Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa ❤️️Nội Dung, Ý Nghĩa ...
Có thể bạn quan tâm
Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa Soạn Bài + Giáo Án ✅ Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
- Nội Dung Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa
- Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Ốm
- Hình Ảnh Bài Thơ Mẹ Ốm
- Soạn Bài Tập Đọc Mẹ ốm Lớp 4
- Giáo Án Bài Thơ Mẹ Ốm
- Cách Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm
- 5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm
- Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Hay
- Cảm Nhận Về Bài Thơ Mẹ Ốm
- Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Nâng Cao
- Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Siêu Hay
- Cảm Nhận Bài Thơ Mẹ Ốm Xúc Động Nhất
Nội Dung Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa
Bài thơ Mẹ ốmTác giả: Trần Đăng Khoa
Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Về Mẹ Cho Học Sinh Tiểu Học❤️️
Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Ốm
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ của mình. Đồng thời cũng thấy được sự lo lắng, tấm lòng của người con khi mẹ bị ốm.
- Bài thơ là những tâm sự thầm kín của người con khi nhìn thấy mẹ ốm. Người con bày tỏ sự lo lắng, yêu thương và biết ơn với mẹ. Người con cũng suy ngẫm về cuộc sống khó khăn, vất vả mà mẹ đã trải qua.
- Bài thơ thể hiện lòng yêu thương và sự hiếu thảo của một bạn nhỏ đối với người mẹ của mình. Bài thơ cũng gợi lên tâm trạng lo lắng và tình cảm biết ơn của người con khi thấy mẹ mình đau ốm.
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, dân dã, gần gũi với cuộc sống quê hương. Bài thơ dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh, so sánh, ẩn dụ, nói quá, nói giảm… để tạo nên sự hài hước, duyên dáng, sâu sắc và sát thương trong bài thơ.
Tặng bạn chùm ❤️️ Thơ Về Mẹ 4 Chữ ❤️️ vô cùng ý nghĩa
Hình Ảnh Bài Thơ Mẹ Ốm
Bỏ túi ngay 😉Thơ 5 Chữ Về Mẹ Hay 😉35+ Bài Thơ Năm Chữ Ý Nghĩa Nhất
Soạn Bài Tập Đọc Mẹ ốm Lớp 4
2.1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Trả lời:
Bốn câu thơ là những hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi mà hàng ngày tác giả vẫn thường nhìn thấy. Đó là hình ảnh cơi trầu, Truyện Kiều và cảnh sắc ruộng vườn. Nhưng hôm nay, những cảnh vật ấy có gì đó rất khác, nhìn như thiếu đi sự chăm lo, quan tâm của ai đó. Hôm nay, mẹ bị ốm. Mẹ không ăn trầu được, để lá trầu bị khô giữa cơi đựng trầu. Cuốn Truyện Kiều thường ngày mẹ hay đọc vẫn ở đó, gấp lại để trên đầu giường. Còn ruộng vườn thì vắng mẹ, không ai chăm nom sớm tối.
2.2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
Trả lời:
Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ:
“Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.”
Đây là những chi tiết nói về hình ảnh những người hàng xóm, anh bác sĩ quan tâm tận tình đến mẹ của tác giả. Những câu thơ như lời khoe của tác giả với mẹ của mình. Thái độ mừng rỡ, vui vẻ khi mẹ nhận được sự quan tâm tận tình từ mọi người xung quanh.
2.3. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
Trả lời:
Trong bài thơ, có nhiều chi tiết mà khi đọc lên, chúng ta có thể thấy được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình.
Đó là sự xót thương của tác giả đối với mẹ khi thấy mẹ bị ốm, mệt mỏi. Những câu thơ như bao nỗi nghẹn ngào của người con:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan…
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.”
Đó còn là những mong muốn của tác giả mong sao mẹ mau chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh. Tình cảm này được thể hiện qua những câu thơ:
“Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.”
Không chỉ có vậy, tác giả còn muốn làm mọi thứ để mẹ có thể thấy vui hơn, xua tan sự mệt mỏi của bệnh. Người con tin rằng, chỉ cần mẹ vui thì cơn ốm sẽ mau chóng qua. Những dòng thơ sau nói lên điều đó:
“Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo…”
Đối với tác giả thì mẹ là tất cả, mẹ là đất nước tháng ngày của con…
Chia sẻ cho bạn đọc 🌿Bài Thơ Về Mẹ Và Bé🌿 20+ Bài Thơ Ngắn Hay
Giáo Án Bài Thơ Mẹ Ốm
I. Mục tiêu1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Phía bắc (PB): lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng,…Phía nam (PN): giữa cơi trầu, trời đổ mưa, kể diễn kịch, khổ đủ điều,…Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ.
2. Đọc – HiểuHiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,…Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.
3. Học thuộc lòng bài thơII. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện).Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa
III. Hoạt động trên lớpHoạt động của thầyHoạt động của trò1. KTBC:– Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?– Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới:a) Giới thiệu bài:
– Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?– Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau.– Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau.– GV ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
– Yêu cầu HS mở SGK trang 9, sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.– GV kết hợp sửa lỗi và phát âm, ngắt giọng cho HS.– Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau, lưu ý cách ngắt nhịp:
Lá trầu/khô giữa cơi trầuTruyện Kiều/gấp lại trên đầu bấy nay.Cánh màn/khép lỏng cả ngàyRuộng vườn/vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.Nắng trong trái chín/ngọt ngào bay hương.
– Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần chú giải.– GV đọc mẫu lần 1: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Khổ 1, 2: giọng trầm buồnKhổ 3: giọng lo lắngKhổ 4, 5: giọng vuiKhổ 6, 7: giọng thiết tha
– Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lại, lặn trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, múa ca, cả ba,…
* Tìm hiểu bài:
– Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?– Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu.– Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?”
Lá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?– Giảng bài: Những câu thơ: “Lá trầu….sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm. Lá trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ ốm không ăn được. Lúc khoẻ mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trang sách đã gấp lại, rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom. Cánh màn khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm.+ Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ: lặn trong đời mẹ
“Lặn trong đời mẹ” có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
– Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: “Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?”– Những việc làm đó cho em biết điều gì?– Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:+ “Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?”+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS, GV có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn.– Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?– Gv: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng: tình xóm làng, tình máu mủ. Vậy thương người trước hết là phải biết yêu thương những người ruột thịt trong gia đình.
c) Học thuộc lòng bài thơ– Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối), yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay?+ Gọi HS phát biểu– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lý.+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.+ Yêu cầu HS đọc, nhận xét, uốn nắn, giúp HS đọc hay hơn.– Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài thơ.– Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:– Bài thơ viết theo thể thơ nào?+ Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?– Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn.– Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.– GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh.
Chia Sẽ Thêm ✔Thơ Lục Bát Về Mẹ Ngắn Hay✔
Cách Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm
Thohay.vn gợi ý cho bạn một số bước để phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa, cũng như một số bài văn mẫu để bạn tham khảo dưới đây:
- Bước 1: Đọc kĩ bài thơ Mẹ ốm và hiểu được nội dung, ý nghĩa, ngôn ngữ và nghệ thuật của bài thơ.
- Bước 2: Phân tích bài thơ theo các nội dung, ý nghĩa mà thohay.vn chia sẽ ở trên
- Bước 3: Viết bài văn theo dàn ý đã phân tích. Bạn nên sử dụng ngôn từ phù hợp, tránh lặp từ và sử dụng từ đồng nghĩa. Bạn cũng nên sắp xếp các ý theo trật tự logic, rõ ràng, dễ hiểu. Bạn nên dùng các từ nối để liên kết các ý trong bài văn, tạo sự mạch lạc và trôi chảy cho bài văn.
- Bước 4: Kiểm tra và sửa bài văn. Bạn nên đọc lại bài văn của mình để kiểm tra xem có sai sót về chính tả, ngữ pháp, dấu câu hay không. Bạn cũng nên xem lại xem bài văn của mình có đủ các yếu tố cần thiết, có thể hiện được nội dung và mục đích của bài văn hay không. Bạn nên sửa chữa những lỗi sai và bổ sung những điểm còn thiếu.
Xem thêm😘 Thơ 4 Câu Về Mẹ 😘 65+ Bài Thơ Lục Bát 4 Câu Hay Nhất
5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm
Thohay.vn chia sẽ bạn 5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm hay nhất dưới đây:
Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Hay
Phân tích bài thơ Mẹ Ốm của Trần Đăng Khoa là một bài thơ nói về tình cảm của một người con dành cho mẹ mình.
Trong lúc mẹ đang ốm. Bài thơ được tác giả viết bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị của một em bé, nhưng chứa đầy những tình cảm của tác giả.
Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình.
Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.
Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.
Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.
Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.
Lá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.
Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.
Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.
Cả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.
Mẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèo
Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.
Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khỏe dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.
Rồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.
Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.
Xem thêm tuyển tập các 🍃Bài Thơ Tình Mẹ 🍃bất hủ nhất
Cảm Nhận Về Bài Thơ Mẹ Ốm
Phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa là một bài thơ nói về tình cảm của một người con dành cho mẹ mình. Trong lúc mẹ đang ốm. Bài thơ được tác giả viết bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị của một em bé, nhưng chứa đầy những tình cảm của tác giả.
Bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa chứa đựng một ý nghĩa tình cảm sâu sắc và đầy đủ cảm xúc, thể hiện lòng yêu thương và sự hiếu thảo của một bạn nhỏ đối với người mẹ của mình. Bài thơ này cũng gợi lên tâm trạng lo lắng và tình cảm biết ơn của người con khi thấy mẹ mình đau ốm.
Ngoài ra, từng câu chữ trong bài thơ đều thể hiện sự nhạy cảm và sự chân thành của tác giả. Những dòng thơ trong sáng và đơn giản mang đến một hình ảnh chân thực về tình cảm gia đình và tình mẫu tử. Bài thơ của Trần Đăng Khoa như một tấm gương, gợi lên sự đồng cảm và tình yêu thương của không biết bao nhiêu em nhỏ Việt Nam đối với người mẹ của mình.
Chia sẻ cho bạn đọc 👉 Những Bài Thơ Về Mẹ Của Trần Đăng Khoa
Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Nâng Cao
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi.Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu”
Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu…”.
Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:
“Nắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.
Tác giả – một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm.
Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:
“Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.Người cho trứng, người cho camVà anh y sĩ đã mang thuốc vào”.
Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ – em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:
“Cả đời đi gió, đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.
“Cả đời đi gió đi sương” là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.
Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:
“Mẹ vui con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca”.
Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” – một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:
“Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”.
Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:
“Con mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say”.
Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con – một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:
“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”.
Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ:
Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con!
Chia sẻ trọn bộ 35+🌱 Bài Thơ Tả Về Mẹ Hay Nhất 🌱 Bên Cạnh Những Bài Thơ Về Mẹ Của Trần Đăng Khoa
Phân Tích Bài Thơ Mẹ Ốm Siêu Hay
Bài thơ nói về ngườ mẹ ốm ăn không ngon, ngủ không yên nhận được nhiều tình cảm yêu thương của xóm làng. Điều đó có nghĩa là mẹ đã sống tử tế, đối xử tốt với mọi người, nên khi ốm đau mẹ được hàng xóm hỏi thăm, cho trứng, cam. Những món quà tuy nhỏ bé, nhưng chứa đựng cả tấm lòng, tình nghĩa xóm giềng. Còn bác sĩ thì tận tình khám bệnh cho thuốc. Từ khi mẹ ốm tác giả miêu tả mọi thứ trở nên vô nghĩa, buồn hiu.
Tình yêu bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con, vì con mà lưng còng, hao gầy, đôi mắt nhiều nếp nhăn. Những hình ảnh chân thực ấy hiện lên khiến độc giả không khỏi thương xót, ngậm ngùi, bồi hồi. Tình mẹ dành cho con thật to lớn, vì lo cho con mà cuộc đời mẹ vất vả trăm bề. Những lúc con phạm hay không nghe lời, mẹ vẫn hiền hòa bao dung, vị tha, nhân hậu bỏ qua và tha thứ hết tất cả mọi lỗi lầm. Đó chính là tấm lòng mẹ dành con không gì có thể sánh bằng hay đo lường được.
Rồi khi mẹ ốm, con nghĩ đến công lao chăm lo của mẹ dành cho con nên con chăm sóc, hiếu thảo với mẹ. Đó chính là bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con lớn khôn. Tất cả tình yêu thương ấy đều được tác giả tái hiện thông qua bài thơ sâu sắc, giàu tính nhân văn.
Tình cảm thương yêu của đứa con dành cho mẹ thật xúc động, nghẹn ngào, đáng được ca ngợi. Tác giả miêu tả những chi tiết, hình ảnh vô cùng chân thực, gần gũi, giản dị mà ấm áp tình yêu thương. Qua bài thơ, Trần Đăng Khoa khuyên nhủ những người con hãy yêu thương mẹ khi còn có thể, hãy sống là đứa con hiếu thảo đối với đấng sinh thành. Cả cuộc đời mẹ tần tảo, vất vả, hy sinh vì con cái mà chưa một lần nghĩ đến bản thân.
Tác giả muốn giáo dục những ai đang là con, hãy là đứa con hiếu thảo, làm tròn bổn phận, trách nhiệm làm con, biết kính trên nhường dưới, biết những phép tắc cơ bản. Hãy sống tử tế, đối xử chân thành với mọi người như mẹ đã đối xử tốt với xóm làng.
Những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ giúp ta có cái nhìn chân thực, sâu rộng, mở mang tầm nhìn về tình yêu thương của người mẹ dành con, tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho mẹ khiến bao người đọc bài thơ cũng không khỏi xúc động.
Tác giả sáng tác bài này với mong muốn củng cố tinh thần yêu thương của con cái dành cho mẹ, tình yêu thương đó được nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục từ nhỏ đến lớn lên, hình thành nên tính cách tốt, sống có đạo đức, biết điều hay lẽ phải.
Chia sẽ thêm 🌵 Bài Thơ Về Mẹ Cho Trẻ Mầm Non 🌵 những bài hay và ý nghĩa
Cảm Nhận Bài Thơ Mẹ Ốm Xúc Động Nhất
Trần Ðăng Khoa in bài thơ đầu tiên năm 1966, khi Khoa lên tám tuổi. Nhưng bắt đầu làm thì chắc còn sớm hơn. Ðó là hiện tượng hy hữu trong lịch sử văn học nước ta, là sự gặp gỡ của những yếu tố chủ quan và khách quan có một không hai, đủ sức tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp của thời đại cách mạng. Tuy nhiên ở đây tôi chưa muốn nói nhiều về hiện tượng này, mà chỉ thử xem xét đến một trong những sáng tác thời niên thiếu của “thần đồng thơ” này, hy vọng qua đó có thể khám phá ra một vài nét gì đó trong bản sắc thơ Trần Ðăng Khoa chăng.
Vào lứa tuổi còn ham chơi giun dế, nhưng bên cạnh những bài thơ hồn nhiên rất trẻ con, nhà thi sĩ tí hon đã tỏ ra già trước tuổi rất nhiều khi không ít lần đem vào thơ những chuyện chẳng trẻ con một tí nào. Nhưng bài như thế không có tội tình gì và cũng rất Trần Ðăng Khoa thôi, nhưng khi thời cuộc đã đi qua, cũng như nhiều tác phẩm cùng thời khác, sau này đọc lại ta có cảm giác sức sống của chúng hao mòn đi khá nhiều, đôi lúc còn gây dị ứng. Có lẽ vì thế mà tôi đã chọn bài “Mẹ ốm” để viết những dòng này, vì ở bài thơ này, Khoa đã đạt đến cả tính chân thực cuộc sống cũng như tính chân thực nghệ thuật rất cao.
Bài thơ mang tính chân thực trước hết vì nó là thứ tình cảm thiêng liêng của muôn đời, một thứ bản năng gốc, tức là lòng yêu thương vô bờ của đứa con với người mẹ, huống chi đây lại là một đứa con còn bé bỏng. Người ta có thể khôn ngoan ở đâu, mánh lới với ai, nhưng khi đến trước người mẹ ruột, ta luôn trở lại là một đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên như thuở còn tấm bé:
Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Nói “mẹ thích vui chơi” là cách nói của trẻ con, nhìn từ góc độ trẻ con, tức là tiếp thu hình ảnh người mẹ qua lăng kính trẻ con, cũng như câu tiếp đó “hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu” – ta nghe như cậu bé đang phân bua với ai đó, mặc dù cậu chỉ tự nói một mình: đặc thù của trẻ con là luôn tưởng mình là người lớn, và vì vậy chúng lại càng trẻ con hơn. Và trẻ con thì thích tò mò, ưa quan sát:
Lá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Câu thơ trên ngỡ như tự nhiên như không, nhưng đó là một lối nói mà không có kỹ năng nghề nghiệp không dễ dùng được. Còn câu dưới, với chi tiết “Truyện Kiều” thì để lộ một bài thơ rõ rệt, vì chi tiết rất thực trong đời thực này lại mang đầy sức mạnh nghệ thuật, bởi nó nói lên bao điều về người mẹ, đến mức nếu ta muốn giảng giải cho ra nhẽ thì phải tốn không ít giấy mực! Từng bước một, ta thấy xuất hiện một bản lĩnh thơ thực sự, nghĩa là khả năng nghe ra được những tiếng nói sâu thẳm vốn là bản chất của hiện tượng mà người thường không dễ gì nghe ra và hơn thế nữa – khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh vi ấy bằng thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác và giàu hình ảnh có thể gây hiệu quả tình cảm mạnh mẽ:
Nắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Hai câu thơ tài tình bởi đã gọi đúng tên sự việc, một sự việc bao gồm cả một đời người, nếu không muốn nói bao gồm mọi đời người, trong có vẻn vẹn mười bốn âm tiết. Một đứa con, dẫu còn măng sữa, mà đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động. Cả hai dòng thơ cô đúc, không có từ nào không hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, đặc biệt với từ “lặn” không thể chính xác và biểu cảm hơn. Nhà thơ mười hai tuổi này thật đã gồm vào trong thơ cả tài và tình khi tiếp tục làm ta kinh ngạc vì những chi tiết nhận xét không phải chỉ bật lên từ con mắt mà là từ trong sâu thẳm trái tim:
Cả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Còn nhớ có lần Trần Ðăng Khoa đã từng nói rằng Khoa không phải là nhà thơ viết cho thiếu nhi. Quả thực điều này cũng dễ nhầm lẫn. Ðã đành một đứa trẻ đặt bút thì mọi điều cận ta viết ra đều là của một đứa trẻ. Nhưng một đứa trẻ thi sĩ thì là của chung tất cả mọi người, cậu bé hay cô bé ấy có thể đem cả thế giới vào trong thơ theo cách của mình, mà vị tất cách ấy đã kém sâu sắc, kém thấu thị hơn ở những người lớn.
Với một câu thơ như câu thơ trên, những thi sĩ lớn tuổi cũng phải ngả mũ chào, bởi dẫu có được cái tinh tế và nhạy cảm thi sĩ như Khoa thì ít ra những người lớn cũng hoặc làm cho câu thơ già đi hoặc làm cho nó mang cái vẻ trẻ con giả vờ rất khó chịu. Với trường hợp những câu thơ kỳ diệu như thế này, cùng lúc Trần Ðăng Khoa phải vận động theo hai quá trình ngược nhau: phải trưởng thành lên để nhìn nhận sự việc bằng sự từng trải của một người lớn, lại phải quay trở về với bản chất trẻ con của mình! Sự phân thân, hay chính là nhập thân không biết nữa đã làm cho cậu bé như có hai cuộc đời trong một con người. Khổ thơ tuyệt vời tiếp đó càng khẳng định khả năng phân thân này của tài năng thiên bẩm Trần Ðăng Khoa:
Mẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa caRồi cao diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèo
Xưa nay có nhiều câu thơ hay nhưng rất ít đạt đến song toàn: hoặc cái tài lấn cái tình, hoặc ngược lại. Bốn câu thơ trên của Khoa, cùng với cả những câu trên kia nữa, cùng lúc làm cho ta vừa trân trọng cái tình, lại vừa khâm phục cái tài, thật là tài tình trọn vẹn. Nhà nghệ sĩ tí hon thuở ấy đã làm được cùng lúc những việc ngỡ như trái ngược nhau: vừa trẻ con, vừa người lớn, vừa tỉnh táo, vừa đắm say, một chân đặt giữa đời một chân đứng vững trên mảnh đất của nghệ thuật. Một sự kết hợp tài tính đến như vậy, không chỉ trong thế kỷ này, mà trong cả lịch sử cũng thật hiếm hoi.
Theo Anh Ngọc
Từ khóa » Những Bài Thơ Hay Về Mẹ Của Trần đăng Khoa
-
Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: “Mẹ Là đất Nước, Tháng Ngày Của Con…”
-
Đọc Lại Thơ Trần Đăng Khoa Về Chủ đề Người Mẹ
-
Với Nhà Thơ Trần Đăng Khoa: "Mẹ Là Tất Cả Tháng Ngày Của Con"!
-
Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa
-
Bài Thơ “Mẹ ốm” Của Trần Đăng Khoa
-
Top 10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa - Vozz
-
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa - Review EDU
-
Ngày Của Mẹ: Những Bài Thơ Cảm động Viết Về Mẹ - Báo Mới
-
Danh Sách Tổng Hợp Những Bài Thơ Của Trần Đăng Khoa
-
Thơ Về Mẹ Của Trần đăng Khoa
-
10 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa - ALONGWALKER
-
Bài Thơ Mẹ ốm Trần Đăng Khoa – Tình Cảm Mẹ Con ở Tuổi Hồn Nhiên
-
Trang Thơ Trần Đăng Khoa (151 Bài Thơ, 3 Bài Dịch) - Thi Viện