Bài Thuyết Trình Giáo Viên Giỏi Giáo Dục Trẻ 5 Tuổi Bảo Vệ Môi Trường
Có thể bạn quan tâm
Bài thuyết trình giáo viên giỏi mầm non là hoạt động diễn ra thường niên ở các trường. Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường” mà Đồ Chơi Hoàng Hà giới thiệu sau đây sẽ giúp giáo viên mầm non chuẩn bị tốt nhất cho hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
THUYẾT TRÌNH: “KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI CÓ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
Giáo viên:……………
Đơn vị: Trường …………..
Xem thêm: Bài thuyết trình lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sản xuất, sự tồn tại và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
Đối với môi trường Việt Nam hiện nay. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão thất thường, nạn khai thác quá nhiều khiến suy thoái đất, nước, giảm nguồn tài nguyên gây nên nhiều hậu quả đau lòng cả về con người và của cải.
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành và phát triển ở trẻ ý thức và những hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh, đồng thời bước đầu hình thành những năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ gìn môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người.
Bản thân tôi ý thức được vai trò trong công việc bảo vệ môi trường. Chính vì thế tôi đã băn khoăn phải làm thế nào để thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi nói riêng. Cho nên tôi đã lựa chọn đề tài :”Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”.
1. Thuận lợi:
- Trường có hệ thống trường lớp khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quy định. Có vườn hoa cây cảnh, vườn rau được trồng theo mùa, các công trình vệ sinh đảm bảo, xử lý các chất thải hợp lý nên góp phần tạo không khí trong lành, trường luôn xanh- sạch – đẹp. Đó là một trong những yếu tố đảm bảo sức khỏe cho trẻ và tạo cảm giác an toàn, niềm yêu thích đến lớp của trẻ.
- Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có các góc được trang trí đẹp cho trẻ hoạt động và trải nghiệm, luôn được thay đổi nội dung theo từng chủ đề. Hầu hết các cháu học hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường .
- Bản thân tôi có sức khỏe tốt, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn Đại học, có khá nhiều kinh nghiệm và vững vàng về chuyên môn
Nhiều năm liền được trực tiếp tham gia giảng dạy tại các lớp mẫu giáo. Nên tôi đã nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và nội dung chương trình của trẻ 5 tuổi.
2. Hạn chế:
- Việc thiết kế, tổ chức lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ còn ít, thiếu tính linh hoạt;
- Kĩ năng tuyên truyền của giáo viên vẫn chưa đồng đều. Nên công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường còn sơ sài. Đôi khi thiếu thực tế, thông tin chưa được kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Mức độ nhận thức về hành vi và thói quen về bảo vệ môi trường không đồng đều. Một số trẻ vẫn có các hành vi như: vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng nơi quy định, hay bẻ cành ngắt lá….
- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm về việc giáo dục bảo vệ môi trường, chỉ chú trọng các môn học.
- Mặc dù nhà trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất khá đầy đủ nhưng đối với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thì còn thiếu thốn, hệ thống xử lý rác thải chưa có.
II. Các giải pháp thực hiện:
1. Nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường.
Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho trẻ thì bản thân người giáo viên trực tiếp dạy trẻ phải là người có kiến thức chuyên môn vững vàng, đặc biệt là nắm rõ các kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.
Vì thế tôi đã không ngừng tìm hiểu, đọc các cuốn sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, các chương trình giáo dục mầm non, các tài liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Tham gia các đợt tập huấn làm đồ chơi từ phế liệu, các lớp tập huấn chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non; chuyên đề sữ dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ; chuyên đề bảo vệ tài nguyên biển, đảo, học hỏi qua bạn bè, đồng nghiệp,…
Xem thêm: Giáo viên mầm non sáng tạo ra đồ chơi cho trẻ từ vật phế thải
Tìm hiểu về môi trường qua đài, tivi, mạng internet, qua đó tôi đã thu thập được một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đến bảo vệ môi trường. Nhằm nâng cao kiến thức về môi trường cho bản thân mà còn giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động và khắc sâu các kiến thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Dạo chơi/tham quan là một trong những hình thức cung cấp cho trẻ mẫu giáo trẻ 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, bởi khi tham gia vào hoạt động này trẻ có cơ hội quan sát trực tiếp môi trường, các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh với con người trong môi trường sống.
Vì thế tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan cánh đồng lúa quê hương, vườn hoa, đài Tưởng niệm…Khi tham quan tôi trò chuyện với trẻ về cảnh quan, môi trường kết hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, không hái lá bẻ cành, không leo trèo nghịch ngợm…Từ đó hình thành ở trẻ tình yêu quê hương.
Tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức những hoạt động ngoại khóa, như hoạt động mang tính tập thể để trẻ có cơ hội tham gia, làm việc nhóm với các bạn và môi trường xung quanh.
Hình ảnh trẻ tham quan vườn hoa,vườn rau sạch
2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày.
Để làm tốt việc dạy và học, nâng cao nhận thức cũng như các hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày với hình thức ‘‘Học mà chơi, chơi mà học’’
3. Đón trẻ
Khi trẻ đến lớp tôi thường nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân, giày dép gọn gàng đúng nơi quy định.
Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên trò chuyện gợi hỏi trẻ, thông qua trò chuyện để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường :
Ví dụ:
- Sáng nay con có uống sữa không ?
- Con vứt vỏ hộp sữa ở đâu?
Nếu như trẻ trả lời ‘‘Con vứt ở vệ đường’’ thì tôi nói với trẻ : Con không được vứt rác bừa bãi như thế sẽ làm ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người mà phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định.
Hay cho trẻ xem tranh ảnh, cô trò chuyện trao đổi với trẻ về môi trường các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ô tô, xe máy chạy trên đường xả ra khí thải, khói, làm cho không khí bị ô nhiễm.
Vì thế con người cần làm gì để không phải hít thở khói xe thải ra ? (Đi đường phải đeo khẩu trang, trồng nhiều cây xanh để không khí được trong sạch….).
4. Hoạt động học.
Hoạt động học là một hoạt động chính trong ngày của trẻ đòi hỏi cô giáo phải đầu tư nhiều về kiến thức cũng như sự chuẩn bị, trẻ phải tập trung sự chú ý để nắm được các kiến thức trong hoạt động này.
Vì thế cùng với việc dạy trẻ các kiến thức trong chủ đề tiết học. Tôi còn lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non thông qua hoạt động này nhằm khác sâu kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Ví dụ: Với tiết hoạt động học là khám phá khoa học ở chủ đề ‘‘Nước’’. Tôi cho trẻ quan sát video 2 dòng sông, cho trẻ so sánh và tôi đặt ra các câu hỏi :
- Các con thấy dòng sông này như thế nào? (dòng sông rất đẹp)
- Nước ở dòng sông ra sao? (Nước trong xanh)
- Con người đã làm gì với dòng sông này? (Vứt rác, thải xác động vật xuống dòng sông…)
- Vậy khi chúng ta vứt rác xuống nước thì nguồn nước sạch sẽ chuyển sang nguồn nước gì? vì sao?
- Các con phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch? (không vứt rác xuống hồ, không làm ô nhiễm nguồn nước
Ví dụ : Trong giờ KPKH ở đề tài : Một số loài hoa.
Trong tiết học tôi gợi hỏi trẻ :
- Làm thế nào để có những bông hoa đẹp?
- Khi ra chơi nếu có bạn nhờ con ra hái hoa thì con làm gì?
- Nếu thấy bồn hoa có cỏ và sâu thì con làm như thế nào?
- Hoa và cây xanh giúp ích gì cho chúng ta không ?
Từ những câu hỏi gợi mở đó trẻ sẽ có ý thức bảo vệ nguồn nước bảo vệ môi trường.
5. Chơi ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ, làm giàu và cũng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen, hành vi của mình nơi công cộng.
Hay qua hoạt động lao động giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết làm những công việc đơn giản phục vụ bản thân, biết cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung, dọn dẹp sân vườn, trang trí lớp học…
Qua hoạt động tôi cho trẻ được quan sát cây cối, các loại hoa, loại rau,…. qua đây giáo dục cho trẻ biết gieo hạt, chăm sóc và bảo vệ cây, không hái hoa, bẻ cành,….
Ví dụ: Tôi cho trẻ đi tham quan vườn rau, tôi trò chuyện với trẻ :
- Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hằng ngày? (Phải trồng rau, chăm sóc cây).
- Nếu chúng ta không tưới nước nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Vì sao ? (Rau sẽ bị chết…)
- Thế hôm nay các con sẽ chăm sóc vườn rau như thế nào? ( Nhổ cỏ, bắt sâu..)
Hay tôi tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan vườn trường và cho trẻ nhặt lá vàng trên sân, sau đó tôi hướng dẫn trẻ xếp hình các con vật: con sâu, con bướm, con trâu… bằng lá cây khô. Nhờ thế tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa tạo ra những con vật, đồ chơi đẹp, hấp dẫn cho trẻ chơi.
Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắc sâu, trẻ học mà không biết mình đang học. Qua đó, giúp trẻ có ý thức và các hành vi bảo vệ cây xanh cũng như môi trường xung quanh ngày một ‘‘xanh – sạch – đẹp’’ hơn.
d. Thông qua tổ chức giờ ăn:
Trước giờ ăn tôi hướng dẫn trẻ kê bàn ngay ngắn, biết lấy đĩa đựng cơm thừa, cơm rơi vãi, và khăn ướt để lau miệng.
Tôi thường hướng dẫn và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Khi trẻ rửa tay tôi gợi hỏi trẻ cách làm thế nào để tiết kiệm nước (Vặn vòi nước vừa phải, không làm vung bẩn nước ra ngoài…).
Ngoài các hoạt động trong ngày thì tôi còn giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm một số hành vi bảo vệ môi trường, bằng cách rèn kĩ năng thói quen cho trẻ.
3. Thông qua hoạt động nêu gương
Đặc điểm của trẻ mầm non là rất thích được khen ngợi, tuyên dương. Vì thế hoạt động nêu gương là một hoạt động giúp tôi thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Thông qua hoạt động này trẻ ý thức bảo vệ môi trường một cách tích cực.
Tôi thường tổ chức hoạt động nêu gương cho trẻ vào cuối mỗi buổi chiều, trong buổi nêu gương tôi cho trẻ kể những việc đã làm được như: Biết cất dọn đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định, biết kê bàn ăn, nhặt rác bỏ vào thùng,….
Khi trẻ đã kể ra những việc mà mình đã làm được tôi đã tuyên dương trẻ, khích lệ trẻ kịp thời và cho trẻ cắm cờ thi đua. Tôi tích cực chú trọng đến việc tuyên dương trẻ thực hiện được các hành vi bảo vệ môi trường: nhặt rác bỏ vào thùng, chăm sóc cây, tiết kiệm điện nước…..
Ví dụ: Trong tuần cô thấy lớp ta có rất nhiều bạn xứng đáng được tuyên dương và nhận phiếu bé ngoan… Ngoài những bạn được tuyên dương cô thấy có những bạn đã có những hành vi tốt biết bảo vệ môi trường như: Nhặt rác bỏ vào nơi quy định,tắt nước khi không sử dụng, nhắc nhở bạn không ngắt hoa bẻ cành ở bồn hoa… đó là những hành vi tốt và đáng được các con học tập.
Chính vì vậy trẻ rất hứng thú và tích cực phấn đấu làm việc, giữ gìn vệ sinh trong những lần tiếp theo để được cô khen. Do đó dần dần đã tạo cho trẻ thói quen và ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hành ngày.
4. Tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non qua lời nói chưa đủ mà còn phải giáo dục trẻ qua những hành vi, việc làm cụ thể. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch mỗi tháng 4 ngày tổ chức ngày vì môi trường.
Để thực hiện nội dung này thì tôi thường tổ chức cho trẻ lao động tập thể như:
- Nhặt rác bỏ vào thùng, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành ngắt lá….
- Cắt cử trực nhật.
- Sắp xếp lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Thường vào các buổi chiều thứ 6 hằng tuần, tôi cho trẻ lao động và dọn vệ sinh xung quanh trường lớp như: Nhặt rác ở các khu vực xung quanh trường; Lau đồ dùng đồ chơi trong lớp; sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
Cụ thể tôi phân công bố trí trẻ như sau:
- Tổ hoa xanh: Lau đồ dùng, đồ chơi mầm non, các giá để đồ chơi trong lớp.
- Tổ hoa đỏ: sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định.
- Tổ hoa vàng: Thu gom rác ở các khu vực xung quanh trường (Nhặt rác, giấy vụn, vỏ hộp sữa, lá khô bỏ vào thùng đúng nơi quy định).
Hoặc cùng cô tham gia trồng cây xanh, chăm sóc vườn hoa
Cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về môi trường sống, hoạt động tích cực với môi trường. Trong quá trình dạy học tôi chú ý để trẻ đồng thời được rèn luyện các kĩ năng nhận thức bằng cách đặt câu hỏi mở. Dẫn dắt hướng dẫn cho trẻ tư duy, tạo các tình huống nhận thức;
Đồng thời tôi giới thiệu cho trẻ những hành vi đúng sai của con người đối với môi trường.
5. Biện pháp tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ bảo vệ môi trường:
Phụ huynh là người gần trẻ nhất, hiểu được sở thích và các đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, giáo dục trẻ có hiệu quả nhất. Chính vì vậy nên tôi đã tuyên truyền với phụ huynh các kiến thức về môi trường và sự ô nhiễm môi trường, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường bằng nhiều cách khác nhau:
Qua các buổi đón trả trẻ tôi nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, nhắc nhở phụ huynh để xe đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi.
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền với phụ huynh ở nhà nên mua sắm dụng cụ vệ sinh như thùng đựng rác để tạo thói quen bỏ rác vào thùng, rèn các thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dung gọn gàng ngăn nắp.
Đồng thời tôi còn cho phụ huynh nhìn thấy con em mình được chơi những trò chơi được làm từ các nguyên vật liệu phế thải sẵn có thiên nhiên. Xây dựng góc tuyên truyền ở ngoài cửa lớp các tranh ảnh về nội dung Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non như: Các khu vực ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nạn chặt phá rừng để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
Vào các buổi họp phụ huynh ngoài việc trao đổi về công việc của lớp, tình hình của trẻ tôi còn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thường xuyên tắm gội, …cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây cối trong vườn,….
Bên cạnh đó, để giảm bớt số lượng rác thải ra môi trường, đồng thời tận dụng được các phế liệu để làm đồ chơi phục vụ cho việc học của trẻ, tôi đã vận động phụ huynh thu gom các phế liệu từ nhà: vỏ bia, hộp bánh, chai dầu gội, các loại sách báo cũ…mang đến để tôi và trẻ có thêm nguồn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi mầm non.
Vì thế trong năm học vừa qua lớp tôi đã làm được rất nhiều đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của trẻ. Vận động phụ huynh sưu tầm thêm tranh ảnh bảo vệ môi trường để làm phong phú thêm góc tuyên truyền của lớp.
Ngoài ra trong năm học vừa qua, ngoài các ngày công lao động do trường quy định thì tôi còn vận động được phụ huyng lớp tôi ủng hộ thêm một ngày công lao động dọn vệ sinh xung quanh trường lớp, trổng rau trong vườn trường, góp đá, cát, xi măng và ngày công để xây dựng hố rác cho trường, tích cực cùng cô tham gia ngày hội vì môi trường, góp phần xây dựng trường học ngày một “ Xanh – sạch – đẹp” hơn.
III. Kết quả đạt được:
* Đối với giáo viên mầm non:
Hiểu rõ được bản chất và tầm quan trọng của việc. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
Giúp giáo viên có những hiểu biết và nắm bắt được những kiến thức. Kĩ năng trong việc giáo dục và hình thành cho trẻ ý thức, thói quen bảo vệ môi trường.
* Đối với trẻ:
Trẻ khỏe mạnh, mạnh dạn, tự tin, có ý thức tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường, có những kiến thức và kĩ năng cơ bản cho việc bảo vệ môi trường, có ý thức tự phục vụ bản thân, tự làm một số việc vừa sức, chấp hành tốt nội quy, quy định của lớp.
Trẻ yêu thiên thiên, thích được hoạt động và hòa mình cùng thiên nhiên, có những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm phù hợp về môi trường với lứa tuổi mầm non, được thể hiện qua những hình thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh, trẻ biết sống gần gũi thân thiện với môi trường..
* Đối với phụ huynh:
– Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môi trường trong và ngoài nhóm lớp đối với việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, môi trường có ảnh hưởng trự tiếp đến sự phát triển của trẻ.
– Tích cực hỗ trợ giáo viên và trẻ trong các hoạt động trải nghiệm của nhóm,lớp.
Bài học kinh nghiệm
Có được kết quả trên tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bản thân cô giáo luôn phải tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ, trang trí nhóm lớp và tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
- Luôn có ý thức nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Thông qua các hoạt động trong ngày và đặc biệt là hoạt động nêu gương để hướng trẻ đến gần hơn với tình yêu thiên nhiên và các hoạt động có ích để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động sưu tầm nguyên vật liệu với rèn luyện cho trẻ kỹ năng tạo hình. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên và trẻ; đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hỗ trợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ/người chăm sóc trẻ hiểu việc giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ môi trường là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ.
Kiến nghị
- Mua sắm thêm tài liệu có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ vệ sinh như thùng đựng rác có nắp đậy, tu bổ lại hệ thống nhà vệ sinh, khu xử lí rác thải, và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo hơn.
- Tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ môi trường giữa các khối, lớp….
Trên đây là Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục trẻ 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp. Để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Từ khóa » Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non
-
Top 3 Bài Thuyết Trình Về Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm ...
-
Bài Thuyết Trình Một Số Biện Pháp Giáo Dục Bảo Vệ Môi ... - 123doc
-
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non - Blog Của Thư
-
Bài Thuyết Trình: Một Số Biện Pháp Giáo Dục Trẻ 5-6 Tuổi Bảo Vệ Môi ...
-
Bài Thuyết Trình Một Số Biện Pháp Giáo Dục Bảo Vệ Môi ... - TeachVN
-
Thuyết Trình Về Môi Trường ❤️️Ô Nhiễm Và Bảo Vệ ... - SCR.VN
-
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường 2022
-
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường? - Tạo Website
-
Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường?
-
Thuyết Trình Bảo Vệ Môi Trường - YouTube
-
Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non - MN Hoàng Hoa
-
Bài Thuyết Trình Bảo Vệ Môi Trường
-
Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non Với 5 Bài Học Từ Gia đình