Bài Thuyết Trình Về Vấn De đi Học Hay đi Làm
Có thể bạn quan tâm
Thời gian mới ra trường, chuyện việc làm lại không suôn sẻ như những gì chúng ta vẫn tưởng khi còn là sinh viên, bạn cần việc làm thêm để tích lũy thêm kỹ năng mềm và bạn cũng cần cả kỹ năng nghề nghiệp nữa. Lúc này hành trang quan trọng nhất bạn cần mang theo đương nhiên đó là kỹ năng nghề nghiệp. Ở thời điểm khi mà chưa có kinh nghiệm việc làm trong tay, kiến thức về xã hội lại quá non nớt thì kỹ năng nghề nghiệp sẽ giúp cho bạn bước những bước đi thận trọng và chắc chắn hơn.
Nội dung chính Show- Suy nghĩ kỹ về chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi
- Đừng quên định hướng mục tiêu nghề nghiệp để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
- Đề cao giá trị cảu thời gian mà bạn đang có và cần đầu tư
Sau khi tốt nghiệp có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bạn thường nhận được từ người thân, bạn bè đó là câu hỏi về kế hoạch tiếp theo của bạn là gì. Rằng bạn sẽ tiếp tục theo học các hệ cao hơn hay là đi làm ngay và lăn xả với cuộc sống? Dù theo một cách thức nào đó thì chuyện tiền bạc vẫn luôn luôn là một yếu tố quan trọng và chính yếu có thể mang tới những “phiền hà” đối với người sinh viên sau tốt nghiệp khi họ đưa ra quyết định sẽ làm gì sau đó. Lúc này, tìm công việc tại Hà Nội hay là về quê lập nghiệp cũng là một trong những trăn trở của nhiều bạn trẻ. Tại thành phố có thể bạn sẽ tìm việc dễ hơn nhưng những chi phí đi kèm cũng là vấn đề khiến cho chúng ta phải nghĩ suy.
Bởi vì, một điều rõ ràng rằng nếu như bạn quyết định học tiếp thì thay vì kiếm tiền, bạn sẽ phải chi trả những khoản phí đắt đỏ khác mà không phải bất cứ ai cũng có thể đáp ứng được ở thời điểm mới ra trường trong cái mác sinh viên. Có thể bạn muốn học tiếp để mong đợi một tương lai tươi sáng hơn dù có thể sẽ muộn hơn những người khác nhưng tài chính ở thời điểm khó khăn này luôn luôn là thứ gì đó ngăn trở bạn. Và thậm chí chính bản thân bạn vẫn còn chưa chắc chắn được nếu như học cao hơn bạn sẽ được gì trong khi những thứ sẽ phải mất thì đã quá rõ ràng . Trước tình hình đó, tốt nhất bạn nên cân nhắc thật kỹ một vài điều dưới đây.
Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tậpSuy nghĩ kỹ về chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi
Có một thực tế xã hội rằng một số lĩnh vực nghề nghiệp yêu cầu rất cao về bằng cấp hay ít nhất là việc chúng ta chuẩn bị trước cho việc nâng cao về trình độ học tập của bản thân thì chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều đối với công việc sau này. Ví dụ như ngành Y chẳng hạn, hay là ngành học sư phạm,... Những ngành này sinh viên thường sẽ phải tiếp tục nâng cao bằng cấp học tập của bản thân mình nếu như họ mong muốn phát triển. Nhưng đó chỉ là một số, không phải bất kể ngành nào cũng đòi hỏi người ta phải đáp ứng trình độ thạc sĩ, cho nên với tấm bằng đại học thì bạn vẫn có thể đảm nhận được rất nhiều việc làm khác nhau và phù hợp.
- Tìm hiểu thêm: Kỹ năng nghề nghiệp quan trọng của giáo viên dạy mầm non
Việc làm bác sỹ y học cổ truyền
Do đó cho nên trước khi đi đến việc đưa ra một quyết định cuối cùng: nên học tiếp để có tấm bằng đẹp hơn trình độ cao hơn hay là tìm kiếm ngay một công việc mới sau khi tốt nghiệp thì bạn nên tự mình trả lời những câu hỏi sau đây nhé:
- Bạn có niềm hứng thú nếu như tiếp tục chuyện học hành hay không?
- Việc chúng ta học lên cao như vật liệu có phải là việc thực sự cần thiết?
- Nếu như đi làm ngay thì sẽ giúp ích cho bạn được những gì?
Bằng mọi giá, bạn nên suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc thật kỹ trước khi có thể đưa ra những quyết định nên tiếp tục học hay là tìm kiếm việc làm để đáp ứng những nhu cầu về cuộc sống.
Tài chính chính là một trong số những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới việc bạn đưa ra quyết định. Nếu như không có tài chính thì chắc hẳn bạn sẽ khó có thể thực hiện được nhiều điều, nhất là những điều quan trọng. Bằng cách nào đó, đối với sinh viên thì tiền bạc lúc nào cũng luôn là một yếu tố có thể gây ra những phiền hà lớn và ảnh hưởng đến việc các bạn đưa ra quyết dịnh sẽ làm việc gì sau khi tốt nghiệp. Nếu không có tiền bạc, liệu bạn có thể theo học lên cao hay không? Đương nhiên rất khó khăn, dù có dựa vào kinh tế của cha mẹ thì không phải cha mẹ nào cũng có điều kiện về tài chính dư giả. Bởi họ đã quá vất vả trong suốt những năm tháng bạn đi học từ cấp cơ sở, phổ thông , đại học và giờ là cao học. Thậm chí để cha mẹ tiếp tục nuôi chúng ta ăn học, liệu các bạn có đành lòng hay không khi mà đã bước sang ngưỡng tuổi 23 – 24, là lúc sức trẻ có thể cống hiến cho đất nước và tự mình kiếm tiền nuôi bản thân được rồi.
Do vậy, bạn cần phải cân nhắc sao cho thật thấu đáo, Nếu như không có đủ mức chi phí để có thể bắt đầu cho việc học tập ngày thời điểm này thì bạn vẫn có thể trì hoãn lại được. Hãy tìm kiếm cho mình một việc làm nào đó phù hợp với trình độ bằng cấp mà bạn có , vừa học hỏi thêm được những kinh nghiệm về nghề nghiệp, làm đầy thêm cho mình những kỹ năng nghề nghiệp cho sự thành công sau này lại vừa có thể kiếm tiền. Số tiên bạn kiếm được có thể đủ chi trả cho những nhu cầu cuộc sống đồng thời nếu biết tiết kiệm thì sẽ nhanh thôi, bạn có đủ khả năng để chi trả cho việc học tập lên cao của mình. Đồng thời đi làm cũng là cách để cho các bạn có thể những trải nghiệm thực tế đời sống kịp thời. Đừng để khi bước qua ngưỡng cửa 30, bạn mới “chập chững” bước đi trong vô vàn những điều mới lạ của cuộc sống. Dù có học cao đi chăng nữa thì bất kể lúc nào bạn cũng có thể vấp ngã.
>>> Xem thêm: Thay vì phải ngồi hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, bạn hãy click việc làm thư ký tại Đà Nẵng để có ngay những thông tin tuyển dụng mới nhất.
Việc làm nhân viên kế toán
Đừng quên định hướng mục tiêu nghề nghiệp để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
Kiến thức không nhất thiết phải được tích lũy từ việc học tập mà kiến thức có thể đến từ những việc làm thực tế, từ sự trải nghiệm trong đời sống. Bản thân chúng ta có thể được trải nghiệm những bài học từ những lớp học tại chỗ và đương nhiên không phải lúc nào sự trải nghiệm đó cũng mang một màu sắc giống nhau. Vì thế cho nên việc chúng ta phải đưa ra cho bản thân mình những mục tiêu nghề nghiệp là điều cần thiết. Ít nhất cũng phải biết được bạn sẽ ở đâu trong 3 năm tới, rồi 5 năm tới?
Nếu kế hoạch của bạn là trở thành một người nhân viên kinh doanh thì đương nhiên rất dễ để bạn có thể hoàn toàn tìm cho bản thân mình một cơ hội việc làm, có thể cố gắng và nỗ lực hết sức mình với cơ hội đó. Bạn sẽ có thể đạt được một số thành tựu quan trọng ở trong một vài năm nữa. Hoặc cũng có thể kế hoạch mà bạn đặt ra là trở thành một nhà làm báo chuyên nghiệp thì với việc nắm bắt lý thuyết không thôi là chưa đủ, bạn cần phải đi thật nhiều nơi, đến thật nhiều chỗ để nhìn nhận được nhiều về cuộc sống ở bên ngoài kia như thế nào. Bạn hoàn toàn có thể đạt được một sự nghiệp như mong đợi dù không cần tới những tấm bằng quá cao siêu nếu như bạn có thể xác lập một mục tiêu nghề nghiệp nhất định, rõ ràng. Nhưng, tùy vào trường hợp và tính chất, không phải lúc nào cũng có thể nắm bắt trong tay những điều mong đợi khi có quyết tâm và có mục tiêu mà không cần tới yếu tố bằng cấp đâu nhé. Chẳng hạn như khi bạn mong muốn trở thành một vị bác sĩ chuyên khoa thì đương nhiên bạn cần phải nâng cao được khả năng học tập của bản thân, những vấn đề về bằng cấp là rất quan trọng.
Nhân viên kinh doanh nội thất
Đề cao giá trị cảu thời gian mà bạn đang có và cần đầu tư
Nếu quyết định theo học thì bạn nên hiểu rõ, nó không chỉ khiến bạn mất thêm chi phí đâu mà còn lấy đi của bạn nhiều thời gian nữa. Do vậy mà bạn hãy cân nhắc xem liệu bản thân mình có thể bố trí sao cho phù hợp để việc học tập được thuận lợi hay không. Nếu như có thể tự chủ và quản lý tốt thời gian thì chắc chắn bạn hoàn toàn có thể tiến hành cả hai việc song song đó là vừa học mà vẫn có thể đi làm để kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống và học tập. Nhưng đồng thời với điều này bạn phải thực sự hết sức nỗ lực , phải hy sinh nhiều thứ khác trong cuộc sống giả dụ như những cuộc hẹn với bạn bè, một vài thói quen và một số sở thích của cá nhân. Đương nhiên là khi ấy quả ngọt mà bạn thu được sau một thời gian vun trồng chăm sóc đó là vừa có được kinh nghiệm việc làm mà lại vừa có bằng cấp ở trình độ cao. Đó là một điều kiện tốt để giúp chúng ta tìm kiếm được một vị trí việc làm ở cấp độ cao hơ, được hưởng những chính sách ưu đãi hơn.
Vậy cho nên việc tiếp tục học tập lên cao hay là tìm kiếm cho bản thân mình một công việc để có thêm những kinh nghiệm quý giá từ thực tế trải nghiệm không chỉ có một đáp án duy nhất. Bởi vì không có một con đường nào để tất cả mọi người cùng đi chung cả. Để có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất thì bạn cần phải cân nhắc thật kỹ dựa trên nhiều yếu tố: từ nền tảng về tài chính cho tới những điều kiện trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang học tập,... Những kỹ năng nghề nghiệp sẽ chính là chiếc kim chỉ nam để cho bạn có được những bước đi quan trọng nhất. Nếu như không biết cách “định lượng” cho những điều mình đang có và vận dụng những yếu tố cần thiết thì có thể sẽ có những lựa chọn sai lầm.
Khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người lớn dạy rằng: "Đi học cứ than thở mệt mỏi mà không chịu học hành đàng hoàng, thì sau này cuộc sống sẽ rất cực khổ". Nhưng lúc đấy tôi đâu hiểu ý nghĩa của câu nói này.
Cho đến một ngày, khi bước chân ra khỏi công ty, nhìn thấy các cô chú đang ngồi cười đùa ở một hàng nước chè bên đường, thì tôi mới chợt nhận ra rằng: Học hành hay đi làm đều không làm chúng ta mệt mỏi, điều làm chúng ta mệt chính là không còn cảm thấy được niềm vui từ nó nữa. Học hành và đi làm, chọn một trong hai thứ khiến mình mệt mỏi thật là khó, nên sẽ dễ hơn khi được chọn cái nào khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
Đi làm và đi học đều có cái hay của nó. Nếu bạn đang trong tuổi học hành, ngoài việc học ra, bạn không phải lo lắng cái gì nữa cả. Ngày mai ăn gì, giá thịt mà tăng thì sao,… những thứ này còn không hề tồn tại trong suy nghĩ của bạn; lại có thể kết bạn mà không cần suy nghĩ gì đến lợi ích, cũng không lo bị lợi dụng.
Quan trọng là hai ngày nghỉ đều đặn cuối tuần, lễ lạt gì cũng được nghỉ, kỳ nghỉ hè kéo dài những ba tháng, không sợ bị đuổi việc khi lỡ làm sai gì đó, không phải nghĩ ngợi gì đến chuyện tăng ca,... và được làm vô số thứ hay ho khác vì đang đi học.
(Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, cũng không hẳn là mọi thứ đều tốt. Đi học cũng có áp lực của đi học chứ, những bài kiểm tra 15 phút, một tiết, những bài thi cuối kì, những cuộc thi đầu vào, thi đại học. Áp lực đến từ gia đình, nhà trường, thậm chí là bạn bè ganh đua thành tích, tất cả những điều đó tạo nên cảm giác dù có cho trở lại những năm tháng còn đi học thì cũng không hề muốn đến trường nữa. Cả khi bạn đi học, không phải muốn đi đâu cũng được, muốn mua gì cũng có; tất cả cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình bạn lúc đó giải quyết được bao nhiêu phần trăm mong muốn của bạn.
Còn đi làm thì sao? Ưu điểm lớn nhất của đi làm chính là giải quyết được vấn đề của thời đi học. Đi làm thì dĩ nhiên không còn những bài kiểm tra bất ngờ, những lần gọi lên bảng, cũng không có kì thi đại học nữa. Khi bạn đã đi làm, bạn có thể tự tay mua những gì mình muốn mà không phải chìa tay ra xin tiền người lớn, không phải xem xét thái độ của họ rồi có quyết định nên mua hay không.
Độc lập về tài chính, dư dả một chút tiền thì có thể đi du lịch xả hơi vài ba ngày phép, đi những nơi bạn muốn và thoả sức điên cuồng khi còn tuổi trẻ. Nhưng khi đi làm, bạn lại nhớ những ngày đi học vô lo vô nghĩ, không phải tính đến tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng và vô số những khoản chi phí phát sinh khác.
(Ảnh minh hoạ)
Đi làm cũng thật mệt, không phải làm bài kiểm tra thì cũng là những bản báo cáo đầu ngày, đầu tuần, đầu tháng, rồi lại báo cáo tổng kết cuối mỗi quý, mỗi năm. Chỉ mỗi chúng thôi cũng khiến bạn vùi đầu vào chiếc laptop cũ kĩ đi làm mãi cũng không đủ tiền đổi cái mới.
Không chỉ mỗi thế, vào mùa đông, khi căn phòng bạn thuê cách công ty hơn chục cây số, phải dậy thật sớm và chạy xe lúc trời còn tối om, không khí buốt lạnh mà cũng không thoát nổi cảnh tắc đường; bạn lại nhớ đến chăn êm nệm ấm ở ngôi nhà chỉ cách trường 5 phút đi bộ, mà có lỡ đi muộn thì bị trừ lương, sếp nạt nộ trước mặt đồng nghiệp.
Lại thêm những người xung quanh thì đầy mưu mẹo, chỉ tìm mọi cách để dìm bạn xuống, có lỡ vấp ngã thì cũng khó mà đứng lên được, thực sự không có một ai đối xử chân thành với bạn.
Dù vậy thì đi làm hay học, tuỳ mỗi người mà lại thích chọn mỗi cái khác nhau. Còn bạn thì sao, đi học và đi làm, thứ nào khiến bạn hạnh phúc hơn?
Từ khóa » Thuyết Trình Về Vấn đề Việc Làm Sau Khi Ra Trường
-
Thuyết Trình Về Vấn đề Việc Làm Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường Hiện ...
-
Đề Tài Việc Làm Của Sinh Viên Khi Ra Trường - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vấn đề Việc Làm Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vấn Đề Việc Làm Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường Dễ Thất Nghiệp
-
Vấn đề Việc Làm Của Sinh Viên Sau Ra Trường: Dễ Và Khó
-
Thuyết Trình Về Việc Làm Sinh Viên Sau Khi Ra Trường | Video - YouTube
-
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Việc Làm Cho Sinh Viên Trường đại ...
-
VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP - MỘT VẤN ĐỀ ...
-
Thưc Trạng Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường - Prezi
-
Thực Trạng Việc Làm Của Sinh Viên Mới Ra Trường
-
Speak English - Bài Thuyết Trình - Wattpad
-
Nguyên Nhân Của Vấn đề Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
-
[PDF] Vấn đề Việc Làm Sau Khi Tốt Nghiệp Của Sinh Viên Ngành Tin Học ứng ...