Lời Giải Đọc đoạn Thơ Trả Lời Các Câu Hỏi Sau Sao Anh Không V...

Đề bàiproblem question imageimage placeholder icon
  • THPT
  • Xã hội
student iconHọc sinh

Ai cho tớ xin đáp án bài này đi! Nếu được thì cả lơi giải dễ dễ với nhé.

qanda only logo

Lời giải từ gia sư QANDA

answer user profile imageteacher qanda symbolGia sư QANDA - HoangSon9101. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mở đầu bài thơ mang hình thức là một câu hỏi gợi nên nhiều cách hiểu: – Là lời cô gái xứ Huế gửi tới nhân vật trữ tình (nhà thơ) vừa là lời mời cũng vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng – Là lời tác giả tự phân thân tự hỏi mình, tự trách mình – Là cái cớ khơi nguồn cảm xúc của nhân vật trữ tình hồi tưởng về thôn Vĩanswer user profile imageteacher qanda symbolGia sư QANDA - HoangSon9102. Biện pháp tu từ so sánh "xanh như ngọc". Tác dụng: tái hiện vẻ đẹp chân thực và sinh động của những vườn cây miệt vườn. "Xanh như ngọc" làm tái hiện vẻ đẹp trong trẻo, mát lành của những vườn cây vào sáng sớm bình minh khi những giọt sương vẫn còn đọng trên lá cây.3. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn ở thôn Vĩ Dạ. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi vừa như lời trách cứ nhưng lại nhẹ nhàng, dịu ngọt như một lời mời. Nghệ thuật trách và mời trong câu thơ thật khéo léo, uyển chuyển, ngọt ngào như nét duyên của người con gái. Qua lời mời gọi dịu dàng, tác giả đưa ta đến với một bức tranh thiên nhiên nhiên tuyệt mĩ của thôn Vĩ: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Qua ngòi bút tinh tế của tác giả, vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ hiện lên càng lấp lánh hơn, như một điểm nhấn của thiên nhiên. Nhà thơ nói đến hàng cau trước tiên vì cau là một loài cây thanh nhã, ngay thẳng gợi lên sự bất khuất, thủy chung. Vẻ đẹp của hàng cau còn có thêm một chi tiết đẹp hơn tô điểm, đó là “nắng hàng cau”, “nắng mới lên”. Những hàng cau trồng theo hàng lối đón ánh nắng lấp lánh khiến cho ánh nắng dường như cũng trải dài, trải dài thành từng tầng sáng theo từng ngọn cau bao phủ lấy thôn làng ngõ xóm. Từ “nắng” ở đây lặp lại hai lần làm ta dường như cảm nhận được ánh nắng ấm áp lan tỏa khắp nơi, tạo nên sức sống cho bức tranh thôn Vĩ Dạ. Câu thơ thứ ba bật lên như một sự ngạc nhiên thích thú: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Bức tranh thiên nhiên không chỉ có ánh vàng của nắng mà còn có màu xanh tràn nhựa sống của cây lá hoa cỏ. “Mướt quá” gợi lên cho ta thấy sự tràn trề sức sống của cây cối xanh tốt. Màu “mướt quá” làm dịu đi trong ta những bụi bặm, khiến tâm hồn cảm thấy như tươi trẻ hơn. Màu xanh được so sánh với “ngọc” càng khiến cho bức tranh thiên nhiên dường như cao quý, thuần khiết hơn, không nhiễm bụi trần. Câu thơ cũng thoáng hiện lên hình bóng của ai đó qua thông tin “vườn ai” mà tác giả còn để ngỏ. Và để đến câu thơ tiếp theo, hình bóng ấy hiện ra một các rõ ràng hơn: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Hình bóng con người hiện lên làm cảnh vật dường như sinh động hẳn lên. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Thấp thoáng trong khu vườn xanh mướt lá, hiện ra một gương mặt “chữ điền” phúc hậu vừa thực, vừa ảo, vừa gần nhưng lại vừa xa bởi “lá trúc che ngang”. Gương mặt trong câu thơ như đang dõi theo bước chân người khách nhưng lại vô cùng dịu dàng, e ấp. Câu thơ đẹp vì có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Như vậy chỉ với vài nét chấm phá, Hàn Mặc tử đã phác họa được cảnh vật và con người ở thôn Vĩ Dạ một cách vô cùng sinh động, vừa quen thuộc gần gũi lại thi vị độc đáo. Đoạn thơ gợi lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm, cảm xúc về quê hương yêu dấu.
  • #giải thích ý nghĩa câu hỏi mở đầu bài thơ sao anh không về chơi thôn vĩ
  • #sao anh không về chơi thôn vĩ đọc hiểu
  • #sao anh không về chơi thôn vĩ
  • #ý nghĩa câu sao anh không về chơi thôn vĩ
  • #đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi sao anh không về chơi thôn vĩ
qanda study logoLộ trình đào tạo CAO CẤPPhác đồ Toán PROsimliar problems icon

Đề bài tương tự

simliar question imageimage placeholder icon
  • THPT
  • Tiếng Việt/ Văn
Xem lời giảisimliar question imageimage placeholder icon
  • THPT
  • Tiếng Việt/ Văn
Xem lời giảisimliar question imageimage placeholder icon
  • THPT
  • Xã hội
Xem lời giải

Từ khóa » Câu Thơ Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ