Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
- Giáo án - Bài giảng
- Thi Violympic
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi iOE
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Dành cho Giáo Viên
- Viết thư UPU
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- Đố vui
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
- Từ điển tiếng Anh
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Đa Phúc
- Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Đa Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Văn mới nhất đáp án đi kèm. Đây sẽ là tài liệu luyện thi hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Đa Phúc
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học: 2016-2017 (Đề thi thử lần 1) | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Những dấu chân lùi lại phía sauDấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhấtMười tám hai mươi sắc như cỏDày như cỏYếu mềm và mãnh liệt như cỏCơn gió lạ một chiều không rõ rệtHoa chuẩn bị âm thầm trong đấtNơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lênHơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ". (0,75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"? (0,75 điểm)
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
"Những tuổi hai mươi làm sao không tiếcNhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
Câu 2. (5,0 điểm)
Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng "thứ vàng mười đã qua thử lửa" ở tâm hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ "thứ vàng mười đã qua thử lửa" ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
--------------Hết-----------------
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn trường Đa Phúc
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. (Thí sinh cần chỉ ra ít nhất 02 từ ngữ trong các từ ngữ trên)
2. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
- Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
- Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
3. Nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên" có thể hiểu:
- Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ
- Mùa xuân: thắng lợi, thành quả
=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.
4. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với em nhất
Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một đặc điểm nào đó của tuổi trẻ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
"Những tuổi hai mươi làm sao không tiếcNhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
a. Đảm bảo đúng yêu cầu của một đoạn văn, khoảng 200 từ. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ là những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Nhưng ai cũng ích kỉ, thiếu trách nhiệm thì đất nước sẽ rơi vào tay kẻ thù.
c. Biết triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích:
- Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc". Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại?
- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.
* Bàn luận:
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân những cần hợp lí, thuyết phục, dưới đây là một hướng giải quyết:
- "Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc":
- Quãng thời gian đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi, chỉ có một lần trong cuộc đời con người.
- Lứa tuổi có sức khỏe, nhiệt huyết, ước mơ, khát vọng...có đầy đủ điều kiện để biến ước mơ thành hiện thực.
-> Vì thế, đó là quãng thời gian ai cũng cần phải trân trọng.
- "Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
- Mối quan hệ giữa cá nhân với tổ quốc/ đất nước: gắn bó không thể tách rời (khi tổ quốc lâm nguy, cuộc sống của cá nhân cũng bị ảnh hưởng). Như vậy, mỗi cá nhân (tư cách công dân của đất nước) đều phải có trách nhiệm với tổ quốc/ đất nước (đặc biệt là thế hệ trẻ).
- Để bảo vệ và dựng xây tổ quốc/ đất nước, mỗi cá nhân sống vượt lên thói ích kỉ thông thường phải có sự chung tay cống hiến, hi sinh.
- Tuổi 20 (tuổi trẻ) của mỗi người là thời điểm có khả năng cống hiến lớn nhất.
-> Do đó, mỗi cá nhân phải biết cống hiến "những tuổi hai mươi" đẹp đẽ của mình cho Tổ quốc, quê hương.
* Mở rộng:
- Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để có sự cống hiến tốt nhất cho Tổ quốc.
- Không chỉ trong thời điểm Tổ quốc có chiến tranh, ngay cả khi thời bình, thế hệ trẻ cũng cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.
- Phê phán những hành động vị kỉ của một bộ phận giới trẻ hiện nay (có thể nêu hậu quả của sự không ý thức đúng đắn về tuổi hai mươi)...
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò, sứ mệnh của tuổi trẻ đối với Tổ quốc dù ở thời chiến hay thời bình.
- Có những hành động cụ thể, thiết thực thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc.
d. Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích hình tượng ông lái đò để làm rõ "thứ vàng mười đã qua thử lửa" trong ý kiến: Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng "thứ vàng mười đã qua thử lửa" ở tâm hồn của những người lao động.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò sông Đà trong cuộc sống lao động mới.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Nguyễn Tuân có sở trường về thể loại tùy bút.
- Tùy bút "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc kết tinh được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, được in trong tập "Sông Đà" (1960). Tác phẩm này là kết quả của một cuộc hành trình lớn mà Nguyễn Tuân tìm đến Tây Bắc để tìm kiếm "thứ vàng mười của thiên nhiên và thứ vàng mười của con người lao động đã qua thử lửa". Ở tùy bút này, ngoài hình tượng dòng sông Đà, hình tượng ông lái đò cũng là một hình tượng đặc sắc mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.
* Nêu nội dung ý kiến
- "Thứ vàng mười đã qua thử lửa" – từ dùng của Nguyễn Tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng.
- Ý kiến khẳng định thành công của Nguyễn Tuân trong việc khám phá và xây dựng vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong cuộc sống lao động bình dị.
* Phân tích hình tượng nhân vật:
- Những nét khái quát: (không tên, tuổi, quê quán)
-> Ông lái đò được xây như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân. Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.
- "thứ vàng 10 đã qua thử lửa" của hình tượng:
Lưu ý: học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau: có thể kết hợp phân tích các vẻ đẹp của hình tượng, có thể kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. Song cần đảm bảo những ý sau:
- Sự từng trải (ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần...)
- Mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng ngày (phân tích cuộc chiến của ông lái đò với sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận)
- Nghệ sĩ tài hoa: Nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa (sự điêu luyện trong nghề khi lái đò vượt qua 3 thạch trận); trí nhớ siêu phàm, nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do; phong thái nghệ sĩ sau cuộc chiến đấu với sông Đà).
- Nhận xét chung: Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí. Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả và kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả tài hoa...
* Bình luận:
- Đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra được nét đặc sắc và đóng góp của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng hình tượng con người tiêu biểu cho cuộc sống lao động mới.
- Từ đó thấy được sự thay đổi trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi ông hướng ngòi bút khai thác vẻ đẹp con người trong cuộc sống hiện tại chứ không phải của thời quá khứ (như giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng 8.1945)
- Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Lưu ý chung:
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu hai phần làm căn chỉ viết một đoạn văn.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12...
- Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 (đề số 1)
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn bám sát đề minh họa - Đề 1
- Đề minh họa 2023 môn Ngữ văn
- Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Văn
- Chia sẻ bởi: Vũ Thị thái Lan
- Nhóm: THPT Đa Phúc, Hà Nội
- Ngày: 06/08/2024
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)
197 KB 02/03/2017 9:27:00 SATải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
- Tân Vi
rất hữu ích về mọi mặt
Thích Phản hồi 0 27/10/22
Tham khảo thêm
ĐÃ CÓ đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn (Lần 3)
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa
Đề thi trắc nghiệm môn Toán lớp 12 THPT Quốc gia năm 2017 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)
Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2020
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
Gợi ý cho bạn
Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất
Đề cương ôn tập Ngữ văn cấp tốc thi THPT quốc gia năm 2020
Bài tập Động từ khuyết thiếu có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 1)
Tổng hợp 180 bài tập viết lại câu có đáp án
Giáo viên
Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Thi THPT Quốc gia môn Văn
Luyện thi đại học
Luyện thi đại học khối C
Môn Văn khối C
Luyện thi đại học khối D
Môn Văn khối D
Môn Văn khối D
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
ĐÃ CÓ đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn (Lần 3)
Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2020
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Từ khóa » Khúc Bảy Trường Ca Những Người đi Tới Biển
-
Bộ đề Đọc Hiểu Trường Ca Những Người đi Tới Biển - TopLoigiai
-
Bài Thơ Trường Ca Những Người đi Tới Biển
-
Bài Thơ: Khúc Bảy (Thanh Thảo - Hồ Thành Công) - Thi Viện
-
Những Người đi Tới Biển (1977) (Thanh Thảo - Hồ Thành Công)
-
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN CÓ ĐÁP ÁN VÀ THANG ...
-
Đề Số 38 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Rong Trường Ca “ Những Người Đi Tới Biển (1977) (Thanh Thảo ...
-
Top 10 Trường Ca Những Người đi Tới Biển Viết Theo Thể Thơ Nào 2022
-
Mãi ''tuổi Hai Mươi Thành Sóng Nước'' - Hànộimới
-
Rải Rác Biên Cương Mồ Viễn Xứ - Chiến Trường đi Chẳng Tiếc đời Xanh
-
[DOC] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Trường THPT Trần Nhân Tông
-
Top 29 Hoa Chuẩn Bị âm Thầm Trong đất 2022