Bài Thực Hành địa Lý Lớp 10 - HOCMAI Forum

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install ĐịaBài thực hành địa lý lớp 10 .
  • Thread starter namsonquyen
  • Ngày gửi 6 Tháng ba 2012
  • Replies 3
  • Views 43,404
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • ĐỊA LÍ
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Địa lí lớp 10
  • Thảo luận chung
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. N

namsonquyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm này thầy cho về nhà làm bài 38 Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào xuy-ê và kênh đào pa-na-ma.Mình có đủ tài liệu rồi mà ko biết viết như thế nào.Thầy bảo không quá....................4 trang giấy...hix hĩ@-) Thế nhé nếu ai biết cách viết thì chỉ giúp mình với.Thank các bạn nhiều.:) N

namsonquyen

Ai đó giúp mình với. Ngày mai mình phải nộp rồi:(:)(:)(:):)khi (46)::khi (46)::khi (46): V

volongkhung

Bạn viết dựa theo tư liệu SGK và có thể tham khảo bố cục sau: - Thuộc quốc gia nào - Các biển và các đại dương được nối liền - Chiều dài, chiều rộng - Trọng tải qua cầu - Thời gian xây dựng - Nước quản lí trước kia - Năm được đưa về nước chủ quản - Những lợi ích mà kênh đào mang lại cho ngành hàng hải - Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào bị đóng cửa. T

tentuilaj

KÊNH XUYÊ VỊ TRÍ CỦA KÊNH XUYÊ TRÊN BẢN ĐỒ a. Vị trí địa lý - Kênh đào Xuy-ê (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo nối Địa Trung Hải với Vịnh Xuy-ê . Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương Dài 195 km ( 121 dặm ) - Trọng tải 250 nghìn tấn - Không cần âu tầu khi đi qua kênh - Thời gian qua kênh trung bình từ 11 – 12 giờ Đặc điểm LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh đào Suez dài 163 km, khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được KÊNH ĐÀO XUYÊ C. Lịch sử hình thành - Được xây dựng vào năm 1859 - Mở cửa cho tàu đi lại vào ngày 17/11/1969, do Đế Quốc Anh quản lý - 6/1956 Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh đào. -Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel. Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua 10 năm xây dựng với rất nhiều khó khăn (125.000 công nhân bỏ mạng), ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng. Kể từ khi được mở cửa lưu thông, kênh đào Xuy-ê nhanh chóng tác động đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Lúc đầu, quyền khai thác kênh thuộc về một Cty Anh - Pháp nhưng từ năm 1956 kênh đã được quốc hữu hóa. Đến giữa năm 1967, I-xra-en xâm chiếm Ai Cập, hoạt động của kênh phải tạm dừng, đến 6-1975 mới tiếp tục hoạt động trở lại. Trở lại cuộc khủng hoảng kênh đào Xuy-ê, quyết định quốc hữu hóa kênh đào này của Tổng thống Ai Cập Ga-man A-đen Na-sơ đã làm phật lòng nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh, Pháp và cả I-xra-en. Để giải quyết bất đồng, Anh, Pháp và I-xra-en thỏa hiệp với nhau. Ngày 29-10-1956, I-xra-en bất ngờ tấn công Ai Cập đánh chiếm bán đảo Xi-nai. Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez là một sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ. Bằng việc đánh đổ những nhận định truyền thống ở phương Tây về sự bá chủ của Anh-Pháp ở Trung Đông, làm trầm trọng thêm những vấn đề của chủ nghĩa dân tộc cách mạng mà Nasser là hiện thân, làm gia tăng xung đột Arập-Ixraen, và đe dọa tạo cho Liên Xô cái cớ để thâm nhập vào khu vực này, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đã lôi kéo Mỹ can dự một cách thực chất, quan trọng và lâu dài ở Trung Đông Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào. Do có con đường biển chiến lược trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem là “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình. Trong cuộc chiến I-rắc, Ai Cập đã cho phép tàu chiến Mỹ qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê. Kể từ năm 1979, Ai Cập đã nhận hơn 60 tỷ USD viện trợ của Mỹ. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng khoản viện trợ đó nhằm hỗ trợ cho chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh của Mỹ tại khu vực này. [ D. Vai trò- Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và ấn Độ Dương - Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa - Tránh được ảnh hưởng của thiên tai. - Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan - Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á Kênh đào 50 năm qua vẫn là nơi của thương mại và chiến tranh Hiện mỗi ngày trung bình có hơn 40 lượt tàu qua kênh đào Suez, khiến nó trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Ai-Cập cùng với du lịch và xuất khẩu dầu. Năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hoá các loại qua kênh đào Suez, mang lại cho Ai Cập 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004 Tồn thất về kt nếu kênh đào lại bị đóng cửa 8 năm ( 1967-7975) do chiến tranhĐối với Ai Cập mất đi khoản thu lớn từ thuế hải quan hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa Ai cập với các nước trên thế giới Đối với các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên, khả năng cạnh tranh hàng hoá giảm mạnh rủi ro trong quá trình vận chuyển tăng II. KÊNH PANAMA a. Vị trí địa lý Kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama thuộc nước Panama, nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dươn LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KÊNH ĐÀO Vào năm 1510, thực dân Tây Ban Nha bắt đầu đô hộ Panama. Vào lúc đó, việc làm một con đường qua Panama là rất có lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ các thuộc địa Nam Mỹ về mẫu quốc. Chính vì vậy, vào năm 1534 Vua Carlos V đã ra lệnh nghiên cứu về địa hình để xây dựng một kênh đào dài 80 km tại Panama. Tuy nhiên, việc xây dựng công trình này đã vượt quá khả năng của thời kỳ đó. Hơn 3 thế kỷ sau,sau khi lập công ty Quốc tế Kênh đào Panama bá tước người Pháp Ferdinand de Lesseps năm 1880 đã khởi công công trình. Tuy nhiên, việc xây dựng kênh đào gặp nhiều trở ngại về địa hình, khí hậu ,thiếu sót trong quản lý dẫn đến phá sản về tài chính vào năm 1889. Năm 1894, Tân Công ty Kênh đào Panama của Pháp được thành lập để tiếp tục các nỗ lực của Lesseps. Lần cố gắng thứ hai này cũng không thành công. Thiếu sự giúp đỡ về tài chính của chính phủ và tư nhân, hết vốn, các đại diện của Tân Công ty của kênh đào Panama buộc phải bán lại cho chính phủ Mỹ quyền sở hữu và xây dựng kênh đào vào năm 1904 với giá 40 triệu đô la. Năm 1903, Panama sau khi giành độc lập khỏi Colombia đã ký hiệp định Hay-Bunau Varilla, qua đó Panama đồng ý để cho Mỹ thực hiện việc xây dựng một kênh đào liên đại dương đi qua Panama. Người Mỹ tiếp tục công trình vào năm 1904. Công trình lại gặp phải nhiều khó khăn: công nhân mắc bệnh nhiệt đới, công trình bị sụt lở liên tục, nhiều hố đào phức tạp, các cửa kênh đào kích cỡ lớn, nhập nguyên liệu, tổ chức và đào tạo nhân công khó khăn. Tuy nhiên, các trở ngại dần được tháo gỡ . Kênh đào Panama khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 1914 Năm 1977 Panama và Mỹ ký hiệp định Torrijos-Carter, quy định lộ trình huỷ bỏ Khu vực kênh đào đặc quyền của Mỹ, tăng nhân lực Panama vào việc quản lý kênh đào và chuyển nhượng dần kênh đào cho Panama. Thực hiện hiệp định Torrijos-Carter, Panama đã tiếp quản hoàn toàn kênh đào vào 12 giờ trưa ngày 31 tháng 12 năm 1999. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH Kênh đào Panama dài 80km nối liền Đại tây dương và Thái bình dương, đi xuyên qua một trong những địa điểm hẹp nhất của dải đất Trung Mỹ, nơi thấp nhất của dãy núi chính nối liền Bắc và Nam Mỹ. Một con tàu trung bình sẽ mất khoảng 8 đến 10 giờ để đi qua kênh. Trong thời gian đó, hành khách có cơ hội để quan sát quy trình hoạt động của một trong những kỳ quan của kiến trúc hiện đại. Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương, Gatun ở phía Đại Tây dương. Hồ Gatun là hồ nhân tạo trải rộng 423km vuông, là nơi tàu thuyền đi qua 37.8km từ cửa kênh Gatun đến mỏm phía Bắc của đoạn cắt Culebra. Hồ được tạo ra bằng việc xây dựng âu tàu Gatun trên dòng chảy của sông Chagres. Để tăng khả năng tích trữ của hồ Gatun và khả năng hoạt động của kênh đào, tháng 3 năm 2002, Ban quản lý kênh đào Panama bắt đầu tiến hành đào sâu thêm đường đi của tàu thuyền và nâng khả năng cung cấp nước của kênh đến hơn 300 triệu galông mỗi ngày Đoạn cắt Culebra dài 13.7km, là một công trình được đào phần lớn trên nền đá rắn và chất liệu cứng. Ban đầu, nhánh sông được đào với 92m chiều rộng, đến tháng 11 năm 2001 được mở rộng ra 192m ở đoạn thẳng và 222m ở đoạn cong, đủ để lưu thông 2 tàu cỡ rộng, loại Panamax. Hoạt động của kênh: Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như những thang máy: tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại Tây dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Gatun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng cách này tàu có thể tiếp tục đi qua hồ Gatun và được hạ xuống tới mực nước biển ở hệ thống âu tàu phía đầu bên kia của kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu rộng 33.53m và dài 304.8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua kênh đào là: chiều rộng 32.3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294.1m. Đặc điểm - Chiều dài: 64 km (40 dặm) - Trọng tải: < 100.000 tấn - Tầu đi trong kênh đào phải sử dụng các âu tàu. - Hành trình qua kênh đào mất 8h đến 10h. VAI TRÒ CỦA KÊNH Kênh đào Panama đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế: tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ Châu Âu tới các bang miền Tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền Đông nước Mỹ. Kênh đào Panama còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu với các thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ngày nay, hàng năm có trên 14.000 tàu thuyền của 84 nước đi qua Kênh đào, với khối lượng hàng hoá đi qua chiếm 5% trao đổi thương mại của thế giới. Các nước sử dụng Kênh đào nhiều nhất là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Chile, Hàn quốc, Peru, Canada, Ecuador, Colombia và Mexico. Kênh đào là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thiên về dịch vụ của Panama. Các dịch vụ của Kênh đào tạo việc làm cho 9.000 lao động, trong năm tài chính 2006 (từ 10/2005-9/2006) đạt doanh thu gần 1,5 tỷ USD, sau khi trừ chi phí và các khoản đầu tư khác nộp 570 triệu USD vào ngân sách quốc gia của Panama. Lợi ích- Rút ngắn được thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho Hoa Kì. - Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm. - An toàn cho người và hàng hoá - Đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan. * Những tổn thất kinh tế khi kênh đào bị đóng cửa: Tổn thất lớn nhất đối với Hoa Kỳ vì kênh đào đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ ảnh hưởng đến lợi ích to lớn của nền kinh tế Pa-na-ma ________________________________________ You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • ĐỊA LÍ
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Địa lí lớp 10
  • Thảo luận chung
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Những Tổn Thất Khi Kênh đào Panama đóng Cửa