Bài Thuyết Trình Ô Nhiễm đất - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

LuanVan.net.vn - Luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp

Thư viện luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, báo cáo, bài tập lớn, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Bài thuyết trình Ô nhiễm đất

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là môi trường đất ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế

ppt33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10225 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Ô nhiễm đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênThành viên nhóm 2 1 A Minh 2 Duy Mạnh 3 Văn Hiền 4 Cà Phong 5 Ngần Khay 6 Lò Luyến 7 Xuân Lượng Ô NHIỄM ĐẤT I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là môi trường đất ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Hiện nay cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia. . Do vậy, bảo vệ môi trường đất là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường đất, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như xử lý chất thải, giao thông, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường đất còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư, các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề Vì vậy môi trường đất ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. 2.1 Mục Đích Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễn đất ở Việt Nam Tìm hiểu tình hình ô nhiễm đất ở một số vùng của Việt Nam hiện nay II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU Nguyên nhân 2.1.1. Tự nhiên  Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến.  Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.  Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật... 2.1.2.Nhân tạo  Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …  Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).  Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh không hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ cũng gây ô nhiễm.  Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị 2.1.3.Rác và chất thải rắn Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 ngàn tấn rác các loại, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%. Thành phần rác hữu cơ khoảng 40-60%; vật liệu xây dựng, sành sứ khoảng 25-30%; giấy, bìa, gỗ khoảng 10-14%; kim loại 1-2%. Ước tính chỉ thu gom được khoảng 50% mỗi ngày, công suất chế biến rác chỉ được khoảng 10%. Nhược điểm hiện nay là chưa có quy hoạch lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh chưa được tách biệt ra khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về thải rác, thu gom và xử lý rác. Áp lực dân số cũng thể hiện ở mức độ gia tăng nhanh chóng khối lượng rác thải. 2.1.4.Dầu trong đất Việc thăm dò và khai thác dầu có tác động xấu lên môi trường đất-đó là hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế và văn minh xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật. Dầu thô làm ô nhiễm sự sống trên trái đất, theo mưa, lan tràn trên mặt nước. Đất nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, làm chậm và giảm tỉ lệ nẩy mầm, làm chậm sự phát triển của thực vật, làm thay đổi sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong môi trường đất. Đối với vật nuôi, chỉ cần một vết xước nhỏ trên da của vật nuôi trong ao hồ bị nhiễm dầu cũng có thể làm cho vật nuôi bị ngộ độc. Người ăn phải những vật nuôi bị ngộ độc dầu cũng sẽ bị ngộ độc. III. Hậu quả của ô nhiễm đất Đất bị xuống cấp. Một số biểu hiện như:  Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.  Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.  Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường. Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.  Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).  Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.  Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.  Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất như Cu, Pb, Zn … theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được. Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. Là một trong những thuốc trừ sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử dụng một số thuốc trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-VSV động vật-người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư. IV. Biện pháp khác phục 4.1 Một số biện pháp khắc phục sự thoái hóa đất Sự phục hồi đất là cách thức tự trả lại cho đất những tính chất và khả năng sản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào tình trạng suy thoái. Hay nói cách khác, đó là những biện pháp khoa học kỹ thuật tác động vào các loại đất đã, đang bị suy thoái (do quá trình sử dụng đất không hợp lý hoặc do tác động của môi trường xung quanh gây nên), nhằm tạo cho đất trở lại với những tính chất và khả năng ban đầu. 4.1.2 Biện pháp tưới tiêu Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa. Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ  ẩm kém, nên cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước tưới thấm dần vào đất( tưới nhỏ giọt), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa tăng độ  ẩm và giữ  ẩm cho đất và tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như tránh tạo nên dòng chảy gây xói mòn và rửa trôi đất khi tưới. 4.1.3 Biện pháp sinh học và hữu cơ Hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều tính chất lý hóa và sinh học xấu của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém, khả năng hấp phụ thấp, hàm lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp. Nguyên nhân chính của nhiều loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu (khai hoang phá rừng làm nương rẫy), sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, không đủ lượng hữu cơ  đã lấy  đi của  đất. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục hồi đất bị suy thoái là biện pháp sinh học/hữu cơ. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn trong việc phục hồi đất đã bị suy thoái bằng biện pháp này đã chứng minh rằng sau một thời gian ngắn, đất được phục hồi độ phì và khả năng sản xuất rõ rệt. Hơn nữa, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng  ẩm của nước ta, các loại cây trồng và thực vật sinh trưởng phát triển mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại chất hữu cơ cho đất, đó là: −  Tàn tích hữu cơ: rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau thu hoạch. −  Các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu. −  Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất. −  Các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho đất như bón phân hữu cơ, phủ vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đã tác dụng cho cây trồng chính. - Sử dụng các chế phẩm sinh học, VSV trong sản xuất nông nghiệp + Sử dụng các vi sinh vật để cố định N tự do thành đạm dễ tiêu qua 2 con đường VSV cố định đạm tự do từ khí trời và vi sinh vật cố định đạm qua nốt sần. 4.1.4 Biện pháp truyền thống/bản địa - Xây bờ đá trên đất dốc. -  Làm đất tối thiểu. -  Làm ruộng bậc thang. 4.1.5 Biện pháp thâm canh + Làm đất thích hợp với từng loại cây trồng: cày, bừa, đánh luống, rạch rãnh gieo hạt, (trồng cây ăn quả ở vùng đất trũng thấp hoặc trồng cây lấy củ ở vùng đất có mực nước ngầm nông). + Tưới nước theo nhu cầu sử dụng nước của các loại cây trồng hoặc tưới tiêu nước để cải tạo đất bị thoái hóa (chua hóa, mặn hóa, phèn hóa). + Giống cây trồng thích hợp cho các loại đất, giống chịu được các đặc tính đất bị thoái hóa như chịu chua, chịu thiếu lân, chịu mặn, chịu khô hạn, chịu ngập úng... Trồng cây an quả + Bón phân không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà phải đảm bảo lượng phân làm tăng độ phì nhiêu đất. Hiệu quả của bón phân phục hồi đất rõ nhất là duy trì và tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, bón vôi khử chua các loại đất bị chua hóa. + Chăm sóc và bảo vệ cây trồng: làm cỏ, sục bùn (đất lúa), xới sáo (đất trồng cạn), phòng trừ sâu hại và dịch hại thường xuyên, đặc biệt ưu tiên chăm sóc các loại cây trồng trên những loại đất thoái hóa mạnh, vì trên những loại đất này, hàm lượng hữu cơ, hoặc dung tích hấp thu, hoặc một số tính chất vật lý của đất rất thấp/kém, nên các loại cây trồng thường dễ bị tổn thương khi thời tiết hoặc môi trường sản xuất bị thay đổi đột ngột. Kết luận Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp... Hình ảnh bón phân, bon voi BÀI TRÌNH CỦA NHÓM 2 Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe ! Luận văn liên quan
  • Đề tài Màng mỏng từ: Ứng dụng và phát triển

    18 trang | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2

  • Luận văn Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng và hoạt tính xúc tác của Perovskit mang trên vật liệu mao quản trung bình SBA-15

    81 trang | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 5

  • Đề tài Một số bài toán thường gặp viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số

    19 trang | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1

  • Đề tài Năng lượng xanh

    62 trang | Lượt xem: 8444 | Lượt tải: 2

  • Luận văn Ảnh hưởng của PH và nhiệt độ lên hoạt xúc tác của enzyme bromelain trong quả dứa

    49 trang | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 3

  • Chuyên đề Tiểu luận Bài tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí “ Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch chứa nguồn điện”

    10 trang | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 3

  • Luận văn Nguồn gốc và bản chất của ý thức

    22 trang | Lượt xem: 7935 | Lượt tải: 5

  • Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh học enchoice và sanjiban trong xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác Phước Hiệp, Củ Chi

    55 trang | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 3

  • Đề tài Phân bố liều hấp thụ trong Phantom theo bề dày và khoảng cách đến trục của chùm photon năng lượng 6 MV và 15 MV dùng trong xạ trị

    59 trang | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 2

  • Đề tài Phép biện chứng duy vật và vai trò của nó đối với hoạt động của con người

    26 trang | Lượt xem: 17879 | Lượt tải: 3

Copyright © 2024 LuanVan.net.vn Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Thư viện tài liệu và ebook cho sinh viên. Thư viện tài liệu Các bài Soạn văn hay nhất. Chia sẻ: LuanVan on Facebook Follow @DoAnLuanVan

Từ khóa » Thuyết Trình ô Nhiễm Môi Trường đất