Bài Thơ Trường Ca Những Người đi Tới Biển

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên Hơn một điều bất chợt Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển Thanh Thảo)

Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ.(0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên? (0,75 điểm)

Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:

Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Câu 2. (5,0 điểm) Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn của những người lao động.

Anh (chị) hãy làm rõ thứ vàng mười đã qua thử lửa ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Hết

Từ khóa » Khúc Bảy Trường Ca Những Người đi Tới Biển