Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Hòa Giải Can – Tỳ

Chuyển đến nội dung

Trong Y học cổ truyền phép hoà giải can – tỳ, chỉ định dùng đốỉ với các trường hợp can khí uất kết, ảnh hương đến tỳ vị mà đưa đến chứng can – tỳ hay can vị mất điều hoà…

Bài thuốc Y học cổ truyền hòa giải Can – Tỳ

Trong các bài này thương sử dụng các vị thuốc như: Sài hồ, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo… làm chủ dược.

Contents

  • 1 Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Y học cổ truyền hòa giải Can – Tỳ
    • 1.1 Bài thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận)
    • 1.2 Bài thuốc: Sài hổ sơn can thang (Cảnh Nhac toàn thư)
    • 1.3 Bài thuốc: Tiêu dao tán (Hoà tễ cục phương)
    • 1.4 Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Cảnh Nhạc toàn thư)

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc Y học cổ truyền hòa giải Can – Tỳ

Bài thuốc: Tứ nghịch tán (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Sài hồ 4-12g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 6-12g, Cam thảo 4-6g.

Cách dùng: Nguyên bài này dùng dưới dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lOg. Nay thường dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang chia 2 lần.

Tác dụng: Sơ can, lý tỳ, thâu tà, giải uất.

Chi định: Can khí uất kết, dẫn đến ngực sườn và bụng đau hoặc có kèm theo ỉa chảy và dương uất quyết nghịch chứng: Tay chân không ấm, hoặc người hơi sốt, hoặc ho, hoặc tim đập mạnh, tiểu tiện bất lợi.

Bài thuốc: Sài hổ sơn can thang (Cảnh Nhac toàn thư)

Cấu trúc bài thuốc: Bài Tứ nghịch tán gia thêm Xuyên khung 8g, Hương phụ 8g,Trần bì 8g và thay Chỉ thực bằng Chỉ xác.

Cách dùng: Làm thang sắc uông, ngày 1 thang, chia 2 lần.

Tác dung: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng sơ can, lý khí, hoà huyết, chỉ thông.

Chỉ định: Can khí uất kết, kiêm có huyết hành bất thông.

Bài thuốc: Tiêu dao tán (Hoà tễ cục phương)

Cấu trúc bài thuốc: Sài hồ 8-12g, Bạch thược 12g, Sinh khương 4g, Cam thảo 4-6g, Bạch truật 12g, Bạc hà 4g, Phục linh 12g, Đương qui 12g.

Cách dùng: Trước kia thương dùng dưối dạng tán bột, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 10g. Ngày nay thương dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.

Chỉ định: Đau tức ỏ 2 bên mạng sườn do can uất huyết hư dẫn đến, trên lâm sàng biểu hiện: Đau đầu, hoa mắt, miệng khô, ăn kém, hay phụ nữ rôì loạn kinh nguyệt. Chất lữơi đỏ nhợt, mạch huyền mà hư. 

Bài thuốc: Thống tả yếu phương (Cảnh Nhạc toàn thư)

Cấu trúc bài thuốc: Bạch truật (sao vàng hạ thổ) 120g, Phòng phong 80g.

Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng tán bột, hay làm viên hoàn tễ, mỗi lần uôrig lOg, mỗi ngày uốhg 2 lần. Nay thường dùng dưới dạng thang sắc, liều lượng từng vị thuốc điều chỉnh cho phù hợp với ngừơi bệnh. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống chia 2 lần.

Tác dụng. Tiết can, kiện tỳ.

Chỉ định. Đau bụng, sôi bụng, đại tiện nhão nát. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền mà hoãn, do can vượng, tỳ hư.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Y Học Cổ Truyền – Bài Thuốc Hòa Giải Chứng Bệnh Thiếu Dương Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền Hướng Dẫn Bài Thuốc Hòa Giải Vị Trường

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

  • Search for:
  • Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn
    • Cao Đẳng Điều Dưỡng TPHCM
    • Cao Đẳng Dược Sài Gòn
    • Cao Đẳng Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học
    • Cao Đẳng Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng
    • Cao đẳng Y Sĩ Đa Khoa
    • Cao Đẳng Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học
    • Cao đẳng Y Học Cổ Truyền
  • Văn Bằng 2 Cao Đẳng Y Sài Gòn
    • Văn Bằng 2 Cao Đẳng Dược Sài Gòn
  • Trung cấp Y Dược
    • Y Học Cổ Truyền
    • Y Sĩ Đa Khoa
    • Trung Cấp Kỹ thuật Phục Hình Răng
  • Tin tức THPT Quốc Gia
  • Tin Tức Y Tế

Login

Username or email address *

Password *

Remember me Log in

Lost your password?

Từ khóa » Bài Thơ Sài Hồ Sơ Can Thang