Đề Tài Việc Làm Của Sinh Viên Khi Ra Trường - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Xã hội học
Đề tài việc làm của sinh viên khi ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.92 KB, 10 trang )

Mục lụcTrang 1I.Thực trạng việc làm sinh viên ra trườngNgày nay vấn đề việc làm đang là nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt lànhững quốc gia đang phát triển, nơi mà có nguồn nhân lực dồi dào trong khi nền kinh tếphát triển chưa cao do đó sẽ không có sự tương xứng về cung - cầu lao động trong phạmvi một nước. Vấn đề việc làm luôn được quan tâm cho mọi nguồn nhân lực đặc biệt chútrọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ Đại học – Cao đẳng. Hiện nay hầu hết SV khi ratrường, nhất là các SV học tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, Cần Thơ sautốt nghiệp đều tất bật kiếm một công việc tạm thời để làm kiếm tiền ở lại thành phố rồixin việc ổn định sau. Vì cuộc sống hiện tại, họ chấp nhận làm những việc mà không cầnbằng cấp như bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại,đi gia sư…Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bìnhkhá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoaykhông biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty lúc nào cũng chồng đốngnhững xấp hồ sơ xin việc. Do đó có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳnghay Đại học đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai với hivọng sẽ kiếm được công việc tốt hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìmđược việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng không nhiều trong số đó tìm đượcviệc đúng chuyên ngành đã học.Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong năm 2011, cả nước có 63% SV tốtnghiệp đại học cao đẳng trong cả nước ra trường không có việc làm. Chỉ 37% có việc làmnhưng nhiều người làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Cũng theo thống kê của BộGD&ĐT, tỷ lệ SV có việc làm đúng chuyên ngành của khối tự nhiên là khoảng 60%, còncác trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Điều này được lý giải là do SV chưa địnhhướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, chọn ngành học chưa phù hợp với năng lựcbản thân. Mặt khác các doanh nghiệp, cơ quan muốn tuyển chọn những sinh viên tốtnghiệp tốt về kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ trong khi sinh viên ngồi trên ghế nhàtrường ít khi chủ động trang bị cho mình những kỹ năng đó. Phân tích kết quả khảo sátSV với số lượng trên 5000 sinh viên trong năm 2010 – 2011 trên địa bàn TP.HCM, chothấy những vấn đề về kỹ năng mềm được sinh viên nhận thức đối với thị trường lao độngcó những điều chưa rõ nét. Theo nhiều doanh nghiệp, những ứng viên với các bằng cấptrường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều nhưng để tìm được một ứng viên lýtưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó nhưmò kim đáy biển. Mặc dù không nhiều các nhà tuyển dụng đòi hỏi thẳng kỹ năng mềmTrang 2của ứng viên trong các thông báo tuyển dụng của mình, nhưng đây thực sự là những gì họđang tìm kiếm ở ứng viên – nhất là khi tìm người cho những vị trí cao cấp, quan trọngtrong đơn vị. như vậy chưa có một sự kết nối chặt chẽ giữa chương trình đào tạo của nhàtrường với doanh nghiệp và nhận thức của sinh viên về yêu cầu việc làm còn nhiều hạnchế. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn xảy ra trong xã hội hiện nayTheo kết quả khảo sátvề tình hình việc làm của cử nhân ra trường trong năm 2009–2010 trên 2.948 sinh viêntại ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, có khoảng 73,8% sinh viên tìm được việclàm, 26,2% không tìm được việc làm. Đa số cử nhân chưa có việc làm cho biết, khó khănlớn nhất khi đi xin việc là… không biết xin việc ở đâu, một lượng sinh viên khác khôngđáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, thậm chí có 18% sinh viên không tìm đượcviệc vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về…cái gì!Những sinh viên may mắn đã có việc thì có tới 70,8% không thỏa mãn với công việccủa mình và đang có ý định thay đổi chỗ làm trong thời gian sắp tới. Điều mà các nhàhoạch định chính sách nhân lực khá lo ngại là có tới 27% số sinh viên không tìm đượcviệc làm cho biết không xin được việc vì ngành học của mình không phù hợp với thịtrường. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục lâu năm cũng bày tỏ sự lo lắng khi sinh viên theohọc những ngành học xã hội và nghệ thuật ra trường ngày càng khó tìm việc dẫn đến sựsút giảm đáng kể số lượng thí sinh thi vào ngành này khiến một số ngành học phải tuyểnsinh cách năm hoặc đóng cửa. Không chỉ vậy, một số ngành hiện đang rất cần cho chiếnlược phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, môitrường lại khó tuyển được thí sinh. Sự mất cân đối đáng báo động trong đào tạo nhân lựcdẫn đến tình trạng nhiều ngành thừa nhân lực nhưng cũng có ngành nghề không thể tuyểnđược người làm.II.Những nguyên nhân gây khó khăn về việc làm cho sinh viên ra trường1. Nguyên nhân từ phía bản thânNguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác địnhsai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của cácbậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thườngthiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xuhướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theocác nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.Trang 3Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động,lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáoviên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộcsống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quenvới tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽkhông có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lườinhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh.Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngànhnghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được họctiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹnăng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học,áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng đượcnhu cầu của nhà tuyển dụng.Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính làkỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉcần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thờigian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạnkhông biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốtcho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thựcsự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết địnhquan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường cóthể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu côngviệc sau này.2. Nguyên nhân từ phía nhà trườngVề phía đào tạo tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng cónguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dungđến phương pháp giảng dậy. Đôi khi được học là học chạy còn vào thực tiễn thì như mớihoàn toàn vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy,học tập thì không có vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tạimột số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làmTrang 4việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài cácchương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài nhưngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cơ cấu đào tạo Có thểnói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế. Trong khi mộtđất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ,xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại chưa đáp ứng được hếtnhu cầu. Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viênkhối kinh tế ra trường không có việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm được nhu cầuthực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn nhóm ngànhhọc, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ không tính đến mục đích phục vụtương lai và khả năng xin việc làm sau này.Chất lượng đào tạo hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa.Những gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.Nguyên nhân một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiếtbị phục vụ cho việc giảng dậy và học tập hoặc nếu có thì quá xa so với thực tế công việc.Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy sản xuất cũng thayđổi theo. Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp được nhữngthay đổi này vì vậy nó thường bị tụt hậu. Khi không có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạovà thực tế công việc đã làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụcho công việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng laođộng . Chính vì sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng cao nên công việc cũngđòi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ, năng lực. Điều này đòi hỏi ngành GD –ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng đào tạo để có thể bắt kịp được sựphát triển của thời đại.3. Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụngBên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi hoặcnhững người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại vớicác trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan hiếmviệc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thutiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấpnhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên, cònvề phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘ than’ là thiếu lao động mà theo họ là thiếu nhữngngười có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác. TừTrang 5khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính toán “ lời ăn, lỗ chịu” không có sự bao cấp củanhà nước thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức bách. Cũng từ đây cơ cấu bộ máy trongcác cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do số lao động tuyển vào được cân nhắc kỹ lưỡng theokhối lượng và mức độ đòi hỏi của công việc.III.Giải pháp nhằm giải quyết khó khăn về việc làm cho sinh viên ratrường1. Về phía bản thân sinh viênBạn phải sẵn sàng để khởi nghiệpCụm từ "khởi nghiệp" được xem là tiêu chí hàng đầu của sinh viên các nước phát triểntrên thế giới. Mới đây nhất, nền kinh tế mới nổi Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 4.000công ty mới được thành lập, chính phủ đầu tư 336 tỷ USD tính riêng trong năm 2015 chonhững dự án khởi nghiệp của những người trẻ. Tại sao chúng ta không tự chủ động lấyviệc làm? Ngay từ giảng đường, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn phải sẵnsàng cho ngày ra trường và bắt đầu với dự án khởi nghiệp. Rất nhiều sinh viên ra trườngkhông có kiến thức chuyên môn hoặc nắm lí thuyết chứ không vận dụng được, vậy ngaybây giờ bạn cần vừa học – vừa làm.Giảng đường là nơi định hướng cho nghề nghiệp chứ không phải là nơi cho bạn việclàm. Một sinh viên cầm tấm bằng cử nhân trong tay, đi khắp nơi nhưng không nhà tuyểndụng nào nhận, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao chưa? Vì bạn chưa sẵnsàng cho công việc. Thường mỗi sinh viên sẽ phải mất vài năm để xin được một côngviệc ổn định, bởi vì ra trường là bạn coi như bắt đầu lại. Chỉ nắm lí thuyết, không có kỹnăng nghiệp vụ, kém cỏi trong khâu phỏng vấn và chưa sẵn sàng tâm lí cho công việc.Nếu bạn đã sẵn sàng, các dự án đầu tư khởi nghiệp trẻ của Việt Nam luôn cần bạn, phảichủ động công việc của bản thân trước khi nghĩ đến việc nộp đơn xin việc làm.Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ... và tiếng AnhCô Phan Thị Ngà – Phó khoa ngoại ngữ - tin học Trường ĐH Thể dục thể thao ĐàNẵng cho biết: "Các sinh viên ở trường còn kém chuyên môn về ngoại ngữ, thống kêTrang 6chung cho thấy đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình mặc dù yêu cầu về ngoại ngữ ởtrường không phải quá khắt khe. Dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra song hiệu quảmang lại vẫn còn hạn chế." Đó là tình trạng chung của sinh viên trên cả nước.Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiềuthách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là"bài toán khó" cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khát nhânlực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhàtuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực "có bằng cấp". Một yêu cầunữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyểndụng "lắc đầu", kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp còn rụt rè và yêucầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhânlực nhưng vẫn phải "lắc đầu" của các nhà tuyển dụng.Đừng tự mình từ chối công việcKhông ít sinh viên "hão huyền" về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trườngđại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp,tốt nghiệp đại học thì "không thể" đi làm nhân viên được. Tự "hão huyền" về tấm bằngcủa mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuấtphát từ "con số 0", nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc củamình. Một lí do nữa đó là tâm lí "phải học đại học" của không chỉ sinh viên mà còn là áplực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: " Thực sự mình muốnkhởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như ngành nghề mà mìnhđang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mìnhchuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưngmà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau." Chúng ta đang đứngtrước thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" vì tâm lí "phải học đại học" và phải làm việc đúngvới "bằng cấp". Yêu cầu "quá cao" của những sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thấtnghiệp.Đừng luôn than trách và đổ lỗiĐó là điều mà sinh viên vẫn "thường làm" để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luônđổ lỗi cho "không có chỉ tiêu" rồi " đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra". Tốt nghiệp vàTrang 7"ngồi chờ" nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiếnsinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đổ lỗi cho không có cơ hội việclàm, đổlỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thânmình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng "kiến thức" trongđầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu "việc nhẹ lương cao" và luôn muốn làm "nhà nước"để ổn định, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ làThất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thấtnghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.2. Về phía nhà trườngĐể tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường tìm kiếm việc làm một cách dễ dànghơn thì việc đào tạo sinh viên cần sâu hơn vào phần thực hành, chỉ có như thế, sau khi ratrường sinh viên có thể bắt kịp ngay với môi trường làm việc công sở, nắm bắt vận dụngngay được công việc,Có chương trình môn học thiết thực và chuyên sâu hơn về chuyên ngành đào tạo. Tìmhiểu thực tế về việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.Tạo cho sinh viên nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các công ty doanh nghiệp.Nhà trường cần tổ chức cho sinh viên những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa sinh viên cáckhoa, các khóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để rèn luyện them kĩ năng giao tiếp.3. Về phía nhà nướcThực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêutuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ sở nhu cầu củaTTLĐ, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉđạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác vớiđơn vị sử dụng lao động để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thựchành, xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ SV thực tập và đánh giá SV tốt nghiệp theo yêu cầucủa TTLĐ.Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người học trongviệc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động,Trang 8trước mắt áp dụng thí điểm cơ chế này tại các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, sau đó sẽáp dụng đồng bộ tại các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước...Chỉ đạo thống nhất việc quản lý nhà nước đối với GDĐH và giáo dục nghề nghiệp từtrung ương đến địa phương để làm cơ sở cho việc quy hoạch lại mạng lưới GDĐH gắnvới mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triểnkinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương và quốc gia.Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp ở trong và ngoài nướctrên cơ sở điều chỉnh lại cơ quan chủ trì, phối hợp theo chức năng quản lý nhà nước củatừng cơ quan…Xây dựng hệ thống và tăng cường cung cấp thông tin về TTLĐ theo địa phương,vùng, ngành và kết nối thành thông tin TTLĐ quốc gia; thực hiện các giải pháp hữu hiệuđể thu hút lao động đã qua đào tạo từ nơi dư thừa (các thành phố lớn, vùng đã phát triển)đến làm việc ở nơi có nhu cầu.Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp trình độĐH, CĐ có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích SV chủ độngtự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động khác qua các dự án, ý tưởng sảnxuất, kinh doanh, giúp người mới tốt nghiệp tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn cho vay ưuđãi để tạo việc làm.Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về Đổi mới cơ chếhoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập; thực hiện việc phân tầng, xếp hạng,ban hành và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH…IV.Khuyến nghị của nhóm1. Đối với khoa – Bộ mônCần điều chỉnh hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo và các môn học chuyênngành quản lí giáo dục, tâm lí giáo dục.Điều chỉnh chương trình đào tạo với khối kiến thức chuyên ngành cần chuyên sâu,đặc biệt chú trọng tới những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.Trang 9Khoa liên kết với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động tang cường tổ chứcbuổi giao lưu giữa sinh viên của khoa với doanh nghiệp.Thường xuyên thu thập thông tin đánh giá từ các cơ sở sử dụng lao động. tìm hiểu yêucầu về nguồn lực( số lượng, chất lượng, cơ cấu).Tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên2. Đối với nhà trườngỦng hộ và tạo điều kiện để khoa có thể thay đổi những nội dung, phương pháp vàhình thức và tổ chức dạy học theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xãhội tạo cơ hội cho sinh viên ra trường tìm việc dễ dàng.Tạo điều kiện cho sinh viên học tập nghiên cứu khoa học.Trang 10

Tài liệu liên quan

  • Tài liệu 10 sai lầm của sinh viên mới ra trường khi tìm việc docx Tài liệu 10 sai lầm của sinh viên mới ra trường khi tìm việc docx
    • 5
    • 1
    • 6
  • Sai lầm của sinh viên mới ra trường đi tìm việc. docx Sai lầm của sinh viên mới ra trường đi tìm việc. docx
    • 3
    • 812
    • 2
  • báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm
    • 38
    • 934
    • 0
  • Đề tài việc làm của sinh viên khi ra trường Đề tài việc làm của sinh viên khi ra trường
    • 10
    • 1
    • 4
  • Định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn  đại học công đoàn) Định hướng việc làm của sinh viên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học công đoàn)
    • 126
    • 568
    • 3
  • NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2017 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2017
    • 34
    • 741
    • 1
  • Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội) (Tóm tắt  trích đoạn) Vốn xã hội với tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội) (Tóm tắt trích đoạn)
    • 50
    • 588
    • 0
  • Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp trường đại học công nghiệp quảng ninh) (Tóm tắt, trích đoạn) Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp trường đại học công nghiệp quảng ninh) (Tóm tắt, trích đoạn)
    • 39
    • 998
    • 9
  • Thuyết trình Xã hội học: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Thuyết trình Xã hội học: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
    • 22
    • 643
    • 1
  • phân tích các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc khoa kinh tế   luật   đại học mở tp  hcm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc khoa kinh tế luật đại học mở tp hcm
    • 102
    • 1
    • 33

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(29.15 KB - 10 trang) - Đề tài việc làm của sinh viên khi ra trường Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Trình Về Vấn đề Việc Làm Sau Khi Ra Trường