Bài Thuyết Trình Sinh Lý Học Trẻ Em – Chương 11: Hệ Nội Tiết
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài thuyết trình Sinh lý học trẻ em – Chương 11: Hệ nội tiết ppt 44 9 MB 92 219 4.7 ( 9 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan sinh lý học trẻ em Hệ nội tiết Tuyến nội tiết Các tật về tuyến nội tiết Nghiên cứu một số nội tiết
Nội dung
SINH LÝ HỌC TRẺ EM NỘI DUNG CHƯƠNG HỆ NỘI TIẾT I. II. MỘT SỐ TUYẾN NỘI TIẾT 1. Tuyến yên 5. Tuyến Tụy nội tiết 2. Tuyến giáp 6. Tuyến ức 3. Tuyến cận giáp 7. Tuyến sinh dục 4. Tuyến thượng thận III. CÁC TẬT VỀ TUYẾN NỘI TIẾT Khái niệm: HỆ NỘI TIẾT - Là hệ thống các tuyến trong cơ thể con người. - Có chức năng điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể bằng cách tiết ra các nội tiết tố gọi là hooc-môn Hooc môn là những chất có tác dụng sinh học cao, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, sự sinh trưởng và phát triển thể chất và tâm lý, sự phân hóa các cơ quan. MỐI LIÊN HỆ - Hệ nội tiết và hệ thần kinh có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể người. Khái niệm: TUYẾN NỘI TIẾT - Là các tuyến không có ống dẫn. - Các hooc-môn của nó thấm trực tiếp qua hệ mao mạch đổ thẳng vào máu. Vd: tuyến tụy sản xuất insulin, tuyến giáp sản xuất hooc-môn Thyrocxin đổ thẳng vào máu. - Các sản phẩm được bài tiết bởi hệ nội tiết gọi là hooc-môn (nội tiết tố). HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN NỘI TIẾT Các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động liên quan và ảnh hưởng đến nhau rất chặt chẽ Tuyến yên đóng vai trò một tuyến cấp cao hơn điều hòa hoạt động của các tuyến khác. Sự hoạt động của tuyến nội tiết này có thể ức chế hoặc làm tăng sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN NỘI TIẾT Hoạt động của từng tuyến có sự tự điều hòa thông qua mối liên hệ ngược. Ví dụ: Khi đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ tiết insulin làm giảm lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp thì tuyến tụy sẽ ngừng tiết insulin. Đồng thời các tuyến như tuyến yên, tuyến thượng thận sẽ tăng cường tiết hooc-môn đề làm tăng lượng đường trong máu. MỘT SỐ TUYẾN NỘI TIẾT Tuyến yên Tuyến tùng Tuyến giáp Tuyến ức Tuyến thượng thận Tuyến sinh dục nam Tuyến tụy Tuyến sinh dục nữ 1. Tuyến yên - Là phần phụ phía dưới của não. - Ở người lớn nặng 0,5g ở trẻ em thì nhỏ hơn nhiều. Tuyến yên gồm 3 thùy: -Thùy trước lớn, -Thùy sau nhỏ -Thùy giữa phát triển yếu. Thùy sau ướ r t y ù h T Thùy giữ a Có chức năng rất quan trọng vì nó tiết ra nhiều loại hoocmôn có tác dụng đến nhiều tuyến nội tiết khác và có tác dụng đến nhiều chức năng trong cơ thể. c Chức năng Tuyến yên - Thùy trước: Tiết hoocmon sinh trưởng, hoocmon kích thích tuyến giáp, hoocmon tuyến trên thận, và hoocmon sinh dục (cả nam giới FSH, và nữ giới LH) - Thùy giữa: phát triển yếu. Tiết ra hoocmon sắc tố - Thùy sau: Tiết ra 2 loại hormone + Oxytoxin phát động sự co của dạ con và sự tiết sữa + Vazopersin làm tăng hấp thụ nước vào máu, thông qua điều hòa tái hấp thụ trong ống thận. Tuyến yên Vd: Hooc-môn tăng trưởng (GH) của thùy trước tuyến yên, nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường (2,3 2,7 m). Hoặc tiết ra ít hơn người sẽ lùn (0,9m) 2. TUYẾN GIÁP - Nằm trước sụn giáp, hoạt động mạnh lúc 5– 7 tuổi. - Gồm có hai thùy bên và một eo thắt ở giữa. Ở người lớn tuyến giáp có trọng lượng 20g ở nữ, và nam là 25g. Trẻ sơ sinh:1g, trẻ 1 tuổi 2g, trẻ 2 tuổi: 3g, trẻ 5-7 tuổi: 10g 2. TUYẾN GIÁP - Tiết ra 2 loại hoocmon chủ yếu: Thyroxin và Canxitonin • Các hooc-môn này có tác dụng đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong các tế bào nhất là tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào cơ tim. Kết quả: sinh năng lượng và tạo nhiệt • Hooc-môn này còn tăng cường chuyển hóa các chất như protid, lipid, nước, muối khoáng, canxi, iod. Hoạt động chức năng của tuyến giáp liên quan trực tiếp đến sự chuyển hóa iod. 2. TUYẾN GIÁP • Đối với các cơ thể đang phát triển, hooc-môn tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kích thích sự phát triển sụn thành xương, đẩy mạnh quá trình biệt hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục. CÁC BIỂU HIỆN CỦA RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP • Nhược giáp: nguyên nhân chủ yếu do thức ăn thiếu i-ốt. Nhược giáp sẽ làm cho các chuyển hóa cơ bản giảm, thân nhiệt hạ, táo bón, nhịp tim đập chậm, mặt to tròn, khả năng phát triển trí tuệ giảm sút, đần độn. • Cường giáp: chuyển hóa tăng, người gầy, mắt lồi, tim đập nhanh, dễ xúc cảm, run tay và khó ngủ. 3. Tuyến cận giáp - Nằm cạnh tuyến giáp, nặng khoảng 0,15g. - Hoocmon chủ yếu là Parathoomon, có chức năng điều hòa sự chuyển hóa muối khoáng nên ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển xương ở trẻ em. 4. Tuyến thượng thận - Gồm 2 tuyến nhỏ nằm trên 2 quả thận, nặng 5 - 8g. - Gồm phần vỏ và phần tủy. 4. Tuyến thượng thận Phần vỏ: tiết ra các hooc-môn quan trọng gọi chung là corticoid. Tác dụng: Điều hòa chuyển hóa nước và muối khoáng. Điều hòa chuyển hóa đường: tăng cường dự trữ glycogen trong gan, tăng cường glucoza và giảm sử dụng glocoza ở ngoại vi cơ thể. Điều hòa sinh dục nam: kích thích sự phát triển các đặc tính sinh dục ở nam Phần Tủy: Tiết ra hai loại hoặc môn là adrenalin và noadrenalin, có tác dụng điều hòa sự trao đổi chất, tương tự hệ thần kinh giao cảm 5. TUYẾN TỤY NỘI TIẾT - Tụy là một tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết - Ngoại tiết tiết ra dịch tụy đổ thẳng vào ruột non để tiêu hóa thức ăn. - Còn nội tiết của tụy tiết ra hooc môn là glucagon và insulin, điều chỉnh đường huyết trong cơ thể. TÁC DỤNG: - Insulin: có tác dụng giảm đường huyết. - Glucagon: có tác dụng tăng cường huyết. Nếu cơ thể bài tiết nhiều insulin sẽ gây hạ đường huyết kéo dài, cơ sẽ bị yếu. Còn khi tuyến tụy sản xuất ít insulin thì cơ thể sẽ bị tăng đường huyết, dẫn đến bệnh đái đường. 6. Tuyến ức Là tuyến nội tiết chỉ hoạt động ở trẻ em, có vai trò với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt tuyến ức là cơ quan quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch 7. Tuyến sinh dục - Gồm tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ là các tuyến sinh dục vừa có chức năng sản xuất tinh hoàn và trứng, vừa có chức năng nội tiết là sản xuất các hooc-môn sinh dục. - Tuyến sinh dục chỉ bắt đầu hoạt động mạnh ở trẻ đến tuổi dậy thì. - Hình thành và phát triển các đặc điểm giới tính -Tác dụng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em Các hooc môn của tinh hoàn: + Tesatosteron: Có tác dụng kích thích sự phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ gây hiện tượng dậy thì. Giúp cơ thể đồng hóa protid làm cho cơ thể lớn nhanh, khung xương nở nang, hệ cơ phát triển, mọc lông nách, lông trên bộ phần sinh dục: râu, vỡ giọng, biến đổi tâm lý. Testosteron cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của tinh trùng. +Tinh hoàn còn sản xuất một ít hoặc môn sinh dục nữ gọi là Estrogen, có tác dụng phát triển túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền CÁC HOOC MÔN BUỒNG TRỨNG + Estrogen: Có tác dụng kích thích nang trứng phát triển tạo ra những biến đổi các chu kì ở tử cung, cổ tử cung, có tác dụng phát triển những dấu hiệu sinh dục phụ như giọng nói, thần kinh… đặc trưng cho phái nữ. + Progesteron (hooc môn trợ thai): Có tác dụng ức chế sư rụng trứng, chuẩn bị cho trứng phát triển và làm tổ tạo điều kiện cho phôi thai phát triển. III. CÁC TẬT VỀ TUYẾN NỘI TIẾT 1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ EM 2. BỆNH DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM 3. BỆNH SUY GIÁP Ở TRẺ EM 1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ EM Bệnh phổ biến nhất của rối loạn nội tiết là tiểu đường, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin, hoặc cơ thể không sử dụng được lượng insulin sẵn có. Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm: Khát và đói; Mệt mỏi; Đi tiểu thường xuyên; Buồn nôn hoặc ói mửa; Sụt cân không có nguyên nhân;Tầm nhìn thay đổi. Cách phòng trừ bệnh tiểu đường ở trẻ em – Cần xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý: cân bằng các dưỡng chất béo, chất xơ, vitamin cùng với các khoáng chất khác. – Hãy đưa trẻ đi khám định kỳ làm các xét nghiệm về đường huyết và sinh hóa để phát hiện bệnh tiểu đường sớm ở trẻ. – Đăng ký cho con tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao, tập tính rèn luyện cơ thể năng động mỗi ngày và Giáo dục ý thức của trẻ bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại bên ngoài. 2. BỆNH DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM Dậy thì sớm là: trường hợp những dấu hiệu của tuổi dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi ở nữ và 9 tuổi ở nam, Do tác động sớm của hocmon sinh dục lên toàn bộ cơ thể. • Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm - Yếu tố di truyền - Thực phẩm không an toàn (gia cầm, gia súc nuôi tăng trọng, các loại rau, quả... nhiều chất kích thích) ăn uống nhiều calories, đồ ăn nhanh nhiều chất bổ - Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và đồ nhựa công nghiệp… - Tiếp xúc nhiều với văn hóa phim ảnh, đặc biệt là các phim tình cảm. Chúng kích thích não bộ. 2. BỆNH DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM Đối với những trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì: Dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển sớm. Điều này dễ gây ra sự rối loạn tâm, sinh lý ở tuổi dậy thì và cũng tạo điều kiện cho kẻ xấu có dịp lợi dụng. Hơn nữa, trẻ em gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư cao hơn trẻ bình thường: Ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng... còn trẻ nam dậy thì sớm có thể bị bệnh vô sinh. NHỮNG THÁI ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CHA MẸ - Cần đồng hành với con, hết sức quan tâm đến con. - Nói đúng sự thật, và giúp con vượt qua những khủng hoảng về tâm lý. - Trò chuyện với con nhiều hơn về việc bảo vệ sức khỏe giới tính và các nguy cơ về tình dục. - Đưa con đến bác sĩ sớm để có biện pháp can thiệp tốt nhất. Giáo dục giới tính cho trẻ Giáo dục đúng đắn dựa vào đặc điểm từng lứa tuổi, Luyện cho trẻ quen dần các kỹ xảo & thói quen hành vi đúng của giới tính Nên trả lời khôn khéo, hợp các câu hỏi “hóc búa” Nêu những điềulýcần của trẻ về vấn sinhgiáo sản phù lưu đề ý khi dụchợp với trình độ hiểu biết & biểu giới tượngtính của cho trẻ. trẻ? Ngăn ngừa sự thể hiện sớm hưng phấn tình dục ở trẻ bằng không khí đạo dức lành mạnh trong gia đình & ngoài xã hội, Cần quan tâm đến việc rèn luyện cơ thể thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để trẻ phát triển giới tính một cách bình thường. 3. BỆNH SUY GIÁP Ở TRẺ EM Bệnh suy giáp là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong trường hợp suy giáp, tuyến giáp sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Hai nguyên nhân phổ biến gây suy giáp đó là do thiếu iốt, và bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Những biểu hiện Suy tuyến giáp ở trẻ tiểu học -Thấp hơn chiều cao trung bình của độ tuổi - Răng vĩnh viễn mọc rất chậm - Chậm phát triển tư duy, trí tuệ - Nhịp tim chậm hơn bình thường - Mệt mỏi, táo bón, tóc gãy rụng BIẾN CHỨNG BỆNH SUY GIÁP Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ sau đây: - Bướu cổ - Vấn đề về tim mạch - Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần - Bệnh lý thần kinh ngoại biên - Vô sinh … Phương pháp phòng ngừa bệnh Suy tuyến giáp là bệnh liên quan đến rối loạn hàng rào miễn dịch của cơ thể, do đó phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Để làm được điều này, cần bổ sung đủ I-ốt. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp I-ốt, do đó cần bổ sung qua đường ăn uống. CỦNG CỐ KIẾN THỨC - Đúng - Các sản phẩm1.được bài tiết bởi hệ nội Các hooc-môn đều tiết gọi là làsản hooc-môn (nội tiết tố). phẩm của tuyến nội tiết, đúng hay sai? CỦNG CỐ KIẾN THỨC Vì: Thiếu Iốt thì Tiroxin không tiết ra, hooc-môn tuyến yên sẽ thúc đẩy 2. tuyến giáp hoạt động mạnh, gây nên cổ, trẻ em chậm lớn não sẽ Vì bướu sao phải vận kém phát triển, người lớn trí nhớ kém. động toàn dân dùng muối I-ốt? CỦNG CỐ KIẾN THỨC Tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết từ tuyến ngoại tiết theo ống dẫn đổ ra ngoài. 3. Vd: tuyến mồ hôi, tuyến gan, tuyến mật tuyến Tuyến ngoại tiết và tụy… tuyến nội tiết có đặc điểm gì khác biệt Tuyến nội tiết: nhau? Các sản phẩm tiết từ tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, đưa đến các tế bào đích, và các cơ quan đích Vd: Tuyến tụy tiết insulin, tuyến giáp tiết thyrocxin… đổ thẳng vào máu. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Tuyến sinh dục (chủ yếu là ở tuyến sinh dục nữ, và một ít ở tinh hoàn 4. nam) Estrogen ở Estrogen nữ có tác được dụng kích sinhthích nang trứng phát triển tạo đổi các chu kì ở tử ra ra từ những tuyến biến nội tiết cung, cổ tử cung, dụng phát triển những dấu nào?có Cótáctác dụng hiệu sinh dục phụ như gì?giọng nói, thần kinh… đặc trưng cho phái nữ. Tinh hoàn còn sản xuất một ít hooc-môn sinh dục nữ gọi là Estrogen, có tác dụng phát triển túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Văn Trọng, Hệ nội tiết , 31/12/2019, 53 slide, https://baigiang.violet.vn/present/he-noi-tiet-4098829.html 2.Cao Thanh Hùng, Sinh lý trẻ em – chương 5, 31/12/2019, 26 slide, https://baigiang.violet.vn/present/sinh-ly-tre-em-lua-tuoi-tieu-hoc-tieu-hoc-ganh-hao-b-10250 259.html 3.Thân Thị Diệp Nga, Sinh lý học trẻ em, 31/12/2019, 40 slide, https://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/9877876 4.Truong Di Van, Điều gì gây ra chứng bệnh dậy thì sớm dị tính ở trẻ em gái?, 7/1/2020, 1 tr, http://www.tapchigioitinh.com/tu-van/phu-khoa/-dieu-gi-gay-ra-chung-benh-day-thi-som-ditinh-o-tre-em-gai/5120.html 5.Tiến Hưng, Dậy thì sớm ở trẻ, bệnh nguy hiểm, 8/1/2020, https://anninhthudo.vn/doi-song/ day-thi-som-o-tre-benh-nguy-hiem/332631.antd 6.Lê Thị Mỹ Duyên, Suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ, những vấn đề không nên bỏ qua, 8/1/2020, https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/cham-soc-be/suy-giap-o-tre-nho/ 7.Tạ Văn Bình, Bệnh nội tiết - những điều cần biết, 8/1/2020, https://hellobacsi.com/suckhoe/benh/roi-loan-he-thong-noi-tiet/ Các thành viên nhóm 5 1.Nguyễn Thị Xuân Ngọc 2.Đào Thiên Kiều Thanh 3.Điểu Thị Lưu Bạch Long 4.Nguyễn Thị Cúc This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Trắc nghiệm Sinh 12 Lý thuyết Dow Đề thi mẫu TOEIC Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch Tài chính hành vi Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Đồ án tốt nghiệp adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Slide Sinh Lý Hệ Nội Tiết
-
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT - SlideShare
-
Bai 13 He Noi Tiet - SlideShare
-
[PDF] SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT - UMP
-
[PDF] GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
-
[Sinh Lý] Sinh Lý Đại Cương Hệ Nội Tiết – Hormone (p1)
-
Slide Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Nội Tiết - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT - 123doc
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Hệ Nội Tiết - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
SINH LÝ HỌC - YHOCTRUCTUYEN.COM
-
Sinh Lý Học Của Thai Nghén - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sinh Lý Nội Tiết 1 - Tổng Quan Hệ Nội Tiết - YouTube
-
BÀI 13. SINH LÝ NỘI TIẾT - ĐH Y HÀ NỘI (GS.TS. Phạm Thị Minh ...