Nhân Giống Dược Liệu Bọ Nẹt Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Bruce Ames: Sàng lọc hóa chất gây ung thư Bruce Ames: Sàng lọc hóa chất gây ung thư
  • Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên
  • Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị
  • SpaceX thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ sáu SpaceX thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ sáu
  • Đẩy mạnh tái chế các khoáng sản quan trọng Đẩy mạnh tái chế các khoáng sản quan trọng
  • Du lịch giáo dục: Giải pháp cho các trường đại học phương Tây? Du lịch giáo dục: Giải pháp cho các trường đại học phương Tây?
  • Bằng chứng đầu tiên về vi nhựa chứa vi khuẩn kháng kháng sinh Bằng chứng đầu tiên về vi nhựa chứa vi khuẩn kháng kháng sinh
  • Chuyển giao công nghệ từ trường đại học: Con đường còn nhiều gập ghềnh Chuyển giao công nghệ từ trường đại học: Con đường còn nhiều gập ghềnh
  • Bí ẩn về hiện tượng song trùng doppelgänger Bí ẩn về hiện tượng song trùng doppelgänger
Tìm kiếm Trang chủ Địa phương

Quy trình nhân giống in vitro cây bọ nẹt do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM nghiên cứu có thể áp dụng để tạo ra nguồn cây giống dồi dào với chất lượng đồng đều.

Cây bọ nẹt hay còn được gọi là bọ nét, sóc dại, đom đóm thuộc họ Thầu dầu, có chứa các hợp chất thứ cấp chủ yếu như alkaloid, terpene, steroid, phenolic acid và saponin. Trong đó, các hợp chất alkaloid guanidine, alchomine, alchomindine có tính kháng khuẩn, chống viêm; còn hợp chất phenolic acid có tác dụng kháng nấm bệnh và côn trùng gây hại cho cây trồng. Do đó, cây được dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, kiết lị, rối loạn đường ruột, sốt rét, đau cơ, thấp khớp; hoặc trồng với mục đích xua đuổi côn trùng, thanh lọc không khí và khử mùi chuồng trại chăn nuôi.Cây bọ nẹtCây bọ nẹt Ảnh: NNCỞ Việt Nam, cây bọ nẹt chủ yếu mọc hoang dại ở miền Bắc và miền Trung. Hiện nay, cây bọ nẹt chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp truyền thốnglà giâm cành ngoài tự nhiên. Cách làm này cho hệ số nhân giống thấp, tốn nhiều thời gian, cây giống không đồng đều, tỷ lệ cây giâm hom ra rễ thấp, không đáp ứng nhu cầu để phát triển vùng trồng.Để chủ động nguồn cung dược liệu bọ nẹt, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nhân giống cây bọ nẹt invitro, cho phép sản xuất số lượng lớn cây giống có chất lượng ổn định.Cây invitro sau 2 tháng nuôi cấy trên môi trường tạo rễCây invitro sau 2 tháng nuôi cấy trên môi trường tạo rễ Ảnh: NNCCác vật liệu được sử dụng gồm cây bọ nẹt 1 năm tuổi, tủ cấy vô trùng, máy cất nước, nồi hấp vô trùng, máy đo pH, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, máy đo cường độ ánh sáng,… Theo quy trình, từ cây bọ nẹt 1 năm tuổi khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn các đoạn thân bánh tẻ để cắt các đốt thân với chiều dài từ 1-1,5 cm. Sau khi làm sạch mẫu (các đốt thân), khử trùng, các đoạn thân sẽ được cấy vào môi trường khoáng WPM có bổ sung 0,2 mg/l BA, 30 g/l saccharose, 8g/l agar. Sau 20 ngày nuôi cấy, những mẫu sạch được dùng để tái sinh, tăng trưởng chồi. Khi chồi cao khoảng 1,5-2 cm sẽ tiếp tục nuôi cấy in vitro trong 60 ngày để có thể mang ra vườn ươm.Quy trình này đạt hệ số nhân 4,9 chồi/mẫu, tỷ lệ mẫu phát sinh chồi là 85%, tỷ lệ chồi tạo rễ 100%. Tỷ lệ sống của cây bọ nẹt in vitro ngoài vườn ươm đạt 100% sau 30 ngày trồng. Chi phí sản xuất 1 cây giống bọ nẹt in vitro khoảng hơn 3.000 đồng/cây, (hiện cây giâm cành theo phương pháp truyền thống có giá thị trường khoảng 7.000 đồng/cây).Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM có thể chuyển giao quy trình công nghệ nhân giống dược liệu bọ nẹt cho các đơn vị có nhu cầu. Kiều Anh

TIN LIÊN QUAN

Nhân giống thành công dược liệu Dâm dương hoắc

Nhân giống thành công dược liệu Dâm dương hoắc

Nhân sinh khối nấm Thượng Hoàng quy mô công nghiệp

Nhân sinh khối nấm Thượng Hoàng quy mô công nghiệp

Nhân sinh khối dược liệu quý Lan một lá

Nhân sinh khối dược liệu quý Lan một lá

TIN KHÁC

TPHCM: Tài trợ các đến 50% kinh phí thực hiện cho các dự án hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM: Tài trợ các đến 50% kinh phí thực hiện cho các dự án hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Từ 21/2, Lạng Sơn từ chối thông quan với doanh nghiệp không khai báo qua nền tảng số

Từ 21/2, Lạng Sơn từ chối thông quan với doanh nghiệp không khai báo qua nền tảng số

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống Mít bản địa tại huyện Hữu Lũng”

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống Mít bản địa tại huyện Hữu Lũng”

TIN TIÊU ĐIỂM

Góp phần phát triển sản xuất bền vững của Cà Mau bằng kỹ thuật hạt nhân

02/07

Lạng Sơn: Ứng dụng công nghệ mạ khay, máy cấy

09/05

Khoa học công nghệ TP.HCM đi đầu trong liên kết 3 nhà

26/04

Khởi nghiệp bằng cánh đồng lúa sạch từ tâm

16/04

Sự kiện

Sản vật của Quảng Trị

Sản vật của Quảng Trị

Sản vật của Hải Phòng

Sản vật của Hải Phòng

Biển đổi khí hậu

Biển đổi khí hậu

Chuyên đề Phát triển ngành tôm

Chuyên đề Phát triển ngành tôm

Sản vật của Nghệ An

Sản vật của Nghệ An

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Cây đơn Bò Nẹt