Bài Toán Ném Vật Theo Phương Thẳng đứng
Có thể bạn quan tâm
BÀI TOÀN NÉM VẬT THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG
- Phương pháp & Ví dụ
Phương pháp
Ném lên tương đương với chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc g
Ném xuông tương đương với chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g
Sử dụng các công thức sau:
- Công thức tính độ lớn gia tốc: a = F/m
- Công thức vận tốc: v = v0 + at
- Công thức tính quãng đường: s = v0t + at2
- Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2as
Trong đó: a > 0 nếu chuyển động nhanh dần đều (CĐNDĐ)
a < 0 nếu chuyển động chậm dần đều (CĐCDĐ)
Bài tập vận dụng
Bài 1: Từ mặt đất quả cầu khối lượng m = 100 g được ném lên thẳng đứng với vận tốc vo. Biết quả cầu đạt độ cao cực đại là 8 m và thời gian từ lúc ném đến lúc trở lại mặt đất là 3s. Lấy g = 10 m/s2. Biết độ lớn lực của không khí là F. Tìm vo và F.
Hướng dẫn:
Gia tốc của vật
Chọn chiều dương hướng lên khi vật ném lên:
hmax = - vo2/2a = vo2/(2g + 2F/m) (1)
Khi vật rơi tự do
Từ (1) (2) và (3) kết hợp với t1 + t2 = 3; hmax = 8 m ⇒ vo = 16 m/s; F = 0,6 N
Bài 2: Một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s. Cùng lúc đó tại điểm có độ cao bằng độ cao cực đại mà vật lên tới, người ta ném xuống thẳng đứng vật khác cũng có vận tốc 4,9 m/s. Sau bao lâu hai vật đụng nhau, lấy g = 9,8 m/s2
Hướng dẫn:
Chọn gốc tọa độ tại vị trí vật ném lên, chiều dương hướng lên.
Độ cao cực đật vật ném lên đạt được là
h1 = - vo2/ (-2g) = 1,225 m
Phương trình chuyển động của hai vật
y1 = vot – 0.5gt2
y2 = h1 – vot – 0.5gt2
Hai vật gặp nhau ⇒ y1 = y2 ⇒ t = 0.125 s
Bài 3: Hai vật được ném thẳng đứng lên cao từ cùng một điểm với cùng vận tốc vo = 25 m/s. Vật nọ sau vật kia khoảng thời gian to.
a. Cho to = 0,5s. Hỏi hai vật gặp nhau sau khi ném vật thứ hai bao lâu và ở độ cao nào.
b. Tìm to để câu hỏi trên có nghiệm.
Hướng dẫn:
a.Chọn gốc tọa độ tại thời điểm ném, chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc ném vật thứ hai.
Phương trình chuyển động của hai vật là
Hai vật gặp nhau y1 = y2 ⇒ t = 2.25s ⇒ y1 = y2 = 30.9 m
b. Thời gian chuyển động tối đa của vật (2)
⇒ t = 5 ⇒ để câu a có nghiệm to ≤ 5
Bài 4: Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được biết vận tốc ban đầu của vật là 20 m/s, lấy g = 10 m/s2
Hướng dẫn:
Chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc
a = - g = -10 m/s2
vo = 20 m/s
độ cao cực đại = quãng đường mà vật đi được đến khi dừng lại (v = 0)
v2 – vo2 = 2as ⇒ s = hmax = 20 m
Bài 5: Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ mặt đất. Sau 4s vật lại rơi xuống mặt đất. cho g = 10 m/s2. Tính
a. Vận tốc ban đầu của vật.
b. độ cao tối đa mà vật lên tới
c. vận tốc của vật ở độ cao bằng 3/4 độ cao tối đa
Hướng dẫn:
a. Chọn chiều dương hướng lên thì phương trình chuyển động của vật là:
Khi vật chạm đất
Vậy
b. Ta có: v2 – vo2 = 2gh ⇒
Khi vật ở độ cao tối đa: v = 0 suy ra h = 20 m
c. Từ công thức: v12 – vo2 = 2gh1 ⇒
Với h1 = 3/4 h = 15 m
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Bi A có trọng lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng mái nhà ở cùng độ cao thì bi A được thả còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản không khí. Câu nào sau đây là đứng:
A. Chưa đủ thông tin để kết luận
B. Cả hai chạm đất cùng lúc
C. A chạm đất sau B
D. B chạm đất sau A
Câu 2: Khi một máy bay đang bay thẳng đều ở độ cao h với tốc độ v0 thì thả rơi một vật. Khi vật chạm đất máy bay cách chỗ thả vật là bao nhiêu?
*Một người ném hòn đá từ độ cao 2 m lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc là 6 m/s. Trả lời câu hỏi 3-4 dưới đây
Câu 3: Sau bao lâu hòn đá chạm đất?
A. 1.47s
B. 1.25s
C. 2s
D. 1s
Câu 4: Vận tốc của hòn đá lúc chạm đất bằng bao nhiêu?
A. 5 m/s
B. 2.5 m/s
C. 6.4 m/s
D. 8.7 m/s
Câu 5: Từ một điểm trên mặt đất người ta phóng đi đồng thời hai vật A và B theo phương thẳng đứng với các vận tốc đầu khác nhau. Lấy một trong hai vật làm hệ quy chiếu thì vật kia chuyển động ra sao?
A. Chuyển động thẳng đều so với vật còn lại
B. Chuyển động thẳng biến đổi đều so với vật còn lại
C. Không có liên hệ gì
D. Hai vật chuyển động cùng nhau
Câu 6: Một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc 4.9 m/s. Cùng lúc đó tại điểm có độ cao cực đại mà vật đạt tới thì người a ném xuống thẳng đứng vật khác cũng có vận tốc 4.9 m/s. Sau bao lâu hai vật đụng nhau?
A. 0.1s
B. 0.125s
C. 0.25s
D. 0.15s
* Một tên lửa được phóng theo phương thẳng đứng và chuyển động với gia tốc 2g trong thời gian động cơ hoạt động là 50s. Bỏ qua lực cản của không khí và sự thay đổi g theo độ cao. Trả lời câu 7-8:
Câu 7: tính độ cao cực đại mà tên lửa đạt được?
A. 75 km
B. 100 km
C. 60 km
D. 87 km
Câu 8: Tính thời gian từ lúc phóng tên lửa đến khi trở lại mặt đất?
A. 200.5s
B. 200s
C. 272.5s
D. 272s
Câu 9: Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất, bỏ qua lực cản của không khí. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được biết vận tốc ban đầu của vật là 15 m/s, lấy g = 10 m/s2
A. 11 m
B. 12 m
C. 12.5 m
D. 11.25 m
Câu 10: *Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ mặt đất. Sau 6s vật lại rơi xuống mặt đất. cho g = 10m/s2. Vận tốc ban đầu của vật.
A. 50 m/s
B. 25 m/s
C. 30 m/s
D. 87 m/s
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | A | D | A | B | A | C | D | C |
Bài viết gợi ý:
1. Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng
2. Tổng hợp, phân tích lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành
3. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối (Chuyển động thẳng biến đổi đều)
4. Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
5. Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều
6. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều
7. Bài Tập Lực Hướng Tâm
Từ khóa » Cách Tính H Max
-
Công Thức Tính Nhanh động Học Chất điểm (chuẩn)
-
Công Thức Ném Thẳng đứng Lên Trên - CungHocVui
-
C Ong Thuc-tinh-nhanh-vat-ly-.41a0a.19061 (1)
-
[PDF] VẬT LÝ 10 CÔNG THỨC TÍNH NHANH
-
Công Thức Tính độ Cao Cực đại
-
Tổng Hợp Công Thức động Học Chất điểm | Bán Máy Nước Nóng
-
Hệ Thống Công Thức, Phương Pháp Giải Bài Tập Vật Lý 10 - Tài Liệu Text
-
Cách Tính H Max - TopList #Tag - Học Tốt
-
Tổng Hợp Các Lý Thuyết Và Công Thức Lý 10 Cơ Bản Quan Trọng
-
Cách Giải Bài Toán Ném Vật Theo Phương Thẳng đứng Hay, Chi Tiết
-
Công Thức Tính Nhanh Vật Lý 10 Học Kỳ I
-
Tính độ Cao Cực đại Mà Vật đạt được - Lê Bảo An - Hoc247
-
Bài 18: Chuyển động Của Vật Bị Ném (Nâng Cao)