Bài Thơ Nhớ Rừng.ppt (Bài Giảng Ngữ Văn 8 Bài 18)

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng ppt Số trang Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng 30 Cỡ tệp Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng 4 MB Lượt tải Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng 4 Lượt đọc Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng 224 Đánh giá Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18: Bài thơ Nhớ rừng 4.7 ( 19 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Bài giảng Ngữ văn 8 bài 18 Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 Bài giảng điện tử lớp 8 Bài giảng môn Ngữ văn lớp 8 Bài giảng Nhớ rừng Tác giả Thế Lữ Tác phẩm Nhớ rừng

Nội dung

Tuần:20 Tiết: 73,74 ND: 2/1/2010 • • • • • • • • • • • • I. Đọc-Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: - Tác giả- tác phẩm: +Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907-1989) +Thểthơ tám chữ theo kiểu hát nói truyền thống một thể thơ tự do rất mới. - PTBĐ: biểu cảm - Giải nghĩa từ: chú ý chú thích 15,18. 1. Tác giả Thế Lữ (1907-1989) Phong trào Thơ mới là phong trào thơ được khởi xướng từ những trí thức Tây học đầu thế kỉ XX nhằm thay đổi hình thức thơ ca truyền thống. Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng đầu. 2. Tác phẩm - Nhớ rừng là “lời con hổ trong vườn bách thú”. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là tâm sự của “thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Đây cũng là tâm sự chung của mọi nguời dân Việt Nam trong cảnh mất nước bấy giờ. - Nhớ rừng đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên cảm hứng chủ yếu của bài thơ vẫn là cảm hứng lãng mạn. II, Đọc-hiểu văn bản Hình ảnh con hổ là trung tâm của bài thơ. Vậy nên chia 5 khổ bài thơ theo bố cục như thế nào cho hợp lý? Bố cục Phần 1: đoạn 1, 4 Phần 2: đoạn 2,3 Phần 3: đoạn 5 1. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Tìm những động từ, tính từ nói lên tâm trạng ấy? II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú: (Đoạn 1,4) a. Nỗi căm hờn trong cũi sắt: -“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”. - Khinh lũ người ngạo mạn - …bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự. => Tâm trạng căm hờn uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm. Cảnh núi rừng đại ngàn thật hùng vĩ, với những bóng cả, cây già,, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội…chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nuớc non hùng vĩ…. Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Khi rừng thiêng tấu lên “Khúc trường ca dữ dội” thì con hổ cũng “bước chân lên dõng dạc đường hoàng” và nó: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh và cũng thật mềm mại, uyển chuyển của chúa rừng. Đoạn 4: Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ đơn điệu, nhàm tẻ, “không đời nào thay đổi”, đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa vót nên rất tầm thường “giả dối” chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, bí hiểm. Nghệ thuật thể hiện: giọng giễu nhại, lối liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập rồi lại kéo dài ra như giọng chán chường khinh miệt thể hiện rõ thái độ ngao ngán của chúa sơn lâm. Cảnh vườn bách thú “tầm thường, giả dối” và tù túng dưới con mắt của con hổ gợi cho em suy nghĩ gì về thực tại đương thời? Thực tại xã hội đương thời được cảm nhận như là cuộc sống tù túng mà con hổ phải chứng kiến trong vườn bách thú. Thái độ của con hổ cũng chính là thái độ ngao ngán, chán ghét của người dân Việt Nam đối với xã hội đương thời. • b. Niềm uất hận ngàn thâu: • Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối, len dưới nách những mô gò thấp kém… học đòi bắt chước vẻ hoang vu. • => Tâm trạng uất hận, căm hờn, thực tại tù túng, tầm thường, giả dối khao khát được sống tự do, chân thật. • 2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó: (2,3) • a/ Cảnh sơn lâm bóng cả, cây già. • -… tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. • -… thét khúc trường ca dữ dội. • -…bước chân … dõng dạc đường hoàng. • -… Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc. • -> Vẻ đẹp của chúa rừng mãnh liệt oai hùng. Đoạn 3 của bài thơ được ví như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Em hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy? Cảnh tượng hiện lên trong hồi ức của con hổ chỉ là dĩ vãng huy hoàng. Một loạt điệp từ nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt, hai thế giới, nhà thơ thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng chung của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. 3. Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, thể hiện “đắt” ý thơ, khiến cho bài thơ có tính nhạc, âm điệu dồi dào… Tác giả đã sử dụng một biểu tượng rất thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ. Hình ảnh chúa sơn lâm cùng với cảnh ở vườn bách thú là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho cuộc sống tù túng, ngột ngạt của xã hội đương thời. • I. Đọc –Tiếp xúc văn bản: • II. Tìm hiểu văn bản • 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú: • 2. Cảnh con hổ trong chốn giang • sơn hùng vĩ của nó: • b.Còn đâu? -… những đêm vàng -… những ngày mưa -… những bình minh -… những chiều… -> Bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm. => Thể hiện tâm trạng nuối tiếc • da diết. “ - Than ôi! Thời oanh liệt nay • còn đâu?” • • • • I. Đọc –Tiếp xúc văn bản: II. Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú: 2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó: • 3. Lời nhắn gởi: ( Tâm sự của nhà thơ) • … thủy chung với non nước cũ. Ghi nhớ SGK/ 7 III. Luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ Hướng dẫn Hs tự học ở nhà : - Thuộc bài thơ và ghi nhớ - Soạn bài: Câu nghi vấn. - Xem bài Tình thái từ (thêm vào câu để tạo câu nghi vấn). - Viết đoạn văn thuyết minh có dùng kiểu câu nghi vấn. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Hóa học 11 Đề thi mẫu TOEIC Trắc nghiệm Sinh 12 Mẫu sơ yếu lý lịch Đơn xin việc Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Lý thuyết Dow Tài chính hành vi Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Thực hành Excel adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Slide Văn 8 Nhớ Rừng