Bài Thơ: Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến - 阮勸) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 3
Một số bài cùng từ khoá
- Đất quê ta mênh mông (Bùi Minh Quốc)- Sói và cừu non (Jean de La Fontaine)- Đợi mẹ (Vũ Quần Phương)- Cây khô chưa dễ mọc chồi (Khuyết danh Việt Nam)- Bắn tan máy bay Mỹ (Bàng Sĩ Nguyên)Một số bài cùng tác giả
- Ngẫu thành kỳ 1- Xuân nhật thị chư nhi kỳ 1- Thái viên- Chỉ trảo kỳ 1- Ký hữuMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Mừng ông lão hàng thịt thượng thọ (Nguyễn Khuyến)- Văn tế mẹ làm hộ người cùng xã (Nguyễn Khuyến)- Độc La Ngạn Đỗ đình nguyên từ Bắc phiên thư (Nguyễn Khuyến)- Gái goá than lụt (Nguyễn Khuyến)- Ưu phụ từ (Nguyễn Khuyến)Đăng bởi Vanachi vào 22/03/2005 00:39, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 10/07/2017 14:18
Giọng đọc CammyĐang tải...
Giọng đọc Hoa Phong LanĐang tải...
Giọng ngâm Trần Thiện TùngTrời thu xanh ngắt mấy tầng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như tầng khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vào.Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,Một tiếng trên không ngỗng nước nào?Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)[1]
Phân tích bài "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 11:09Có 1 người thích
Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.1. TổngQua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành.2. Phân tícha) Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thuHình ảnh “Trời thu xanh ngắt...”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa thu, “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu. Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu. “Hắt hiu”: diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu.Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt.b) Thực: Cảnh trăng nước của mùa thuMàu sắc (nước biếc) hoà hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh “trông như tầng khói phủ” làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh “Song thưa để mặc ánh trăng vào” quen thuộc mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến “để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở.Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hoà nhập của con người với ihiên nhiên. Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng.c) Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thuNghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng. Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước nào”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh.Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.d) Kết: Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ“Nhân hứng” tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. “Toan cất bút” nghĩa là định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ.“Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai?Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã “dũng thoái” treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữu cho được cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ “cái tôi” của mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. “Thẹn với “ông Đào” là một cách nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn của ông trước lương tâm của mình “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.3. HợpBài Thu vịnh tả tổng quát về mùa thu, chứ không nói một đặc cảnh “uống rượu” hay “câu cá”, nhưng ta vẫn thấy nét thu đặc biệt của Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong cảnh sắc mùa thu này, ta thấy khá rõ được tâm hồn thanh cao và khí tiết của một người: “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết”. Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ (trích bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến).
Trần Phò (Giáo viên chuyên Văn - Trường THPT Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh)tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 374.68Chia sẻ trên FacebookTrả lờiPhân tích bài "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 29/07/2017 11:10Có 1 người thích
Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối “chùm ba” của Đỗ Phủ - đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với Tam biệt, Tam lại...). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ Thu vịnh mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uẩn của thi nhân:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như tảng khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vàoMấy chùm trước giậu hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào?Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác hoạ với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không uỷ mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy “hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hoà sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:
Nước biếc trông như tầng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vàoHình ảnh mùa thu được pha thêm màu “nước biếc”, thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với “khói phủ” nhạt nhoà. “Khói” dãy gợi nhứ “khói sóng” trong thơ Thối Hiệu “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng “Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ.Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào?Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhoà hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? “Mấy chùm trước giậu” làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh “hoa năm ngoái” thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn.Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy “thẹn với ông Đào”. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại “thẹn” với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyỗn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn “thẹn với ông Đào” là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một cách dứt khoat, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm cùa người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niỏm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn.Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động.Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quí quê hương đất nước của mình.tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 534.06Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Từ khóa » Thu Vịnh
-
Lời Bài Thơ Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) - TKaraoke
-
Bài Thơ: "Thu Vịnh" - Nguyễn Khuyến - OCuaSo.Com
-
Phân Tích Bài Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến Lớp 11
-
Phân Tích Thu Vịnh Của Nhà Thơ Làng Cảnh Việt Nam Nguyễn Khuyến
-
Bài Thơ: "Thu Vịnh" (Nguyễn Khuyến) Tập Thơ Chữ Nôm - Chiều Tà
-
Phương Thức Biểu đạt Của Bài Thơ Thu Vịnh? - TopLoigiai
-
Phân Tích Bài Thơ Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến Ngắn Gọn, Hay Nhất
-
Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thu Vịnh Lớp 11 Chọn Lọc, điểm Cao, Hay
-
Đề Đọc Hiểu: Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến - Việt Nam Overnight
-
Bài Thơ Thu Vịnh (Vịnh Mùa Thu) (Nguyễn Khuyến) | GợiÝ.vn
-
Thu Vịnh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích Bài “Thu Vịnh” (2) - Giỏi Văn
-
Đúng, Nguyễn Khuyến Sáng Tác Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm
-
Thu Vịnh - Facebook