BÀI THUYẾT MINH CITY TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 129 trang )
TP. Hồ Chí Minh******************************************************Tài Liệu Hướng DẫnNgày 10/01/10.tp. Hồ Chí Minh1TP. Hồ Chí MinhCITY TOURLỊCH SỮ HÌNH THÀNH TP.HCMNăm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là Cảnh)vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người ViệtNam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam vàsông Mê Nam bên Xiêm rồi. Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liềncho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinhđẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên).Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quanlớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor(Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại vànghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thànhthị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viếthồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rểlấy con gái hoang của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borricũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại NướcMặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bànbạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trênnhững chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng KhơMe, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vìsứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chứ không phải sứgiả mới tới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻhạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đãthấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thìlàm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ởĐất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sôngMê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo ĐôngDương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sôngMê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hònđảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại cóthêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởngthủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng chodân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, ngườiViệt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khárộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chungquanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoạiquốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địadanh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưacó phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina- Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có ngườiĐàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhàMạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia,người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trungchuyển từ Hà Tiên tới kinh đô Xiêm.2TP. Hồ Chí MinhSử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn.Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo,thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy).Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở UĐông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phụcMinh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánhnạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đứcđã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nốiđời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh",Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánhphá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữđạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là MôXoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Nhưvậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộckinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân ViệtNam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, TânBình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộsáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.Lịch sử phát triển saigonHình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia là rừng rậmđầm lầy, hoang vắng, "mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi tiếng là vùng đất màu mỡphì nhiêu có đường giao thông thuận tiện.Năm 1698 Chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủGia Định và thời điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho thành phốNăm 1896, thành phố đổi tên từ "Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sángtrên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương mại sầm uất, cóthương cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông", "Sài Gòncó cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước"; Sài Gòn còn là điểm khởi đầu của Nam Bộkháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử SàiGòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của công nhân, lao động, trí thức, học sinh, sinh viên vàđỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước củangười Sài Gòn, của dân tộc Việt Nam kiên cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được QuốcHội đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xâydựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.Địa danh: Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh- 1698 – 1802: Phủ Gia Ðịnh- 1790 – 1802: Gia Ðịnh Kinh- 1802 – 1808: Gia Ðịnh Trấn- 1808 – 1832: Gia Ðịnh Thành- 1836 – 1867: Tỉnh Gia Ðịnh- 1889 – 1975: Tỉnh Gia Ðịnh (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh)- 1976 đến nay: Thành phố Hồ Chí Minh300 năm địa danh gia địnhĐịa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại chỉ địnhnhững địa bàn hành chính to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét cho thấu đáo.1- Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.3TP. Hồ Chí MinhNăm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang "hàng ngàndặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ GiaĐịnh để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm CỏĐông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châuĐịnh Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau làĐịnh Tường).Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc vềlãnh thổ và chính quyền Việt Nam.Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm cả:Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)Dinh trấn Biên (Biên Hòa)Dinh Trường Đồn (Định Tường)Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).Trấn Hà Tiên.Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.Gia Định kinh từ 1790 đến 1802Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng Vauban,theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.2- Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bènhạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt "trấnquan" để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn HàTiên.3- Gia Định thành từ 1808 đến 1832Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc thành caiquản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấndưới quyền cai quản. Từ đó, thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thànhthông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.4- Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là Phiên An,Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú đóng của Tổng trấn làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi.Năm 1835, sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ, gọi là tỉnhthành Phiên An.Năm 1936, cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. TỉnhGia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2.Năm 1859, Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định (Pháp gọi là thành Sài Gòn).Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, TânAn, Tây Ninh.5- Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn tỉnh Gia Địnhtrước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện (inspection), trong đó có hạt Sài Gòn(không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872,hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa.Năm 1885, đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định (có lẽ để phân biệt rõ với thành phố Sài Gòn).6- Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.Năm 1889, bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh GiaĐịnh là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này chia ra 18 tổng với 200 xãthôn, rộng khoảng 1.840 km2.4TP. Hồ Chí MinhNăm 1944, thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, PhúThọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì..., vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộcCách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một phần không nhỏ của địaphận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.Năm 1956, vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, Hậu Nghĩa lấy phần đấtphía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận Phú Hòa.Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định (1970) còn chia ra 8 quận với74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975.Từ năm 1975 đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính nào. Songnhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách Thành phố và toàn NamBộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậccủa phần đất phía Nam của Tổ quốc.Niên biểu 300 năm sài gòn1623: Chúa Nguyễn mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở quận 1 và quận 5 ngày nay).1679: Chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay.1698: Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, cho lập phủ Gia Định, gồm haihuyện Phước Long và Tân Bình. (Sài Gòn thuộc huyện Tân Bình)1731: Chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển để điều hành tất cả các dinh trấn, cho xâydinh Điều Khiển tại Sài Gòn. Thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn.1748: Lập chợ Tân Kiểng.1772: Điều khiển Nguyễn Cửu Đàm đào kinh Ruột Ngựa nối Sài Gòn với miền Tây. Nguyễn Cửu Đàm xâylũy Bán Bích (dài 15 dặm) để bảo vệ Sài Gòn.1774: Xây chùa Giác Lâm.1776 - 1801: Nhà Tây Sơn 5 lần vào Sài Gòn. Đáng kể nhất là tháng 6-1784, Nguyễn Huệ đem binh vào vàlập nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút lưu truyền sử xanh, đánh tan 300 chiến thuyền và 20.000 thủyquân xâm lược Xiêm và quân Nguyễn Ánh.1778: Lập làng Minh Hương. Mở Chợ Lớn.1788: Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn.1790: Xây thành Bát Quái làm trụ sở chính quyền. Đổi Gia Định thành thành Gia Định kinh.1802: Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long, chia đất phía Nam làm 5 trấn: Phiên An, BiênHòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.1808: Đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành.1832: Lê Văn Duyệt chết; đổi Gia Định thành và 5 trấn phía Nam thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, ĐịnhTường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.1833 - 1835: Lê Văn Khôi khởi binh.1835: Vua Minh Mạng phá thành Bát Quái xây thành Phụng.1859:15-2: Pháp tấn công thành Gia Định.17-2: Thành Gia Định thất thủ.1860:Thành lập thương cảng Sài Gòn và Sở Thương chính.2-2: Le Page tuyên bố mở cửa Sài Gòn cho nước ngoài vào buôn bán.Thống đốc Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở phía Nam. Xây đại đồn ChíHòa (Kỳ Hòa) chống Pháp.1861:24-2: Pháp đánh đồn Chí Hòa - 2 ngày sau đồn thất thủ.28-2: Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn.11-4: Thống đốc Charner ban hành Nghị định quy định giới hạn Sài Gòn.5TP. Hồ Chí Minh1862: 5-6 Hòa ước Nhâm Tuất. Ký giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với Bonard. Triều đình Huếnhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.1864:Xây xong Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Cách mạng).Tách Sài Gòn và Chợ Lớn.1865: Gia Định Báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời.1867:4-4: Tổ chức thành phố Sài Gòn.8-7: Sửa nghị định 4-4-1867 và tổ chức thành phố Sài Gòn.1868: 23-2 Khởi công xây dinh Toàn quyền.1869: 27-9 Bổ nhiệm ủy viên Hội đồng thành phố Sài Gòn (có Pétrus Trương Vĩnh Ký).1874:15-3: Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.Hòa ước Giáp Tuất: nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Ký tại Sài Gòn giữa Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường vàThống đốc Nam Kỳ Dupré.1877: 7-10 Xây Nhà thờ Đức Bà (11-4-1880 khánh thành)1885:21-1: Khởi nghĩa Nguyễn Văn Bường.4-2: Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu do Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo. Khởi nghĩa thất bại,hai ông bị Pháp hành hình tại chợ Hóc Môn.1886: 11-4 Xây dựng tòa Bưu chính.1902: Xây cầu Bình Lợi.1903: Mở đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp - Hóc Môn.1909: Khánh thành dinh Xã Tây (Uủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)1911: Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Sài Gòn sang Pháp đi tìm đường cứu nước.1913: 24-3 Nghĩa quân Phan Xích Long ném bom và tạc đạn vào Sài Gòn Chợ Lớn.1916:16-2: Vụ phá Khám lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long và các đồng chí không thành.22-2: Phan Xích Long cùng 37 đồng chí của ông bị xử tử tại đồng Tập trận.1920: Tôn Đức Thắng thành lập Công hội đỏ đầu tiên của Sài Gòn.1925:Tháng 6 Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn.Tháng 8 Bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son. Thành lập Đảng Thanh niên - Hội kín Nguyễn An Ninh.1926:24-3: Phan Châu Trinh đột ngột tạ thế.4-4: Đám tang Phan Châu Trinh.1940:23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.Các lãnh tụ của Đảng: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập bị giặc Pháp bắtvà xử bắn ở Hóc Môn.1945:15-8: Thành lập Uủy ban khởi nghĩa.Đêm 24 rạng 25 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Cùng ngày ở SàiGòn, đoàn biểu tình hoan nghênh bản Tuyên ngôn Độc lập, bị lính Pháp bắn lén.6-9: Quân đội Anh, Ấn đến Sài Gòn để tước vũ khí quân đội Nhật.23-9: Pháp chiếm Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh Sài Gòn... gây hấn ở NamBộ. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam lại bước vào cuộc kháng chiến.1948:29-3: Phá nổ 300 quả mìn ở kho đạn Bảy Hiền.6TP. Hồ Chí Minh13-9: Kho xăng Tân Sơn Nhất bị đốt cháy (18.000 lít xăng).1949:13-6: Bảo Đại về đến Sài Gòn sau 3 năm lưu vong.24-12: Học sinh nhiều trường bãi khóa chống ngụy quyền Bảo Đại.1950:9-1: Hàng nghìn học sinh biểu tình đòi mở cửa trường, đòi tự do cho những người bị bắt.12-1: Đám tang Trần Văn Ơn.7-2: Chính phủ Truman công nhận ngụy quyền Bảo Đại.19-2: Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên cấp Công sứ quán.16-3: Tàu chở máy bay Bốc-xa và 2 tuần dương hạm đội thuộc hạm đội 7 Mỹ cập bến Sài Gòn.19-3: Nhân dân Sài Gòn biểu tình phản đối chiến hạm Mỹ vào cảng dưới sự lãnh đạo của luật sư NguyễnHữu Thọ - "Ngày toàn quốc chống Mỹ".24-5: Đại diện công sứ Mỹ - Ghờ ri on thông báo bắt đầu viện trợ kinh tế cho Việt Nam, Lào, Campuchia.Đặt phái đoàn kinh tế đặc biệt ở Sài Gòn.29-6: Tám máy bay vận tải, viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ cho quân đội Pháp đến Sài Gòn.15-7: Phái đoàn Mỹ - Men phi (Bộ trưởng Ngoại giao) và tướng A kin, Tư lệnh Sư đoàn 1 lính thủy đánh bộMỹ đến Sài Gòn.2-8: Mỹ thiết lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự ở Sài Gòn (MAAG).17-9: Tát xi nhi, Cao ủy mới, kiêm Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, đến Sài Gòn.1951: 18-11 Ngô Đình Diệm sang Mỹ được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong trường thần học tiểu bang NiuDa Di.1952: Tháng 7 Công sứ quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên thành Đại sứ quán.1953:24-2: Hội đàm Pháp và chính quyền Sài Gòn ở Đà Lạt, quyết định thành lập Việt Nam quốc quân.20-6: Phái đoàn quân sự Mỹ đến Sài Gòn.1954:Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn công bố Tuyên ngôn Hòa Bình.31-5: Đội biệt động 205 tiến công kho bom Phú Thọ Hòa. 1 triệu lít xăng và 9.345 tấn bom đạn cháy nổ suốthai ngày đêm.11-6: Phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động triển khai những âm mưu chiến tranh tâm lý chínhtrị.25-6: Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam.6-7: Thành lập chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn.1-8: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Uủy ban hòa bình khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kêu gọi đấu tranh đểthống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển c? tự do.1955:12-2: Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội của chính quyền Sài Gòn.8-5: Chính quyền Diệm cự tuyệt đề án tổ chức hội nghị hiệp thương bàn về tổng tuyển cử toàn quốc của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.26-10: Bảo Đại thoái vị, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Cộng hòa" và lên làm Tổngthống.1956:28-4: Tư lệnh quân viễn chinh Pháp rút khỏi Sài Gòn.4-6: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố "sẵn sàng dự hội nghị hiệp thương vào ngày mà nhàđương cục miền Nam Việt Nam đã lựa chọn nửa đầu tháng 6". Mỹ thiết lập "cơ quan huấn luyện tác chiến"(CATO) cho quân đội của chính quyền Diệm.6-7: Phó Tổng thống Mỹ Ních xơn đến Sài Gòn.1957:7TP. Hồ Chí Minh5-5: Ngô Đình Diệm sang thăm Mỹ và tuyên bố: "Biên giới của Mỹ kéo dài tới vĩ tuyến 17".1-8: Chính quyền Sài Gòn thi hành chế độ bắt lính.22-10: Diệm đổi "Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn".1958: 7-3 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đề nghị tổ chức hội nghị hiệp thương để bàn về tổngtuyển cử thống nhất đất nước.1959: 29-5 Bằng việc công bố luật "ngăn chặn hoạt động phá hoại" (luật 10/59), Ngô Đình Diệm thẳng tayđàn áp nhân dân.1960:11-11: Đại tá lục quân của quân đội Sài Gòn Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính chống Diệm bị thất bại.20-12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.1961:9-3: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.19-5: Kế hoạch Xtalây Taylo "lập 17.000 ấp chiến lược" dùng chiến lược trực thăng vận, thiết xa vận hòngbình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng.11-8: Mỹ quyết định cho thêm tiền để tăng quân đội của chính quyền Sài Gòn từ 17 vạn lên 20 vạn.11-8: Mỹ đưa sang Sài Gòn một trung đội máy bay trực thăng.14-8: Trong bức thư gửi Diệm, Tổng thống Kennơđi hứa sẽ tăng thêm viện trợ.1962:27-2: Hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.Năm 1962, viện trợ của Mỹ lên tới 600 triệu đôla, gấp hai lần năm 1961, bốn lần năm 1960.1963:11-6: Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn phản đối chính sách đàn áp tín đồ Phật giáo của chínhquyền Diệm.15-8: Chính quyền Diệm tấn công vào chùa, sinh viên biểu tình ở Sài Gòn chống lệnh giới nghiêm, hơn2.000 học sinh và 6.000 dân thường bị bắt.20-8: Diệm tuyên bố thiết quân luật toàn miền Nam.22-8: Đại sứ Mỹ - Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn.29-8: Bộ Ngoại giao Mỹ trao quyền cho Tư lệnh Ha-kin hứa hẹn với những người chỉ huy quân đội Sài Gònlà sẽ ủng hộ cuộc đảo chính lật Diệm, với điều kiện không đưa quân đội Mỹ vào.14-9: Mỹ thông báo kéo dài thời gian quyết định cấp viện trợ của kế hoạch nhập hàng hóa cho Nam ViệtNam (18 triệu 50 vạn đôla).24-9: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mác Namara đến Sài Gòn.1-10: Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Tay-lo đến Sài Gòn.5-10: Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu.8-10: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định cử đoàn điều tra về việc đàn áp Phật giáo (ngày 24 đến SàiGòn).27-10: Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu.1-11: Đảo chính quân sự lật Diệm.2-11: Anh em Diệm, Nhu bị giết. Thành lập chính phủ lâm thời do cựu Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơcầm đầu.1964:8-2: Thành lập chính phủ mới ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Khánh làm Thủ tướng (tướng Dương VănMinh làm Quốc trưởng).2-5: Đặc công đánh chìm chiến hạm Card cùng 24 máy bay các loại.18-5: Tổng thống Mỹ Giôn-xơn gửi thông điệp đặc biệt cho Quốc hội, yêu cầu cấp thêm 125 triệu đôla việntrợ cho Nam Việt Nam.16-8: Hội đồng quân lực của chính quyền Sài Gòn bầu tướng Nguyễn Khánh làm Tổng thống, soạn thảo hiếnpháp mới.25-8: Đặc công đánh khách sạn Caravelle.3-9: Đảo chính chống Nguyễn Khánh thất bại.8TP. Hồ Chí Minh20.000 công nhân đình công ở Sài Gòn.15-10: Chính quyền Nguyễn Khánh xử tử người thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Trỗi.31-10: Trần Văn Hương lên thay Nguyễn Khánh.19-12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố đã giải phóng 8 triệu người, kiểm soát 3/4lãnh thổ.20-12: Phái quân sự giải tán Hội đồng quốc gia miền Nam Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ nhẩy lên nắm quyềnhành.1965:22-1: Tín đồ Phật giáo Sài Gòn biểu tình tấn công cơ quan USIS Mỹ.28-1: Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.21-2: Nguyễn Khánh bị cách chức Tổng tư lệnh ba quân chủng. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Hội đồngquân lực.30-3: Tòa Đại sứ Mỹ (39 Hàm Nghi) bị hai chiến sĩ biệt động đánh bom làm hư hỏng nặng.10-6: Phan Huy Quát từ chức Thủ tướng. Sài Gòn chuyển sang quân quản.11-6: Đảo chính của Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ.29-7: 30 máy bay B52 cất cánh từ Ô-ki-na-oa sang ném bom phía Nam Sài Gòn.2-8: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố phản đối Liên Hợp Quốc can thiệp vào vấn đề Việt Nam.31-10: 650 giáo sư thuộc 21 trường đại học đăng bức thư công khai phản đối chiến tranh Việt Nam trên tờ:Thời báo New York. Lần đầu tiên bộ đội cơ giới của quân đội nhân dân theo đường Hồ Chí Minh tiến quânvào Nam.1966:17-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, nêu rõ: "Chiến tranh có thểkéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thểbị tàn phá, nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày chiếnthắng, nhân dân sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".3-7: Quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng lên 325.000 người.1967:9-1967: Khánh thành Tòa Đại sứ mới của Mỹ ở Sài Gòn.21-9: Thủ tướng Nhật Bản - Sa tô sang thăm Sài Gòn.31-9: Khánh thành Dinh Độc Lập mới.1968:29-1: Tổng thống Mỹ Giôn xơn công bố bản thông điệp về dự toán ngân sách (dự chi về Việt Nam 25 tỷ 800triệu USD).30-1: Mở đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đến ngày 15-4).31-1: Quân Giải phóng đánh chiếm một phần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và đồng loạt tấn công Dinh ĐộcLập, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh Sài Gòn...5-5: Nhiều nơi ở Sài Gòn thành lập Uủy ban Nhân dân Cách mạng.19-6: Nguyễn Văn Thiệu công bố lệnh tổng động viên.17-8: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu cuộc tổng công kích cùng với quần chúng nổi dậy.31-10: Mỹ buộc phải chấp thuận sự có mặt của đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền NamViệt Nam trong Hội nghị Paris.12-11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Cờ líp phớt tuyên bố sẵn sàng tham gia hội đàm mở rộng Paris, dù chínhquần Sài Gòn không tham dự.27-11: Chính quyền Sài Gòn tuyên bố tham gia vào hội đàm mở rộng Paris.1969:6-6: Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu nhân dânmiền Nam Việt Nam bầu ra.21-8: Vụ thảm sát tù chính trị ở nhà lao Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh mất (79 tuổi). Trong di chúc đề ngày 10-5, Người viết: "Còn non, còn nước, cònngười, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất9TP. Hồ Chí Minhđịnh sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bàoNam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".23-9: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước.1970: 17-7 Đoàn Sinh viên quốc tế đến Sài Gòn tham dự "Năm Châu đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam".1971: 22-6 Thượng nghị viện Mỹ thông qua nghị án rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 9 tháng.1972: Sinh viên yêu nước Nguyễn Thái Bình từ Mỹ về, bị hạ sát trên máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất.1973:27-1: Sau 4 năm 9 tháng trên bàn hội nghị, Mỹ đã phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết "tôn trọng độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam...".2-2: Uủy ban hỗn hợp 4 bên Mỹ, Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính quyền Sài Gòn bắt đầuhoạt động.29-3: Bộ Tư lệnh quân Mỹ viễn chinh ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ về nước.1974:18-6: 301 linh mục của Giáo hội Sài Gòn ra tuyên bố lên án nạn tham nhũng trong chính quyền Sài Gòn.22-9: Thành lập Mặt trận nhân dân cứu đói ở Sài Gòn.1975:14-1: Cảnh sát Sài Gòn bắn chết Pôn Lê-ăng-đờ-ri, phóng viên Thông tấn xã Pháp AFP tại trụ sở cảnh sát ởSài Gòn.25-1: Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định phát triển hơn nữa kế hoạch hai năm, giảiphóng Sài Gòn trước mùa mưa.Quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn.1-4: Máy bay vận tải khổng lồ C5A - Ghờ-rắc-xi tăng cường chở gấp vũ khí, đạn dược từ Mỹ sang Sài Gòn.Chính phủ Cách mạng Lâm thời công bố chính sách 10 điểm về vùng mới giải phóng.7-4: Phi công Nguyễn Thành Trung ném bom "Dinh Độc lập".14-4: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.21-4: Tại Quốc hội Mỹ, Kít-sinh-giơ, Uây-ăng tuyên bố "không còn khả năng bảo vệ được Sài Gòn", NguyễnVăn Thiệu từ chức, Trần Văn Hương lên thay.26-4: Trần Văn Hương từ chức Tổng thống, Tướng Dương Văn Minh lên thay. Nguyễn Văn Thiệu trốn sangĐài Loan. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đòi hỏi Mỹ ngừng can thiệp, giải tán chính quyền Sài Gòn. Cùngngày, 17 giờ, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.30-4: Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vôđiều kiện. Đến ngày 1-5, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.15-5: Lễ mừng chiến thắng.Tháng 9: Đổi tiền.1976:Tháng 1: Đại hội Đảng toàn quốc lần IV xác định đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội.Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần I.21-1: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động.28-3: Thành lập lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh.Tháng 4: Bầu Quốc hội thống nhất toàn quốc đầu tiên và Hội đồng nhân dân các cấp.2-7: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Sài Gòn chính thức mang tên thành phố Hồ ChíMinh.1978: Tháng 3, cải tạo tư sản thương nghiệp toàn miền Nam.1979: Tháng 8, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra Nghị quyết 9.1980:Nghị quyết 10 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.Nghị quyết 17 và 19 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý thị trường.1986:Tháng 10: Đại hội Đảng bộ thành phố lần IV: Xác định mục tiêu chủ yếu trong 5 năm (1986-1990).10TP. Hồ Chí MinhTháng 12 : Đại hội Đảng toàn quốc lần VI xác định đường lối đổi mới, "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật".1991:Tháng 6: Đại hội Đảng toàn quốc lần VII thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.Đại hội Đảng bộ thành phố lần V. Cương quyết vận dụng Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội đến năm 2000 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.1996:Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.Tháng 5 : Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, tổng kết 10 năm đổi mới của thành phố.1998: Kỷ niệm 300 Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.2000: Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII.2001: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.Bảo Tàng Lịch Sử Việt NamI/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:Đến khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi nằm bên trái, kiến trúc theo lối Á Đôngđó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhấtở Việt Nam, đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cũng như hàng vạn khách tham quan Quốc tế .Theo các tài liệu chúng ta được biết vào ngày 24-11-1927, thống đốc Nam Kì B.de la Brosse đã kí quyết địnhxây dựng 1 bảo tàng lấy tên là “Bảo tàng Nam Kì” có tính chất như là Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ vàdân tộc đều chịu sự kiểm soát của thống đốc Nam Kì. Ngày 1-1-1929, bảo tàng được khánh thành mang tênMuseé Blauchard de la Brosse.Năm 1945, khi cách mạng tháng tám thành công tại Sài Gòn, chính quyền Cách mạng đổi tên thành Bảo tàngGia Định. Bảo tàng lại thay đổi và có tên làViện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” từ năm 1956 –1975. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo quyết định số 235 – QĐUB của Uy ban nhân dânthành phố Hồ Chí Minh kí ngày 23-9-1979, bảo tàng được chính thúc mang tên “Bảo tàng Lịch sử Việt Nam– thành phố Hồ Chí Minh” cho đến ngày nay.Căn cứ nhiệm vụ, chức năng đã được ghi trong quyết định của UBND thành phố, bảo tàng Lịch sử ViệtNam–thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước vừa cải tạo, xây dựng và phát triển, vừa tiếp thu, kế thừa có chọnlọc thành quả của các thời kì trước, để đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và đầu tư nghiên cứu lâu dài, xâydựng nên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam–thành phố Hồ Chí Minh quy mô và tầm cỡ của một bảo tàng quốc gia.Hiện nay, Bảo tàng trưng bày giới thiệu các phần chính như sau: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộcViệt Nam, các chuyên đề về lịch sử, văn hoá của khu vực phía Nam đất nước và một số nước châu Á … trảiqua 16 phòng:+ Phòng 1: Thời đại nguyên thủy+ Phòng 10: Gốm cổ Việt Nam và các nước+ Phòng 2: Thời đại Hùng Vươngchâu Á+ Phòng 3: Thời kì đấu tranh giành độc lập dân+ Phòng 11: Văn hóa Oc Eo (thế kỉ I – thế kỉtộc (thế kỉ I – thế kỉ X)VI)+ Phòng 4: Mộ xác ướp xóm cải (TP.HCM)+ Phòng 12: Nghệ thuật DBSCL (thế ki VII –+ Phòng 5: Thời Lý (thế kỉ XI – thế kỉ XIII)thế kỉ XIII)+ Phòng 6: Thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)+ Phòng 13: Bến Nghé – Sài Gòn+ Phòng 7: Thời Lê (thế kỉ XV – thế kỉ XVII)+Phòng14:NghệthuậtChămpa+ Phòng 8: Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII)+ Phòng 15: Thành phần dân tộc Việt Nam+ Phòng 9: Thời Nguyễn và phong trào đấu+ Phòng 16: Tượng Phật Việt Nam và các nướctranh chống thực dân Pháp (thế kỉ XIX – đầu thếchâu Ákỉ XX)II/ KIẾNTRÚC BẢO TÀNG:*** PHÒNG 1: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY***Nước Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, là một trong những nơi loài người xuất hiệt rất sớm. Nhữngchiếc răng vượn người tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Hang Hùm (Yên Bái), Thẩm Hai (Lạng Sơn)11TP. Hồ Chí Minhcùng vời những công cụ đá ghè đẻo thô sơ ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa), ở Hàng Gòn, Dầu Giây(Đông Nai), núi Đất … đã chứng thực con người đã có mặt tại Việt Nam giai đoạn tối cổ cách đây 30vạn năm. Di cốt người hiện đại (homo Sapiens) ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn), hang Soi Nhụ (QuảngBình) với nền văn hoá hậu kì đá cũ Sơn Vi, cách ngày nay từ 10.000 – 40.000 nămBước vào thời đại đá mới cách nay 10.000 năm, chủ nhân văn hóa miền núi, văn hóa ven biển, bên cạnhviệc săn bắt và hái lượm đã biết trồng trọt câu ăn trai, rau củ …. Bước phát triển kinh tế hái lượm sangkinh tế trồng trọt kéo theo một loạt những thành quả văn hóa, kỹ thuật khác như công cụ đã được màithành những mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn …Người Việt cổ bắt đầu sống định cư ổn định với xu thế tiến dần xuống miền trung du và đồng bằng venbiển, khi đến tham quan ở phòng 1 thì ta thấy bản đồ di tích xưa nhất của người Nguyên Thủy. Cho đếnnay các di tích đó được tìm thấy nhiều trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 khu vực: Đông NamPhi, Đông Nam Á và Tây Nam Á.Ở châu Phi tìm thấy hóa thạch của người vượn và công cụ đá có niên đại sớm nhất, cách nay vài triệunăm. Vùng Đông Nam Á có các di tích răng người và di cốt dạng người đi thẳng, niên đại khoảng500.000 – 400.000 năm cách ngày nay. Khu vực Tây Nam Á có những di tích có niên đại muộn hơn vàokhoảng 100.000 năm, với các hóa thạch dạng người cổ Nêanđectan. Và khắp nơi trên thế giới, cách naykhoảng 50.000 – 40.000 năm, người hiện đại được hình thành.+ Mô hình đầu người vượn Bắc Kinh Trung Quốc (Sianthope) cách nay khoảng 400.000 năm, hiện vậtđược làm lại, được tìm thấy vào năm 1927 tại Chu Khẩu Điếm. Đây là dạng người đi thẳng, sử dụng tayphải thuần thục hơn tay trái, có thể tích não gần với người hiện đại. Ngoài ra, ta còn tìm thấy được bếplửa và công cụ đá.+ Mô hình đầu người cồ Nêanđectan cách nay khoảng 100.000 – 40.000 năm, được phát hiện vào năm1856 tại Neandectan – Đức. Họ biết làm ra lửa, cư trú ở những thời tiết khắc nghiệt, sẽ phát triển tiếpthành người hiện đại+ Tranh người Nguyên Thủy dùng lửa săn thú và chế tạo công cụ: khoảng năm 150.000 – 100.000 nămcách nay, con nguời đã biết làm ra lửa bằng cách cọ xát. Lửa là 1 thành tựu văn hóa quan trọng của loàingười, vì vậy con người được tách hẳn ra khỏi thế giới động vật+ Tủ công cụ đá thuộc văn hóa Sơn Vi, được tìm thấy năm 1968, cho đến nay đã được phân bố rộng rãiở vùng trung du, thềm phù sa cổ … di tích người vượn ở Lạng Sơn hay công cụ đá ở núi Đọ (ThanhHóa), Đồng Nai, Sông Bé phát hiện năm 1960, đó là núi Badan. Trên núi có hàng vạn công cụ đá, kỹthuật ghè đẻo rất vụng về thô sơ .+ Ở Việt Nam, số lượng di tích thuộc thời đồ đá tập trung dày đặc ở các khu vục miền núi phía Bắc (Hòa Bình), ven biển Đông Bắc (Quảng Ninh), ven biển miền Trung (Quỳnh Văn), lưu vực sông ĐồngNai … đã biết trồng lúa nước ở nhiều địa bàn khác nhau. Cùng với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam làmột trong những nơi có nền văn minh nông nghiệp sớm nhất thế giới+ Răng của người Nguyên Thủy tìm thấy ở Hang Hùm(Yên Bái) cách nay 140.000 năm+ Hộp hình núi Đất (Long Khánh – Đồng Nai) như rìu tay công cụ chặt nạo.+ Tủ hiện vật văn hóa Hòa Bình ở Hang Đồng Đội, Hang Phúc Lương, cách nay khoảng 10.000 năm,được phát hiện từ những năm 1924–1926. Các loại ốc là thức ăn chủ yếu của người Hoà Bình vì vỏ ốcđóng thành từng lớp dày trong hang. Họ hay dùng thổ hoàng để vẽ hay bôi lên thân mình. Nền văn hoánày được tìm thấy khắp vùng Đông Nam Á.+ Tủ hiện vật Bắc Sơn, cách nay khoảng 8000 năm được nảy sinh trong lòng văn hóa Hoà Bình. Trongmột số hang nơi đây có những hình vẽ mặt người, đầu thú … có lẽ phản ánh tín ngưỡng vật tổ của ngườinguyên thủy+ Tủ hiện vật cầu sắt, phát hiện năm 1976 tại Xuân Lộc – Đồng Nai, phổ biến với rìu đá mài tam giác,cách nay 5000 năm+ Anh di tích Khe Tong (Quảng Bình) và mộ Cồn Sò Điệp Đa Bút (Thanh Hoá), cách nay từ 5000 –4000 năm được khai quật năm 1963 cho thấy những cồn này vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ táng cómộ huyệt tròn chôn người chết bó ngồi12TP. Hồ Chí Minh+ Hình vẽ minh hoạ cách buộc rìu đá, được buộc vào một cán tre hay gỗ, để sử dụng dễ dàng hơn trongđời sống hàng ngày+ Hang Con Moong (thời đại đá mới)+ Mô hình hang phố Bình Gia (Lạng Sơn), là nơi tìm thấy di tích đầu tiên của người vượn Việt Nam.Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại đồ đá, mật độ phân bố di tích cao hơn, các di tích có diện tích rộnghơn; chứng tỏ xóm làng đông đúc, dân số phát triển nhanh .Như vậy, nhìn chung vào thời nguyên thủy, bằng lao động sáng tạo của mình, con người đã từng bướccải tạo thiên nhiên và cải tạo chính mình, đã tạo nên tiền đề cho một thời đại rực rỡ trong lịch sử loàingười thế giới trong đó có dân tộc Việt Nam*** Phòng 2: THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG***Là thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Xã hội nguyên thủy đã chuyển sang sựphân hóa giai cấp. Đây cũng là thời kì xây dựng nền văn minh nông nghiệp, xây dựng lối sống, tính cáchvà truyền thống Việt Nam. Thời đại kim khí cách nay khoảng 4000 – 2000 năm hình thành nền văn hóasông Hồng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.+ Tủ hiện vật văn hóa Phùng Nguyên (Vĩnh Phú) gồm bộ sưu tập rìu đá tứ giác từ nhỏ đến lớn, một sốvòng đeo tay bằng đá, bi gốm, bàn mài, và những cục rỉ đồng+ Tủ hiện vật các thời kim khí các tỉnh phía Bắc: trưng bày sưu tập các mũi gíao, lao, kiếm, mũi tên, daogăm, tấm che ngực, khuôn đúc dao găm, tượng người cõng nhau thổi kèn …+ Anh mũi tên đồng, lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa (Hà Nội): mũi tên đồng là loại mũi tên có đầu 3cạnh và chuôi dài để cắm vào tên. Lưỡi cày đồng thời kì này có hình dáng hình cánh bướm, tam giác,trái tim … được sử dụng cùng với sức kéo của súc vật.+ Trưng bày những hiện vật đồng đặc trưng cho văn hoá Đông Sơn: rìu lưỡi xéo, rìu lưỡi xòe cân, daogăm, lưỡi cày đồng, một số khuôn đúc … cho ta thấy được ở giai đoạn này nghề đúc đồng và luyện kimđã phát triển mạnh mẽ+ Trống đống Hoàng Hạ – Đông Sơn: là loại trống đẹp nhất, cổ xưa nhất cũng là nguồn gốc của nhữngloại trống khác đồng thời nó cũng tượng trưng cho thời đại vua Hùng, được tìm thấy vào năm 1937, làmột trong bốn loại trống có niên đại sớm nhất ( trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà). Trống cóchiếu cao 61,5cm đường kính mặt trống 79cm, giữa mặt trống có ngô sao nổ 16 cánh, từ trong ra ngoàicó 15 vành hoa văn, có nhiều loại hoa văn nhưng đặc trưng nhất là vành hoa văn 14 con chim mỏ dài,chân dài bay ngược chiều kim đồng hồ, đó là chim Lạc. Thân trống chia làm 3 phần: tang trống phình ra,thân thắt lại hình trụ, chân choải ra hình chóp nón cụt. Miền Bắc Việt Nam được xem là trung tâm xãhội và truyền bá sớm nhất của trống đồng Đông Sơn+ Mô hình quan tài hình thuyền Việt Khê (Hải Phòng): được làm bằng thân cây lớn, khoét rỗng. Khi cácnhà khảo cổ học tìm thấy thì bên trong nó chứa 107 hiện vật tùy táng trong đó có 97 hiện vật đồng thaunhư: vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, trang sức , tượng người, nhạc khí …+ Thạp đồng Đạo Thịnh Yên Bái, đây chỉ là hiện vật được làm lại, nhưng cũng thể hiện được sự tự hàovề đúc đồng của người Việt Nam Thạp cao 81cm, đường kính thân lớn nhất 70cm, nắp thạp cao 15,5cm,đường kính 64cm đã được sử dụng làm quan tài+ Ta thấy thêm ảnh của tượng thú nhung Đồng Đậu: đã tìm thấy khá nhiều xương các loại gia súc, giacầm … nói lên được nghề chăn nuôi phát triển và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp trồng trọt+ Hiện vật dốc Chùa (Sông Bé): gồm các loại khuôn đúc, rìu, gíao đồng, rìu và đục bằng đá, vòng tayđá, dọi se chỉ bằng gốm … đã tìm thấy một số lượng khuôn đúc đồng nhiều nhất Đông Nam Á+ Hiện vật rạch Núi (Long An) và cù lao Rùa (Sông Bé): gồm các mảnh gốm của đồ đựng, rìu, cuốc đá,dao đá … một số công cụ như lưỡi mai bằng yếm rùa, công cụ mũi nhọn bằng xương thú+ Chum giồng cá Vồ (Cần Giờ): có diện tích lớn và mật độ phân bố dày đặc. Chiếc chum trưng bày ởđây có kích thước khá lớn, cao 65cm, đường kính miệng chum là 40cm không có nắp đậy, còn chứanhiều đồ trang sức bằng đá và thủy tinhHiện vật Phú Hòa (Đồng Nai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quãng Ngãi): tìm thấy ở những ngôi mộ ven biểnmiền Trung và Đông Nam Bộ, bên trong gồm có các công cụ bằng sắt, đồ trang sức nhưng không thấydấu vết của cốt người13TP. Hồ Chí Minh***Phòng 3: THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC(THẾ KỈ I – THẾ KỈ X)***Sau thất bại của An dương Vương trong kháng chiến chống Triệu Đà (179 trước Công Nguyên) đấtnước Việt Nam bị các thế lực phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóadân Việt.Chúng ra sức vơ vét tất cả các báu vật lạ ở phương Nam (ngà voi, ngọc trai …), tô thuế nặng nề, chiếmđất lập trang trại, nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối, sắt, đồng thời hàng trăm cuộc khởi nghĩachống xâm lược của nhân dân ta, khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) đến chiếnthắng Bạch Đằng (năm 938)Đến với phòng trưng bày này ta thấy bản đồ tái hiện các phong trào chống xâm lược của phương Bắc :+ Năm 40: Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán+ Năm 248: Triệu Thi Trinh khởi nghĩa chống quân Ngô+ Năm 542 – 548: Lý Bí đã đánh tan bọn đô hộ nhà Lương, giảnh độc lập được 65 năm, lập nên nướcVạn Xuân, xưng Lý Nam Đế+ Năm 550 – 602: Triệu Quang Phục kế nghiệp vua Lý Nam Đế chống Lương, xưng là Triệu ViệtVương, giữ chủ quyền trong 52 năm+ Năm 687: Khở nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến chống lại sự cai trị của nhà Đường+ Năm 722: Sự đô hộ của nhà Đường sụp đổ do cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, đóng đô ở Vạn An,xưng Mai Hắc Đế+ Năm 766 – 791: Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) lãnh đạo nhân dân chống quân nhà Đường+ Năm 906 – 930: Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết Độ Sứ đã khởi nghĩa chống nhà Đường, giành độc lậpđược 24 năm+ Bức tranh “khởi nghĩa Hai Bà Trưng”: do 2 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo. Tháng 3 năm 40,Hai Bà Trưng đã triệu tập tướng sĩ, phát lệnh khởi nghĩa ở cửa sông Hát Giang với 4 câu thề :“ Một xin rửa sạch nước thù,Hai xin đem lại nghiệp xưa họ HùngBa kẻo oan ức lòng chồng,Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.”Trước sự tiến công mạnh mẽ của dân chúng, bọn quan lại Đông Hán đã bỏ chạy, chính quyền đô hộ sụpđổ nhanh chóng. Bà Trưng được tôn làm vua, xưng hiệu Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, trị vì được 3năm.+ Anh đền thờ Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú): Năm 43 sau khi thất trận bởi đạo quân xâm lược của Mã Viện,Hai bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn. Nhân dân nhớ ơn bà, lập dền thờ hại bà tại làng HạLôi – Yên Lãng. Đền thờ hai Bà vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.+ Một số đền thờ các anh hùng dân tộc:Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú)Lăng Bà Triệu (Thanh Hóa)Đền thờ Lý Bôn (Hà Tây)Lăng Phùng Hưng (Hà Nội)Đền thờ Mai Hắc Đế (Nghệ An)+ Hộp hình chiến thắng Bạch Đằng (năm 938): chiến thắng này đã chấm dứt thời kỳ mất nước hơn 1000năm và đã mở ra khỉ nguyên mới, thời kì quốc gia phong kiến trên đất nước Việt Nam, chiến thắng BạchĐằng Giang do Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân chống lại quân Nam Hán+ Trống đồng: Mặc dù bị cấm đoán, nhân dân vẫn chế tạo sản xuất trống đồng vì nó là một vật tiêu biểucho truyền thống dân tộc. Trống đồng thời kì Bắc thuộc có kích thước nhỏ hơn trống đồng Đông Sơn,hoa văn cũng đơn giả hơn .+ Trống chậu bằng Đồng: Chống lại lệnh cấm dùng trống của Thái Thú nhà Hán ban hành, hàng ngàynhân dân sử dụng nó như dụng cụ sinh hoạt ngày thường nhưng khi có lễ lớn nó được chuển xuốngthành trống.Điều đó đã nói lên sức sống của nền văn hóa Đông Sơn từ thời vua Hùng dựng nước.14TP. Hồ Chí Minh+ Ngôi mộ cổ phía Bắc: nhiều di vật được tìm thấy ở các ngôi mộ cổ ở các tỉnh phía Bắc. Thanh HoáBắc Ninh còn lưu giữ lại các viết tích của sự giao lưu văn hóa Việt – Hán, vết tích đa số bằng đồng: dao,kiếm, mũi giáo, đỉa, tô đều bằng đồng …. Vòng trang sức, bát dựng trên cổ bằng đồngĐiều này chứng tỏ người Việt chúng ta đã tiếp nhận, sử dụng và tìm cách Việt hóa các vật dụng ngoạinhậpĐến với bảo tàng ta còn thấy được “mộ xác uớp Xóm Cải”*** Phòng 4: MỘ XÁC ƯỚP XÓM CẢI***Tháng 11-1994 trong lúc giải tỏa mặt bằng chung cư Xóm Cải phường 8 quận 5, các nhà khảo cổ đãphát hiện mộ xác ướp. Đây là ngôi mộ song táng có 2 huyệt mộ (nam tả, nữ hữu), thi hài đặt xong trongquan tài gỗ dày phủ sơn đen, ngoài có quách gỗ. Thi hài nam còn lại 1 ít xương và một số đồ tùy táng: 7nhẫn vàng, 1 cây quạt, 1 cây lược, 1 ống ngoáy trầu, 1 bình vôi Thi hài nữ cao 152cm, đã teo đét, sụnmủi và nhãn cầu mắt bị hủy hoại, tóc và móng tay chân còn chắt, các khớp chi và cỗ vẫn còn mềm mại,cổ đeo chuỗi hột bồ đề, hai cổ tay mỗi bên đeo 1 vòng vàng, thi hài được mặc nhiều lớp quần áo lụa vàgấm. Trong túi nhỏ có 4 tờ giấy gồm: lòng phái qui y, bài chú vãng sanh tịnh độ, bản hồng danh 5 vịphật, bài chú mật tông, trên có phủ triện còn đọc được chữ “ Hòang Gia … “. Dưới đáy quan tài có lớpnhựa thông và Tâm Thất Tinh – tấm ván có dục thủng hình sao Bắc Đẩu. Theo nghiên cứu bước đầu, thìđây là thi hài của bà Trần Thị Hiệu mất năm 1869, thọ 60 tuổi.*** Phòng 5: THỜI LÝ (thế kỉ XI – thế kỉ XIII)***Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Việt Nam chấm dứt hoàn toàn thời kì mất nước kéo dài hơn 1000 nămNăm 981, bằng sức mạnh của quốc gia thống nhất, Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh tan cuộcxâm lược thứ nhất của quân TốngNăm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triềi Lý. Công cuộc xây dựng đất nước được xúc tiến mạnhmẽ, quân đội được tổ chức chính quyNăm 1077, dân tộc Đại Việt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống lần thứ hai. Quyền bất khả xâmphạm, ý thức độc lập và chủ quyền dân tộc thể hiện qua bài thơ bất hủ của Lý Thừơng Kiệt – bản tuyênngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam“Nam quốc sơn hà nam đế cưTiệt nhiên định phân tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẵng hành khang thủ bại hư “Sau thắng lợi, nhà Lý khẩn trương xây dựng lại đất nước, khôi phục lại kinh tế, phát triển văn hoá nghệthuật. Có thể nói triều Lý là nhà nước phong kiến đầu tiên ở Việt Nam được thành lập và phát triển vềmọt mặt+ Bảng thống kê loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình nảy sinh biến loạn cácthế lực phong kiến nổi dậy, tranh chấp lẫn nhau dẫn đến loạn 12 sứ quân° Kiều Phong Hãn chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc – Vĩnh Phú)° Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ (Cấm Khê – Vĩnh Phú)° Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đèn (Yên Khê – Vình Phú)° Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây)° Đô Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Đông (Thanh Oai – Hà Tây)° Nguyễn Hưu Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn – Hà Bắc)° Lã Đường Lâm chiếm giữ Tế Giang ( Văn Lâm – Hải Hưng)° Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phú Liệt (Thanh Trì - Hà Nội)° Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu (Kim Đồng – Hải Hưng)° Trần Lãm chiếm giữ Bố Hà Khẫu Vũ Tiên - Thái Bình)° Vua Ngô là Ngô Xương Xí cũng rút về chiếm giữ vùng Binh Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hoá)+ Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (năm 968): diều này nói lên tinh thần độc lập dân tộctự chủ phủ nhận quyền bá chủ phương Bắc đã áp đặt lên dân tộc Việt Nam từ ngàn năm trước15TP. Hồ Chí Minh+ Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn kinh thành Hoa Lư làm kinh đô mới. Vùng Hoa Lư bốn phía núi nonhiểm trở, chỉ cần xây luỹ kiên cố nối liền, có thể chống lại những cuộc tấn công bất ngờ. Do thành HoaLư được dựng trên đất lầy, dễ lún, nên móng phải được gia cố, xử lý tốt bằng cách trải lót cành cây lẫnđất, đắp thành nhiều lớp, đá tảng đóng sâu xuống giữa móng, chân tường thành được chắc chắn+ Chân dung Lê Đại Hành: năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, vua nối ngôi còn nhỏ, nội bộ triềuđình xung đột. Lê Hoàn là người có uy tín nhất nên được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lậpnên nhà tiền Lê. Ong đã lãnh đạo nhân dân chống quân Tống xâm lược lấn thứ nhấtNăm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, dặt tên nước là Đại Việt, lập ra triều Lý+ Chế độ quan chế thời Lý:° Đứng đầu là Vua rồi đến các quan chức cao cấp văn võ. Năm 1042 bộ luât Hình thư được ban hànhcũng là bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển lựa nhân tài. Chứng tỏ nhànước trung ương đã tương đối ổn định.+ Anh lập thương cảng Vân Đồn: thương cảng này được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóavới nước ngoài. Thương cảng quan trọng và sầm uất nhất của Đại Việt+ Anh phong cấp ruộng thác đao tiền và thực ấp: Vua có quyền đem một số hộ nông dân hoặc ruộng đấtcủa công xã phong cấp cho quý tộc, quan lại cao cấp. Những người nông dân phải nộp đủ tô, thuế , laodịch, đi lính cho người được phong. Ruộng đất do ban thưởng, phong cấp thường được gọi là “ruộngném đất”. Tương truyền rằng người được thưởng đứng trên núi ném đao đi xa đến đâu thì chiếm đất đếnđấy.+ Tủ đựng những đồng tiền thời Lý:° Thuận Thiên thông bảo (1042 – 1028)° Minh Đạo thông bảo (1042 – 1162)° Đại Minh thông bảo (1140 – 1162)Đồng tiền hình tròn, có lỗ hình vuông ở giữa, tượng trưng cho trời và đất. Bề mặt có niên hiệu vua. Bềtrái thường để trơn, có khi đề chữ chỉ năm đúc, nơi đúc, giá trị tiền+ Bản đồ chiến thắng quân Tống (1070 – 1077): Dưới triều vua Lý Nhân Tông, nhằm đối phó với thamvọng xâm lược của nhà Tống, Phụ Quốc Thái úy (tể tướng) Lý Thường Kiệt đã trực tiếp, chủ động tổchức tiến công thẳng sang đất Tống để tự vệ. Năm 1076, thành Ung Châu bị chiếm giữ. Lý Thừơng Kiệtcho phá hủy kho trữ lương thực, dùng đá lấp sông, chặn đường tiếp viện của địch rồi nhanh chóng rút vềnước, chuẩn bị cuộc kháng chiến quy mô lớn “phòng tuyến sông Cầu”. Nơi đây đã quyết định sự thảmbại của quân Tống+ Hộp hình phòng tuyến sông Cầu ở Hà Bắc: tất cả đường bộ từ phía Đông Bắc tiến vào Thăng Longđều phải đi qua ngã sông Cầu. Lợi dụng địa thế lòng sông như một chiến hào thiên nhiên lợi hại, suốt từchân núi Tam Đảo đến Lục Đầu, Lý Thường Kiệt đã cho đắp đất cao mấy thước, đóng tre làm dậu dàymấy tầng “sông sâu, thành cao, dậu dày” tạo thành chứơng ngại vật kiên cố làm tuyến phóng ngự lóncủa quân ta. Cuối năm 1076 đầu năm 1077 địch đưa muời vạn quân tác chiến và 20 vạn dân binh đánhĐại Việt theo hai đường thủy và bộ. Thủ binh Tống bị quân ta đánh bật ra khỏi vùng biển Đông Bắc,còn bộ binh chia làm hai cụm đóng bên bờ bắc sông Cầu, do những tướng giỏi của nhà Tống là QuáchQùy, Triệu Tiết chỉ huy chia làm 2 lần đột phá trận tuyến ở bến đò Như Nguyệt nhưng đều bị LýThường Kiệt phản kích kịp thời. Địch phải chuyển từ thế tiến công sang thế phòng ngự. Lý Thường Kiệtvượt sông bất ngờ đánh úp doanh trại chính của quân địch ở quảng sông Tháo Túc. Lực lượng địch bịchia cắt và bị tiêu diệt hơn một số quân. Tháng 3 năm 1077 quân Tống rút chạy về nước trong càng hoảnloạn+ Bia Linh Xứng: Dựng năm 1126 ghi lại thân thế sự nghiệp công lao to lớn của Lý Thường Kiệt quacác chiến công: Khâm, Liêm, Ung Châu, phòng tuyến sông Cầu, đồng thời nói lên sự ra đời và phát triểncủa Phật giáo thời Lý+ Chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diện Hựu): xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông, xây dựng vớinguy6en nhân vua nằm mơ thấy thấy Quan Am dẫn mình lên toà sen, chùa được xây để thờ Quan ThếAm Bồ Tát mang ý niệm cao cả: lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Chùa được khôi phục năm 1954, vì chùa16TP. Hồ Chí Minhgốc đã bị thực dân Pháp phá huỷ trước khi chúng rút lui. Chùa Một Cột hiện nay nằm trong quần thểkiến trúc Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội+ Tượng A Di Đà (1057 – Hà Bắc): Đây là pho tượng quý có từ thời Lý, làm bằng đá, cao 1,87m, bệtượng hình bát giác, có nhiếu bậc cao 0,9m, bố trí hoa văn. Tượng Phật trưng bày ở Bảo tàng được làmbằng thạch cao từ nguyên bản bằng đá, đặt ở chùa Phật Tích (Hà Tây)+ Tủ gốm kiến trúc:° Gạch thời Lý : được tìm thấy ở chùa Phật Tích với bề mặt được khắc nổi hai hàng chữ Hán theo chiềudọc:“Lý Gia đệ tam Đế Chương Thánh gia Khánh thất niên tạo”Có ý nghĩa được làm năm thứ 7 (1065), đời vua Lý Thánh Tông° Hai khối hoa sen: Trong lòng khối hoa sen co “lõi” hình ống, rỗng, lòng nhô cao hơi loe ra, khối sennhỏ, đường kín 0,3m, đặt trong lòng khối sen lớn đường kín 0,5m, bằng đất nung, màu đỏ gạch, chạmnổi thành 3 lớp cánh sen° Khối vòm tháp: Chạm nổi cầu kì, trai chuốt hoa cúc dây uốn lượn hình sin, treong mỗi khúc uốn cóhình bông cúc tròn, lá rải dều từ đầu đến cuối° Mãnh kết tầng tháp: mặt ngoài chạm nổi hoa chanh 4 cánh và diềm cánh sen° Hai mô hình nhà: trên thường cham hoa chanh, mái ngói hình ống, đầu ngói trang trí những cánh hoa,cửa chính có vòm cong° Một pho tượng phỗng: tượng bị mất đầu, quỳ gối, hai tay buông so le.+ Khối bề sen bằng đá Sa Thạch: đường kín 45cm, có lẽ là Phật, mặt bệ phẳng, chung quanh chạp nổihai lớp hoa sen, mỗi lớp 16 cánh.+ Tủ gốm gia dụng: tiêu biểu là loại gốm men ngọc, phủ ngoài cốt gồm 1 lớp men trong, dày, màu xanhlục hay màu trắng ngà. Cốt gốm cứng, rắn và nặng, được tạo dánh thanh mãnh+ Chiếu dời đô: Vào thời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh về mọi mặt. Nền văn hóadân tộc được mở mang và phát triển xây dựng nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc – nền vănhoá Thăng Long hay nền văn hóa Lý-Trần***Phòng 6: THỜI TRẦN (Thế kỉ XIII - thế kỉ XIV) ***Năm 1266, triều Lý suy vong, triều Trần được thành lập, đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và quyluật phát triển của lịch sử+ Bản đồ cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ từ Á sang Au (thế kỉ XIII - XV): lãnh thổ đế quốc MôngCổ Mông Cổ đã được mở rộng đến sát biên giới Đại Việt. Chính trên bước đuờng xâm lược, chúng đãvấp phải một bức lũy thép, đó là dức kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân Đại Việt+ Bàn đồ 3 lần chiên thắng quân Nguyên Mông:° Lần thứ nhất (1258): với 3 vạn kị binh, bị đánh thảm bại, phải rút lui về Vân Nam° Lần thứ hai (1285): với lực luợng viễn chinh lớn. Cuộc kháng chiến lần thứ hai này gay go và ác liệt,quân thù càng thất bại nhục nhã và thắng lợi của Đại Việt càng thắng lợi vang dội° Lần thứ ba (1288): hủy bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản để dồn lực lượng vào xâm lược Đại Việt. Lầnnày ngoài bộ binh, kị binh, còn tăng cường thêm thủy binh và một đoàn thuyền tải lương. Nhưng cuộcxâm lược lần thứ ba của quân thù lại bị đập tan+ Bản liệt kê: danh nhân danh tướng thời Trần° Trần Thủ Độ° Trần Quốc Tuấn° Trần Nhật Duật° Trần Quang Khải° Trần Khánh Dư+ Ba cọc gỗ Bạch Đằng: theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn, quân dân ta xẻ gỗ lim, gỗ táo đẽo nhọn,cắm xuống sông tạo bãi chướng ngại vật lớn ngăn cản các chiến thuyền địch khi thủy triều xuống. Chiếnthắng này đã làm thất bại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp của đế quốc Mông Cổ để mở rộng xâmlược xuống các nước Đông Nam Á17TP. Hồ Chí Minh+ Gốm trang trí "thời Trần" rât đa dạnh thường được nung, một số có phủ men, những hình tượng rồng,phượng với những nét cong tròn mềm mại tinh tế, những viên ngói Mũi Hài phủ men dày đầy đặn, gạchlát nền lớn ở phủ Thiên Trường, trên mặt gạch in nổi những hình hoa sen, cúc, chanh cách điệu+ Thạp gốm hoa màu nâu: tìm thấy ở Thanh Hóa, cao khoảng 70cm đường kính khoảng 63cm, phản ánhtinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam dưới thòi Trần+Mô hình tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú), tháp Phổ Minh (Biên Hòa): Ở thời Trần, Phật giáo giữ vai trò chủđạo trong đời sống tinh thần° Bình Sơn (còn gọi là tháp Then hay chùa Vĩnh Khánh): Ở Tam Sơn tình Vĩnh Phúc, có 12 tầng cả bệ,cao 16m, có hoa văn trang trí° Tháp Phổ Minh: ở xã Tức Mặc có 14 tầng cao trên 22m, tường dưới xây bằng đá, 13 tầng trên đều xâybằng gạch, được trang trí bằng những tượ đá bằng rồng và sóc+ Cánh cửa chạm khắc gỗm Phổ Minh: Đây là 1 trong 4 cánh cửa bộ của chùa được làm bằng gỗ lim,lắp ngay lối đi vào chính giữa chùa. Đề tài trang trí là những hình rồng uốn khúc quen thuộc, những hoavăn són nước gợi cho chúng ta có cảm gíc uy nghi trang nghiêmtrước lúc buớc vào chiêm ngưỡng phậttổ+ Hổ đá lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình):biểu tượng của uy quyền nhà vua, vừa được tôn thờ như ngườibảo vệ đền chùa, lăng tẩmSau 30 năm kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi (1258 - 1288), nhà Trần lúc đầu ra sứcphục hồi kinh tế và phát triển văn hoá, nhưng về sau lại lo củng cố địa vị thống trị, thâu tóm nhữngthành quả đấu tranh , xây dựng của nhân dân. Trong ti`nh trạng rối ren đó Hồ Quý Ly, một quý tộc cóthế lực thời Trần , lâp ra vương triều mới, đó là triều Hồ***Phòng 7: THỜI LÊ (thế kỉ XV - thế kỉ XVII) ***Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong kháng chiến chống quân Minh (1407). Nước ĐạiViệt rơi vào ách thống tri phong kiến của các nước, do các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát nên cuốicùng đều thất bại. Cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm trải qua bao nhiêu gian khổ, mấtmát hy sinh. Năm 1427 Lê Lợi lâp đánh đuổi quân Minh lập ra triều Lê+ Tủ vũ khí thời Lê: còn thô sơ gồm dao, kiếm, mũi lao, ngoài ra còn có khẩu súng bằng đồng, đạn bằnggang hay đá, súng ở đây có 2 khoang, 1 chứa chất nổ gắn ngòi, khoang trên chứa đạntròn bằng gang hayđá+ Hộp hình Ai Chi Lăng (Lạng Sơn): Địa hình hiểm trở, hướng hành quân của 10 vạn quân Minh, vì vậynơi đây rất thích hợp làm trận đại mai phục. Tháng 10-1427 giặc đã lọt vào trận địa này. Liễu Thăng bịchém đầu, quân ta đã tiêu diệt 1 vạn quân. Chiến thắng này góp phần quan trọng vào việc giải phóng đấtnước khỏi ách đô hộ của nhà Minh+ Chân dung Nguyễn Trãi (bản photo dệt lụa): Ong là vị anh hùng dân tộc niềm tự hào của nhân dân ta,ông là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Minh+ Một số đền thờ: Để tỏ lòng những người có công với đất nước, nhân dân Việt Nam ở mọi nơi đềudựng đền thờ tưởng niệm họ+ Anh đền thờ Lê Lợi (Lam Sơn - Thanh Hóa), (1385-1433): Đau lòng trước cảnh nuớc mất nhà tan,ông nuôi chí diệt thù cứu nước, đem cả tài sản và tâm huyết của mình để thực hiện lý tưởng đó. Dẹpxong giặc Minh, Ông lên ngôi lập ra nhà Lê+ Anh đền thờ Nguyễn Xí ( Nghi Hợp - Nghi Lộc - Nghệ An)° 1396 - 1465: Ở làng Thượng Xà huện Chân Phúc, gia đình bản thân ông sống bằng nghề buôn muối,Ong gia nhập quân Lam Sơn, lập được nhiều chiến công oanh Liệt+ Tiền thời Lê: Nền kinh tế phục hồi và phát triển công thương nghiệp nên nhà nước mở xưởng đúc tiềnvà vũ khí. Tiền thời Lê sơ không thấy có những gang, sắt, thiếc chủ yếu là bằng đồng. Có nhiều loại:° Thiệu Binh Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1434 - 1449)° Đại Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)° Thái Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)° Diên Ninh Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)° Quang Thuận Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)18TP. Hồ Chí Minh° Hồng Đức Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)+ Tủ con dấu thời Lê: Lam bằng, kim loại được khắc bằng chữ Hán, hình dáng kích thước được quyđịnh bởi các cấp, tổ chức khác nhau. Ở đây có một con dấu bằng đồng tìm thấy ở Quãng Ngãi năm1988, dấu làm vào năm 1471, lưng ghi chữ Hán: "An của Ty Thừa Tuyên Sứ cai trị xứ Quảng Nam - TyThượng Bảo chế tạo. Hồng Đức thứ hai (1471)".+ Tổ chức chính quyền thời Lê+ Sơ đồ tổ chức quân đội+ Chế độ ruộng đất: Thời Lê chia theo hai chế độ: quân điền, Lộc Điền. Tât cả dân trong xã đều chiađược ruộng, không đều nhau mà theo chức tước, bậc cấp xã hội, 6 năm được cấp 1 lần. Quan được 11phần, dân được 2 phần rưỡi+ Tượng Quan Am nghìn mắt, nghìn tay: được làm vào năm 1656, ý nghĩa và gía trị của bức tượng ởchổ gợi lên hình ảnh tượng trưng cho bàn tay, khối óc, lao động và trí tuệ, biểu hiện sức sống và sự vươnlên của người+ Gốm thời Lê: làm từ loại men trắng hoa lam, có nhiều loại tô, chén, dĩa, chân đèn …Thời gian này có nhiều trung tâm sản xuất: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Hà), Chu Đậu, HợpLê (Hải Hưng), tới thời Mạc gốm thường ghi niên hiệu nơi làm và người sản xuất+ Ngoài ra còn có những bản sao hiện vật như: các loại vũ khí, đầu rồng (Lam Sơn - Thanh Hoá), lân,bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)***Phòng 8: THỜI TÂY SƠN (Thế Kỉ XVIII)***Vào giai đoạn này phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng tòan diện do sự tranh chấpgiữa các tập đoàn Phong kiến+ Xung đột Bắc - Nam(1527 - 1592)+ Trịnh Nguyễn (1627 - 1672)+ Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIIILà thời kì của phong trào nông dân chống phong kiến nổ ra ở khắp nơi cả đàng trong lẫn đàng ngoàiĐặc biệt vào mùa xuân 1771, khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc,Nguyễn Lữ đã lật đổ nền thống trị của chúa TrịnhĐồng thời phong trào Tây Sơn còn chống lại cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân Xiêm (TháiLan) phía Nam và quân Thanh (Trung Quốc) phía Bắc+ Tủ đồ gốm thời Tây Sơn: Kế thừa truyền thống và tiếp tục phát triển truyền thống "gốm Hoa Lam"thời Lê, gốm thời kì này mang tính dân tộc như bình vôi, âu dựng nước+ Trống đồng Cảnh Thịnh: Tuy không có những hoa văn đặc sắc nhưng đã thể hiện tinh thần dân tộc,được đúc vào năm 1801+ Chuông đồng đúc năm 1779+ Ngoài ra còn có trên 68 hiện vật của thời kì này được trưng bày gồm: tiền, vũ khí Trung Quốc, lục lạc,bình bằng đồng, lư hương, bình, nậm rượu, tô, chén bằng gốm, tượng phật, la hán bằng gỗ+Bản đồ chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1784 - 1785)+ Hộp hình Trận Gạch Rầm - Xoài Mút (Mỹ Tho - Tiền Giang)ª Hộp hình đã tái hiện trận đánh oanh liệt này do Nguyễn Huệ lãnh đạo, Ong đã cho bố trí một trận địamai phục tại đây. Thuỷ binh dấu sâu trong các nhánh sông nhỏ giữa cù lao. Bộ binh, pháo binh mai phụctrên bờ. Trên cù lao giữa sông ngày 19-01-1785 địch đã kéo toàn bộ lực lượng tiến đánh Tây Sơn ở MỹTho. Ong cho pháo binhbất ngờ nhả đạn làm cho địch rối loạn đội hình. Kết quả toàn bộ địch bị đánhbại, hơn 4 vạn quân xiêm bị tử trận.Với chiến thắng lẫy lừng đó quân dân ta đã đ165p tan âm mưu xâm lược và hành động bán nứơc củaNguyễn Anh+ Bản đồ: Quang Trung đại phá quân ThanhĐược tin báo cấp ngày 21-12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, lâp tức lãnh đạo tiếnqu6an ra Bắc đánh quân xâm lượcª Ngày 25-01-1789:Đạo quân chủ lực vượt sông Đáy mở cuộc tiến công đại phá quân Thanhª Ngày 28-01-1789: bao vây và hạ Đồn Hạ Hồi19TP. Hồ Chí MinhNgày 30-01-1789: Dùng thương binh và cảm tử quân triệt phá đồn Ngọc Hồi trong vòng 5 ngày đêm đêm, đầu xuân Kỉ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân Thanh xâm lược+ Hộp hình chiến thắng Ngọc Hồi : Mờ sáng ngày 30-01-1789 quân ta bước vào trận quyến chiến vớiđịch ở đồn Ngọc Hồi. Vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận công đồn ác liệt, đội tượng binh gồm 100con voi chiến của Tây Sơn xông vào tấn công, với kị binh của quân Thanh đã xông ra nhưng nhanhchóng tan vỡBọn chúng đã bắn đại pháo, cung tên để cản đường quân ta, đội xung kích của Tây Sơn với nhiều chiếnsĩ cảm tử, dùng lá chắn lớn, che mình xông vào chiến luỹ địch và gía chiến. Đạo quân Tây Sơn ào ạtxung phong trận địa trước sức mạnh của quân đồn Ngọc Hồi bị san phẳng+ Tranh gò đồng, Xuân chiến thắng Đống Đa: Mô tả cảnh đoàn quân Tây Sơn chiến thắng do vua QuangTrung lãnh đạo, trong chiên bào nhuộm đen. Quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long giữa mùa xuân rựcrỡ hoa đào này mùng 5 tết Kỷ Dậu - Xuân 1789+ Tủ vũ khí thời Tây Sơn: Kỷ thuật quân sự thời Tây Sơn có nhiều bước phát triển hơn so với trướcª Vũ khí mang nét hơn so với trướcª Pa - Nô, Các lệnh chỉ về chính sách Khuyến Nông: Năm 1789, Vua Quang Trung ban bố phục hồiquân phiêu tán, khai khẩn đất bị bỏ hoang đồng thời đề ra nhiều chính sách kinh tế, chú ý phát triểnnông nghiệp động viên nông dân sản xuấtª Quang Trung ra lệnh bãi bỏ một số thuế công thương nặng nề, mở rộng buôn bán vời nước ngoài, mởmang công cuộc phát triển. Những điều này mở ra hướng phát triển mới cho xã hội Việt Nam lúc đó+ Chiếu dịch sách Hán ra chữ Nôm của Quang Trung: việc học được mở rộng và chế độ thi cử đượcchấn chỉnh. Đặc biệt Vua Quang Trung rất coi trọng chữ Nôm, muốn đưa địa vị chữ Nôm lên đại vị chữviết chính thức của quốc gia. Ong cho lập viện Sùng Chính, để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm nhằm dạycho dân. Từ đó chữ Hán không còn chiếm địa vị độc tôn nữa. Đó là bước phát triển với nền văn hoá dântộc***Phòng 9: Thời Nguyễn Và Phong Trào Chống Thực Dân Pháp(Thế Kỉ XIX - Đầu Thế Kỉ XX)***+ Bảng chế độ ruộng đấ thời Nguyễn:ª Quảng điền: Ruộng đất 3 năm chia lại 1 lần, quan Nhất Phẩm 15 phần Cửu Phẩm 8 phần, lính CấmBinh 9 phần, Tinh binh 8 phần, dân đinh 5 phần rưỡi, mồ côi phụ nữ góa 3 phầnª Chính sách khẩn hoang:- Đồn điền- Doanh điền- Khẩn hoang ruộng đất bỏ hoang ở địa phương+ Hình ảnh dân số xã hội Việt Nam (thế kỉ XIX - thế kỉ XX): Anh được chụp lại và phóng to, songchúng ta vẫn còn thấy được sự đón tiếp long trọng của triều Nguyễn tiếp phái đoàn nước ngoài ở kinh đôHuế+ Hiệp ước bán nước+ Bảng thống kê một số cuộc khởi nghĩaª Khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Thái Bình - Hải Dương (1821 - 1827)ª Khởi nghĩa Nùng Vằn Vân ở Tuyên Quang - Thái Nguyên.ª Năm 1859 - 1861, khởi nghĩa Trần Thiệu Chính, Lê Huy, Dương Đình Tân ở Gia Định giết quan baBarbe đánh tàu Primoget.ª Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (1861 - 1868) đốt tàu Espérance ở vàm sông Nhật Tảo(Long An)+ Tủ vũ khí của Pháp: Trong thời kì xâm lược Việt Nam, Pháp đã sử dụng nhiều phương tiện, vũ khíhiện đại như tàu, xe, đại bác … những khẩu súng trưng bày ở đây phần nào nói lên sự quy mô ác liệt củacuộc chiến tranh.+ Tủ vũ khí quân Việt Nam: có nhiều loại dao, kiếm, mã tấu súng trường …..20TP. Hồ Chí Minh+ Mô hình trận đánh tàu Espérance: Nguyễn Trung Trực đã chiêu mộ nghĩa quân và lập 1 chiến côngvang dội trên vàm sông Nhật Tảo ngày 10-12-1861. Trận đánh này đã đốt cháy và đánh chìm pháo hạmEspérance, diệt 37 quân địch.Ông đã có câu nói nổi tiếng: "Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nuớc Nam thì mới hết nguời Nam đánhTây"+ Tranh tấn phong Trưong Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái (do hoạ sĩ Phi Hoành thực hiện năm 1986bằng bột màu): Trương Định quê ở Bình Sơn - Quãng Ngãi, đã chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp khichúng đến Gia Định (1859). Sau trận đánh quyết liệt ở Sài Gòn, các tỉnh xung quanh và sau trận đánhquyết liệt trên sông Soài Rạp ngày 20-08-1864 ông đã bị thương nặng và tự xác để không bị quân địchbắt+ Tủ một số tác phẩm của Nguyễn Ai Quốc và đảng Cộng Sản Đông Dương: tiêu biểu như "Le Paria","Đuờng Cách Mệnh", đặc biệt là "Luận cương chính trị của đảng Cộng Sản Đông Dương", năm 1930vạch ra đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắnglợi khác+ Tủ tiền thời Nguyễn: các vua thời này chú ý đến việc đúc tiền, mỗi vua có cách đúc tiền khác nhauª Thời vua Tự Đức cho phép địa phương đúc tiền: Hà Nội, Bắc Ninh … nhưng mang lên từng địaphươngª Ở Bảo táng có một số loại tiền thời Nguyễn:Tự Đức Thông BảoĐồng Khánh Thông BảoThành Thái Thông BảoDuy Tân Thông BảoKhải Định Thông BảoGia Long Thông BảoMinh Mạng Thông BảoBảo Đại Thông Bảo+Tủ áo thời vua Nguyễn: Ở đây trưng bày áo vua, quan văn, quan võ. Ao vua có thêu rồng 5 móng, nềnvàng, mắt rồng, có con ngươi khác biệt áo quan rồng chỉ được thêu 4 móng+ Ngoài ra còn trưng bày đồ gỗ, khám thờ, gương gia dụng, sập gỗ cẩn ngà voi, bình phong. Đáng lưu ýlà bức bình phong tại đây cho thấy đ1o là một bức tranh đệiu khắc hoàn hảo của Việt Nam ở thế kỉ XX+ Bên cạnh đó đến phòng này chúng ta còn thấy tủ tr7ng bày đồ thủ công mỹ nghệ với những chiếckhay, hộp được cẩn xà cừ rất đẹp+ Song song với trình độ cao về thủ công mỹ nghệ, thì nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam thời Nguyễn đãgóp phần đem lại niềm vui tinh thần lạc quan cho con người thưởng thức nó. Nhạc cụ thời này nhiều loạikhác nhau: đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo tiêu, bộ gõ…+ Tủ gốm men Lam Huế: trưng bày đa dạng: bình trà, tô, chén, dĩa … đặc trưng loại gốm này thường ởvùng Giang Tây (Trung Quốc) Nhưng đối vời những sản phẩm này do người Việt vẽ mẫu***Phòng 10: GỐM CỔ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á***Tại đây giới thiệu các hiện vật gốm từ đất nung tới sành sứ, thuôc các nước châu Á như:+ Gốm Nhật: Trưng bày 2 chiếc bình lớn men xanh trắng mỗi chiếc cao 1,67m, có niên đại từ đầu thế kỉXVII - đầu thế kỉ XX, vớ cổ rời, vẽ hoa lá, chim, bướm, và co phủ nhũ vàngở các cánh hoa, lá ngay giữathân bình, men ngũ sắc thuộc các dòng gốm Hizen, Satsuma …+ Gốm Thái: tưong đối phong phú với các loại gốm Sawamkhalok và Bencharông hiện có tại bảo tàngtừ trước năm 1975 và nhận về từ bảo tàng Kiên Giang - do tìm thấy trong 1 chiếc tàu đắm ở Hòn Dầm+ Gốm Campuchia: các loại gốm đặc trưng Campuchia phát triê%n vào thế kỉ XII - XII với kĩ thuật nằngốm bằng tay và nugn nhẹ lửa, chủ yếu là đồ dùng trong sinh hoạt, thờ cúng+Gốm Việt Nam: chiếm số lượng khá lớn có niên đại từ thế kỉ XVII - XIX đa phần là các đồ dùng trongsinh hoạt, thờ cúng (lư hương,bát nhang) từ lò Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nôi), và một sốloại men xanh trắng được các vua quan nhà Nguyễn đặt Trung Quốc sản xuất21TP. Hồ Chí Minh+ Gốm Trung Quốc: Gốm Trung Quốc rất tinh xảo và phát triển, nó không chỉ phục vụ cho nhu cầutrong nước mà để xuất khẩu ra nước ngoài, có niên đại từ thế kỉ thứ VII - XIX (thời nhà Đường đến đờinhà Thanh). Các loại gốm từ các tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc), một số đượcvớt lên từ con tàu đắm ở Hòn Dầm (Kiên Giang)***PHÒNG 11: VĂN HOÁ ÓC EO (Thế Kỉ I - Thế Kỉ VI)***Đầu tiên khi bước vào phòng này chúng ta sẽ thấy một gian phòng trưng bày những công trình nghiêncứu của ông Vương Hồng Sển.Văn hoá Oc Eo :- Là nên văn hóa được phát triển từ thế kỉ I - VI (trước công nguyên) ở lãnh thổ đồng băng Nam Bộ.- Hiện nay ở Bảo tàng đã lưu giữ và sưu tập hiện vật Oc Eo phong phú , đa dạng:ª Tủ đồ đá: có các công cụ rìu tứ giác, rìu có vai, khuôn đúc trang sức, bàn nghiền và chày nghiền dùngđể nghiền các loại hương liệu hoặc nghiền bột màu để vẽ tượngª Tủ đồ đồng: Bao gồm các loại vật dụng như nhạc cụ, tượng Phật. Những dụng cụ bằng đồng có nguồngốc bản đại đã góp phần khẳng định trình độ kĩ thuật luyện đồng đúc đồng của dân cư Óc Eoª Trong nghề thủ công thì đồ gốm của dân cư Oc Eo là phát triển mạnh và chia làm 3 nhóm:Dụng cụ làm gồm: Chày nhào đất, bàn dập hoa văn, đồ chà láng. Chúng cũng tạo điều kiện cho việc tìmhiểu và đánh giá kĩ thuật tạo gốm thời bấy giờGốm gia dụng: Chai, tô, dĩa … . Ngoài việc sử dụng chúng trong sinh hoạt hằng ngày, cư dân Oc Eo còndùng sản phẩm gốm trong nghề đánh cá và nghề dệtGốm kiến trúc: Gạch ngói, động vật hình đỉng tháp, vật trang trí hình ngườiª Tủ đồ đá quý: Với kĩ thuật mài cưa dũa chạm … nguời dân Oc Eo đã tạo ra bông tai, con dấu chuỗi hạtmã não ngọc tím .… Qua đó ta thấy được sự hiểu biết của họ về các loại đá quý rất caoª Tranh di tích Oc Eoª Tủ khim loại: Thợ thủ công Oc Eo đã sử dụng kim loại để chế tạo ra đồ trang sức. Đặc biệt có sự xuấthiện của đồng tiền kim loại vàng có khắc hình hoàng đế La Mã, phù điêu Ba Tư, đồng tiền mặt trời …có nguồn gốc từ Thái Lan, hình con ốc trên đồng tiền có nguồn gốc từ Miến Điện, chứng tỏ lúc bấy giờcư dân Oc Eo đã giao lưu Quốc tế rất rộng, đó cũng là một thời kì thịnh vượng.ª Sự hiện diện tượng Phật trong di tích Oc Eo chứng tỏ phật goái cũng chiếm một vị trí quan trọng trongcuộc sống của họª Hình thức cư trú của cư dân Oc Eo thời bấy giờ là nhà sàn, di tích còn lại mà ta thấy ở bảo tàng đó làcột nhà sàn cách 1400 năm***Phòng 12: NGHỆ THUẬT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(Thế Kỉ VII - Thế Kỉ XIII) ***Nơi đây trưng bày các tác phẩm bằng đá được điêu khắc bởi chính những cư dân bản địa của vùngĐBSCL:- Tượng Quan Am: Đây là pho tượng Phật quý hiếm của Bảo tàng, cao 0.9m, được tìm thấy ở Ngai HoàThượng, tỉnh Trà Vinh, niên đại từ thế kỉ VII – VIII- Tượng Visnu: có niên đại từ thế kỉ VII - VIII, được tìm thấy ở Bến Tre, An Giang, Long An. Mìnhtượng trần, không đeo trang sức, tay cầm 4 vật: vỏ ốc đĩa tròn bông sen và gây- Tượng Linga và Yoni: Linga là vị thần tương trưng cho tinh thần tuyệt đối dưới hính ảnh Linga - Yoniđồng thời cũng là hình ảnh sáng tạo- Thần Surya: còn gọi là thần mặt trời tượng này được lảm từ TKVII tìm thấy ở An Giang và Đồng Tháp- Tượng Nam thần: Ở TkVII - VIII tìm thấy bắng nguyên liệu sa thạch màu xám- Tượng Nữ thần: tìm thấy ở Hà Tiên có niên đại sớm hơn các tượng khác, tượng không đeo trang sức,dáng người thô, mang dấu ấn điêu khắc của An Độ- Tượng thần Ganesa: là thần của tri thức trí tuệ, tượng mình người đầu voi, tượng là 1 vị phúc thần,người dân buôn bán luôn cầu xin để buôn bán phát đạt- Tượng nữ thần Uma: là vợ của Siva, có 4 tay, 2 tay giơ ngang lên đầu, tay phải cầm ốc, tay trái cầm đĩatròn. Bên tương tạc đầu trâu dưới chân nữ thần. Tương tìm thấy ở Tây Ninh TkVIII, cao 0.9m- Tượng đầu thần Visnu22TP. Hồ Chí Minh- Tượng bò Nandin***Phòng 13: BẾN NGHÉ - SÀI GÒN***+ Tủ hiện vật bến đò: Di tích tìm thấy gồm rìu đá có vai, rìu đá tứ giác, đục đá, cuốc đá … . Di tích bếnđò xuất hiện cách nay khảong 4000 năm+ Hiện vật Gò Cát: Di tích Gò Cát thuộc ấp chùa Ong, xã Thạnh Mỹ Lợi, TPHCM, phát hiện năm 1985,di tích Gò Cát cách nay 3000 nămMộ đất Giồng Phiệt theo giám định đó là xương của 1 người nam khoảng 50-60 tuổi , xương còn gầnđầy đủduy chỉ không tìm được xương bàn chânCác tên gọi trước của Sài Gòn là:Bến Nghé - Sài GònHuyện Tân BìnhSài Gòn - Chợ LớnPhủ Tân BìnhTỉnh Chợ Lớn - Tỉnh Gia ĐịnhTỉnh Phiên AnSài Gòn - Gia Định - Tân BìnhSài Gòn - Gia ĐịnhTỉnh Sài GònNay gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh+ Mô hình: thành Gia Định xưa+ Theo bản đồ TPHCM thì Gia Định xưa nằm ở các đường Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kì Khởi Nghĩa, Lý TựTrọng và Đinh Tiên Hoàng .***Phòng 14: NGHỆ THUẬT CHĂMPA***Vương quốc Chămpa có quá trình hình thành và phát triển cuối TK II sau Công Nguyên, Nhưng tên gọiChămpa là do 1 quốc gia thống nhất cuối TK VI, đây là nước tiếp thu ảnh hương tôn giáo Ấn Độ từ sớm, tuynhiên Chămpa vẫn tạo những net tôn giáo văn hoá riêng của mình. Chămpa là là sự kết hợp giữa vương quyềnvà thần quyền đã làm chi phối mạnh ở lãnh vực văn hóa. Khi đến dây ta thấy rõ nghệ thuật điệu khắc củaChămpa sinh động nói về cuốc sống xã hội mang nét văn minh phương Đông. Những hiện vật tiêu biểu màBảo tàng còn lưu giữ:+ Đầu tược quỷ Asura: Tìm thấy ở Khương Mỹ - Quãng Nam Đà Nẵng TK X.+ Tượng nữ thần Laskmi: Theo thần thoại An Độ được coi là vợ thần Visnu và được xuất hiện trong cuộc"Quấy biển sữa" của các thần và loại quỷ để tìm thuốc trường sinh bất tử. Nữ thần còn được gọi với tên là nữthần sắc đẹp hay nữ thần thịnh vương+ Bệ thờ 9 vị thần: Bệ này còn được gọi là "Trụ Ngạch Cửu Tú" thường phổ biến ở Campuchia nhưng hiếm ởChămpa. Đây cũng là bệ thờ 9 vị thần duy nhất còn được thấy ở Chămpa hiện nay .+ Tương thần Genesa: Tượng này vào TK VIII - X, là con của thần Siva được xem là thần hộ mệnh hay phúcthần, được nhiều nơi ở châu Á tôn thờ như Chăpa Tây Tạng CampuchiaNepan Nhật Bản đến thế kỉ thứ X tônthờ Ganesa như 1 vị thần tối cao. Không chỉ những người theo An Độ mà cả người theo Phật giáo cũng tônthờ vị thần này vì cho rằng thần này có tài gây ra và dập tắt mọi khó khăn trở ngại, có quyên ban hay khôngban mọi sự tốt lành, có quyền đồng ý hay không bất cứ việc gì.+ Thần Indra: Tìm thấy ở TK X ở Quãng Nam - Đà Nẵng, được xem là vị thần tối cao đứng đầu các vị thần,được gọi là thần sấm sét hay thần mưa.+ Nhóm tượng múa khăn: Với bốn hiện vật được trưng bày. Hai tượng có nguồn gốc Khương Mỹ, tượng cónguồn gốc từ Trà Kiệu Quãng Nam - Đà Nẵng. Các tượng múa hát thể hiện những động tác nhịp nhàng uyểnchuyển, khoáng đạt, có thể là điệu múa "Bà bóng" trong sinh hoạt tôn giáo+ Tu sĩ Bàlamôn: Tư thế ngồi thiền tay cầm chuỗi hạt. Nhưng quan sát kĩ có thể đây là vị Phật. Ta có thể thấyđược tư thế ngồn thiền và đặc biệt là đông tác bắt ấn hiện pháp luân của Phật+ Thần Visnu: Được coi là thần bảo vệ đền tháp và tôn giáo, tìm thấy ở Tk IX - Tk X+ Tượng sư tử: Hình tượng sư tử tập trung ở điêu khắc Trà Kiệu. Kinh đô đầu tiên của Chămpa mang tên TPsư tử. Bốn trong năm tượng sư tử trưng bày ở đây thuộc Trà Kiệu. Hầu hết hình tượng sư tử là sư tử đực. Biểutượng sức mạnh và quyền uy của dân tộc Chămpa+ Tượng Maraka và Kala: tượng Maraka (thủy quái), phổ biến trong điệu khắc Trà Kiệu thừong thể hiện ởphần đầu bao giờ cũng lộ rõ vòi và hành răng. Maraka là đối tượng thờ có liên quan với lễ hiến tế của người23TP. Hồ Chí Minhvà vật. Hiện tượng này co thể thấy qua hai vật: một là Makara đang nuốt chân người, còn hiện vật kia thể hiệnKala ( được coi là thần Hắc hay hung thần) mỗi bên hàm ngâm 1 con nai, nai được biểu hiên ở tư thế cố nhảyra khỏi miệng của Maraka và Kala+ Tượng chim thần Garuda: Trong số 3 hiện vật trưng bày ở đây về loại hình chim thần Garuda, hai hiện vậtthuốc điêu khắc Trà Kiệu ở Tk X - XI. Và một điêu khắc tháp Mẫm - niên đại Tk XII - XIV. Chim thầnGaruda bắt rắn Naga ở Chămpa mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội hơn là ý nghĩa tôn thờ của thầnVisnu. Tương truyền mẹ của rắn Naga đã hạ nhục me của chim thần Garuda nên giữa chúng có mối luôn thù.Đó là chim thần Garuda bắt và giết rằn Naga.+ Vật hình ngon lửa: một có nguồn gốc từ Phong Lệ ( Quãng Nam - Đà Nẵng). Một có nguồn gốc từ Trà KiệuTk X. Ngọn lửa khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa liên quan đến truyền thống thờ thần lửa (Agni). Lửa cầncho cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lễ tế cúng, cũng là dây liên kết giữa thần và người trần tục.Những người An giáo với tục hoả táng thì coi chết là giải thoát, vì thế thần lửa coi là đấng tu sĩ cao ban phúclanh cho con người. Theo tương truyền thần lửa Agni được coi là anh em sinh đôi với Indra. Đôi khi Agninhập thân với Surya (thần mặt trời).+ Bệ thờ vú phụ nữ: Đây là loại h2inh thờ khá phổ biến ở Chămpa, đặc biệt là những điêu khắc ở Bình Địnhvà nó trở thành đặc thù ở Chămpa từ sau Tk X. Bệ thờ hình vu có nguồn gốc từ tháp Mẫm (tháp Mắm). Môthức này có liên quan đến tục thờ thần Uroja (vú phụ nữ)hay còn gọi là nữ thần dựng nước, gắn chặt với tụcthờ quốc mẫu và chế độ mẫu hệ ở ChămpaTóm lại những hiện vật về nghệ thuật ờ Chămpa được trưng bày ở phòng này tuy không nhiều nhưng phầnnào cho ta thấy được sự đa dạng về hình thức thể hiện của nền nghệ thuật Chămpa nói chung và, lĩnh vực điêukhắc nó riêng đặc biệt là nội dung phản ánh về những nổi niềm và khát vọng của người dân Chămpa trongmối quan hệ giữa con người và xã hội, sự ưu tư giữa quá khứ, hiện tại và tương lai***Phòng 15: THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM***Việt Nam chúng ta gồm 54 thành phần dân tộc trải dài từ Bắc tới Nam trong đó người Kinh chiếm đông nhất,chiếm hơn 90% tổnng số dân cả nước Trong quá trình cộng cư lâu dài ỏ bên nhau, ngoài nhữ nét văn hóamang tính chung của cả nước, mỗi dân tộc đều có đặc điểm sinh hoạt văn hóa, tính cách tâm lý thích hợp vớiđiều kiện sống và cảnh quan địa lý của từng địa phương .Hiện nay ở phía Nam có hơn 20 dân tộc, trong đó ngoài dân tốc Kinh (Việt) thuộc ngôn ngữ Việt - Mường(ngữ hệ Nam Á) và dân tộc Hoa gồm ngôn ngữ Hán ( ngữ hệ Hán - Tạng), còn các dân tộc khác chủ yếu 2 hệngôn ngữ Môn - Khơme (ngữ hệ Nam Á) và Malayô - Pôlinêdi (ngữ hệ Nam Đảo). Về chế độ xã hội, nhiềudân tốc vẫn bảo lưu đậm nét những tàn tích của chế độ mẫu hệ trong mọi mặt của đời sống, nhiều dân tộcđang trong thời kì quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và một số dân tộc khác đã khá phát triển.+ Phòng trưng bày chuyên đề: "thành phần dân tộc ở các tỉnh phía Nam" được xếp theo từng bộ sưu tậpCông cụ sản xuất của các dân tốc rất phonh phú mang tính đặ trưng riêng cho từng vùng. Đối với những dântộc sống ở vùng đồng bằng như nguời Việt, người Chăm, người Khơme thường sử dụng các công cụ như nọccấy, phảng, vòng hái, cù nèo, lưỡi hái, là nhưng công cụ thích hợp cho việc canh tác ruộng lúa nước. Đố vớinhững dân tộc vùng núi và cao nguyên như người Mơnông, người Mạ, người Eđê thì sử dụng các công cụ chàgạc cuốc gậy chọc lỗ thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu trên ruộng, nuơng rẫy. Nhưng cỹng có những loạicông cụ sản xuất có chức năng giống nhau nhưng tên gọi khác nhau ở mỗi dân tộc" Nọc cấy ngừơi Khơme được làm nằng tre già có một đầu vót nhọn dùng để soi đất cấy lúa nước" Nọc cấy người Việt có hình thức khá đẹp,c án nọc cong vuốt, đều nọc thể hiện khá cầu kì, sử dụng ở ruộngthấp đất mềm" Phảng ngươi Việt góp phần trong việc khai phá ĐBSCL như là để chặt, chém hay phát cỏ, phát rạ" Đối với các dân tộc vùng tây nguyên như người Mơnông, Eđê, Mạ thì gạc của họ được sử dụng tương d0ốiphổ biến cho việc phát nương trồng rẫy" Đối vớicác dân tộc vùng Tây Nguyên, trong sản xuất Nông nghiệpthì cuốc có vai trò quan trọng. Do ở Tây Nguyên có nhiều loại đất phức tạp nên người ta phải chế tạo nhiềuloại cuốc khác nhau. Lạoi được dùng phổ biến là chông, nó được dùng để xới cỏ cuốc sơ đất không cần độ sâuCông cụ săn bắt và đánh cá" Do ở gần các sông suối nên các dụng cụ đánh bắt khá phổ biến và đa dạng ở các dân tộc. Đối với các dân tốcở vùng đồng bằng như người Việt, Chăm, Khơme thì các công cụ tưong đối giống nhau (nọ, lờ, nơm, giỏđựng cá … nhưng riêng chi61c "xa neng" của Khơme dùng để xúc tép - hình dáng giống ky xúc đất của ngươi24TP. Hồ Chí MinhViệt. Đối với các dân tộc Tây Nguyên như Eđê, Xơđăng, Cơho, Stieng cũng có nơm rọ bắt cá gàu tát nước,vàđặc biệt là chĩa răng - công cụ làm bắng sắt có cán dài 2m dùng để đâm cá. Tât cả các công cụ của các dân tộctương đối giống nhau. Nghề đ1anh bằt cá ngoài việc phục vu cho nhu cầu thực phẩm còn để trao đổ hàng hóakhi dư thừaDụng cụ sinh hoạt: với 54 dân tộc thì dụng cụ sinh hoạt gia đình rất phong phú về chất liệu và loại hình" Đối với đồng có thau, mâm, nồi của người Việt và ngươi Khơme. Chi61c mâm của người Khơme trang trírất đẹpdùng trong phục vụ lễ nghi tộn giáo" Đối với đồ dùng bằng gốm có bình đựng rược cần và bàn xoay đó là dụng cụ của dân tộc Tây Nguyên" Đối với đồ gỗ có khay hình vuông trang trí hoa văn hình học, khay hình tròn được dùng trong các dẹp cướihỏi của ĐBSCLĐối với trang phục:" Đối với dân tộc phía Nam y phục cũng rất đa dạng về màu sắc va kểiu dáng và phong phú về trang trí hoavăn đã nói lên tính độc đáo của từng dân tộc, y phục dân tộc Tây Nguyên với màu sắc truyền thống (nữ mạcváy ống, áo chui đầu bó chặt lấy thân; nam mặc khố chủ yếu là màu chàm sọc). Đối với áo của ngưới Nam thìEđê áo tay dài hẹp giữa ngực mở một đoạn và có hàng phuy, khuyết được bẹn bằng chỉ đỏ hoa văn dệ trên nềnvải ở vòng nách, gấu áo, vai và cổ tay còn áo của nam Giarai cộc tay hở nách, hoa văn ở hai bên sườn áo" Đối ngươi Khơme ở ĐBSCL thì mặc áo dài "pàmpông" , đối vời nữ có áo chui đầu có cổ, cành tay bó chặt,bít tà 4 mãnh. Nữ Khơme mặc váy quấn "xàm pôt xôl", còn nam mắc áo bà ba. Màu chính của trang phục họlà màu đen đi kèm với nó là khăn rằn "Krama" đó là yếu tố cổ truền trong trang phục của họY phục của người chăm, đối với nữ áo dài "Ao may" may bítta dài quá gối tay và tà ôm sát người được maybằng tơ lụa có màu sắt không không là màu đen của người Khơme mà là màu tím hoặc màu xanh lá cây. Váyquần dài tới gót và nữ phải đội khăn khi đi ra ngoài (khăn đội đầu "Kaw")Y phục của người hồi bà Ni gồm áo váy, khăn đội đầu, khăn vắt vai dây thắt lưng.Đối với trang sức: Đồ trang sức thừơng làm bắng ngà voi, bạc đông thường thì trang sức ở 4 bộ phận tay, cổtay, tai và cổ chân. Đối với tai là vòng và khuyên tai. Đồ trang sức ở cổ là là vòng và chuỗi. Đồ trang sức ởtay là vòng và nhẫn. Đồ trang sức ở chân là vòng. Đồ trang sức ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể còn mangý nghĩa là 1 lời giao duyên thầm kín, một biểu hiện của tình yêu đôi lứa, một tập quán ri6eng của dân tộc …Nhạc cụ: khá đa dạng như người Eđê sử dụng khèn bè, người Mông gọi là "M'boăt" đó là nhạc cụ gồm 6 ốngtiêu dài ngắn khác nhau được sắp xếp thành hai bè, bè hai ống, bè bốn ống được cắm vào bầu khô để khuếchđại âm thanh Trên lưng mỗi ống trúc đềy được khoét lỗ ở những vi trí khác nhau để tạo thành âm thanh, loạikhèn này thích hợp với thanh niên, họ co thể tấu nhac trong những buổi lễ hoặ những nơi đông vui có nhiềutrai gái hoặc thổi những điệu nhac trữ tình trên nương rẫy trong những buổi chiều tà …. Một loại nhạc cụmàkhác bằng tre nứa mà đồng bào Tây Nguyên thường sử dụng đó là đàn "Koh" của người Eđê hay "đinggơ"của người Mơnông. Hình d1ng chiếc đàn này giống như hình dáng của chiếc đàn T'rưng nhưng chỉ có 5 hoặc6 thanh tạo nhạc và chỉ đánh trên nương rẫy, kiêng gõ trong buôn làng. Ngoài ra còn có tù và "Kipal", đàngong của người Giarai, kèn môi của người Eđê nhạc cụ của người Chăm gồm Nhị mu rùa, kèn Xaranai, trồngbaranưng, trống ghinăng … được sử dụng trong các lễ nghi cúng tế lễ "Chàpong", "chà rây" (lễ cầu phước) vàđời sống sinh hoạt của đống bào Chăm Tìn ngưỡng và tôn giáo: Sưu tập hiện vật liên quan đến tín ngưỡng vàtôn giáo của các dân tốc: những tượng gía mồ của các dân tộc Giarai, bộ dồ cúng của dân tộc Chăm và nhữngtượng phật cảu các dân tộc Khơme***Phòng 16: TƯỢNG PHẬT VIỆT NAM VÀ MỘT CÁC NƯỚC CHÂU Á***Cho thấy tượng Phật Việt Nam và môt số nước Châu Á được giới thiệu bằng những nhóm tượng sau: ViệtNam Trung Quốc Nhật Bản Thái Lan Khơme. Nhóm tượng của những nước này với nhiều chất liệu và kíchthước khác nhau :Tượng Việt Nam: tượng phật Adiđà, phật Thích ca sơ sinh, phật Di Lặc, tượng Quan Am với nhiều loại hìnhQuan Am Chuẩn Đề và Quan Am tống tử. Các tượng Phật Việt Nam có niên đại từ Tk XVII - XIX.Tượng Phật Thích Ca sơ sinh: đứng trên toà sen, có hai lớp cánh sen ngửa lên, dưới bệ sen là là 1 bệ 3 tầnhình lục giác khắc ở giữa. Một tay chỉ đất và một tay chỉ trời, quanh tượng là vành Cưu Long, thuộc niên đạiTkXIXTượng Quan Am Chuẩn Đề: đây là tượng được tạc theo phong cách Bắc có niên đại từ Tk XIX, trong tư thếngồi thiền định25
Tài liệu liên quan
- Một số giải pháp phát triển loại hình city tour ở thành phố Hồ Chí Minh 02
- 2
- 681
- 5
- Một số giải pháp phát triển loại hình city tour ở thành phố Hồ Chí Minh 03
- 2
- 687
- 1
- TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_VŨNG TÀU
- 19
- 971
- 9
- Bìa bài tập nhóm PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1
- 1
- 11
- bài thuyết trình văn hoá tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)
- 24
- 789
- 2
- thuyết minh city tour thành phố hồ chí minh
- 142
- 1
- 4
- Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh_ Luận văn thạc sĩ
- 149
- 1
- 7
- Đọc bài văn: Buổi sáng ở Thành phố Hồ chí Minh (SGK, trang 132) và trả lời câu hỏi.
- 1
- 3
- 0
- Bài giảng môn thành phố hồ chí minh học bài lịch sử sài gòn thành phố hồ chí minh thạch kim hiếu
- 99
- 1
- 3
- lời bài hát mùa xuân trên thành phố hồ chí minh
- 1
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.14 MB - 129 trang) - BÀI THUYẾT MINH CITY TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thuyết Minh Tphcm
-
Thuyết Minh Về Thành Phố Hồ Chí Minh | Văn Mẫu - Kiến Thức Việt
-
Thuyết Minh Về Thành Phố Hồ Chí Minh - Văn Mẫu Tổng Hợp
-
Giới Thiệu Thành Phố Hồ Chí Minh. - Văn Mẫu - Tìm đáp án, Giải Bài
-
THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - HDV DL
-
Bài Thuyết Minh Tuyến SG-ĐL - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thuyết Minh địa điểm Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bài Thuyết Minh Tuyến Tour Tp.HCM – Tây Ninh – Củ Chi - TaiLieu.VN
-
Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Chợ Bến Thành (8 Mẫu) Những Bài ...
-
THUYẾT MINH TUYẾN SÀI GÒN - CẦN THƠ
-
Thuyết Trình Về TPHCM - Ngô Hồng Ngọc 9A1 - Prezi
-
Tài Liệu Thuyết Minh Tphcm Phan Thiết
-
Thông Tin Thuyết Minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
-
Con đường Nào Xưa Nhất Sài Gòn - TPHCM | Vietnamteambuilding
-
Tuyến điểm Du Lịch || Thuyết Minh Tuyến Tp.HCM - Mỹ Tho (P2)