Bài Tuyên Truyền Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em 2022
Có thể bạn quan tâm
Để giúp cho các bậc cha mẹ tránh được việc con mình bị xâm hại thân thể hay xâm hại các vấn đề khác một cách kịp thời và hiệu quả, trường Mầm non Vạn Bảo đã sưu tầm 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cực quan trọng này để các bậc cha mẹ áp dụng giáo dục ngay cho bé con của mình trước khi quá muộn.
1. Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay
Quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ
Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé.
Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG.
Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé.
Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất: bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh với những người hoàn toàn xa lạ có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.
2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần dạy cho con mình đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể…
Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng dụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm.
Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm. Kể cả cô chú người thân quen có xin phép thì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ.
3. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác một cách cố ý.Hãy hướng dẫn con như là: “Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý nhanh nhất bằng cách bỏ chạy“ Hoặc “Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh“.
4. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người khác giới.
Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa
5. Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân
Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt.
Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy.
6. Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà
Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà. Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa. Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà.
Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó.
7. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc, cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (113, đội an ninh gần nhà).
8. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.
Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với bố mẹ.
Cha mẹ sau khi nghe con chia sẻ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng.
Những điều trên sẽ giúp cho trẻ có thêm những kĩ năng để tự bảo vệ mình trước những hành vi đồi bại của những kẻ xấu. Hãy quan tâm đến con nhiều hơn, đừng để những hối tiếc sẽ muộn màng nhé các bậc cha mẹ. Trẻ em là tương lai của đất nước, là hi vọng của cha mẹ, là hạt mầm xanh của xã hội. Hãy giáo dục con tốt nhất nhé.
II. Bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ngắn nhất
Xâm hại tình dục là một hành động trái pháp luật. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục là một hành động trái pháp luật. Nó không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.
Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực.
Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, trẻ em từng là nạn nhân bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều so với các trẻ khác. Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này.
Hãy chỉ ra cho trẻ thấy những nơi vắng vẻ, những nơi người xung quanh khó nhìn thấy và những nơi mọi người được tự do ra vào thường là những nơi có tiềm ẩn những nguy hiểm cao.
Và, 70% trường hợp bị xâm hại xảy ra là khi trẻ em chỉ có một mình. Trong đó, khoảng hơn một nửa số vụ xảy ra trong khoảng thời gian từ 3 giờ tới 6 giờ chiều...
Các biện pháp phòng ngừa như: Trẻ không nên chơi một mình ở công viên và những nơi công cộng; Không đi một mình đến những địa điểm vắng người hoặc những nơi người xung quanh khó nhìn thấy; Không đi một mình qua đường vắng và thiếu ánh sáng; Trước khi đi đâu các em nên ghi chú lên bảng thông báo hoặc giấy ghi chú cho gia đình biết thời gian đi và thời gian về, mình đi đâu địa chỉ nơi mình đi đến và số điện thoại liên hệ (nếu có) càng tốt.
Chúng ta cũng nên nhấn mạnh rằng khi bị cuốn vào nơi dễ bị xâm hại thì phải biết cách cầu cứu, phát tín hiệu cho mọi người xung quanh biết mình đang gặp nguy hiểm…
Đặc biệt , công an và mọi người xung quanh luôn luôn sẵn sàng hành động giúp đỡ khi thấy trẻ em gặp nạn. Làm cho các em đừng bao giờ nghĩ rằng mình bị bỏ rơi, bị đơn độc mà buông xuôi.
Ngoài ra để bảo đảm cuộc sống an toàn và phòng tránh trẻ bị xâm hại thì phải tập cho trẻ thói quen biết cân nhắc môi trường nguy hiểm, tránh đến nơi dễ xảy ra tội phạm.
Ở nước ta, nhân những vụ xâm hại giới tính trẻ em xảy ra có phần gia tăng dạo gần đây vấn đề này mới được dư luận xã hội quan tâm. Nhưng, nói về trách nhiệm và cách phòng ngừa thì chúng ta dường như đang “bơi” trong một rừng các ý kiến, các lời khuyên của nhiều chuyên gia.
Có bao nhiêu thầy cô và cha mẹ đã từng hỏi con em học sinh những câu hỏi như: khi đi bộ trên đường, khi vui chơi trong công viên hoặc những khu vực công cộng tại địa phương... có điều gì làm cho con em lo lắng sợ hãi, để nghe con bộc bạch hay không? Rõ ràng là còn ít.
Trong lúc có những câu hỏi của cha mẹ như: con ăn chưa, con uống sữa chưa, con làm bài tập chưa… quá nhiều đến nỗi làm con phát ngán.
Trẻ thường không nói với người lớn khi bị xâm hại vì nhiều lý do và thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Vì vậy, hãy quan sát các dấu hiệu, đừng chờ trẻ nói ra.
Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi
Theo các chuyên gia giáo dục giới tính, hãy bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi. Điều này nghe có vẻ sớm, nhưng trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ bị xâm hại nhiều nhất khi 4 tuổi. Ngay cả khi trẻ chưa thể nói tốt nhưng ở độ tuổi này, trẻ đang trong quá trình tìm hiểu và khám phá những điều xung quanh.
Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và con cần nói ra.
Hãy nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục
Trẻ thay đổi tâm trạng, thu mình hơn, cáu giận bất thường hay trở nên hung hăng; Sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó, phản ứng không bình thường từ trẻ khi trẻ được hỏi chúng có tiếp xúc đụng chạm với một người nào đó không; Đi tiêu, tiểu khó, ra máu; thấy vệt máu trên quần áo trẻ; trẻ ít tắm, sợ tắm sợ thay đồ; trẻ khó ngủ, gặp ác mộng và hay tè dầm; trẻ hay vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục; bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục cũng như các từ ngữ liên quan…
Chúng ta hãy giới thiệu Quy tắc bàn tayđược chia thành 5 vòng tròn giao tiếp mà cha mẹ cần dạy trẻ để giúp trẻ tự bảo vệ mình. Quy tắc này không chỉ phù hợp với trẻ mầm non mà cả với trẻ tiểu học và vị thành niên.
1. Chỉ người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột mới được ôm hôn con.
2. Với bạn bè, thầy cô, họ hàng chỉ được nắm tay con.
3. Khi gặp người quen chỉ bắt tay.
4. Nếu đó là người lạ chỉ vẫy tay.
5. Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.
Theo TS Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, các bậc cha mẹ nên cho con mặc đồ lót từ sớm, khoảng 3 tuổi, rồi dặn con khu vực bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm, ai động vào khu vực đó mà chưa có sự đồng ý của con thì đều là người xấu, bất kể đó có là người thân thiết. Trẻ biết được quy tắc đồ lót này có thể giữ gìn bản thân tránh khỏi phần lớn các nguy cơ bị xâm hại.Người lớn cần chỉ rõ trẻ em không nhận quà của người lạ, không đi một mình khi trời tối, đường vắng, không được để trẻ đi chơi một mình sau 9h tốivà báo ngay cho cha mẹ nếu có ai đó chạm vào và làm con sợ.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ hãy quan tâm con nhiều hơn, lắng nghe và vị tha, bao dung với con để trẻ có thể tin tưởng, cởi mở và tâm sự với cha mẹ nhiều hơn. Từ đó, cha mẹ có thể sớm nhận biết con có đang gặp vấn đề gì không an toàn hay không
III. Bài tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
Từ khóa » Slide Tuyên Truyền Về Xâm Hại Trẻ Em
-
Phòng Ngừa Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - Bài Trình Bày - SlideShare
-
BÀI GIẢNG TUYỀN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM
-
Video Bài Giảng Tuyên Truyền Phòng, Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em
-
VIDEO TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM
-
Bài Thuyết Trình Về Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Bài Thuyết Trình Trẻ Em Bị Xâm Hại Tình Dục - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tuyên Truyền Kiến Thức, Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ ...
-
Bài Giảng Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - Nguyễn Thị Thúy Hà
-
Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục ở Trẻ Em - Trần Văn Lâm Toàn
-
[PPT] Bài Giảng Phòng Chống Bạo Lực, Xâm Hại Trẻ Em
-
Bài Thuyết Trình Về Phòng Ngừa Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - TaiLieu.VN
-
Thể Lệ Cuộc Thi Clip Tuyên Truyền Về Chăm Sóc, Bảo Vệ Trẻ Em Và ...
-
DIỄN ĐÀN PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM