Bài Thuốc Bí Truyền Chữa Dị ứng Của Bà Lão Xứ Thanh

Bài thuốc bí truyền chữa dị ứng của bà lão xứ Thanh

Nhiều người, nhất là trẻ nhỏ, dễ bị dị ứng trước các tác nhân từ môi trường như bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc, thức ăn, thuốc, hóa chất, nọc côn trùng… Sau đây là bài thuốc dân gian chữa dị ứng hiệu quả, dể làm từ các loại cây cỏ thiên nhiên.

Từ nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được biết đến với biệt tài chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa. Bà đã chữa thành công cho nhiều người dân mắc chứng dị ứng ở địa phương.

Theo bà, nguyên nhân dẫn đến dị ứng có thể do thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn và nhiều nguyên nhân khác. Thông thường, dị ứng rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường. Nếu thấy nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).

Dị ứng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.

Cây tía tô chữa dị ứng

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc từ cây cỏ trong thiên nhiên dùng để chữa trị chứng bệnh này. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm các loại cây thuốc khác nhau.

Bài thuốc chữa dị ứng của bà Chuyền có 2 loại dành cho người dưới 10 tuổi và người từ 10 tuổi trở lên. Bài thuốc dành cho người dưới 10 tuổi gồm lá cúc tần, cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, mã đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc cho người trên 10 tuổi thì ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.

Theo bà, các loại cây này sau khi hái về sẽ được rang vàng hạ thổ. Cách bào chế này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức, bài thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây mã đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây dễ gặp, dễ kiếm trong thiên nhiên.

Bông mã đề được biết đến là một vị thuốc hay trong dân gian

Bài thuốc trên sẽ được người bệnh sử dụng kết hợp giữa xông và uống. Riêng với trẻ nhỏ mới sinh thì thuốc chỉ dùng để xông chứ không được uống. Người mẹ sẽ uống thuốc này và đứa trẻ sẽ hấp thụ khi bú sữa mẹ.

Với thuốc uống, các vị thuốc được cho vào đun sôi rồi dùng khăn sạch nhúng thuốc, thấm vào các vết mẩn ngứa.

Với thuốc uống, thuốc được sắc thành một ấm, đổ 4 bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun sôi khoảng 5 phút thì nhấc ra để nguội.

Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày. Không được để thuốc qua đêm vì như vậy thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.

Râu ngô giúp giải nhiệt, giải độc cho cơ thể

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng ra gió, không tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà.

Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và thể trạng của từng người mà thời gian điều trị có thể nhanh hay chậm. Theo bà Chuyền, nếu áp dụng bài thuốc của bà đúng chỉ dãn thì thông thường chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là khỏi.

Bài thuốc chữa dị ứng trên rất dễ thực hiện với các loại cây cỏ dễ kiếm nên mọi người có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Thiên Khang (ST)

Từ khóa » Cây đơn Bò Nẹt