Bài Toán Về Tiếp Tuyến Và Cát Tuyến Của đường Tròn

Diễn Đàn MathScopeDiễn Đàn MathScope Diễn Đàn MathScope
Diễn Đàn MathScope > Sơ Cấp > Hình Học
Bài toán về tiếp tuyến và cát tuyến của đường tròn
News & Announcements

Ngoài một số quy định đã được nêu trong phần Quy định của Ghi Danh , mọi người tranh thủ bỏ ra 5 phút để đọc thêm một số Quy định sau để khỏi bị treo nick ở MathScope nhé !

* Nội quy MathScope.Org

* Một số quy định chung !

* Quy định về việc viết bài trong diễn đàn MathScope

* Nếu bạn muốn gia nhập đội ngũ BQT thì vui lòng tham gia tại đây

* Những câu hỏi thường gặp

* Về việc viết bài trong Box Đại học và Sau đại học

04-06-2011, 05:46 PM #1
iam96 +Thành Viên+ : May 2011 : 7 : 2 Icon5 Bài toán về tiếp tuyến và cát tuyến của đường tròn Từ điểm M nằm bên ngoài đường tròn(O) vẽ cát tuyến MCD không đi qua tâm O và hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O), ở đây A, B là tiếp điểm và C nằm giữa M, D. Gọi I là trung điểm của CD và H là giao điểm của OM và AB. Gọi K là giao điểm của OI và AB. a) Chứng minh tứ giác MHIK nội tiếp được đường tròn. b) Chứng minh OI.OK = OH.OM c) Chứng minh KC, KD là các tiếp tuyến của đường tròn (O) và AB là đường phân giác của góc CHD. d) Dường thẳng KC cắt hai tiếp tuyến MA, MB lần lượt tại E và F. Gọi N là giao điểm của AB và OE. Chứng minh FN vuông góc với OE. [RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT]
iam96
05-06-2011, 10:18 AM #2
HBM +Thành Viên Danh Dự+ : Aug 2009 : TP.HCM : 1,027 : 250 :
Từ điểm M nằm bên ngoài đường tròn(O) vẽ cát tuyến MCD không đi qua tâm O và hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn (O), ở đây A, B là tiếp điểm và C nằm giữa M, D. Gọi I là trung điểm của CD và H là giao điểm của OM và AB. Gọi K là giao điểm của OI và AB. a) Chứng minh tứ giác MHIK nội tiếp được đường tròn. b) Chứng minh OI.OK = OH.OM c) Chứng minh KC, KD là các tiếp tuyến của đường tròn (O) và AB là đường phân giác của góc CHD. d) Dường thẳng KC cắt hai tiếp tuyến MA, MB lần lượt tại E và F. Gọi N là giao điểm của AB và OE. Chứng minh FN vuông góc với OE.
a)Ta có $\widehat{KIM}=\widehat{KHM} $ suy ra MHIK nội tiếp b)Ta có $\widehat{OIH}=\widehat{OMK} $ (vì MHIK nội tiếp) và góc O chung nên $\triangle OIH \sim \triangle OMK \Rightarrow \frac{OI}{OM}=\frac{OH}{OK} \Rightarrow OI.OK=OH.OM $ c)Ta có $OH.OM=OA^2 $ (hệ thức lượng) $\Rightarrow OI.OK=OA^2=R^2=OC^2 $ kết hợp góc O chung suy ra $\triangle OCI \sim \triangle OKC \Rightarrow \widehat{OCK}=\widehat{OIC}=90^0 \Rightarrow $ KC là tiếp tuyến Cm tương tự KD là tiếp tuyến d)Ta có E là giao điểm 2 đường tiếp tuyến nên OE là trung trực AC suy ra $\widehat{EOC}=\widehat{ECA} $ (cùng phụ góc ACO) Mà $\widehat{ACE}=\widehat{ABC} \Rightarrow \widehat{NOC}=\widehat{NBC} \Rightarrow $ ONCB nội tiếp Cm được OCFB nội tiếp suy ra OFNB nội tiếp suy ra $\widehat{ONF}=90^0 \Rightarrow NF \perp OE $ [RIGHT][I][B]Nguồn: MathScope.ORG[/B][/I][/RIGHT] __________________ H.B.M Trích:
Nguyên văn bởi Albert Einstein Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi. Politics is for the present, but an equation is for eternity.
Qượt prés (wordpress) của mình: [Only registered and activated users can see links. ] Phây bút (facebook) của mình: [Only registered and activated users can see links. ]
HBM

Từ khóa » Viết Phương Trình Cát Tuyến Của đường Tròn