Bài Thuốc Quý Từ Cây Khổ Sâm Cho Lá - Dược Liệu Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm
Khổ sâm cho lá có tác dụng điều trị bệnh khác nhau, đặc biệt điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Trong bài viết này sẽ đưa ra những bài thuốc quý từ cây khổ sâm cho lá.
Đặc điểm của khổ sâm cho lá
Đây là một loại cây nhỏ có chiều cao vào khoảng 0,72 – 1m. Lá mọc so le, cả 2 mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh. Hoa mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả có màu hung đỏ, gồm 3 mảnh vỏ. Hạt có màu nâu hung, hình trứng và có mỏ.
Lá khổ sâm được thu hái vào thời điểm cây sắp ra hoa. Có thể dùng ở cả dạng tươi hay phơi khô để dùng dần. Dược liệu khi đã được phơi hay sấy khô cần cho vào trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt và ẩm mốc.
Xem thêm >>> Cây khổ sâm là gì?
Tác dụng dược lý của cây khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá có vị đắng, tính bình và hơi có độc. Khổ sâm cho lá thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: Dạ dày, đại tràng, đầy bụng, lỵ. Ngoài ra, khổ sâm cho lá còn điều trị mẩn ngứa,dị ứng, quai bị …..
Bài thuốc quý từ cây khổ sâm cho lá
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Sử dụng lá khổ sâm chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian.
Bài thuốc giảm đau dạ dày
Dùng 16 – 20g lá khổ sâm, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Uống trực tiếp khi còn ấm sau bữa ăn. Duy trì uống liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần. Nếu triệu chứng chưa dứt thì nên ngưng vài ngày rồi dùng tiếp cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa viêm loét dạ dày
Lấy 12g lá khổ sâm, 12g lá bồ công anh và 50g lá khôi. Thêm 600ml nước, đun lửa nhỏ tới khi còn 200ml. Loại bỏ bã chia làm 2 – 3 lần uống/ngày. Uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong khoảng 10 ngày.
Chữa viêm dạ dày
Dùng 12g mỗi vị: khổ sâm, Trần bì. Kết hợp với 10g mỗi vị: hương phụ, nghệ, bồ công anh và 8g ngải cứu. Tán hết các dược liệu thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 10 – 20g, chia đều làm 2 lần uống cùng nước sôi ấm.
Bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa
Chữa viêm đại tràng mãn tính
Dùng Khoảng 8g mỗi vị: lá khổ sâm, cùng chè dây, nam mộc hương, vân mộc hương, hậu phác, thương truật. Cho các vị thuốc trên vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước. Đun lửa nhỏ trong 30 phút. Chia đều thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc.
Giảm đầy bụng, khó tiêu
- Bài thuốc 1: Lấy 12 – 24g khổ sâm. Đem vị thuốc đi sắc lấy nước đặc để uống. Ngoài ra có thể dùng bằng cách hãm như hãm trà.
- Bài thuốc 2: Dùng lá khổ sâm, nhân trần, bồ công anh mỗi vị 12g. 10g lá khôi và 10g chút chít. Các vị thuốc đem tán bột rồi trộn đều. Pha với nước sôi ấm để uống hằng ngày.
Chữa lỵ
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16g mỗi vị: khổ sâm, hoa hòe (sao đen), vỏ cây núc nác, cỏ ngũ sắc, ngũ gia bì. Kết hợp với 20g mỗi vị: rau sam, đinh lăng, cỏ sữa. 12g mỗi vị: búp ổi, bạch truật, hoàng đằng, chích cam thảo. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước đặc. Chia uống 2 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng 16g khổ sâm, 16g hoài sơn, 16g hạt sen, 20g vỏ cây núc nác, 20g cỏ sữa, 20g lá nhót, 20g cỏ nhọ nồi sao đen, 12g hoàng liên, 12g bạch truật, 12g cam thảo. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước đặc. Chia uống 2 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa một số bệnh lý khác
Chữa bệnh vẩy nến, lở ngứa
Lấy 15g lá khổ sâm, 15g huyền sâm, 15g sinh địa, 15g kim ngân hoa, 10g thương nhĩ tử. Các vị thuốc đem cho vào ấm sắc lấy nước uống khi còn ấm mỗi ngày 1 thang.
Nên kết hợp dùng lá khổ sâm cùng kinh giới và lá trầu không đun nước tắm để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngoài da.
Trị dị ứng ngoài da
Lấy 8g khổ sâm, 8g chi tử, 8g hoàng cầm, 8g phòng phong, 12g sinh địa, 15g ké đầu ngựa, 4g cam thảo. Sắc tất cả dược liệu với 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày.
Kháng viêm chữa quai bị
Dùng 12g mỗi vị: khổ sâm, quả ké, sài đất, kim ngân hoa, bồ công anh cùng 15g hạ khô thảo nam. Sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 200ml lọc bỏ bã, chia 2 lần uống khi còn ấm, dùng 1 thang/ngày.
Xem thêm >>> Mua cây khổ sâm ở đâu uy tín chất lượng
Những lưu ý khi sử dụng khổ sâm
Khi sử dụng khổ sâm cho lá làm thuốc cần chú ý:
- Không sử dụng lá khổ sâm cho những người tỳ vị hư hàn hay bị suy nhược, táo bón.
- Sử dụng với liều cao có thể phát sinh phản ứng phụ như: nhức đầu, buồn nôn.
- Không dùng lá khổ sâm cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
- Không kết hợp chung với thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô.
- Không sử dụng liên tục quá 1 tháng. Sử dụng dài ngày có thể khiến cho thận khí và tạng can bị tổn thương.
Khổ sâm là vị thuốc quen thuộc được nhiều người bệnh tin tưởng để chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi sử dụng nên tham khảo trước ý kiến của bác sỹ hay thầy thuốc.
Để được tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586
Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/
Lưu ý: Mọi tác dụng của thảo dược tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Cách sử dụng táo đỏ hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
- Cây hoàng đằng hỗ trợ điều trị chứng đau mắt đỏ có màng
- Những lưu ý khi sử dụng cây ngưu tất
- Cây quýt gai – đặc điểm của cây quýt gai (tầm xoọng)
- Dâm dương hoắc hỗ trợ điều trị phong thấp, tỳ thống
- Mua dây thìa canh ở đâu TP Hồ Chí Minh?
Từ khóa » Công Dụng Khổ Sâm Cho Lá
-
Cây Khổ Sâm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Cây Khổ Sâm
-
Tác Dụng Của Lá Cây Khổ Sâm - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Khổ Sâm - Công Dụng, Các Bài Thuốc, Những Lưu Ý
-
Cây Khổ Sâm - Đặc Điểm, Dược Tính Và Công Dụng
-
9 Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm Chữa Bách Bệnh, Số 7 Thần Kì Nhất
-
Cây Khổ Sâm (cho Rễ): Mô Tả, Hướng Dẫn Sử Dụng Và Liều Dùng
-
Khổ Sâm Cho Lá - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Khổ Sâm Vị Thuốc Quý điều Trị Bệnh Viêm đại Tràng, Tiêu Hóa Kém
-
Tác Dụng Của Lá Khổ Sâm Chữa Viêm đại Tràng, đi Ngoài Thần Kỳ
-
TÌM HIỂU VỀ KHỔ SÂM CHO LÁ - VỊ THUỐC QUÝ CHỮA DẠ DÀY
-
Khổ Sâm Cho Lá điều Trị Bệnh Viêm đại Tràng. - Dược Liệu Hòa Bình
-
Khổ Sâm: Vị Thuốc Trị Kiết Lỵ, Tiểu Nóng Rát - YouMed
-
Công Dụng, Cách Dùng Khổ Sâm Cho Lá - Tra Cứu Dược Liệu