BÀI THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - GVG TP CHU KÌ ...
Có thể bạn quan tâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúC
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Tên giải pháp: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- Ngày giải pháp được áp dụng hoặc áp dụng lần đầu : Năm học 2020 - 2021
- Các thông tin cần bảo mật: Không
- Mô tả giải pháp cũ thường làm
Đối với học sinh lớp 5, phân môn Tập làm văn chủ yếu là các dạng bài văn miêu tả , các bài văn miêu tả không còn xa lạ với các em, nhưng học sinh cũng gặp nhiều khó khăn, vì để có một bài văn hay cần đến sự sáng tạo, hoạt ngôn và linh hoạt trong cách dùng từ. Đối với lớp 5 để có một bài văn chất lượng các em phải độc lập suy nghĩ, hoàn toàn sáng tạo. Một số giáo viên còn vội trong việc truyền thụ kiến thức, xem nhẹ thực hành nên học sinh thiếu chủ động .Giáo viên chỉ thực hành bằng bài tập ở sách sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán, mệt mỏi dẫn đến các em không còn yêu thích phân môn Tập làm văn này.
Một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, làm cho tiết học ngày càng diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả. Vì vậy, trong đề tài này tôi chỉ trình bày giải pháp “ Rèn luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp.
Tôi xin sẻ một số kinh nghiệm của bản thân trong việc Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nhằm góp nâng cao kĩ năng làm bài văn miêu tả của học sinh qua đó nâng cao chất lượng học tập các môn của các em.
Để dạy tốt phân môn Tập Làm Văn, giáo viên phải thực sự là người có tâm huyết và năng khiếu. Vì để giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Tập Làm Văn thì giáo viên phải thường xuyên chấm và chữa bài một cách chu đáo. Việc này đòi hỏi giáo viên phải là người giỏi văn, hiểu văn để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng bài làm của học sinh bởi mỗi bài văn của các em là một tác phẩm văn học khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Giáo viên phải hiểu được văn học mang tính sáng tạo, mỗi bài văn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm đà màu sắc cá nhân là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh. Đồng thời đây là một việc làm rất cần nhiều thời gian và tính kiên trì. Vì vậy, rất nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu và có tâm huyết thực sự với phân môn này. Tập Làm Văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt.
6. Mục đích của giải pháp
Nhằm góp phần giúp các em có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và khoa học, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống và tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ cho các em và giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện các thao tác tư duy. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới.
Biện pháp 1: Điều tra, phân loại học sinh
Để nắm được tình hình học tập và khả năng làm văn của mỗi học sinh thì việc điều tra, phân loại học sinh là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ngay từ đầu năm. Điều tra, phân loại học sinh là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp, xác định được những yêu cầu cần đạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình. Từ đó, đưa ra những bài tập vừa sức với học sinh, xua tan cảm giác “sợ” học tiết Tập làm văn ở một số em đồng thời nó còn kích thích sự ham thích khi được học phân môn này.
Vào đầu năm nhận lớp, tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá về việc viết văn của học sinh với đề văn như sau: “Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em”. Kết quả bài làm của các em đạt được như sau :
Số học sinh hoàn thành bài viết là : 20 em
Số học sinh chưa hoàn thành bài viết: 7 em
Sau khi nhận được kết quả, tôi căn cứ vào quá trình học tập hằng ngày, kết hợp với những ý kiến tham khảo thêm ở các giáo viên cũ và phụ huynh học sinh để phân loại học sinh lớp 5C thành các nhóm theo khả năng. Từ các nhóm phân chia đó, trong quá trình giảng dạy, tôi sẽ đề ra các yêu cầu cần đạt cho mỗi nhóm giúp các em hoàn thành bài văn đạt kết quả hơn.
Biện pháp 2: Xây dựng phong trào đọc sách tích cực
Đọc sách là một việc làm hữu ích đối với các em. Qua bài văn, bài thơ hay câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ ... Qua những hình ảnh sinh động, nội dung câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp được sẽ giúp cho các em thêm yêu quê hương, đất nước, con người ....
Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục: cảm thụ văn học, những bài văn hay, những bài văn chọn lọc, tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt, nâng cao Tiếng Việt lớp 4, 5; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5, chuyện cổ tích mẹ kể con nghe
Bên cạnh đó, để đọc sách báo có hiệu quả, giáo viên còn phải hướng dẫn cho các em phương pháp và thời gian đọc sách. Đọc sách phải có sự nghiền ngẫm, suy nghĩ để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong nên ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích. Tích lũy những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Trong năm học vừa qua, tôi đã hướng dẫn cho học sinh và phụ huynh mua những loại sách phù hợp,
Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả học sinh có thể ghi lại những câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau:
“Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng”
“Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn”
“… Đó là một buổi chiều mùa hạ có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời cao. Con chim Sơn Ca cất lên tiếng hót ca ngợi tự do thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình cũng có một đôi cánh. Nhưng bỗng cơn dông kéo tới. Những đám mây trắng bị xua đuổi rất nhanh, nhường chỗ cho những đám mây đen kịt. Chim Sơn Ca bị dạt về phía chân trời xa…”
Từ những điều mà các em đã tích lũy được qua quá trình tìm đọc các loại sách báo, để kiểm tra, tìm hiểu xem các em đã tích luỹ được những vấn đề gì đồng thời khơi dậy trí tò mò, niềm đam mê đọc sách
Để học sinh có điều kiện được đọc nhiều sách hơn và đáp ứng được nhu cầu đọc sách của các em trong giờ ra chơi, ở lớp tôi đã xây dựng tủ sách “Thật thà” đặt tại lớp. Tủ sách này nhằm tập hợp những quyển sách hay, số báo các tháng của giáo viên đặt và phục vụ cho học sinh trong lớp. Khi học sinh có nhu cầu đọc sách các em sẽ đến mượn ở tủ và đọc xong lại cất vào vị trí một cách tự giác.
.
Học sinh cùng nhau đọc sách
Nâng cao năng lực cảm thụ văn học từ các bài tập đọc.
Tôi thiết nghĩ rằng, nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận nhiều nét đẹp từ thơ, văn, thêm phong phú tâm hồn, nói viết sinh động hơn. Các em sẽ có được những bài học thực tế về nghệ thuật dùng từ để vận dụng vào bài văn của mình.
Hiểu vậy, trong quá trình dạy các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả, ngoài tìm hiểu bài theo hướng câu hỏi hướng dẫn khai thác nội dung, tôi thường nêu thêm một số câu hỏi hướng dẫn về cảm thụ văn học cho học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó, trong các tiết dạy Luyện Tiếng việt tôi tiến hành dạy học phân hóa, tôi còn giúp các em tìm hiểu thêm về cảm thụ văn học một số bài trong chương trình Tiếng việt Tiểu học bằng cách dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài Tập đọc . Tôi tiến hành các tiết Luyện Tiếng việt và tiết Hướng dẫn tự học để dạy Tập Làm Văn theo thứ tự là:
Ví dụ 1: Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Tiết 1: Dạy cách làm bài Tập Làm Văn tả cảnh từ bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
1.Yêu cầu của tiết dạy :
- Biết cách làm bài văn từ bài tập đọc.
- Biết các Biện Pháp Nghệ Thuật, nhờ các Biện Pháp Nghệ Thuật mà tác giả đã sử dụng để hs biết cách vận dụng khi làm bài văn tả cảnh.
2. Các bước tiến hành chính:
* Tôi gọi 1 em đọc to câu đầu của bài văn .
- Sau đó tôi hỏi: Câu văn này cho em biết điều gì ?
- Học sinh trả lời: Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa là màu vàng.
- Dựa vào câu trả lời đó, tôi giới thiệu cho học sinh: “ Đây chính là phần mở bài của vài văn miêu tả .”
Câu hỏi 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Câu hỏi 2: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
- Sau đó tôi giảng: Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật. Đây chính là một trong những yêu cầu của cách làm bài văn miêu tả .
- Từ đây, tôi hướng dẫn học sinh:"Để có một bài văn, chân thực, ta phải biết cách quan sát thật tỉ mỉ từng cảnh tả, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: súc giác,thị giác và đôi khi là sự liên tưởng”.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn hs: "Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi cảm các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa để gợi tả các màu sắc và hình dáng khác nhau của sự vật nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả".
- Ngoài màu vàng, tác giả còn nói tới màu sắc gì nữa của cảnh vật?
- Cách viết như thế có hay không và hay như thế nào?
Giáo viên giảng: Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ đẹp muôn màu của sự vật đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa phối sắc (phối hợp các màu sắc khác nhau) làm cho bức tranh "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn .
- Từ đây tôi hướng dẫn hs:"Để bộc lộ vẻ đẹp cảnh tả trong bài văn tả cảnh các em cần sử dụng các từ gợi tả âm thanh, hình ảnh khác nhau để miêu tả cụ thể vẻ đẹp của từng cảnh vật".
H: Ngoài việc miêu tả bằng thị giác, tác giả còn miêu tả sự vật bằng những giác quan nào? | - Cảm giác: tất cả đượm một "màu vàng trù phú” - Khứu giác: hơi thở của "đất trời, mặt nước thơm... |
- Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn hs:"Khi quan sát cảnh tả,các em cần quan sát bằng tất cả các giác quan để miêu tả hết vẻ đẹp của cảnh vật".
Câu hỏi 3: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Câu hỏi này yêu cầu các em trả lời từng phần cụ thể theo cảnh tả nên tôi chia thành 2 câu hỏi nhỏ như sau:
- Những chi tiết nào về thời tiết đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết nào về con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Giáo viên giảng: Cảnh tả về thời tiết và con người giúp ta cảm nhận được bức tranh làng mạc ngày mùa rất hữu tình (thời tiết đẹp, con người siêng năng) gợi lên cảnh làng quê thật ấm no và tràn trề sức sống. Bài này tác giả tả cảnh đồng quê vào ngày mùa theo từng phần của cảnh tả.
- Từ đây tôi cung cấp cho học sinh: "Thời gian, thời tiết và con người góp phần làm cho bài tả sâu hơn. Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh vật các em cần xen tả hoạt động của con người và thời tiết để làm cho bài tả thêm đẹp và sinh động đồng thời làm cho bài văn giàu sắc thái biểu cảm".
+Phần thân bài của bài văn miêu tả ta có thể tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+Tả cảnh bao giờ cũng phải có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn”.
Câu hỏi 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Ở câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh :"Để làm được một bài văn miêu tả trước hết các em phải thực sự yêu cảnh tả từ đó quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tình cảm của mình và khi làm bài phải thả hồn mình vào từng cảnh tả đó ở phần thân bài hoặc nêu nhận xét và cảm nghĩ của mình ở phần kết bài”.
Tôi hỏi tiếp: Đây là bài văn miêu tả, vậy ai có thể cho biết bài văn này tả cảnh gì?
Và tôi khẳng định với học sinh: Đây là bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa. Phần mở bài chính là câu đầu của bài tập đọc. Phần thân bài tác giả tả cảnh làng mạc ngày mùa theo từng phần của cảnh(tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật; tả thời tiết; tả hoạt động của con người). Phần kết bài tác giả đã lồng cảm xúc của mình vào từng cảnh tả.
H: Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
- Gíao viên giảng: Phải thực sự thiết tha yêu cảnh tả thì tác giả mới say sưa quan sát và dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa đẹp như vậy. Tác giả không chỉ thích thú ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương mà còn làm nổi bật đức tính siêng năng, cần cù của bà con ở làng quê.
- Câu hỏi này tôi hướng dẫn học sinh "Để làm bài văn tả cảnh thành công, trước hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình đồng thời phải thả "hồn" mình vào trong từng cảnh tả".
Từ đây, tôi giới thiệu:"Đây chính là bài văn tả cảnh, một thể loại văn mà chúng ta được học nhiều nhất ở chương trình Tập Làm Văn lớp 5 .”
* Qua phương pháp dạy như vậy tôi thấy học sinh đã nhận ra được:
- Đâu là phần mở bài của bài văn và nội dung của phần mở bài là giới thiệu bao quát cánh tả.
- Để làm bài văn miêu tả trước hết phải quan sát thật tỉ mỉ cách tả bằng tất cả các giác quan.
- Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian.
- Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
- Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.
- Bố cục của bài văn tả cảnh.
Tiết thứ 2:
Làm bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo bố cục và nội dung của bài TĐ.
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh làm được bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa có nội dung như bức tranh mà tác giả Tô Hoài đã tả trong bài Tập Đọc “ quang cảnh làng mạc ngày mùa ’’.
II. Các hoạt động chính :
1. Gọi học sinh đọc đề bài
2. Yêu cầu học sinh xác định trọng tâm của đề bài
3. Hướng dẫn: Dựa vào những cảnh vật mà tác giả đã tả trong bài Tập Đọc, các em dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo cảm nhận của các em .
4. Học sinh làm bài:
5. Chấm, chữa bài:
Kết luận: Học sinh đã dùng ngôn ngữ của mình để viết lại bài văn tả quang cảnh làng mạc ngày mùa theo cảm nhận của các em.
Biện pháp 3: Làm giàu vốn từ cho học sinh
Do vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó..Sau đây là một số ví dụ minh họa:
Ví dụ : Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông: (Dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ trườn lên bãi mía bờ khoai, dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa,…)
- Vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng những điều định nói, định viết. Có thể làm giàu vốn từ cho các em bằng hình thức tìm từ ngữ theo từng đề tài nhỏ.
- Vốn từ được tích lũy từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp.
- Cung cấp cho cỏc em các từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề cụ thể như:
+ Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, rung rinh, um tùm, khẳng khiu, rực rỡ, mở màng, vàng úa, xơ xác, lác đác…
+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh xắn, đo đỏ…
+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: oai vệ, rón rén, lặc lè, nhanh thoăn thoắt, chậm chạp, ì ạch, phành phạch, tinh nhanh, ranh mãnh…
+ Các từ thường dùng trong miêu tả người: tả em bé (mịn màng, mũm mỉm; mập mạp, chập chững, bập bẹ, bi bô, mếu máo, hau háu, ngộ nghĩnh, bướng bỉnh, nghịch ngợm …), tả cụ già (nhăn nheo, hom hem, dò dẫm, đồi mồi, bỏm bẻm, móm mém, lẩm cẩm, run rẩy…)
Qua ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu được vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn tả cảnh khác nhau.
Những cách làm như trên nhằm trang bị cho học sinh vốn từ chuẩn bị tốt điều kiện cho các em làm bài viết.
Biện pháp 4: Rèn kĩ năng quan sát, xếp ý
Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, sắp xếp ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi, quan sát trực tiếp đối tượng được miêu tả. Quan sát đối tượng được miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học tập làm văn miêu tả cho học sinh tiểu học. Tuy vậy giáo viên cần phải hướng dẫn các em khi quan sát phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại.
Quan sát nhằm để tìm ra những nét riêng biệt về hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, giọng nói, tính tình của người. Phát hiện hình dáng, âm thanh, màu sắc riêng của từng sự vật hiện tượng ... Tạo điều kiện cơ sở để lột tả chính xác sự vật, thiên nhiên, cuộc sống diễn ra xung quanh các em. Gợi trí tò mò, hứng thú quan sát cho học sinh bằng những gợi ý:
Ví dụ: Tả cảnh trường em trước giờ học.
- Các em thử nghĩ lại xem, cảnh trường trước giờ học như thế nào?
- Khi các bạn đã tập trung đầy đủ, cảnh trường có gì khác trước?
- Học sinh chúng ta thường tụ tập thành nhóm chơi những trò chơi gì? Hoạt động của các nhóm ra sao?
- Ngoài các nhóm chơi ra, các học sinh khác làm gì?
- Nếu em đứng từ trên cao nhìn xuống, cảnh sân trường lúc này như thế nào?
Theo tôi những điều đó có tác dụng đem đến cho các em cái nhìn đáng yêu về ngôi trường, yêu cuộc sống từ đó giúp các em có thêm những hiểu biết để giờ tập làm văn các em làm tốt hơn. Nhưng khi hướng dẫn cho học sinh quan sát, thường thì các em thu thập được hàng loạt chi tiết. Lúc đó giáo viên phải hướng dẫn để học sinh biết chọn lọc, giữ lại chi tiết chính, loại đi những chi tiết không cần thiết.
Ví dụ: Khi tả cảnh các bạn học sinh chơi thì hành động xấu của một bạn nào đó không nên đưa vào bài làm.
Khi đã có tài liệu, có ý nhưng việc sắp xếp các ý một cách có thứ tự vào bài quả là một công việc khó. Trên thực tế học sinh chỉ biết cách quan sát, biết tìm ý nhưng sắp xếp ý đúng trình tự hợp lý thì các em lại rất lúng túng. Các em không biết nên đưa ý nào vào trước, ý nào sắp xếp sau. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng quan sát được gì viết nấy, nghĩ gì viết nấy mà không cần biết ý văn đó có lôgic hay không, có đi theo trình tự miêu tả hay không, dẫn đến bài viết lủng củng, lộn xộn trong cách miêu tả. Ví dụ như khi tả một cây ăn quả, đang tả bộ phận lá cây lại quay xuống tả rễ cây rồi lại vòng lên tả quả và tả thân cây. Cách tả như vậy cho thấy học sinh không biết cách sắp xếp ý. Cho nên khi dạy tôi đã đưa ra và hướng dẫn tỉ mỷ cho các em cách sắp xếp và nhất là các bài đầu của thể loại mới. Sắp xếp có thể theo thứ tự thời gian, không gian, tâm lý ... Tránh đang tả chi tiết xa lại xen tả chi tiết gần dẫn đến bài làm lộn xộn.
Sắp xếp ý rồi nhưng làm sao diễn đạt ý đó thành câu văn, đoạn văn cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu học sinh không làm được điều này thì coi như tiết dạy đó không thành công bởi lẽ sản phẩm cuối cùng của phân môn này là bài viết của học sinh.
Ví dụ : Khi tả cách đồng quê em, tôi nêu ý văn: “ Cánh đồng rộng mênh mông.” Rồi yêu cầu các em diễn đạt thành câu văn khác có ý trương tự. Một số học sinh đã diễn đạt như sau:
- Những dãy lô cà phê và cao su của xã EaĐah huyện Krông năng rộng mênh mông
- Với những cây cà phê trĩu quả
Sau khi học sinh diễn đạt trước lớp, tôi cho các em khác nhận xét, đánh giá và tôi chốt lại: Câu (1), câu (2) đúng ngữ pháp, tả rất thực song chưa có ý sáng tạo. Câu (3) thể hiện được ý so sánh khá ấn tượng. Câu (4) dùng từ có hình ảnh, câu văn gợi tả.
Với cách này, tôi đã giúp các em biết cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và diễn đạt ý thành câu, thành đoạn đúng và hay hơn. Tình trạng câu văn viết sai cấu trúc bị giảm dần.
Để bài văn thu hút được sự chú ý của người đọc, tôi hướng dẫn các em tập trung cao vào phần mở bài. Với những học sinh khả năng viết văn còn hạn chế, tôi động viên các em mở bài trực tiếp còn lại tôi hướng dẫn kỹ các em đi theo cách mở bài gián tiếp và cho các em thấy được những ưu điểm của từng cách mở bài để các em lựa chọn cách mở bài cho mình hợp lý nhất.
Biện pháp 5: Trau dồi kỹ năng nói, kỹ năng viết.
Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy là những yêu cầu cơ bản của bài làm văn, của lĩnh vực nói, viết. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp, tôi thấy hầu hết học sinh còn yếu về mặt này. Chính vì điều đó trong giờ dạy, tôi coi trọng nhiệm vụ luyện nói, luyện viết cho học sinh. Mỗi khi cho các em trả lời câu hỏi, trình bày một điều gì, tôi thường uốn nắn ngay những lỗi như: nói trống không, nói lặp, diễn đạt lủng củng ... Đi đôi với việc làm trên, trong giờ trả bài, tôi thường chữa kỹ ở bảng lớp những câu mà các em viết sai ngữ pháp, hướng dẫn chữa những câu, đoạn diễn đạt lủng củng nên nhiều em dần dần khắc phục được lỗi này.
Đối với những học sinh yếu, thường viết câu sai ngữ pháp, tôi chỉ đặt ra cho các em yêu cầu viết đúng, sau đó yêu cầu viết câu văn dài hơn. Với những em đã viết câu đúng, tôi khuyến khích các em luyện viết câu văn hay. Để động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có bài văn hay, trong tiết trả bài tôi thường khen ngợi những bài văn đó trước lớp và chọn những câu văn, đoạn văn, bài văn tiêu biểu đọc cho cả lớp tham khảo. Mỗi lần được khen ngợi và được nghe trực tiếp những câu văn, đoạn văn hay tôi cảm thấy như các em đã có thêm những niềm vui mới cho những bài văn tiếp theo.
Ngoài trực tiếp nói hay viết trên lớp, ở phân môn Tập làm văn, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc rèn kỹ năng nói, viết vào các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc rồi ra thêm bài tập ngoài giờ để bồi dưỡng kỹ năng này như:
* Luyện viết câu văn cho gợi tả hơn .
* Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ.
Ví dụ : Viết lại những câu văn sau đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh .
- Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.
+ Nhân hóa : Điều đầu tiên tôi cho học sinh hiểu như thế nào là phép nhân hóa, sau đó ra các bài tập có nội dung nhân hóa sự vật để học sinh xác định được rồi dần dần mở rộng ra bằng cách cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Biện pháp 6 : Tạo hứng thú học tập cho học sinh từ việc chấm và chữa bài .
Điều trước tiên tạo được sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh là sự đón nhận kết quả bài làm của mình từ giáo viên. Vì vậy, việc chấm bài và chữa bài thường xuyên là việc làm mà giáo viên không thể xem nhẹ. trên cơ sở tìm hiểu qua là con đường ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm bắt được tình hình và khả năng viết văn của các em. Khi trả bài tôi nhận xét đầy đủ, chi tiết những ưu điểm và nhược điểm về bài làm của học sinh. Nêu gương những bài văn hay có sáng tạo để cả lớp học tập và động viên nhắc nhở những bài viết chưa đạt yêu cầu để các em sửa sai và bổ sung ngay. Để động viên, khuyến khích các em tôi chỉ nêu tên những em có bài văn hay, không nêu tên những học sinh bài làm chưa đạt yêu cầu.
* Kết quả khi thực hiện
Sau khi áp dụng giải pháp, đến tháng 11 năm 2020 tôi thấy kết quả như sau:
- Bài viết của HS lớp tôi phụ trách đều làm được bài văn đầy đủ ý.
- Hơn 70 % các em trong lớp đã biết sử dụng các từ ngữ gợi tả.
- HS tự giác và tự tin khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
- Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập trong học sinh.
- Tạo được nề nếp thi đua trong học tập một cách sôi nổi và hào hứng.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Cụ thể là:
Tổng số | Thời điểm | Số HS viết được bài văn miêu tả | Số HS chưa viết được bài văn miêu tả | ||
27 |
Tháng 9 năm 2020 | SL | % | SL | %
|
10 |
37 |
17 |
63 | ||
27 | Tháng 10 Năm 2020 |
15 |
55,5 |
12 |
44,5 |
27 | Tháng 11 Năm 2020 |
20 |
74 |
7 |
26 |
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp
Xuất phát từ thực tiễn của lớp, qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy học sinh có chuyển biết rõ rệt, bài viết của các em thể hiện được những hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc, viết câu chặt chẽ, đủ ý. Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế xã hội của giải pháp
+ HS có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh
+ Biết truyền những rung cảm của mình vào đối được miêu tả
+ Biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn ró ràng về nội dung, chân thật về tình cảm.
+ Học sinh có tình yêu quê hương, đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ.
* Tôi xin cam kết đây là sáng kiến của tôi, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TÁC GIẢ GIẢI PHÁP
Phan Thị Huyền
Từ khóa » Cách Viết Thuyết Minh Sáng Kiến Kinh Nghiệm
-
BAN THUYET MINH SKKN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Báo Cáo Thuyết Minh Sáng Kiến Kinh Nghiệm - LuTrader
-
Tài Liệu Mẫu Thuyết Minh Sáng Kiến Kinh Nghiệm (1) - Xemtailieu
-
Thuyết Minh Sáng Kiến Một Số Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Lớp 6 Học ...
-
Hướng Dẫn Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2022-2023
-
Báo Cáo Thuyết Minh Sáng Kiến Kinh Nghiệm
-
Hướng Dẫn Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Và Mẫu Thuyết Minh SKKN
-
[DOC] MẪU VIẾT SÁNG KIẾN (HOẶC GIẢI PHÁP)
-
Hướng Dẫn Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phần 1 - YouTube
-
Hướng Dẫn Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mới Nhất 2022 | Luận Văn 2S
-
[DOC] MẪU VIẾT SÁNG KIẾN (HOẶC GIẢI PHÁP)
-
SKKN Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 8 Làm Tốt Bài Văn Thuyết ...
-
MỘT SỐ GỢI Ý KHI VIẾT SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA ...
-
Hướng Dẫn Viết Thuyết Minh Mô Tả Giải Pháp Và Kết Quả Thực Hiện ...