Bài Thơ Tre Việt Nam – Nguyễn Duy - Lavie Bamboo
Có thể bạn quan tâm
Bài thơ Tre Việt Nam – Nguyễn Duy
Tre xanhXanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên luỹ nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiềuRễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùVươn mình trong gió tre đuCây kham khổ vẫn hát ru lá cànhYêu nhiều nắng nỏ trời xanhTre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre không ở riêngLuỹ thành từ đó mà nên hỡi ngườiChẳng may thân gãy cành rơiVẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măngNòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thườngLưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng nonĐã mang dáng thẳng thân tròn của treNăm qua đi, tháng qua điTre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,Mai sau…Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
1970-1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Từ lâu, cây tre đã trở thành một trong những biểu tượng cực kỳ đẹp đẽ về sức sống và phẩm cách con người Việt Nam chúng ta.
Thêm một lần nhà thơ Nguyễn Duy khẳng định điều này bằng những hình ảnh giàu sức khái quát và bằng cách nói dí dỏm, hợp với sự tiếp nhận của cả các bạn đọc nhỏ tuổi. Qua bài thơ, tre Việt Nam đã hiện lên với tất cả những đặc tính của dân tộc Việt Nam: cần cù, lạc quan, đùm bọc thương yêu và kiên cường bất khuất. Từng bước, từng bước tác giả đã chứng minh cho chúng ta hay điều đó.
Kể cũng lạ: Thuộc vào loại thân gầy lá mỏng, vậy mà sức chịu đựng của tre thật kỳ diệu! Tre có thể mọc ở bất kỳ đâu trong điều kiện đất đai cằn cỗi như thế nào mà vẫn tươi xanh lạ thường! Tác giả đã lý giải khả năng tồn tại này hoàn toàn phụ thuộc vào sự siêng năng của bộ rễ:
Rễ siêng không ngại đất nghèo
tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùThực tế từng cho thấy: thế giới có một số nước không được ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, lại luôn chịu hiểm họa của động đất, núi lửa, vậy mà, bằng cách này cách khác, họ đã vươn lên, trở thành nước có đời sống cao và có nền công nghiệp tiên tiến. Rõ ràng, biết khắc phục hoàn cảnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mà cách khắc phục trước nhất vẫn là sự cần cù chăm chỉ…
Tre Việt Nam không những “cần cù” mà còn biết nén chịu tủi cực riêng mình với một ý hướng giáo dục “con cháu” khá rõ rệt. Thân cây có thể nghiến kèn kẹt một cách chịu đựng để lá cành phấp phới trong luồng gió. “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” mà. Không những thế, tre lại còn rất biết đoàn kết với nhau. Cứ quan sát từ một khóm tre, hẳn các bạn đọc nhỏ tuổi của chúng ta sẽ nhận ra hiện tượng “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” của tre, cành tre là một sự thực dễ thấy. Và cũng chính vì thế mà họ hàng nhà tre có thể kết hợp nên thành nên lũy, là trường hợp duy nhất trong các loài cây được con người gọi kèm chữ “lũy”: Lũy tre.
Tuy nhiên, sự đời có gì bền vững mãi: Tre già thì măng mọc. Điều quý nhất là tre đã kịp để lại “cái gốc” cho con cháu noi theo. Mà sự quan tâm săn sóc của tre đối với lớp măng non cũng cảm động làm sao “lưng trần phơi nắng phơi sương/ có manh áo cộc tre nhường cho con”. Bạn đọc đã khi nào nhìn thấy những lớp vỏ bao quanh búp măng non kia chưa? Nhà thơ Nguyễn Duy đã xem như chiếc áo cộc của măng tre đấy. Thật là một cách nhìn độc đáo. “Măng non là búp măng non”, vậy mà ngay từ khi ấy, nó “đã mang dáng thẳng thân tròn của tre”, đã tiếp thu được truyền trống bất khuất của ông cha, cái “nòi” không chịu mọc cong bao giờ!
Vậy nên “năm qua đi tháng qua đi”, họ nhà tre cứ thế mà truyền nối nhau, đời đời kiếp kiếp – những đức tính quý báu nhất để duy trì nòi giống. “Ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Hôm nay, rồi cả mai sau “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. Phải chăng đó là một huyền thoại mà nhà thơ Nguyễn Duy đang kể với chúng ta. Huyền thoại về cây tre Việt Nam và cũng là huyền thoại về sức sống của con người Việt Nam từ ngày xửa ngày xưa cho đến hôm nay và mãi mãi về sau
Nguyễn Mạnh Nhiên
Nguồn: cand.com.vn
Câu Hỏi Thường gặp
Hãy tư vấn thêm cho tôi về các vấn đề với sàn tre trong nhà ép ngang/ ép nghiêng cổ điển?Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm tới sản phẩm công ty chúng tôi.
– Không cứng bằng sàn tre ép khối: Các tấm ván tre ép ngang và ép nghiêng phong cách cổ điển không cứng bằng ván sàn ép khối.
– Không bền bằng sàn tre ép khối: Sàn tre phong cách cổ điển dễ bị trầy xước hơn so với sàn tre ép khối vì chúng chỉ cứng bằng khoảng 1/3 so với sàn tre ép khối.
– Khó tìm sản phẩm thay thế: Bởi lẽ nhiều nhà sản xuất đã ngừng sản xuất sàn tre phong cách cổ điển. Vì thế, nhiều nhà bán lẻ đã ngừng cung cấp các sản phẩm sàn tre phong cách cổ điển, khiến việc tìm kiếm sản phẩm thay thế trở nên khó khăn.
Mặc dù phong cách cổ điển của sàn tre mang lại sự độc đáo và thú vị, nhưng nó không thể mang lại độ cứng và độ bền như các loại gỗ cứng truyền thống vào thời điểm đó. Do đó, một quy trình sản xuất mới và cải tiến là cần thiết.
Những ưu điểm vượt trội chỉ có ở tre là gì?- Cây tre sinh trưởng rất nhanh
- Có khả năng giữ đất và rất tốt, giúp chống lũ lụt và sạt lở
- Có khả năng hấp thụ khí CO2 nhiều hơn 30 lần so với các loại gỗ, giúp giảm khí nhà kính
- Tre có tính bền vững, dẻo dai, được mệnh danh là “thép xanh” của tương lai
Thăm showroom - nhận Voucher 2 triệu
- Địa chỉ: Nguyệt Quế 24-10, Vinhomes The Harmoney, Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 096 477 5576
- Email: care.laviebamboo@gmail.com
Bạn vui lòng đăng ký thông tin bên dưới để đặt lịch thăm showroom và nhận Voucher 2triệu từ Lavie Bamboo nhé!
Tên phone ĐẶT LỊCH THĂM SHOWROOM Call Now Button Hotline: 09 66 86 39 84Từ khóa » Bài Thơ Tre Xanh Quê Em
-
Lời Bài Thơ Tre Xanh Quê Em (Tlan)
-
Tìm Bài Thơ "tre Xanh" (kiếm được 152 Bài)
-
Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) - Bài Thơ - OCuaSo.Com
-
Thơ Về Tre ❤️️ 1001 Bài Thơ Hay Về Cây Tre Việt Nam - SCR.VN
-
Tả Lại Cây Tre ở Làng Quê Em - Ôn Thi HSG
-
Cảm Nhận Của Em Qua đoạn Trích: Tre Xanh....khuất Mình Bóng Râm
-
Bài Thơ: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy - Thi Viện
-
Phân Tích Bài Thơ Cây Tre Việt Nam Của Nguyễn Duy
-
Bài Thơ Tre (Nguyễn Bao) (SGK Tiếng Việt 4) | GợiÝ.vn
-
Phân Tích Bài Thơ Tre Việt Nam Của Nguyễn Duy - Wiki Secret
-
Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Thơ Tre Việt Nam - TopLoigiai
-
'Tre Xanh' Xanh Tự Bh Truyện Ngày Xưa đã Có Bờ Tre Xanh Thân Gầy ...
-
Bài Thơ Cây Tre (SGK Tiếng Việt 3) | GợiÝ.vn