giây cháy bổng thi sĩ như sống với nó. Dòng sông, như có “thực”, và câu thơ đầy mộng ấy hay tới mức quyến rũ cả khi người ta chưa hiểu nó.“Mơ” đến cao độ rồi cũng phải quay về cõi thực dù câu thơ tiêùp sau tuy “còn mơ”:
Mơ khách đường xa, khách đường xaNhưng thi sĩ đã phần nào tỉnh ra để nhận thấy:
Áo em trắng quá nhìn không raThông qua “vườn” nói em “… như ngọc” nay thông qua “áo trắng” (áo em trắng quá) để nói em cao sang thì biết anh có với tới được không? Nhất là nơi anh ở xa cách với em đến thế! Với em (vì xa cách) đến hình bóng của anh cũng mờ đi trong sương khói.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhThi sĩ nghĩ thế! Đoán thế rồi buông tiếng thở dài
Ai biết tình ai có đậm đà?Yêu ngừơi ta. Nhưng không biết người ta có yêu mình không? Tình yêu đơn phương bao giờ chả dẫn tới buồn khổ, đó là lẻ thường ở đời. Nhưng với Hàn Mặc Tử: “Nỗi buồn khổ” ấy đã được thổi qua hồn mà thành bài thơ tuyệt tác, và “Thôn Vĩ Dạ” nơi có “vườn ai” bổng thành một địa danh bất tử. Như là một thôn làng đẹp nhất trong các thôn làng Việt Nam.[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 263.88Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Gửi bởi nununu ngày 08/05/2009 05:56
Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học thơ ca lãng mạn. Thơ của ông mang nhiều sắc thái khác nhau, có những vẫn thơ thấm đẫm nước mắt, nhưng cũng có những vần thơ vô cùng trong trẻo, tinh khiết. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu. Bài thơ được sáng tác khi ông đã mắc bệnh nặng, vì thế mang một vẻ đượm buồn sâu sắc.Mở đầu bài thơ là câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Thôn Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, đã đi vào trong rất nhiều bài thơ, bài văn. Câu thơ là một câu hỏi, như một lời trách nhẹ nhàng, nhưng cũng có thể coi là một lời mời về thăm thôn Vĩ để thưởng thức những cảnh sắc tươi đẹp nơi đây. Và quả thật, những câu thơ tiếp theo là những câu thơ nói về cảnh vật thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điềnHàng cau là một điểm đặc trưng của các thôn xóm Việt Nam, bởi nhân dân ta đã có tập tục ăn trầu từ ngàn đời nay. Cây cau cũng gắn với rất nhiều câu chuyện về tình yêu đôi lứa mà ông cha ta đã kể từ ngàn đời nay. Không chỉ có thế, hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử còn có thêm cả ánh nắng mới lên biểu sớm, hay chính là biểu tượng của sức sống của niềm vui, của tuổi trẻ và tình yêu.Nhìn xa xa hơn, đó là cả một khu vườn tươi tốt, xanh um. Vườn cây được chăm sóc kĩ lưỡng nên tươi tốt, xanh um. Tác giả dùng chữ "mướt", vừa để chỉ sự óng ả, tươi tốt của lá, vừa để chỉ màu xanh ngọc đẹp đẽ của lá. Ở đó ánh lên một sự khoẻ mạnh, chứa chan đầy sức sống của cảnh vật cũng như con người nơi đây.Giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, đã có bóng dáng con người xuất hiện, khiến cho cảnh càng trở nên sinh động hơn. Trúc là biểu trưng cho người quân tử, lại che ngang khuôn mặt chữ điền của ai đó, có thể là người khách đến thăm thôn Vĩ chăng? Thật là hai hình ảnh thật đẹp, hài hoà, làm cho khung cảnh thêm vài phần thi vị.Đến những câu thơ tiếp theo, cảnh vật càng ngày càng mở rộng ra, thấy gió, thấy mây, thấy dòng nước sông Hương lững lờ:
Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layHai câu thơ tả cảnh thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng trong đó nỗi buồn của con người, khiến cho cảnh vật cũng trở nên hiu hắt. Thường thì gió thổi mây bay, mây với gió thường đi với nhau, nhưng ở đây gió với gió, mây với mây lại tách riêng ra, mỗi vật một hướng. Dòng nước cũng buồn hiu hắt với những bông hoa bắp nhẹ nhàng lay động ở hai bên bờ. Đây là cảnh tả thực ở thôn Vĩ, cảnh vật đều thơ mộng, nhẹ nhàng chuyển động, nhưng nhà thơ cũng lồng vào trong đó tâm trạng của mình, một nỗi buồn man mác vì nuối tiếc, không thể về gặp người trong mộng.Hàn Mặc Tử là một người rất yêu trăng, rất nhiều bài thơ của ông xuất hiện hình ảnh trăng. Trong bài thơ này cũng vậy. Hình ảnh vầng trăng hiện lên một cách độc đáo:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chờ trăng về kịp tối nay?Vầng trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thanh bình, của hạnh phúc. Thế nhưng, nhà thơ lại hỏi một cách day dứt, liệu ai đó có kịp chở trăng về? Là hỏi ai, hay hỏi chính mình. Câu hỏi bày tỏ một nỗi niềm hoang mang, mặc cảm của nhà thơ, về sự lỡ dở, muộn màng, vô phận với tình yêu.Dòng thời gian trong bài thơ trôi thật nhanh. Vừa buổi sáng với khu vườn mướt xanh như ngọc, thoắt cái lại đến tối bên bến trăng, bến mơ.
Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raVì nhớ mong da diết, nên vị khách đường xa đi cả vào trong giấc mơ của Hàn Mặc Tử. Hình ảnh trong mơ vừa gần lại vừa xa, vừa thân thiết nhưng lại xa không cách nào với tới. Màu áo trắng là màu đặc trưng của áo dài – đồng phục quen thuộc của nữ sinh Huế. Mối tình chưa lời ước hẹn của nhà thơ với người con gái trong trắng, tinh khôi vẫn đau đáu trong tim ông chẳng bao giờ phai nhạt.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?Giữa mênh mông khói sương mờ ảo, hay cũng chính là giữa dòng đời nhiều hư ảo, liệu trong tâm trí đối phương còn nhớ đến hình bóng của mình hay không? Câu hỏi cuối như hỏi "ai", nhưng cũng là tự vấn chính mình. Chỉ có lòng dạ này ghi tạc, chứ cuộc sống ngắn ngủi, khiến ông phải nuối tiếc quá nhiều về mối tình còn dang dở. Đau đớn thay!Tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử, đẹp, nhưng buồn quá! Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh thôn Vĩ bên bờ sông Hương thơ mộng. Trong khi mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhưng không vì thế mà trong bài thơ thấm đượm một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Ta chỉ thấy đâu đó sự nuối tiếc đối với sự sống ngắn ngủi, với cuộc đời dang dở mà thôi. Ta càng thấy khâm phục hơn, một nhân cách cao đẹp, dù trong khó khăn nhưng vẫn dùng những câu chữ chau chuốt nhất, những tình cảm đẹp nhất để gửi đến người thương của mình.☆☆☆☆☆ 284.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Y_Y
Gửi bởi LeeAn1982 ngày 11/05/2009 23:03
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? nhà anh ở xa thôn Vĩ lắm em ơi !Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênnắng ở đó có đẹp bằng nắng hàng ngày đi qua quảng trường Ba Đình không hả em ?Vườn ai mướt quá xanh như ngọc anh không biết ăn hoa quả đâu emGió theo lối gió, mây đường mây, nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm , là mây theo làn gió tôi bay khắp trời từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền .Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... hoa bắp hình dáng như thế nào vậy ?Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu ...Có chở trăng về kịp tối nay ? Trăng ngoài khung cửa ngắm nhà thơ rồiMơ khách đường xa, khách đường xa uhm anh ở xa quá không về được mong em thứ lỗiÁo em trắng quá nhìn không ra... dùng bột giặt gì mà trắng vậy em ?Ở đây sương khói mờ nhân ảnh hình bóng em sao mờ mờ trong làn sương vậy , ah ! mắt anh bị cận mà quên :DAi biết tình ai có đậm đà ?tình anh mãi trao về em còn em trao về ai đó là quyền của riêng em anh không có quyền xâm phạm vào ^,^Sorry mọi người LeeAn cũng thích bài thơ này lắm đó không có ý gì xấu xa đâu chỉ là vài lời bình luận vui vui cho vui nhà vui cửa thôi mà
LeeAn1982!Cái gì đến được với tim ta phải xứng đáng với lòng tin của ta !☆☆☆☆☆ 571.56Trả lờiBa đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử, Kỳ 9: Thẩm bình thơ Hàn Mặc Tử (trích)
Gửi bởi OB ngày 30/06/2009 22:03
1. Cuộc hành hương về Vĩ DạTrong các nhà Thơ mới, Hàn Mặc Tử phải bất hạnh nhất, lạ nhất và phức tạp nhất. Vì thế cũng bí ẩn nhất. Có ai định tranh chấp với Tử những cái “nhất” ấy không? Ví Tử với ngôi sao chổi, Chế Lan Viên đã thật có lí. Và cũng như thái độ dành cho một ngôi sao chổi quá lạ, bao ống kính thiên văn đã đua nhau chĩa về Hàn Mặc Tử. Tiếc thay, cái vừng sáng vừa trong trẻo, vừa chói lói, vừa ma quái phát ra từ ngôi sao có sức cuốn hút bao nhiêu cũng có sức xô đẩy bấy nhiêu. Đến nay đã có bao cuộc thăm dò, thám hiểm. Với một hiện tượng “bấn loạn” nhường này, ướm đi ướm lại, người ta thấy tiện nhất là xếp vào loại siêu: nào siêu thực, siêu thức, nào siêu thoát, v.v... Vậy mà, nào đã thoát! Rốt cuộc, lơ lửng treo phía trước vẫn cứ còn đó câu hỏi: Hàn Mặc Tử, anh là ai?Ngày trước, cuộc xung đột “bách gia bách ý” chỉ xảy ra với Hàn Mặc Tử, nói chung. Đây thôn Vĩ Dạ vẫn hưởng riêng một không khí thái bình. Phải đến khi được mạnh dạn tuyển vào chương trình phổ thông cải cách, sóng gió mới ập đến cái thôn Vĩ bé bỏng của Tử. Thế mới biết, chả hồng nhan nào thoát khỏi truân chuyên! Có người hạ bệ bằng cách chụp xuống một lí lịch đen tối. Người khác đã đem tới một cái bóng đè. Không ít người thẳng tay khai trừ Đây thôn Vĩ Dạ khỏi danh sách những kiệt tác thuộc phần tinh chất của hồn thơ Tử... Ngay những ý kiến đồng lòng tôn vinh thi phẩm này cũng rất phân hoá. Người si mê thấy đó chỉ là tỏ tình (với Hoàng Cúc). Người vội vàng bảo rằng tả cảnh (cảnh Huế và người Huế). Người khôn ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu - tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại. Người khăng khăng hướng nội. Lắm người dựa hẳn vào mối tình Hoàng Cúc như một bảo bối để tham chiến. Người khác lại dẹp béng mảng tiểu sử với cái xuất xứ không ít quan trọng ấy sang bên để chỉ đột phá vào văn bản không thôi. Người khác nữa lại hoàn toàn “dùng ngoài hiểu trong, dùng chung hiểu riêng”, ví như dùng lí sự chung chung về cái tôi lãng mạn và tâm trạng lãng mạn để áp đặt vào một trường hợp rất riêng này, v.v... Tôi tin Hàn Mặc Tử không bác bỏ hẳn những cực đoan ấy. Nếu sống lại, thi nhân sẽ mỉm cười độ lượng với mọi ý kiến vì quá yêu Vĩ Dạ bằng những cách riêng tây mà nghiêng lệch thôi. ở toàn thể là thế. Mà ở chi tiết cũng không phải là ít chuyện. Ngay một câu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” cũng gây tranh cãi. Cái màn “Sương khói” làm “mờ nhân ảnh” là ở Vĩ Dạ hay thuộc chốn người thi sĩ đang chịu bất hạnh, cũng gây bất đồng... Hèn chi, hai tờ báo nhiều liên quan đến nhà trường và văn chương là “Giáo dục & Thời đại” và “Văn nghệ” được phen chịu trận. Dù muốn hay không, nó cũng đã thành một “vụ” thực sự thời bấy giờ. Đến nay, khó mà nói các ý kiến đã chịu nhau. Tình hình xem ra khá mệt mỏi, khó đặt được dấu chấm hết. Hai báo đành thổi còi thu quân với vài lời tiểu kết nghiêng về “điểm danh”. Một độ sau, nhà giáo - nhà nghiên cứu Văn Tâm khi soạn cuốn Giảng văn Văn học Lãng mạn (NXB Giáo dục, 1991) đã điểm sâu hơn. Rồi nhà biên soạn này cũng nhanh chóng trở thành một ý kiến thêm vào cái danh sách dài dài đó. Cuộc hành hương về Vĩ Dạ lại tiếp tục đua chen. Khói hương và cả khói lửa, vì thế, tràn lan ra nhiều báo khác, sang tận tờ Tập văn thành đạo của Giáo hội phật giáo Việt Nam [1], động đến cả những người ở Hoa kỳ, Canada...Chắc là hiếm có bài thơ nào trong trẻo thế mà cũng bí ẩn đến thế. Xem ra, cái chúng ta “gỡ gạc” được mới thuộc phần “dễ dãi” nhất ở đó thôi!*Phải nói ngay rằng: coi một tác phẩm đã gắn làm một với cái tên Hàn Mặc Tử lại không tiêu biểu cho tinh chất của hồn thơ Tử, thì kì thật. Mỗi bài thơ hay, nhất là những tuyệt tác, bao giờ cũng có “mạng vi mạch” nối với tinh hoa tinh huyết của hồn thơ ấy. Có điều nó đã được dò tìm ra hay chưa thôi. Thậm chí, một hệ thống kiến giải mới về hiện tượng Hàn Mặc Tử sẽ khó được coi là thuyết phục, một khi chưa thử sức ở Đây thôn Vĩ Dạ. Đã đến lúc phải lần ra “mạng vi mạch” của thi phẩm cùng tinh hoa tinh huyết của thi sĩ.Trong cảm thụ nghệ thuật, mọi việc khác không thể thay thế việc dùng trực cảm thâm nhập vào bản thân tác phẩm. Nhưng nguyên tắc độc tôn ấy ở đây đã tỏ ra không mấy hi vọng, nếu không nói là trở nên kém thiêng. Thôn Vĩ Dạ dường vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, cự tuyệt ngay cả những linh khiếu vốn cả tin vào một trực giác đơn thuần. Vĩ Dạ vẫn điềm nhiên giấu kín ngay trong sự trong trẻo kia bao bí ẩn của nó. Muốn đến đúng chỗ giấu vàng của Thôn Vĩ, trực cảm nhất thiết phải được trang bị thêm một “sơ đồ chỉ dẫn”, một chìa khoá. Những thứ này, tiếc rằng, cũng giấu mình khắp trong thơ Hàn Mặc Tử. Nói cách khác, mỗi tác phẩm sống trong đời như một sinh mệnh riêng, tự lập. Có một thân phận riêng, một giá trị riêng, tự thân. Đọc văn, căn cứ tin cậy nhất, trước sau, vẫn là văn bản tác phẩm. Đó là một nguyên tắc. Và nhiều khi không biết gì về tác giả, vẫn có thể cảm nhận được tác phẩm. Nhưng hiểu và hiểu thấu đáo là hai cấp độ. Không am tường tác giả thì khó mà thấu đáo tác phẩm. Trường hợp trong trẻo mà đầy bí ẩn như Đây thôn Vĩ Dạ, với một vị thân sinh đầy phức tạp như Hàn Mặc Tử càng cần phải thế. Nghĩa là: thiếu cái nhìn liên văn bản, cùng những khám phá về thân phận, tư tưởng và thi pháp của tác giả sẽ khó giúp ta soi sáng được thi phẩm này.Trong nhiều điều cần cho sự soi sáng thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, không thể không nói đến một Tình yêu tuyệt vọng, lối Thơ Điên và lớp trầm tích những biểu tượng và ngôn ngữ thuộc hệ thống thi pháp của thi sĩ này. Nếu Tình yêu tuyệt vọng quyết định đến điệu tình cảm chung, thì lối Thơ Điên quyết định trình tự cấu tứ, cơ cấu không gian. Trong khi lớp biểu tượng và ngôn ngữ ở tầng trầm tích lại quyết định đến hệ thống hình tượng, hình ảnh của thi phẩm đặc sắc này.2. Vĩ Dạ trong Đau thương và Thơ ĐiênAi đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng tập thơ quan trọng nhất của thi sĩ chính là Đau thương. Thực ra ban đầu Hàn Mặc Tử đã đặt cho nó một tên khác, dễ sợ hơn: Thơ điên. Hai cái tên có thể hoán cải cho nhau, là một điều đáng để cho ta lưu ý. Nó nói rằng Tử ý thức rất sâu sắc về mình. Thì Đau thương và Điên chính là Hàn Mặc Tử vậy. Đau thương là cội nguồn sáng tạo, còn Điên là hình thức của sáng tạo ấy. Đọc ra điều này không khó, nhưng nhận diện bản chất của Đau thương lại không dễ. Chả thế mà người ta cứ đánh đồng “đau đớn thân xác” với “đau khổ tinh thần”, và cứ coi Điên chỉ giản đơn là một trạng thái bệnh lí.Ngẫm tới cùng Đau thương chính là một tình yêu tuyệt vọng. Ta thường tự cầm tù trong định kiến về tuyệt vọng. Thực ra, tuyệt vọng chả như ta vẫn tưởng. Không phải nỗi tuyệt vọng nào cũng làm cho con người gục ngã. Còn có nỗi tuyệt vọng làm tình yêu thăng hoa. Tuyệt vọng có thể chấm dứt hi vọng, nhưng không chấm dứt tình yêu. Càng mãnh liệt càng tuyệt vọng, càng tuyệt vọng càng mãnh liệt. Con người ta đi đến tuyệt vọng có thể vì những nguyên uỷ rất riêng tây kín khuất, đôi khi ta bất khả tri (một thiếu hụt, tổn thương, một mất mát nào đó trong tâm thể, chẳng hạn!). Hàn Mặc Tử có lẽ thuộc số đó. Ai cũng biết chết là một cuộc chia lìa tất yếu và đáng sợ. Sống có nghĩa là đang chia lìa. Nhưng, may thay, hết thảy chúng ta đều có khả năng quên đi mà vui sống. Còn ở những người như Tử lại không được trời phú cho cái khả năng quên. Càng mắc những bệnh trầm trọng lại càng ám ảnh. Sống trong dự cảm khôn nguôi về thời khắc chia lìa, Tử thường tự đẩy mình (giời xô đẩy thì đúng hơn) đến điểm chót cùng của tuyệt vọng để nuối đời, níu đời. Nói khác đi, Tử làm thơ bên miệng vực của nỗi chết. Không ai yêu sống, yêu đời hơn một người sắp phải lìa bỏ cuộc sống! Thơ Tử là tiếng nói của niềm yêu ấy. Và trong lăng kính lạ lùng của niềm yêu ấy, cảnh sắc trần gian này thường ánh lên những vẻ khác thường: lộng lẫy, rạng rỡ, thanh khiết hơn bao giờ hết. Mà càng đẹp, càng tuyệt vọng; càng tuyệt vọng, lại càng đẹp! Thế là Đau thương chứ sao! Đau thương không chỉ là cung bậc mà còn chính là dạng thức cảm xúc đặc thù của Hàn Mặc Tử. Mỗi lần cầm bút khác nào một lần nói lời tuyệt mệnh, lời nguyện cuối. Cho nên mỗi lời thơ Tử thực là một lời bày tỏ da diết đến đau đớn của một tình yêu tuyệt vọng. Và như thế, điều oái oăm đã hình thành: Tuyệt vọng đã trở thành một cảm quan, một cách thế yêu đời đặc biệt của Hàn Mặc Tử.Có thể nói, đó là nghịch lí đau xót của một thân phận. Và nghịch lí này lại cũng là cấu trúc của tiếng nói trữ tình Hàn Mặc Tử: Niềm yêu là một nỗi đau, mỗi vẻ đẹp là một sự tuyệt vọng, cảnh sắc lộng lẫy chỉ là phía sáng của tấm tình tuyệt vọng. ý thức rõ về điều này, nên trong bài thơ viết cho Thanh Huy - một người tình trong mộng - Tử đã tự hoạ bằng cặp hình ảnh nghịch lí trớ trêu: Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm. Thơ Tử là thế! Hàng chữ gấm (trong trẻo, tươi sáng) chỉ là phía thấy được của đôi mắt mờ lệ (u ám, đau thương) khuất chìm phía sau mà thôi.Kết tinh từ nguồn thơ lạ lùng oan trái đó, Đây thôn Vĩ Dạ là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm tha thiết đến đau thương, một tình yêu mãnh liệt mà vô vọng. Một cách khác: là lời tỏ tình với cuộc đời của một tấm tình tuyệt vọng.Nói đến một thi phẩm chân chính là phải nói đến điệu cảm xúc riêng của nó. Mà âm điệu chính là cái điệu tâm hồn, điệu cảm xúc của thi sĩ được hình thức hoá. Đọc thơ, nắm được âm điệu của nó xem như đã nắm được hồn vía của thơ rồi. Không cần phải cố gắng lắm người ta cũng thấy ngay mỗi khổ của Đây thôn Vĩ Dạ đều vang lên trong âm hưởng của một câu hỏi. Ba khổ là những câu hỏi kế tiếp, càng về sau càng da diết, khắc khoải:
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Vườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền- Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?- ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?Âm điệu của những câu hỏi ấy được cất lên từ một niềm thiết tha với cuộc đời đến mức thương tâm của một hồn đau. Ở bài thơ vốn được xem là kiệt tác này, niềm yêu đau đáu đến tuyệt vọng còn hoá thân thành một mặc cảm sâu xa, thấm đẫm vào toàn thể thi phẩm: mặc cảm chia lìa. Trước tiên, nó quyết định đến hình ảnh cái Tôi của thi sĩ, đồng thời nó đổ bóng xuống cảm quan không gian của Hàn Mặc Tử, nó dàn dựng nên các tương quan không gian của Đây thôn Vĩ Dạ.Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác và tâm thế sáng tạo bấy giờ của thi sĩ, ta có thể thấy những điều ấy rõ hơn.Sau khi mắc bệnh nan y, Hàn Mặc Tử đã coi mình như một cung nữ xấu số bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Ấy là lãnh cung của sự chia lìa (tôi không nhằm nói đến Gò Bồi hay Qui Hoà, bởi đó chỉ là hai địa chỉ hạn hẹp trong cái lãnh - cung - định - mệnh ấy thôi). Cơ hội về lại cuộc đời cơ hồ không còn nữa. Vô cùng yêu đời, thiết tha bao luyến mọi người, vậy mà Tử đã chủ động cách li, quyết định tuyệt giao với tất cả. Nhưng tuyệt giao chứ không phải tuyệt tình. Thậm chí, càng tuyệt giao, tình nhớ thương càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Hằng ngày ở trong cái lãnh cung ấy, Tử thèm khát thế giới ngoài kia: Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa? / Trời ở trong đây chẳng có mùa / Không có niềm trăng và ý nhạc / Có nàng cung nữ nhớ thương vua. Chủ động tuyệt giao chỉ là biểu hiện lộn ngược của lòng thiết tha gắn bó. Hễ tiễn một ai đến thăm mình về lại Ngoài kia thì chẳng khác nào tiễn người từ chốn lưu đày vĩnh viễn về lại cuộc đời, thậm chí như tiễn người từ cõi này về cõi khác. Một nửa hồn mình coi như đã chết theo: Họ đã đi rồi khôn níu lại / Lòng thương chưa đã mến chưa bưa / Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Từ bấy trong thơ Tử hình thành hai không gian với sự phân định nghiệt ngã: Ngoài kia và Trong này. Nó là sự cách nhau của hai cõi, mà khoảng cách bằng cả một tầm tuyệt vọng - Anh đứng cách xa nghìn thế giới / Lặng nhìn trong mộng miệng em cười / Em cười anh cũng cười theo nữa / Để nhắn lòng anh đã tới nơi. Đọc thơ Hàn, dễ thấy Ngoài kia và Trong này (hay ở đây) là hai thế giới hoàn toàn tương phản. Ngoài kia: mùa xuân, thắm tươi, đầy niềm trăng, đầy ý nhạc, tràn trề ánh sáng, là cuộc đời, trần gian, là sự sống, hi vọng, hạnh phúc... Trong này: chẳng có mùa, không ánh sáng, không trăng, không nhạc, âm u, mờ mờ nhân ảnh, là lãnh cung, là trời sâu, là địa ngục, bất hạnh... Trong này chỉ về lại được Ngoài kia bằng ước ao thầm lén, bằng khắc khoải tuyệt vọng mà thôi.Tấm thiếp phong cảnh của Hoàng Cúc gửi vào lập tức đánh động khát vọng về Ngoài kia trong hồn Tử. Thôn Vĩ Dạ hiện lên như một địa danh khởi đầu, một địa chỉ cụ thể của Ngoài kia. Nói khác đi, Ngoài kia trong cái giờ khắc ấy đã hiện lên bằng gương mặt Vĩ Dạ. Thèm về thăm Vĩ Dạ cũng là thèm khát về với Ngoài kia, về với cuộc đời, với hạnh phúc trần gian. Nghĩa là trong ý thức sáng tạo của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ vừa là một địa danh cụ thể vừa được tượng trưng hoá [2]. Trong văn bản của thi phẩm này, có thể thấy tương quan không gian như thế ở hai nơi chốn: “thôn Vĩ” (Ngoài kia) và “ở đây” (Trong này). Hình tượng cái Tôi thi sĩ hiện ra như một người đang “ở đây”, ở Trong này mà khắc khoải ngóng trông hoài vọng về “thôn Vĩ”, về Ngoài kia. Đó là hình ảnh một cá thể nhỏ nhoi tha thiết với đời mà đang phải lìa bỏ cuộc đời, đang bị số phận bỏ rơi bên trời quên lãng, đang chới với trong cô đơn, đang níu đời, nuối đời. Đây thôn Vĩ Dạ chẳng phải là lời tỏ tình với thế giới Ngoài kia của kẻ đang bị lưu đày ở Trong này hay sao? Chẳng phải lời tỏ tình ấy càng vô vọng lại càng mãnh liệt, càng mãnh liệt lại càng thêm vô vọng hay sao?*Đau thương đã tìm đến “thơ điên” như một hình thức đặc thù đối với Hàn Mặc Tử, nhất là ở giai đoạn sau [3] Sẽ không quá lời khi nói rằng Tử đã buộc chúng ta phải xét lại cái quan niệm hẹp hòi lâu nay về “điên” và “thơ điên”. Ta quen thấy điên chỉ như một trạng thái bệnh lí mà quên hẳn rằng còn có điên như một trạng thái sáng tạo. Có không ít người làm thơ cố học đòi thơ điên như chạy theo một thứ mốt tân kì, nên chỉ là cách làm ra điên của những người tỉnh queo. Còn điên ở Hàn Mặc Tử là trạng thái đau thương bên trong đang chuyển hoá thành sáng tạo. Cảm xúc tuyệt vọng, oái oăm thay, lại trở thành hưng phấn sáng tạo. Một hưng phấn cực điểm, thái quá, khiến tâm tư xé rào vượt ra khỏi những lối đi, những biên giới thông thường. Thi hứng đến như một cơn sốc, sáng tạo như lên đồng. Chính Hàn cũng tự ý thức rõ về trạng thái này: “Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú (...) Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên...” (Tựa “Thơ điên”). Ra đời như vậy, “Thơ điên” thường có những đặc trưng: a) là tiếng nói của đau thương với nhiều biểu hiện phản trái nhau; b) chủ thể như một cái Tôi li - hợp bất định; c) một kênh hình ảnh kì dị, kinh dị; d) mạch liên kết siêu lôgic; e) lớp ngôn từ cực tả. Với những đặc trưng ấy (đặc biệt là điểm d) đã khiến cho mỗi bài thơ khác nào những xao động tâm linh được tốc kí trọn vẹn. Những vẻ “điên” này hiện ra trong các bài thơ thành dòng tâm tư bất định. Đặc tính này không khó nhận ra, nếu tác giả viết thơ tự do. Nhưng ở những bài được viết thành những khổ tề chỉnh, vuông vức, tròn trịa, thì việc nhận biết khó hơn nhiều.Có hình dung như vậy mới thấy Đây thôn Vĩ Dạ vẫn cứ là “thơ điên” theo đúng nghĩa, dù chưa đủ hết mọi đặc trưng điên. Không có những hình ảnh kì dị ma quái, những tiếng kêu kinh dị, nhưng ngôn từ đây đó đã là cực tả và mạch liên kết toàn bài thì rõ ra là “đứt đoạn”, “cóc nhảy” [4]. Mạch thơ như một dòng tâm tư bất định, khước từ vai trò tổ chức chặt chẽ của lí trí. Nhìn từ văn bản hình tượng, có thể thấy thi phẩm được dệt bằng một chuỗi hình ảnh liên kết với nhau rất bất định. Vừa mới ngoại cảnh (phần đầu) thoắt đã tâm cảnh (phần sau); hãy còn tươi sáng (Vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sông trăng và sương khói)... Những mảng thơ phản trái nhau cứ dính kết vào nhau ngỡ như rất thiếu trật tự, “vô kỉ luật”. Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy đó chỉ là sự chuyển kênh quá mau lẹ từ “hàng chữ gấm” sang “đôi mắt mờ lệ” đó thôi. Nhìn từ mạch cảm xúc, cũng thấy có những gấp khúc, khuất khúc với những phía chợt sáng chợt tối như vậy. Khổ đầu: một ước ao thầm kín ngấm ngầm bên trong lại cất lên như một mời mọc từ bên ngoài, nỗi hoài niệm vốn âm u lại mang gương mặt của khát khao rực rỡ; khổ hai: một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với; khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi. Nhìn từ cấu trúc không gian, cũng thấy bài thơ có sự chuyển tiếp không gian rất tinh vi, kín mạch, không dễ nhận ra. Trong phần sâu của nội dung, có thể thấy ba cảnh chính: vườn xa, thuyền xa, khách đường xa. Chúng hợp thành cái thế giới Ngoài kia để đối lập với ở đây. Như sự đối lập quái ác giữa cuộc đời và lãnh cung, trần gian tươi đẹp và trời sâu ảm đạm, sống và không sống, gắn bó và chia lìa... Khổ một còn ở thôn Vĩ Ngoài kia, khổ hai rồi phần đầu khổ ba nữa vẫn là Ngoài kia, đến cuối khổ thứ ba thì đã bay vụt vào Trong này, đã “ở đây” rồi. Nó là chốn nào vậy? Còn chốn nào khác, ngoài cái nơi Tử đang bị căn bệnh tàn ác ấy hành hạ? Chẳng phải đó là sự chuyển tiếp lối “cóc nhảy” rất đặc thù của “liên tưởng thơ điên” đó sao? Điều đáng nói là: nếu lối liên tưởng đứt đoạn bất định của “thơ điên” tạo ra sự chuyển làn các cảnh sắc, các miền không gian một cách đột ngột đến tưởng như phi lí, thì âm điệu tự nhiên nhuần nhuyễn của cùng một mối u hoài, trong cùng một lối thơ chia thành các khổ vuông vức tề chỉnh lại đã san lấp, phủ kín hoàn toàn những quãng đứt nối, khiến người đọc cứ mặc nhiên coi rằng bài thơ là sự nới rộng cùng một không gian Vĩ Dạ, mà không thấy rằng đó là sự ghép nối rất bất chợt, xuất thần giữa các vùng không gian vốn góc biển chân trời (“thôn Vĩ” là Ngoài kia, còn “ở đây” là Trong này). Theo tài liệu đáng tin cậy mới đây của Phạm Xuân Tuyển, trong cuốn Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử, NXB Văn học 1997, thì bài thơ vốn có tên đầy đủ là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Bấy giờ, Tử đang tuyệt giao với tất cả, đến ở một chốn hoang liêu mạn Gò Bồi, cách li hoàn toàn với bên ngoài để chữa bệnh. Theo đó thì, cái nơi chốn “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” lại càng là sự biểu hiện trực tiếp của chốn “trời sâu” bất hạnh mà Tử đang bị lưu đày - “Tôi đang còn đây hay ở đâu? / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu? / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?”. Có hiểu như thế ta mới thấy lối biểu hiện phức tạp của “thơ điên” và tình yêu tuyệt vọng đầy uẩn khúc của Hàn Mặc Tử.Tóm lại, nếu mạch “liên tưởng điên” tạo ra một văn bản hình tượng có vẻ “đầu Ngô mình Sở”, thì dòng tâm tư bất định lại chuyển lưu thành một âm điệu liền hơi. Hệ quả là: dòng hình ảnh thì tán lạc, nhưng dòng cảm xúc lại liền mạch. Bởi thế Đây thôn Vĩ Dạ vẫn có một hình thái rất đặc thù của một thi phẩm “thơ điên”. Đó là phi lôgic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nguyên điệu ở bề sâu. Tất cả vẫn khiến cho thi phẩm là một nguyên khối. Vì thế, vào cõi thơ Hàn Mặc Tử, không chỉ cần chú mục vào phần “lộ thiên”, mà cần đào rất sâu vào tầng “trầm tích” nữa!3. Bước vào thi phẩmDù là “thơ điên” hay thơ gì chăng nữa, một khi đã là một thi phẩm dành được chỗ đứng trang trọng trong kí ức của người đọc nhiều thế hệ, thì dứt khoát phải nhờ vào vẻ đẹp tư tưởng của nó. Mà lõi cốt của tư tưởng ấy không thể là gì khác hơn một quan niệm nào đó về cái đẹp. Sự tương phản giữa hai miền không gian vừa nói trên đây ở Đây thôn Vĩ Dạ, không chỉ là mặc cảm của một con người đang phải chia lìa với cuộc đời. Sâu sắc hơn, thấm thía hơn, đó còn là mặc cảm của một thi sĩ đang phải ngày một lìa xa cái đẹp mà mình hằng khao khát, tôn thờ. Ai đã đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của Tử chính là sự thanh khiết. Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhỡn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa từ tín niệm tôn giáo của một kẻ mộ đạo. ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú (thiên nhiên lí tưởng theo Tử phải là “chốn nước non thanh tú”). Ở con người, nó hiện ra trong vẻ trinh khiết (đầy đủ là “trinh khiết mà xuân tình”). Quan niệm về cái đẹp như thế đã chi phối ngòi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên. Trong thi phẩm này có sự hiện diện của những hình tượng cơ bản Vườn thôn Vĩ, Sông trăng-thuyền trăng, Khách đường xa đều là những biểu hiện sống động của của vẻ đẹp Thanh khiết đó. Trong mặc cảm chia lìa, tất cả những vẻ đẹp kia đều khiến Tử lâm vào tuyệt vọng. Và đương nhiên, Tử đã cảm nhận chúng qua lăng kính của niềm tuyệt vọng. Có thể trường hợp Tử là một minh chứng đáng sợ cho định nghĩa về cái đẹp của Pôn Valeri: Cái đẹp là cái làm ta tuyệt vọng. Mặc cảm chia lìa ở đây, dường như, đã hiện ra trong cảm giác về một thực tại xa vời, một hiện tại quá ngắn ngủi và sự tồn tại mong manh của mình. Không chỉ thấm vào hơi thơ, giọng thơ khiến cho cả mạch thơ được phổ một âm điệu da diết khắc khoải thật ám ảnh, mà trước tiên, mặc cảm chia lìa với các cảm giác éo le kia đã hoá thân vào từng hình ảnh, từng cảnh sắc của thi phẩm này.*Hãy đi vào từng khổ.Câu mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? là một câu hỏi nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa nhắc nhớ, vừa trách, vừa mời mọc. Giờ đây chẳng ai còn ấu trĩ gán cho nó là câu hỏi của Hoàng Cúc hay của một cô gái nào ở thôn Vĩ nữa. Bởi, là đằng này thì vô lí - không đúng sự thực, là đằng kia thì vô tình- viết để tạ lòng Hoàng Cúc mà lại nghĩ đến cô khác ư [5]? Vả chăng, đâu chỉ có một câu hỏi này. Toàn bài có tới ba câu hỏi. Cả ba đều cùng một chủ thể. Trên kia đã phần nào nói đến việc bài thơ được viết thành ba khổ trên âm điệu chủ đạo của những câu hỏi buông ra, buột lên, không lời đáp. Thực ra, câu hỏi chỉ là hình thức bày tỏ. Nó không đợi trả lời để thành đối thoại. Nó cứ buông ra thế để thành dòng độc thoại bộc bạch tâm tình. Ngữ điệu hỏi càng về sau càng khắc khoải hơn, u hoài hơn. Và, nhờ ngữ điệu nhất quán ấy, mà ba cảnh sắc ở ba khổ thơ vốn đứt đoạn “cóc nhảy” đã được xâu chuỗi lại tự nhiên khăng khít. Đó là Tử đang phân thân để tự hỏi chính mình. Hỏi mà như nhắc đến một việc cần làm, đáng phải làm, mà chẳng biết giờ đây có còn cơ hội để thực hiện nữa không. Ấy là về lại thôn Vĩ, thăm lại chốn cũ, cảnh xưa. Ta đều biết tuổi nhỏ Tử đã từng học trường Pellerin ở Huế, và khi in xong tập “Gái Quê”, Tử đã từng đến tìm Hoàng Cúc tại thôn Vĩ mà rồi chỉ nấp nom ngoài rào trúc chứ không dám vào. Giờ đây, nhận được bức thiếp phong cảnh này, niềm khát khao đã cất lên thành lời tự vấn oái oăm vậy. Còn ba câu sau vẽ ra hình tượng mảnh vườn thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Mỗi câu là một chi tiết vườn. Tất cả đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú. Đọc thơ Tử, qua các tập, thấy vườn thực sự là một môtip ám ảnh. Nào vườn trần, vườn tiên, vườn chiêm bao... Dù mỗi nơi một khác, nhưng vườn của Tử đều mang chung một diện mạo mà Tử muốn gọi là “chốn nước non thanh tú”. Phải, thiên nhiên mà Tử say đắm dứt khoát phải có vẻ đẹp thanh tú! Không thế, Tử khó mà động bút. Dường như các mảnh vườn kia đã hò hẹn nhau đầu thai thành mảnh vườn Vĩ Dạ này. Chả thế mà chi tiết nào của nó dù đơn sơ cũng toát lên vẻ tinh khôi, dù bình dị cũng toát lên vẻ thanh khiết cao sang. Nghĩa là một “chốn nước non thanh tú” hoàn toàn.Trong thơ Tử, nắng cũng là môtip ám ảnh. Ta thường gặp những thứ nắng lạ đầy ấn tượng với những nắng tươi, nắng ửng, nắng chang chang, nắng loạn...Trong mảnh vườn này, Tử chỉ nói giản dị Nắng hàng cau nắng mới lên, cớ sao mà gợi thế! Có lẽ một câu thơ hay không chỉ hay bởi những gì nó mang sẵn, mà còn vì những gì nó có thể gợi ra để người đọc đồng sáng tạo. Ai đã từng sống với cau, dễ thấy cau là một thứ cây cao, thậm chí ở mảnh vườn nào đó, có thể là cao nhất. Nó là cây đầu tiên nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Bởi thế mà tinh khôi. Trong đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh như mới được hồi sinh trong bóng tối, dưới nắng mai lại rời rợi thanh tân. Nắng trên lá cau thành nắng ướt, nắng long lanh, nắng thiếu nữ. Bởi thế mà thanh khiết. Lại nữa, cau có dáng mảnh dẻ, trong nắng sớm, bóng đổ xuống vườn, in xuống lối đi những nét mảnh thật thanh thoát. Thân cau chia thành nhiều đốt đều đặn, khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt, từng đốt. Đến khi tràn trề thì nó biến cả khu vườn xanh thành viên ngọc lớn... Chẳng phải câu thơ hay còn phải đánh thức dậy bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức con người? Song, trọng tâm của hình tượng vườn dường như thuộc về những nét vẽ ở hai câu sau. Mà ấn tượng nhất là câu thơ có vẻ đẹp long lanh này: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Vì nó có sắc “mướt” chăng? vì được sánh với “ngọc” chăng? Quả là hai chữ ấy đã đập ngay vào trực cảm người đọc. “Mướt” ánh lên vẻ mượt mà óng ả đầy xuân sắc. Còn “ngọc” là tinh thể trong suốt nên vừa có màu vừa có ánh. Nhờ đó, vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh, mà còn đang toả vào ban mai cả những ánh xanh nữa. Thiếu đi những ánh sắc ấy, mảnh vườn đơn sơ bình dị này khó mà hiện ra vẻ thanh tú cao sang. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó không thôi, ta mới chỉ thấy tầng lộ thiên của chữ “ngọc”. ẩn bên dưới, vẫn còn tầng trầm tích nữa. Khảo sát phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử, thấy thi sĩ này rất ưa dùng những vật liệu cao sang, nhất là ở giai đoạn cuối. Từ “Thơ điên” trở đi, các trang đều tràn ngập những vàng, gấm, lụa, trân châu, thất bảo, nhũ hương, mộc dược... đặc biệt là ngọc. “Ngọc” vừa được dùng lối ước lệ cổ điển như tay ngọc, mắt ngọc, đũa ngọc... vừa được dùng lối trực quan. Mà dù theo lối nào nó cũng là so sánh ở mức tuyệt đối: “Đức tin thơm hơn ngọc / Thơ bay rồi thơ bay”, “Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc / Cả một mùa xuân đã hiện hình”... Thi sĩ đang muốn tuyệt đối hoá, tột cùng hoá vẻ đẹp đẽ, quí giá, cao sang của đối tượng. Nhu cầu tuyệt đối hoá này thường xuất hiện khi niềm thiết tha với cuộc đời trần thế dâng trào đến mức đau đớn. Càng đẹp lại càng đau. Cho nên, trong so sánh với “ngọc” luôn thấy chất chồng một cách oái oăm cả hai tâm thái: cảm giác càng tinh tế, cảm xúc càng đau thương. Ở đây cũng thế, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc chứa đựng trong đó một cảm nhận về vẻ đẹp ở mức tột bậc và cả niềm thiết tha ở mức đau thương. Cũng phải thôi, lộng lẫy đến thế, ngay trước mắt thế, mà đang vuột ra ngoài tầm tay của mình, thì làm sao tránh khỏi đau thương!Nhưng, bên cạnh những chữ phô ngay ra vẻ quyến rũ ấy, còn có những chữ khác, khép nép bên cạnh, khiêm nhường kín đáo thôi, nhưng dường như lại được Tử yêu tin mà kí thác vào đó những uẩn khúc của lòng mình. Tôi muốn nói đến chữ “ai”. Nếu cả bài chỉ có một chữ này thôi thì chưa có gì thật đáng nói. Bởi chữ “ai” thường mang ý phiếm chỉ hoá, ỡm ờ hoá mà thơ truyền thống, nhất là ca dao đã khai thác đến nhàm. Đáng nói vì cả bài có tới bốn chữ “ai” nằm ở cả ba khổ. Chúng gắn với nhau bằng cả sắc thái lẫn giọng điệu tạo thành một “hệ vi mạch” ẩn sâu trong lòng bài thơ, chuyển tải một cảm giác se xót - cảm giác về thực tại xa vời: Vườn ai..., Thuyền ai..., Ai biết tình ai. Thế giới này, cuộc đời này đẹp đẽ là thế, hiện ngay trước mắt thế, vậy mà đã hoá xa vời, vậy mà đã thuộc về Ngoài kia, thuộc về cõi trần ai kia. Sắc thái phiếm chỉ bỗng chốc đã làm tất cả như lùi xa, bỗng như diệu vợi hoá, mông lung hoá. Cũng trong câu này, không thể không dành quan tâm ít nhiều đến chữ “quá”, bởi hiệu quả nghệ thuật riêng của nó. Cũng là từ chỉ mức độ, nhưng xem ra chỉ có nó mới đem đến cho câu thơ âm hưởng của một tiếng kêu ngỡ ngàng, trầm trồ như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn, mà có lẽ ở khoảnh khắc trước chưa thấy, khoảnh khắc sau cũng chưa hẳn đã thấy. Ta sẽ còn gặp ở khổ cuối tiếng kêu như thế nữa - áo em trắng quá nhìn không ra. Nó cũng là tiếng kêu muốn tuyệt đối hoá vẻ đẹp của đối tượng. Nghĩa là những tiếng kêu hàm chứa nỗi đau thương.Trong khổ này, câu thứ tư đã gây nhiều tranh luận: Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gương mặt kia là phụ nữ hay đàn ông? Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực? ý kiến xem ra chưa ngã ngũ. Thực ra, làm sao lại có một chi tiết cách điệu lạc vào giữa một bức tranh trực quan thuần tả thực như thế này. Vả chăng, nó diễn tả một khuôn mặt chữ điền ẩn sau những lá trúc loà xoà kia mà. Có người đã cất công để chứng minh dứt khoát đấy là gương mặt phụ nữ [6]. Thiết tưởng muốn xác định là đàn ông hay phụ nữ, trước tiên cần phải trả lời một câu hỏi khác: đó là mặt người thôn Vĩ hay người trở về thôn Vĩ? Nếu xét thuần tuý về cú pháp câu thơ, người đọc có quyền hiểu theo cả hai cách. Nhưng xét trong tương quan với toàn cảnh và trong hệ thống môtip phổ biến ở thơ Tử, thì có thể loại trừ được cách không phù hợp. Nếu là người thôn Vĩ (chủ nhân khu vườn), thì hẳn phải là khuôn mặt phụ nữ. Một người đàn ông về thôn Vĩ chắc không phải để ngắm khuôn mặt đàn ông! Còn là người trở về thôn Vĩ, thì người ấy chính là Tử, nói chuẩn hơn là hình tượng của chính Cái Tôi thi sĩ. Tìm trong thơ Hàn, sẽ thấy đây là lối tạo hình khá phổ biến, và cái nhân vật nép mình khi thì sau cành lá, khóm lau, khi thì sau rào thưa, bờ liễu... như thế này thường là hình bóng tự hoạ của Tử. Mà Tử vẫn có cái “thói” tự vẽ mình một cách rất kiêu hãnh và có phần... vơ vào nữa (“Người thơ phong vận như thơ ấy”, “Có chàng trai mới in như ngọc? Gió căng hơi và nhạc lên trời”, “Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó / Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu”...). Thực ra, cũng chả riêng gì Tử vơ vào. Nguyễn Bính chân quê cũng “vơ vào” chả kém khi tự hoạ một cách bóng gió trong một khuôn hình gần giống thế: “Bóng ai thấp thoáng sau rào trúc / Chẳng Tống Trân ư cũng Nguyễn Hiền”. Nghĩa là khuôn mặt và hình dáng văn nhân cả thôi. Tuy nhiên, khuôn mặt chữ điền sau lá trúc, không chỉ là sản phẩm của “tâm lí vơ vào” dễ thương thế thôi đâu. Sâu xa hơn, nó còn là sản phẩm của mặc cảm chia lìa. Mặc cảm này thường khiến Tử vẽ mình trong các trang thơ như một “kẻ đứng ngoài”, “kẻ đi ngang qua cuộc đời”, kẻ “đứng cách xa hàng thế giới”, là vị “khách xa”, kẻ đứng ngoài mọi cuộc vui, mọi cảnh đẹp trần thế. Kẻ ấy thường làm những chuyến trở về với cuộc đời Ngoài kia một cách thầm lén, vụng trộm. Tử hình dung mình trở về thôn Vĩ (hay tái hiện lại cái lần mình đã trở về mà không vào, chỉ nép ngoài rào trúc, thì cũng thế!), vin một cành lá trúc, che ngang khuôn mặt mình để mà nhìn vào, say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Hiểu thế mới thấy câu thơ kia, hoá ra là sản phẩm nhất quán của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là sản phẩm của một tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình. Trong đó chẳng phải giấu kín một niềm uẩn khúc đáng trân trọng mà cũng thật đáng thương sao? Song, hẳn sẽ có ý thắc mắc rằng: mạch thơ đang vẽ đối tượng (cảnh nơi thôn Vĩ) sao thoắt lại chuyển sang vẽ chủ thể (cái tôi thi sĩ), liệu có cóc nhảy, phi lôgic không? Đúng thế. Nhưng, như bạn biết đấy, cóc nhảy và phi lôgic trên bề mặt chính là một đặc trưng của mạch liên tưởng “thơ điên”. Sự chuyển kênh đột ngột ấy, trước sau, vẫn chỉ xoay quanh một niềm thiết tha vô bờ mà cũng đầy uẩn khúc của Tử mà thôi.Như vậy, trong khổ thơ thứ nhất này, cảnh sắc là thôn Vĩ mà cũng là Ngoài kia, vườn Vĩ Dạ mà cũng là vườn trần gian. Qua lăng kính của mặc cảm chia lìa, cả những cảnh vật đơn sơ cũng trở nên vô cùng lộng lẫy. Với Tử đó là thiên đường trần gian - một thiên đường giờ đây dường như không thuộc về mình nữa, đang tuột khỏi tầm mình. Về thôn Vĩ vốn là việc bình thường, với Tử giờ đây lại thành một ước ao- ước ao quá tầm với, thành một hạnh phúc- hạnh phúc quá tầm tay.Khổ thứ hai chuyển sang một cảnh khác: cảnh dòng sông. Hiểu là sông Hương cũng được mà dòng sông nào đó của cuộc đời Ngoài kia cũng được [7]. Mặc cảm chia lìa ở đây hiện ra cả trong câu chữ, hình ảnh và nhạc điệu:
Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?Hai câu trên nói đến một thực tại phiêu tán. Tất cả dường như đang bỏ đi: gió bay đi, mây trôi đi, dòng nước cũng buồn bã ra đi... Có phải cảnh tượng kia là một cái gì thật ngang trái trớ trêu? Đúng thế. Trước tiên, gió mây làm sao có thể tách rời - mây không tự di chuyển, gió thổi mây mới bay, chúng không thể chia tách. Rõ ràng, đây không còn đơn thuần là hình ảnh của thị giác, mà là hình ảnh của mặc cảm. Mặc cảm chia lìa đã chia lìa cả những thứ tưởng không thể chia lìa! “Dòng nước buồn thiu” vì mang sẵn trong lòng một tâm trạng buồn hay nỗi buồn li tán chia phôi từ mây gió đã bỏ buồn vào lòng sông? Khó mà đoan chắc. Lạ nhất là chữ “lay”. Động thái “lay” tự nó không vui không buồn. Sao trong cảnh này nó lại buồn hiu hắt vậy? Nó là nét buồn phụ hoạ với gió mây sông nước? hay nỗi buồn sông nước đã lây nhiễm, đã xâm chiếm vào hồn hoa bắp phất phơ này? Thật khó mà tách bạch. Có phải có một chữ “lay” buồn như thế từ bông sậy của dân ca đã xuôi theo ngọn gió thời gian mà đậu vào thơ Tử: Ai về giồng dứa qua truông / Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em? Có phải chữ “lay” ấy lại trôi nổi thêm nữa để đến với hiện đại nhập vào lá ngô của thơ Trúc Thông: Lá ngô lay ở bờ sông - Bờ sông vẫn gió người không thấy về? Và tất cả những chữ “lay” kia có phải đều dây mơ rễ má với chữ “hiu hiu” đầy ám ảnh của thơ Nguyễn Du: Trông ra ngọn cỏ lá cây / Thấy hiu hiu gió thì hay chị về? Hiu hiu, lay động đều là tín hiệu báo sự hiện hữu. Cứ nhìn thấy thế là người ngóng trông nhận ra sự trở về nào đó từ cõi vô hình. Còn Tử nhìn hoa bắp lay để nhận ra sự phiêu tán, sự ra đi. Cả mây, gió, cả dòng nước cứ lìa bỏ nhau và đều lìa bỏ chốn này mà đi hết cả. Chỉ riêng hoa bắp là cái tĩnh tại, không thể tự nhấc mình lên mà lưu chuyển. Bị bỏ rơi lại bên bờ, động thái “lay” kia có phải là một níu giữ vu vơ, một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia lìa? Có phải Tử đã thấy hoa bắp côi cút bên sông như vận vào mình? Có phải mặc cảm chia lìa đã khiến Tử nhìn ra cái thân phận bị bỏ rơi bên trời quên lãng của mình trong dáng “lay” sầu tủi của hoa bắp?Đối mặt với cái xu thế tất cả đang chảy đi, bỏ đi, trôi đi càng lúc càng vuột xa ngoài tầm sống của mình ấy, Tử chợt ao ước một thứ có thể ngược dòng về với mình, ấy là trăng. Phải, mây đã đi, gió đã đi, dòng nước cũng đi... may ra chỉ còn trăng thôi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?Trong bài thơ này có hai chữ “về”. Nếu chữ thứ nhất là về với Vĩ Dạ, với Ngoài kia (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?), thì chữ thứ hai đây đã đổi hướng, là về phía Tử, về với Trong này. Cũng phải thôi, trong “lãnh cung” của sự chia lìa, vốn “không có niềm trăng và ý nhạc”, nên Tử đã đặt vào trăng kì vọng của mình: Có chở trăng về kịp tối nay? Trăng giờ đây như một bám víu duy nhất, một tri âm, một cứu tinh, một cứu chuộc! Tìm kiếm vẻ đẹp của những câu này, người phân tích thường chỉ chú mục vào hình ảnh “sông trăng”, “thuyền trăng” với thủ pháp huyền ảo hoá. Thực ra đó chỉ là những vẻ đẹp thuộc cái duyên phô ra của thơ mà thôi. Tôi muốn nói đến chữ khác lâu nay bị bỏ quên, bởi nó lặng lẽ khiêm nhường chứ không bóng bảy ồn ào. Nhưng nó vẫn đẹp trong quên lãng. ấy là chữ “kịp”. Chữ “kịp” mới mang bi kịch của tâm hồn ấy, thân phận ấy. Ta và cả người đọc sau ta nữa chắc chắn không thể biết “tối nay” kia là tối nào cụ thể. Nhưng qua giọng khắc khoải và qua chữ “kịp” này ta nhận ra một lời cầu khẩn. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số phận bỏ rơi bên rìa cuộc đời này, bỏ dưới trời sâu này sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Như thế, chữ ‘kịp” đã hé mở cho ta một cách thế sống: sống là chạy đua với thời gian. Một so sánh với Xuân Diệu có thể thấy rõ Tử hơn. Cũng chạy đua với thời gian, nhưng ở Xuân Diệu là để được hưởng tối đa, sống để mà tận hưởng mọi hạnh phúc nơi trần giới, bởi đời người quá ngắn ngủi, cái chết sẽ chờ đợi tất cả ở cuối con đường, còn Hàn Mặc Tử chỉ mong tối thiểu, chỉ được sống không thôi đã là hạnh phúc rồi, bởi lưỡi hái của tử thần đã huơ lên lạnh buốt sau lưng. Quĩ thời gian đang vơi đi từng giờ từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần. Trong cảnh ngộ này, trăng dường như là điểm tựa duy nhất, là bấu víu cuối cùng của kẻ cô đơn đang chới với trong nguy cơ chia lìa đương vây khốn. Thơ là sự lên tiếng của thân phận, thật trớ trêu, định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử.Khổ thứ ba, giọng khắc khoải đã hiển hiện thành nhịp điệu. Khác hẳn các đoạn trước, nhịp thơ ở đây gấp gáp hơn, khẩn khoản hơn:
Mơ khách đường xa, khách đường xaáo em trắng quá nhìn không raVườn đẹp, trăng đẹp và bây giờ đến hình bóng đẹp của khách đường xa. Tất cả đều là những hình ảnh đầy mời gọi của thế giới Ngoài kia. Ở trên, tôi đã nói đến vẻ đẹp trinh khiết như là chuẩn mực cho cảm quan thẩm mĩ của Hàn Mặc Tử. Trinh khiết trở thành vẻ đẹp phổ biến của thế giới và của những Nàng thơ trong cõi thơ Tử. Những người con gái trong thơ Tử bao giờ cũng là hiện thân sống động của vẻ trinh khiết xuân tình. Gắn làm một với hình bóng họ là sắc áo trắng tinh khôi. Cho nên ngóng ra thế giới Ngoài kia, thì hình bóng người khách đường xa (người tình xa) phải là trung tâm, phải thanh khiết nhất, lung linh nhất. Và đắm say tột bậc cái vẻ đẹp này, Tử thường cực tả bằng những sắc trắng dị kì. Tử dồn cả màu cả ánh để diễn đạt cho được trực cảm của mình: “Chị ấy năm nay còn gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Thậm chí, có lúc không theo kịp trực giác, lời thơ trở nên kì quặc: “chết rồi xiêm áo trắng như tinh”... Nhiều người phân tích chưa nhận thấy đặc trưng này của thơ Tử đã giải thích áo trắng quá nhìn không ra là bởi lẫn và sương khói. Không phải thế. “Áo em trắng quá nhìn không ra” chính là một tiếng kêu, một cách cực tả sắc trắng ở sắc độ tuyệt đối, tột cùng. Trắng đến mức lạ lùng, không còn tin vào mắt mình nữa (tựa như tiếng kêu vườn ai mướt quá xanh như ngọc đã phân tích ở trên). Đừng lầm tưởng rằng đây là lời thú nhận về sự bất lực của thị giác.Như thế, cuối cùng, mơ tưởng da diết khắc khoải hơn hết thảy vẫn là dành cho con người, vẫn là hướng tới những người tình xa. Bởi phải chia lìa với thế giới Ngoài kia, có lẽ mất mát lớn nhất, niềm đau thương nhất vẫn là phải chia lìa với người mình yêu vậy.Đến đấy, Tử quay trở về với thực tại u ám của mình, ấy là chốn lãnh cung ảm đạm mịt mờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?Được viết gần như đồng thời với bài Những giọt lệ, cho nên ta cứ nghe đâu đây trong những câu chữ kia tiếng dội của những giọt lệ đau thương, như hoài nghi, như hi vọng, như tuyệt vọng: “Tôi đang còn đây hay ở đâu? / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?” và “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi? / Bao giờ tôi hết được yêu vì?”... Tử yêu đời đến đau đớn. Còn cuộc đời, tình đời còn dành cho Tử được bao nhiêu, được bao lâu? Cuộc đời Ngoài kia vẫn cứ kì diệu thế, vẫn “cách xa nghìn thế giới” như thế, vẫn cứ cách ở đây hẳn một tầm tuyệt vọng như thế. Tồn tại ở đây, ở trời sâu này thật quá đỗi mong manh. Chỉ có cái tình kia là sợi dây duy nhất níu buộc Tử với ngoài ấy. Thế mà cái tình kia cũng mong manh xa vời làm sao? Câu hỏi cuối cùng khép lại toàn bộ dòng tâm tư bất định này là tiếng thở dài hay là lời cầu mong của một kẻ thiết tha gắn bó đến cháy lòng? Có lẽ là cả hai. Bởi vì uẩn khúc và nghịch lí chính là nét lạ lùng nhất trong cấu trúc của tiếng nói trữ tình Đây thôn Vĩ Dạ.Thế đấy, tôi đã khá dài dòng khi hành hương về Vĩ Dạ theo cái đường dây mong manh và bí mật của tình yêu tuyệt vọng vốn chìm khuất trong thế giới của thi phẩm. Những đối chiếu giữa thi phẩm với thế giới nghệ thuật của thi sĩ: từ cội nguồn của tiếng nói trữ tình đến hình thức đặc thù của “thơ điên”, từ lớp biểu tượng ở tầng trầm tích đến phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử... chính là những sự chỉ dẫn cần thiết. Không có bản chỉ dẫn ấy, cuộc hành hương khó tránh khỏi sa vào bế tắc. Tuy nhiên điều tôi muốn nói thêm trước khi dừng là: Thôn Vĩ vẫn còn nhiều bí ẩn sẵn chờ và mời mọc những cuộc hành hương khác.Văn Chỉ, 1990-1997[1] Ở số PL 2535, tác giả Võ Đình Cường đã công bố một tư liệu quan trọng liên quan đến cách hiểu bài thơ này: Bức thiếp phong cảnh Tử nhận được không phải là ảnh Hoàng Cúc trong tà áo dài trắng nữ sinh Đồng Khánh... Điều này cho thấy việc trói chặt nội dung bài thơ vào sự kiện Hoàng Cúc là vô lối.[2] Nhiều người đã thấy rằng: “Trong thơ Tử, cả địa danh cụ thể cũng trở thành huyền ảo” (Mai Văn Hoan, Báo Văn Nghệ số 1757/ 11-9-1993)[3] Có thể các nhà thơ thuộc Trường thơ loạn ít nhiều ảnh hưởng quan niệm “thơ điên” thuộc chặng cuối của thi phái Tượng trưng Pháp, mà người đại diện là Mallarme... Riêng Hàn Mặc Tử đến với “thơ điên” chủ yếu là do logic nội tại.[4] Các ý kiến của Vũ Quần Phương (trong Thơ với lời bình), Lê Quang Hưng (trong Tác phẩm Văn học) và Nguyễn Hữu Tuyển trong “Nỗi oan cần được giải” đều nhận xét rằng: “bề ngoài câu chữ tưởng như rất lỏng lẻo chẳng ăn nhập gì” (Văn nghệ phụ san sô 5/ 1990)...[5] Cả Võ Đình Cường (Tập Văn Thành Đạo - tài liệu đã dẫn) và Nguyễn Bá Tín (Hàn Mặc Tử, anh tôi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1991) đều xác nhận là trong tấm thiếp phong cảnh Hoàng Cúc gửi cho Tử, không có câu nào như thế cả.[6] Xem sách Làm văn12. NXB Giáo Dục, 1992.[7] Về điểm này Vũ Quần Phương đã có lí khi cho rằng không nên hiểu trói buộc vào dòng sông Hương (tài liệu đã dẫn)[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]☆☆☆☆☆ 203.95Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Tình yêu là gì nhỉ?
Gửi bởi uthau ngày 24/01/2010 02:00
yêu là một dạng tình cảm rất đặc biệt,không có bất cứ định nghĩa nào nói đúng về tình yêu,hĩ,có ai biết tại sao mình lại yêu không,cho mình biết với nhen
☆☆☆☆☆ 93.11Trả lờiCảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Gửi bởi sweetlove2104 ngày 12/03/2010 05:54
Đây thôn Vĩ Dạ là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử, được sáng tác vào năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ điên. Khi viết bài thơ này Hàn Mặc Tử đang trong giai đoạn bệnh nặng, cả thể xác lẫn tinh thần bị đau đớn và bệnh tật giằng xé. Nhưng thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ta chỉ thấy một chất thơ nhẹ nhàng, một hồn thơ khao khát yêu thương, bệnh tật dường như không thể chạm đến tâm hồn của Hàn Mặc Tử. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, hình ảnh gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, Đây thôn Vĩ Dạ vẽ lên một bức tranh đẹp về một miền quê Việt Nam cũng như qua đó gửi gắm tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả.Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Câu hỏi vừa như lời trách cứ nhưng lại nhẹ nhàng, dịu ngọt như một lời mời. Nghệ thuật trách và mời trong câu thơ thật khéo léo, uyển chuyển, ngọt ngào như nét duyên của người con gái. Qua lời mời gọi dịu dàng, tác giả đưa ta đến với một bức tranh thiên nhiên nhiên tuyệt mĩ của thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcThôn Vĩ Dạ là một thôn làng thơ mộng nằm kề sát thành phố Huế bên bờ sông Hương. Qua ngòi bút tinh tế của tác giả, vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ hiện lên càng lấp lánh hơn, như một điểm nhấn của thiên nhiên. Đến với bức tranh thôn Vĩ Dạ, cảnh đầu tiên hiện ra trong tầm nhìn chính là “hàng cau”. Nhà thơ nói đến hàng cau trước tiên vì cau là một loài cây thanh nhã, ngay thẳng gợi lên sự bất khuất, thuỷ chung. Cau trồng thành hàng lối tạo nên vẻ đẹp chuẩn mực, ngay ngắn, giàu tính tạo hình, gây ấn tượng đẹp trong tâm trí người đọc. Vẻ đẹp của hàng cau còn có thêm một chi tiết đẹp hơn tô điểm, đó là “nắng hàng cau”, “nắng mới lên”. Những hàng cau trồng theo hàng lối đón ánh nắng lấp lánh khiến cho ánh nắng dường như cũng trải dài, trải dài thành từng tầng sáng theo từng ngọn cau bao phủ lấy thôn làng ngõ xóm. Từ “nắng” ở đây lặp lại hai lần làm ta dường như cảm nhận được ánh nắng ấm áp lan toả khắp nơi, tạo nên sức sống cho bức tranh thôn Vĩ Dạ. Câu thơ thứ ba bật lên như một sự ngạc nhiên thích thú: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Bức tranh thiên nhiên không chỉ có ánh vàng của nắng mà còn có màu xanh tràn nhựa sống của cây lá hoa cỏ. “Mướt quá” gợi lên cho ta thấy sự tràn trề sức sống của cây cối xanh tốt. Màu “mướt quá” làm dịu đi trong ta những bụi bặm, khiến tâm hồn cảm thấy như tươi trẻ hơn. Màu xanh được so sánh với “ngọc” càng khiến cho bức tranh thiên nhiên dường như cao quý, thuần khiết hơn, không nhiễm bụi trần. Câu thơ cũng thoáng hiện lên hình bóng của ai đó qua thông tin “vườn ai” mà tác giả còn để ngỏ. Và để đến câu thơ tiếp theo, hình bóng ấy hiện ra một các rõ ràng hơn:
Lá trúc che ngang mặt chữ điềnHình bóng con người hiện lên làm cảnh vật dường như sinh động hẳn lên. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Thấp thoáng trong khu vườn xanh mướt lá, hiện ra một gương mặt “chữ điền” phúc hậu vừa thực, vừa ảo, vừa gần nhưng lại vừa xa bởi “lá trúc che ngang”. Gương mặt trong câu thơ như đang dõi theo bước chân người khách nhưng lại vô cùng dịu dàng, e ấp. Câu thơ đẹp vì có sự hài hoà giữa cảnh vật và con người. Như vậy chỉ với vài nét chấm phá, Hàn Mặc tử đã phác hoạ được cảnh vật và con người ở thôn Vĩ Dạ một cách vô cùng sinh động, vừa quen thuộc gần gũi lại thi vị độc đáo. Đoạn thơ gợi lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm, cảm xúc về quê hương yêu dấu.Khổ thơ thứ hai cho ta thấy một thế giới khác của Huế, một sự chuyển biến hoàn toàn về tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Gió theo lối gió mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layHai câu thơ tả cảnh nhưng ta dường như ta thấy nặng trĩu tâm tình. Hai câu thơ gợi cảnh chia li sầu não buồn đến não nề. Gió thổi mây bay thường quấn quýt bên nhau nhưng ở đây “gió theo lối gió, mây đường mây”. Còn nữa, hoa rơi nước chảy còn sự việc nào vô tình hơn? Phải chăng là một mối tình đơn phương, chưa có phút giây gặp gỡ yêu thương đã sớm chia li buồn tủi nên cảnh mới hoà vào lòng người mà sầu khổ, phân li. Điệp từ “gió” và “mây” càng nhấn mạnh thêm khoảng cách, sự xa cách. Hai câu thơ mang một nhịp điệu rất Huế, êm đềm, lững lờ mà trầm tư, man mác buồn.Đặc biệt viết về Huế không thể thiếu ánh trăng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,Có chở trăng về kịp tối nay?Trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Hình ảnh trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử gợi cho người đọc một niềm hi vọng, một niềm tin. Chỉ có trong thơ mới có thể có sông trăng và thuyền chở trăng. Ẩn dụ của tác giả thật thơ mộng, mang đến cho ta niềm khao khát, đợi chờ. Nhưng có thể không? “Có chở trăng về kịp tối nay”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi vô vọng không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng phập phồng.Khổ thơ cuối có lẽ nhà thơ đã tỉnh mộng, quay về với thực tại đang sống, đối mặt với chính mình để viết lên những vần thơ:
Mơ khách đường xa khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raĐiệp ngữ “khách đường xa” vừa thể hiện tâm trạng nhớ thương khắc khoải lại dường như cái vô vọng của mối tình đơn phương xa vời. Lúc này ở thực tại tác giả đang đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, cắt đứt mọi giao tiếp với xung quanh nên ta có thể nhận thấy qua lời thơ ước mơ của tác giả vô cùng tha thiết. Tác giả không mơ được trở về thôn Vĩ nữa mà mơ có một người khách nào đó đến thăm. Nhưng rồi giấc mơ ấy như nhoà đi: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Ở đây ta có thể thấy tác giả mơ về một người con gái, nhưng chỉ có thể thấy “áo” chứ “nhìn không ra”. Chỉ biết đây là một hình ảnh rất đỗi gần gũi nhưng lại quá xa xôi. Gần gũi vì nó đã trở thành một hoài niệm thường trực, còn xa xôi là vì khoảng cách thời gian, không gian. Câu thơ con có nét đặc sắc riêng khi nhắc đến chiếc áo trắng gợi cho ta nhớ đến những nữ sinh Huế mặc áo dài. Nét thanh khiết này làm ta hình dung rõ hơn về cô gái trong mộng tưởng.Trong tâm trạng buồn bã cô đơn của thực tại và nhớ mong khắc khoải trong thơ, nhà thơ chợt khao khát cuộc sống đến tột cùng:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đàỞ nơi tình cảm chỉ mờ như sương khói, cái tha thiết mong đợi của tác giả như đọng lại tới vô cùng. “Ai biết tình ai có đậm đà”. Cái hay của câu thơ nằm ở đại từ phiếm chỉ “ai”, nghe như lời nghi ngờ, cũng như một tiếng thở dài vô vọng.Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng vẫn để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mà con là nỗi lòng của một con người với những tâm sự sâu lắng, với những khát khao yêu đời, yêu người. Hiện nay, theo nhiều đánh giá, bài thơ xứng đáng được xếp vào một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.☆☆☆☆☆ 234.48Chia sẻ trên FacebookTrả lời
riêng
Gửi bởi Thiên Sầu ngày 19/05/2010 23:41
Ban đầu bài thơ này nằm trong tập "Thơ điên". Đúng là "điên" thật, thật khác thường. Nó phá bỏ tất cả các quy luật của thơ "không điên". Tôi bị ám ảnh bởi bài thơ này từ hồi pt, ám ảnh đến bây giờ. "Mơ khách đường xa, khách đường xa..."
Bản thân cuộc sống đã là sự điên rồ!☆☆☆☆☆ 15.00Trả lời... Về ý nghĩa bài thơ
Gửi bởi tducchau ngày 20/08/2010 22:17Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tducchau ngày 20/08/2010 22:24
...Một bài thơ được nổi tiếng rất hay, được nhiều người yêu mến, được chọn làm tên một tập thơ có giá trị cao của nhiều nhà văn tên tuổi trong nước.Hiện tại bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình văn học cấp ba. Vì vậy tôi tưởng xin góp ý để phân tích một vài điểm, mà thời đó có ít nhiều tranh luận.Có lẽ đây là bài thơ sắc sảo, tế nhị nhất mà Hàn Mặc Tử, trong một ngày nào đó, trí óc rất minh mẫn, con tim lấy lại được nhịp độ tình yêu một thời thương nhớ cao nhất của Hàn, mà chỉ còn cách cái chết không bao xa.Nguyên thuỷ bài thơ là: Ở đây thôn Vĩ DạChữ “Ở” trong đầu đề đã tạo được nhiều nhận xét tranh luận, sau đó không lâu, khi Hàn qua đời. Có nhiều người nặng óc giáo khoa chê chữ “Ở” trong đầu đề hơi quê, không nhẹ nhàng văn vẻ. Vì vậy tự động bỏ chữ “Ở” cho đầu đề ngắn gọn Đây thôn Vĩ Dạ nghe văn nghệ hơn.Tôi nghĩ Hàn có lối viết mộc mạc đơn sơ như tánh tình bình dị của anh, không phải chải chuốt, đôi khi hơi quê kệch gồ ghề như trong câu:
Họ đã xa rồi không níu lạiTình thương chưa đã mến chưa bưaChữ “đã” chữ “bưa” nghe sao thô kệch, còn táo bạo nữa, vậy mà lại hay vì lột được bản chất vừa thô vừa quê của Anh.Ở đoạn cuối bài thơ, Hàn còn nhắc lại một lần nữa như để nhấn mạnh ý nghĩa không gian của bài thơ
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhBạn bè có tranh cãi đôi chút chung quanh: Ở đây là ở đâu? Ở Huế hay Qui Nhơn (xoá động Gành Ráng nơi Hàn đang viết bài thơ?)Có thể là ở Qui Nhơn như Hàn nói. Nhưng sương khói mờ nhân ảnh phải đặt vào đâu để so sánh. Ai là nhân ảnh?Hàn có lối diễn tả một vài chữ để bóng gió cắt nghĩa văn.Sương khói ở đây tôi nghĩ Hàn liên tưởng khói trầm hương.Nhân ảnh có thể là con người thế tục của anh trong tương quan với con người tu hành là chị Cúc.Vì vậy “ở đây” có thể hiểu là “ở đó”, thi sĩ đã thu gần quãng cách không gian lại khi mơ màng nhìn say đắm bóng người trong ảnh.Chính bức ảnh 6x9 này đã giúp Hàn sáng tác bài thơ tuyệt vời Đây thôn Vĩ Dạ. Hình bóng chị Cúc xuất hiện trong phiến ảnh nhỏ này đã làm sống lại mối tình đầu, thương nhớ lại trở về. Anh viết:Sao Anh không về chơi thôn Vỹ?Anh bỏ vận trắc, thành câu hỏi như bất chợt, làm người đọc nghĩ đến một sự đợi chờ quá lâu, có đôi phần thương nhớ pha chút trách yêu. Câu mở đầu đã diễn tả được lòng anh và có lẽ cả chị Cúc nữa.Nhưng câu thứ hai thì tạo một ý niệm có thể làm cho chị Cúc, cô gái nhiều mặc cảm và kiêu sa, đã phải băn khoăn từ nhiều năm.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênCâu này có vẻ hững hờ như một nét chấm phá trong bức tranh Vĩ Dạ, tuy rất đẹp cho khung cảnh, nhưng lại lạc lõng bơ vơ không ăn khớp được với phong độ và tình cảm của người được tặng thơ.Năm 1985, tôi có về Huế ghé thăm chị Cúc, cũng nhắc lại bài thơ “Thôn Vỹ” chị Cúc chợt hỏi: Cậu có tìm được một cây cau nào trong vườn tôi không? Sao anh Trí lại nói đến “hàng cau”?Tôi hiểu ngay: Thì ra câu này làm chị Cúc hiểu lầm. Tôi nghĩ khi viết câu này, anh Trí không có một khái niệm rõ ràng về cây cau, giá trị của nó về lợi tức, thẩm mỹ hay tượng trưng tình cảm, mà chỉ là một nét chấm phá về cấu trúc thẩm mỹ cũng như bức tranh “con chim sẻ đậu trên cành trúc” mà Mạc Đĩnh Chi trông thấy bên Tàu khi đi xứ qua đó. Con chim sẻ quá đẹp nên không ai để ý đến vị thế hèn kém của nó trên cành trúc.Thôn Vỹ Dạ, đã từ lâu, hình như chỉ dành riêng cho thế giới quan tham, quan thị, cô chiêu, cậu ấm, thì lại rất không may phải nằm sát nách với Nam Phổ, một thôn bình dân, đơn giản, sống bằng nghề trồng cau, chỉ cau và cau. Cau Nam Phổ rất nổi tiếng, hột lớn, mỏng vỏ dùng vào kỹ nghệ nhuộm lưới rất được miền Bắc ưa chuộng.Hàng năm, đến mùa cau, trong gia đình, lớn, bé, trai, gái, đều biết trèo cau, “trảy” cau bán cho kịp mối. Các cô gái Nam Phổ, cũng nổi tiếng trèo cau rất giỏi. Nhiều cậu trai Huế xuống thường chòng ghẹo những “nường” má đỏ hây hây vì nắng rám, đẹp một cách mạnh khoẻ nhưng ngổ ngáo chẳng thua gì con trai.Câu ví: “Con gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau” làm cho người đẹp Nam Phổ rất giận.Những ngày còn đi học, thường nghe chuyện các cô gái Nam Phổ hè nhau xúm lại “bóc vỏ” những anh trai nào lớ ngớ về Nam Phổ buông lời chòng ghẹo. Nhiều anh bị “bóc vỏ” ném vào các bụi dứa gai thì “đời tàn”, nếu không có cứu viện phải đợi đến tối mới mò ra.Tiếng tăm Nam Phổ, nghe cũng ngán thật.Có lẽ vì vậy, thôn Vỹ Dạ, phải cẩn thận xét nét, từng câu từng chữ kẻo lại bị người đánh giá thấp đi.Cố nhiên là những cô gái khuê các vùng Vỹ Dạ rất sợ cái tiếng “trèo cau” đó. Và cũng không ai chịu trồng cau ở Vỹ Dạ.Ai lại đem “hàng cau” về đặt vào “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Chị Cúc giận là phải lắm.Nghe chị nói có vẻ không bằng lòng, tôi vội vàng giải thích:Vườn chị đây nè:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Đã có cây trúc thanh cao “tiết trực tâm hư (ngay thẳng không tơ bợn gì)” nữa thì tuyệt quá rồi!Chị Cúc bấy giờ mới cười vui vẻ.Đoạn văn thứ hai mới là đoạn văn Hàn tâm sự:
Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?“Gió theo lối gió, mây đường mây”. Lương giáo không hoà đồng ân tình khó kết hợp. Thân thế anh như đám bắp bến đò Cồn, hướng về thôn Vỹ Dạ, lặng nhìn dòng nước vô tình trôi. Vậy thì con thuyền ai cắm sào đợi đó, có chở trăng về cho anh đỡ cô đơn. Vì anh chỉ còn có trăng.Đoạn thơ thứ ba mới có một lời buồn trách:
Ai biết tình ai có đậm đà.Chữ đậm đà ở đây phản ánh sự lợt lạt chiếc áo trắng lại còn trắng nữa thì thật không còn tìm đâu được chút màu sắc hứa hẹn nào.Lại nữa, trên bức ảnh không ghi một câu hỏi thăm nào mà anh hằng mơ ước xa xôi. Vậy thì ai biết tình ai có đậm đà.Câu thơ nầy nói lên nỗi mong đợi từ xa vẫn còn trong mơ hồ.
Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không ra.Hai câu kết ý Hàn nói phải chăng vì đời sống trầm hương của chị Cúc (sương khói) đã che mờ đi bóng dáng con người nhân thế của anh.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà.Hai câu kết này lấy lại ý thơ đoạn hai, vì lương giáo không hoà đồng mà đôi bên phải chia cách. Liệu còn nhớ nhau không?Ở đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ tình tứ sâu sắc. Chỉ cần đọc qua cũng đã thấy ý nghĩa của nó: vừa nhớ nhung nhẹ nhàng, buồn trách xa xôi, không ai phiền luỵ ai, mà sao nghe như day dứt xót xa. Không ai nặng lời ai, mà nghe hờn tủi từ chiếc áo trắng không lời, từ đám bắp hiu quạnh cho đến con đò đợi trăng.Bài thơ tuyệt vời từ ý đến lời này được chọn làm một tập thơ rất có giá trị của nhiều thi nhân tiếng tăm.Bài thơ này, ông Quách Tấn giải thích một cách hờ hững suy diễn theo riêng tư không có cơ sở khiến chị Cúc nghe được bất bình lắm, nhưng chị lịch sự không muốn nói ra.Trong một dịp về Huế ghé thăm chị Cúc nhắc lại những câu chuyện ông Tấn viết về chị trong Đôi nét về Hàn Mặc Tử, chị nói:Ông Tấn kể chuyện anh Trí đi Sài Gòn lập chí để xem người ta còn khinh anh nữa không. Chị nói: “Người ta đây ông Tấn ám chỉ tôi. Vì tôi đã chê anh Trí không xứng môn đăng hộ đối.”Chị Cúc nói: “Giữa anh Trí và tôi chưa hề có lời trao đổi chê khen, dù là gián tiếp, chưa hề có thái độ thân sơ, khinh trọng.” Vậy ông Tấn dựa vào đâu mà xét đoán tôi tầm thường như vậy. Dòng họ tôi sống theo nho phong Phật giáo có bao giờ mặc áo khỏi đầu. Anh Trí cũng biết vậy. Anh Trí viết trong bài Ở đây thôn Vĩ Dạ cũng đã thông cảm ý đó:
Gió theo lối gió mây đường mây.Chị Cúc cũng thổ lộ: nếu nói về chuyện môn đăng thì thật là quá khinh bạc đối với gia đình Hàn Mặc Tử.“Ông cụ tôi, chị nói (cụ Hoàng Phùng, thân sinh chị) đã từng là bạn đồng liêu với cụ Tham (cha tôi) khi hai người còn làm việc tại Toà sứ Hội An năm 1901. Tôi đọc gia phả cụ tôi có ghi năm đó bàn giao công việc đối với cụ Tham Nguyễn Văn Toản khi cụ chuyển ngành qua Thương Chánh. Nói như ông Tấn thì thật sai lầm làm cho tôi hổ thẹn.Sau này về Huế gặp lại chị Như Lễ, gặp lại cậu tôi không biết ăn nói ra làm sao!Chị Cúc cứ băn khoăn: Ông Tấn ghép tôi vào câu chuyện “đầu Cúc mình Cầm” gì gì đó trong mối tình anh Trí với chị Mộng Cầm. Tôi không hiểu ông Tấn muốn nói gì. Tôi an ủi chị: Ông thích nói cho vui vậy thôi, chuyện chi chị phải áy náy. Ngay câu chuyện ông nói Hàn vào Sài Gòn ghé Nha Trang thăm ông đã là đùa rồi, vì tháng 7/1934, ông Tấn còn đang ở Đà Lạt, vậy anh Trí thăm ai ở Nha Trang. Thôi bỏ đi, đừng suy nghĩ mà mệt trí.Năm 1986, chị Cúc vào Sài Gòn ghé thăm chị Như Lễ, trông thấy bức ảnh Hàn treo trên vách không khuôn, chị lặng lẽ đi mua cái khung gỗ mới, tự tay tra ảnh vào khung treo lên. Cả nhà chị Như Lễ đều xúc động....Nguồn: Hàn Mặc Tử trong riêng tư, Nguyễn Bá Tín, NXB Hội nhà văn, 1994Thử hữu tắc bỉ hữuThử vô tắc bỉ vôThử sinh tắc bỉ sinhThử diệt tắc bỉ diệt☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nàoTrả lời
Tìm hiểu thêm về Chuyện tình HMT - Hoàng Hoa và xuất xứ của bài thơ...
Gửi bởi tducchau ngày 20/08/2010 22:35Có 1 người thích
...TÌNH ĐẦU : HOÀNG HOANăm 1933, anh Trí vào làm việc ở Sở Địa Chánh (Cadastre), nơi đây anh bắt đầu quen với một số bạn bè yêu thích văn thơ.Trước hết là Hoàng Diệp và Hoàng Tùng Ngâm. Ngâm là cháu ruột cũ Thương át Hoàng Phùng, giám đốc Sở Địa Chánh.Hoàng Tùng Ngâm có người chị thúc bá (ái nữ cụ Hoàng Phùng) cũng rất yêu thơ Hàn Mặc Tử, thường viết báo làm thơ với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, một thiếu nữ khuê các mà phong thái nhàn hạ, thoáng đôi chút kiêu sa khiến anh Trí say mê và… sợ sệt. Trong nhà cũng phong phanh biết anh Trí yêu cô Kim Cúc.Theo anh, thì tình yêu phải sáng sủa quân tử như đôi chim thư cưu ở trong Kinh thi “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”, mà anh thường tâm niệm “tương thân nhi tương kính” cho nên anh yêu mà “kính nhi viễn chi”.Anh thường tỏ ra, bối rối mất cả bình tĩnh mỗi khi người thiếu nữ đó đi ngang qua nhà.Chi Kim Cúc là một thiếu nữ rất “Huế”. Nghiêm đường thuộc giòng dõi thế gia ở Vỹ Dạ, một vùng mà nếp sống như xa xôi với thôn quê, vùng dành riêng cho các vị hưu quan, các ông tham, ông thị. Nếp sống quan dạng kiểu cách đó được biểu lộ rõ ràng.Ông Quách Tấn khi được tin ấy cho là điều không may cho anh Trí, vì không được xếp vào môn đăng hộ đối.Thật thì, không hẳn như vậy, nếu xét về tông tích dòng họ.Chính chị Cúc cho biết: “Cụ Thị Phùng cũng đã từng quen biết với cha tôi năm 1901 ở Điện Bàn, khi cha tôi bàn giao công việc ở Tòa sứ để chuyển ngành qua Thương chánh Hội An”.Cụ Phùng có ghi vào phả là ông Nguyễn Văn Toản về sau đậu Tham Tá đổi vào miền Nam.Như vậy thì gia đình cụ Thương ta không phải không biết là bà Tham Toản mà địa phương hay gọi là “bà Thương” khiến có nhiều lần khách vào lầm nhà chị Cúc và ngược lại.Cũng như anh Mộng Châu, anh Trí có dính dáng đến một hôn ước từ nhỏ với một gia đình vọng tộc mà trong lúc thân thiết vui vẻ, hai nhà giao ước với nhau.Anh Mộng Châu không tính chuyện lấy vợ, toan xuất dương nối chí ông cha. Một phần, anh cũng tin vào lời dịch số của cậu tôi (học trò ông ngoại tôi) rằng: “Khi mẹ tôi có đích tôn thì chết”.Anh Trí đi học Huế rồi về Qui Nhơn, ít khi có cơ hội gặp gỡ người em học, nên cũng xao lãng. Dù vậy, anh cũng không hề tâm sự với ai, dù chỉ để nói đùa.Duy có lần, anh bất thần hỏi tôi về chuyện hôn ước đó: “Còn mi thì sao đây? Hay là cũng bỏ hết cả ba anh em”.Tôi không biết gì vì còn học. Chỉ đến kỳ nghỉ hè mới lại được dịp gặp go84 ở Qui Nhơn. Anh Trí gọi đó là nhịp cầu “Ô thước” để nhớ những ngày còn bé ở chung nhà.Có lẽ vào tuổi 19 – 20 cũng có đôi chút bâng khuâng hay kỷ niệm gì đó, anh làm thơ vẽ lại mấy nét:"NHỚ CHĂNGNhớ chăng, anh cùng em nô đùaNgây thơ như đứa trẻ lên baAnh đứng bên cạnh nhìn em thêu thùa………Nào có phải anh với emTự kết mối lương duyênĐó chẳng quaVì cha mẹ đôi bênChung kết mối tình riêngRồi ba em lại mấtRồi ba anh chẳng cònMẹ em giàu cóMẹ anh nghèo khóRồi lời hứa năm xưaCùng dòng nước chảy quaĐi biệtkhông về."Tôi hỏi anh: “Viết cho ai đây?” Anh cười: “Cho ai cũng được”.Quả thật về sau đều dang dở.Vì vậy mà tôi nghĩ mối tình đầu của anh phải là Hoàng Hoa. Và mối tình đó cũng chưa hề được đáng ứng song phương.Hoàng Tùng Ngâm là bạn rất thân của anh Trí, đã chuyển đạt đến Hoàng Hoa nỗi lòng rạo rực của anh qua mấy vần thơ tán tỉnh."VỊNH HOA CÚCThu về nhuộm thắm nét hoàng hoaSương đẫm trăng lồng bóng thướt thaVẻ mặt khác chi người quốc sắcTrong đời tri kỷ chỉ riêng ta."Trong bài khác:"TRỒNG HOA CÚCThích trồng hoa cúc để xem chơiCúc ngó đơn sơ lắm mặn mòiĐêm vắng, gần kề, say chén nguyệtVườn thu vắng vẻ đủ mua vui."Và anh thổ lộ tâm sự như chưa bao giờ bày tỏ trong"ÂM THẦM… Em có ngờ đâu trong những đêmTrăng ngà giải bóng mặt hồ êmAnh đi thơ thẩn như ngây dạiHứng lấy hương nồng trong áo emBên khóm thùy dương em thướt thaBên ni bờ liễu anh trông quaSay sưa vướng phải mùi hương ướpYêu cái môi hường chẳng nói ra."Chỉ trong bài thơ anh mới viết đôi mắt, đôi môi nhưng không bao giờ nói ra được hay diễn ta cái đẹp với nột người khác.Những bài thơ dễ thương như anh học trò bỡ ngỡ, làm cho chị Cúc cảm động không ít.Hoàng Hoa có vẻ như không từ chối tính anh, nhưng rất nặng về lễ giáo, chị nói với Hoàng Tùng Ngâm một cách lo lắng:“Cái ngăn cách lớn nhất của chị không thể nào vượt qua được là vấn đề lương giáo.”Riêng chị rất chua xót mà không thể nói ra được.Gia đường theo Phật giáo rất nghiêm chỉnh, chắc không thể nào để cho một người con có lễ nghĩa, đi ra ngoài khuôn khổ mực thước của giòng họ.Anh Trí nghe được rất buồn, thơ anh bắt đầu bải hoải, nhưng vẫn còn hy vọng.Trong bài thơ “ĐÔI TA”, anh bấu víu vào mối tình thực tiễn của Hoàng Hoa:"… Mà anh hay em trong tim đều rạnDầu chôn sâu hình ảnh một người mơBây giờ đây quấn quít hiện bây giờChỉ có biết đôi ta là đang sốngĐang cho nhau ngọt ngào và đang mộngCứ làm ngơ không biết đến thời gianĐến bông hoa tàn tạ với trăng nhànĐến những tình duyên chung quanh thất vọng.………Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chếtCứ sửng sốt đê mê mà rũ liệtĐừng nghe chi âm hưởng địa cầu đangVỡ tan ra từng mảnh cả không gianCả thời gian từ tạo thiên lập địa."Mối tình vô vọng, nhưng vẫn kéo dài khi đầy khi vơi, liên lạc bằng văn thơ cho đến ngày anh mất.(Năm mươi năm rồi, Hoàng Hoa vẫn còn giữ nguyên bút tích văn chương của anh. Nhờ đó mà các nhà viết văn có tài liệu về mối tình đầu của anh).Sau một thời gian bị ngắt quãng vào Saigon làm báo. Anh lại trở về Qui Nhơn, mà tình hình có vẻ thuận lợi hơn cho anh tiếp tục mối tình Hoàng Hoa, khi gia đình dọn về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà chị Cúc có vài căn phố.Anh sống lại mối tình đầu nồng nàn với ít nhiều bạo dạn hơn. Anh viết bài:"HỒN CÚCBấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tườngKhông dám sờ tay sợ lấm hươngXiêm áo hôm nay tề chỉnh quáMuốn ôm hồn cúc ở trong sương"Trong bài Tình thu anh nhắc lại tình xưa khi trông thấy chị Cúc buồn gầy:"Đêm qua ả Chức với chàng NgâuNhắc chuyện yêu đương ở dưới cầuKể lễ một năm tình vắng vẻSao em buốn bã suốt canh thâu"Rồi cũng thẹn thò như ngày nào:"… Sao ta không dám nhìn nhau rõGặp gỡ bên đường vẫn thản nhiên."Có nhiều hôm anh ngồi thừ trong chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não.Chị Cúc biết điều đó, về sau kể lại với con gái chi Như Lễ mà rằng: “Nghĩ tội nghiệp anh quá”.Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử.Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ mạc không dấu là bức màn, Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa.(Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn tưởng lầm bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử.Những người bạn thân đều biết rõ, nhưng nghĩ không quan trọng gì, nên không ai lên tiếng.Ngay cả ông Trần Thanh Mại, khi viết cuốn HÀN MẶC TỬ vẫn lầm anh là Hàn Mạc Tử, chỉ vì thấy có những bức thơ anh Trí viết cho Trần Thanh Địch, thường hay ký tên nguyên cả chữ mà không chấm dấu gì hết.Bởi thế cũng có một dạo tranh luận ít nhiều về tên Hàn Mạc Tử, nhưng ông Quách Tấn, người có trách nhiệm bảo thủ văn thơ anh, lên tiếng cải chính cặn kẽ rồi.Theo chỗ tôi biết, thì bút hiệu đúng của anh là Hàn Mặc Tử, trước hết anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn (Hàn Mặc, chữ Hàn của anh là nghèo, không phải lạnh).Chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý “tao nhân mặc khách” (con người của bút mực, văn chương, thi sĩ).Anh Trí vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người.Chữ Mặc Tử khi ghép đôi mới có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch.Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì.Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la.*Có lần anh nhờ Ngâm chuyển đến chị Cúc một bức thơ, Ngâm nói: “Không nên tiếp tục mối tình vô vọng đó làm gì, chỉ để khổ cho nhau thôi.”Lúc ấy chưa ai biết anh đau yếu gì.Có những đêm không ngủ được, nghĩ đến mối tình yêu chưa nói với nhau được câu nào cho thỏa lòng mơ ước, anh toan bước qua nhà cụ Thương, nhưng lại không dám phiêu lưu. Anh viết:"Đêm nay ta lại phát điên cuồngQuên cả hổ ngươi cả thẹn thuồngĐứng rủ trước thêm nghe ngóng mãiTiếng đàn the thé ở bên song."Chỉ ít lâu sau, anh Ngâm báo tin cụ Thương về hưu: Cả nhà dọn về Vỹ Dạ, chị Cúc cũng sắp đi theo, anh Trí buồn bã viết:"Và được tin sắp bỏ điChẳng thèm trở lại với tình siTa lau nước mắt, mắt không ráoTa lẩy tình nương, rủa biệt ly"Hai câu sau bài thơ này, thường được nghe anh ngâm lên mỗi khi ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế mấy nhìn ra bức mành tre, tôi hiểu anh xót xa với tình đầu biết chừng nào.Năm 1936, anh về Hội chợ Huế, gặp chị mà cả hai đều rụt rè e thẹn. Anh Trí mang sách Gái quê tặng các em chị, nhưng lại không dám trao cho chị.Chị Cúc kể lại và ân hận về thái độ rụt rè đó: “Càng tội nghiệp hơn là hôm sau anh xuống Vỹ Dạ đứng trước cổng hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi”.Cho đến khi anh đau nặng rồi 1939 chị Cúc còn gởi cho anh một phiếu ảnh cỡ 6x9: Chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài:"ĐÂY THÔN VỸ DẠSao anh không về chơi thôn VỹNhình nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nayMơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá, nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà."– Nếu anh biết, chị đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục.Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!– Nếu anh biết, từ ngày nghe anh đau, chị đã dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngâm gởi tặng anh thuốc thang, nhưng gia phong nghiêm cẩn, không thực hiện được (các con chị Lễ ở Huế đều biết).“Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ cuối cùng chị nhận được của anh, chỉ ít lâu sau anh qua đời, đến nay vẫn còn được truyền tụng.Chị rất cảm động khi biết anh vẫn không quên vườn cau tươi mát, vẫn nhớ đám bắp bến đò Cồn nhìn sang Vỹ Dạ, mà dòng nước buồn thiu lặng lẽ trôi…Gió và mây không cùng về một hướng, thì tình anh làm sao không ngang trái. “Gió theo lối gió, mây đường mây…”...
Nguồn: Hàn Mặc Tử anh tôi, Nguyễn Bá Tín, NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 1991.Thử hữu tắc bỉ hữuThử vô tắc bỉ vôThử sinh tắc bỉ sinhThử diệt tắc bỉ diệt☆☆☆☆☆ 15.00Trả lờiTrang 123 trong tổng số 3 trang (26 bài trả lời)[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
© 2004-2024 VanachiRSS
Từ khóa » Câu Thơ Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? Nhìn Nắng Hàng Cau Nắng Mới Lên ...
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? - VOA Tiếng Việt
-
“Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ?”. Đây Là Lời Của Ai? Có Người Cho ...
-
Sao Anh Ko Về Chơi Thôn Vĩ
-
Câu Thơ Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ Mang Sắc Thái ý Nghĩa Như ...
-
Đời Thơ Hàn Mạc Tử - " Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? "... - Facebook
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ?...Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền.
-
Lời Giải Đọc đoạn Thơ Trả Lời Các Câu Hỏi Sau Sao Anh Không V...
-
Câu Thơ “Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ?” Gợi Cho Anh (chị) Những ...
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? Câu Thơ Trên Là Lời Hỏi Của Ai?
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? - Hoàng Trọng
-
Đề đọc Hiểu Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử - THPT Sóc Trăng
-
Đọc đoạn Thơ Sau Và Trả Lời Câu Hỏi: Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ ...
-
Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử: Mở đầu Bài Thơ Là Một ...