[Bài Văn Khấn Lễ Nhập Trạch] | Cúng Về Nhà Mới 2021 - Sixhomes
Có thể bạn quan tâm
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”- Câu nói của ông bà ta mang nhiều ý nghĩa sâu sắc vào đời sống. Trong ngày đầu cúng về nhà mới, gia chủ cùng các thành viên phải làm lễ nhập trạch để xin phép thổ địa và thần linh cai quản. Nghi lễ này giúp bạn an cư lạc nghiệp, gặp nhiều may mắn và thuận lợi, tránh xa những điều xui rủi.
Ý nghĩa quan trọng của lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch hay còn gọi là cúng về nhà mới. Trong đó, chữ “nhập” nghĩa là vào, “trạch” chính là nhà. Hiểu theo một cách đơn giản, nhập trạch là nghi thức dọn vào nhà mới. Lễ này được xem là bước “đăng ký hộ khẩu” với thổ địa và thần linh cai quản ngôi nhà. Nhập trạch không chỉ dùng cho nhà mới xây mà còn cúng đối với nhà cải tạo lại, nhà thuê,…Tục lệ này đã xuất hiện hàng ngàn năm ở Việt Nam và vẫn được lưu truyền đến hiện tại.
Theo quan niệm của ông bà ta, mỗi một mảnh đất sẽ có các vị thần linh cai quản. Vì thế, khi muốn dọn đến ở thì gia chủ phải xin phép thần linh để được chấp thuận. Phần hương linh gia tiên rước về thờ và phù hộ cho gia đình được vạn sự hanh thông. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của lễ nhập trạch.
-
Xem thêm:
- Bảng giá thuê căn hộ Vinhomes ngắn hạn theo ngày
- Ăn gì, chơi gì tại Vincom Landmark 81?
Cúng nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?
1. Chọn ngày giờ tốt
Chọn ngày tốt, giờ tốt giúp cuộc sống sau này được suôn sẻ, ấm no hơn. Hiện có 3 hình thức chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch, gồm:
– Chọn ngày theo giờ Hoàng đạo. Khung giờ này là khoảng thời gian trời và đất giao hòa, phù hợp để thực hiện các việc trọng đại.
– Chọn theo tuổi của gia chủ. Điều này cần nhờ thầy phong thủy hoặc chuyên gia làm văn khấn nhập trạch về nhà mới.
– Chọn ngày theo hướng nhà. Do cúng về nhà mới nên việc lựa chọn thời gian làm theo hướng phong thủy cũng là một cách được nhiều người áp dụng, nhất là người làm kinh doanh.
2. Những điều cần chuẩn bị trước khi nhập trạch
Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, gia chủ cần chuẩn bị một số đồ vật và mâm cúng để làm lễ. Những món đồ chính có:
– Bếp than đặt ở giữa lối cửa chính để vào nhà. Lúc gia chủ và thành viên bước qua bếp và đi vào nhà thì lửa tính hỏa sẽ loại bỏ những thứ không may mắn còn sót lại trên người.
– Bếp nấu như bếp than hoặc bếp ga, không dùng bếp điện. Bởi trong ngày đầu tiên dọn tới thì nhà phải có ánh lửa.
– Chiếu hoặc nệm đang dùng
– Một số vật phẩm may mắn như gạo, vàng, tiền bạc, muối, chổi mới,…Tuyệt đối không được đi tay không.
3. Mâm lễ vật cúng nhà mới
Mâm cơm cúng về nhà mới sẽ chia thành 3 loại: Mâm ngũ quả, mâm hương hoa và mâm rượu thịt.
Mâm ngũ quả: Gồm 5 loại trái cây tươi, đẹp để bày biện. Những loại quả tươi thường dùng cho lễ nhập trạch là chuối, cam, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,…Hoặc chọn theo đặc sản từng vùng miền sao cho phù hợp. Khi mua quả để thắp hương, bạn nên chọn quả tròn, màu tươi và không đặt quả có gai (loại quả gai mang sát khí).
Mâm hương hoa: Có các loại hoa tươi, nhang, 3 miếng trầu cau, một đĩa muối gạo, ba hũ đựng gạo, muối và nước trộn vào nhau. Tất nhiên là không thể thiếu giấy vàng bạc được. Hoa tươi không nhất thiết phải theo một loại mà tùy theo mùa.
Mâm rượu thịt: Chuẩn bị một con tôm luộc, một quả trứng vịt luộc, một miếng thịt luộc, gà luộc để nguyên con, xôi. Ngoài ra còn có thuốc, ly trà và ly rượu mỗi loại 3 cái.
Thủ tục nhập trạch nhà mặt đất thì cần có thêm nước ngũ vị để hàn long mạch. Bạn có thể mua ở hàng vàng mã, đổ hai lít nước vào nấu rồi gạn nước ra để hàn.
4. Thủ tục làm lễ nhập trạch
Khi đã chuẩn bị bài cúng về nhà mới, gia chủ tiến hành làm lễ theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bếp than đặt ở giữa lối đi chính vào nhà mới. Người đứng tên ngôi nhà cầm bát hương thờ Thổ công và bước qua bếp. Lưu ý bước chân trái trước rồi đến chân phải.
Bước 2: Các thành viên khác lần lượt vào, theo vai vế từ lớn tới nhà. Người vợ cầm tư trang và tiền, con cái mang theo một số vật dụng khác. Bắt buộc các thành viên phải cầm theo một thứ mới khi vào nhà.
Bước 3: Trong lúc làm lễ phải bật toàn bộ đèn trong nhà lên, cửa sổ và cửa chính đều phải mở để hút vượng khí. Tiếp đến, gia chủ thực hiện nghi lễ cúng bái và xin thần linh ở trong ngôi nhà mới này. Và không thể thiếu lễ rước ông bà tổ tiên.
Bước 4: Gia chủ sắp xếp lễ vật theo hướng hợp mệnh và thắp hương. Khai lửa bếp và đun nước do chính gia chủ làm. Nước dùng để pha trà dâng lên ông bà tổ tiên.
Bước 5: Gia chủ đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới. Rồi đến làm lễ yết cáo lên gia tiên và bố trí đồ đạc trong nhà.
Bước 6: Sau khi hoàn tất việc bày đồ thì gia chủ và thành viên tiến hành lễ bái tạ thần linh cùng tổ tiên.
Bài văn khấn cúng về nhà mới
Bài văn khấn cúng về nhà mới do gia chủ đọc trong quá trình làm lễ. Buổi lễ gồm nhiều loại văn khấn do chuyên gia phong thủy soạn sẵn. Đó là bài: Văn khấn ông táo về nhà mới, văn khấn thỉnh thần tài thổ địa về nhà mới, văn khấn thổ công về nhà mới, văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới và văn khấn dọn về nhà mới.
Văn khấn bài cúng dọn về nhà mới xây
Văn khấn bài cúng dọn về nhà mới thuê
Đối với văn khấn về nhà chung cư mới sẽ có sự khác biệt với văn khấn về nhà mới thuê hoặc nhà xây. Lúc này, người nhà nên trao đổi rõ với chuyên gia làm bài khấn để có sự phù hợp.
Bài văn khấn Thần linh khi về nhà mới
Văn khấn bài cúng Gia tiên khi về nhà mới
Bài văn khấn cúng về văn phòng, công ty mới
Bài văn khấn cúng Ông Táo về nhà mới
Bài văn khấn thỉnh Thần Tài, Thổ Địa về nhà mới
Bài văn khấn Thổ công về nhà mới
-
Xem thêm:
- Thuê căn hộ Vinhomes
- Mua căn hộ Vinhomes
- [Review] công viên Vinhomes Central Park
- [Tổng hợp] địa chỉ chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị Bình thạnh
Bài văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới
Văn khấn bàn thờ cũ trước khi chuyển về nơi mới
Khi bàn thờ gần tàn hương ta khấn lễ tạ
Bài văn khấn cúng khi chuyển bàn thờ về nhà mới
Một số điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới bạn nên biết
Việc kiêng kỵ những điều không tốt, không phù hợp giúp gia đình không gặp trắc trở, vận xui trong ngôi nhà của chính mình. Dù làm lễ nhập trạch nhà chung cư, nhà thuê hay xây mới cũng nên tránh 12 điều sau:
Bỏ lỡ ngày giờ tốt, chọn ngày xấu
Thời gian làm lễ nhập trạch cực kỳ quan trọng, gia chủ không được bỏ qua yếu tố này. Bởi chuyển nhà vào ngày xấu sẽ đem lại điềm xui xẻo, kìm hãm hạnh phúc. Hạn chế nhập trạch vào ngày Tam Nương hoặc ngày Dương công kỵ nhật, ngày mùng 1. Khi đã chọn được giờ Hoàng đạo thì không thể chậm trễ. Đồng thời, hạn chế thay đổi thời gian, trừ trường hợp bất khả kháng.
Chuyển nhà mới vào buổi tối
Ban đêm vạn khí u ám, tối tăm và mờ mịt. Từ chiều tối trở đi, cơ thể con người bắt đầu mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Khi đó, các công việc không được tiến hành nhanh gọn, dễ xảy ra sai sót, có sự cố cũng khó giải quyết hơn. Theo phong thủy, cúng về nhà mới tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trong khoảng 6 giờ đến 17 giờ.
Cãi vã hoặc nói những điều tiêu cực, không may mắn
Trong ngày chuyển nhà, các thành viên nên tạo không khí ấm áp, rộn ràng và tươi vui. Tuyệt đối không để xảy ra mối bất hòa, cãi vã hoặc nói ra những điều không may mắn.
Phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà mới
Trong quan niệm phong thủy, phụ nữ đang mang thai tham gia vào việc dọn đồ về nhà mới sẽ làm ảnh hưởng tới thần thai. Ở khía cạnh khoa học, phụ nữ lúc này người thể trạng yếu, sức khỏe không tốt, không nên hoạt động hoặc làm việc nặng. Nếu người mang thai là nữ chủ nhân của ngôi nhà thì nên tới nhà người thân ở tạm vài ngày. Sau khi kết thúc lễ nhập trạch thì mới đón về.
Người tuổi Dần
Ông bà ta có câu: “Dẫn hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Sự có mặt của người tuổi Hổ được xem là một điều không may mắn. Do vậy, một số gia đình thường kiêng không cho người tuổi này tham gia vào lễ nhập trạch để tránh điều xui xẻo, bất trắc. Đối với gia chủ tuổi Dần thì nên tìm người thân khác trong nhà thay thế để tạo nên vượng khí tốt nhất.
Làm vỡ đồ
Quan niệm “Đầu xuôi đuôi lọt” chỉ đến những điều thuận lợi ở ngày đầu sẽ giúp cuộc sống sau này tốt đẹp hơn. Bởi vậy, bạn nên cẩn thận hết mức. Dù là rơi vỡ một món đồ nhỏ cũng có thể là điềm báo cho sự đổ vỡ hoặc điềm không lành về sau.
Dùng lại đồ đã cũ
Nhà mới thì đồ đạc cũng nên mới. Những món đồ cũ nên bỏ hoặc thanh lý, vừa tiết kiệm chi phí chuyển dọn, vừa tạo vận khí cuộc sống mới. Đặc biệt cây lau nhà, chổi thì bạn bỏ đầu tiên. Các đồ dùng đó sau một thời gian dùng ở nhà cũ chứa đựng nhiều xui rủi, ô uế, dùng trong mới trường mới không hợp.
Đi tay không đến dọn nhà mới
Không cầm theo thứ gì trên tay khi dọn tới nhà mới tượng trưng cho sự trắng tay, không có tiền tài, công danh sự nghiệp. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sản xuất để thể hiện sinh khí giàu sang và no đủ. Hoặc những vật dụng, đồ dùng quen thuộc hằng ngày cũng chứa đựng nhiều điều may mắn.
Đón khách vào ngày nhập trạch
Ngày nhập trạch và ngày tân gia là khác nhau hoàn toàn. Trong ngày cúng về nhà mới thì chỉ có người thân thôi.
Ngủ trưa tại nhà mới
Đây là điều cấm kỵ trong ngày làm lễ nhập trạch. Nó mang ý nghĩa của sự lười biếng và bệnh tật. Hãy cố gắng chiến thắng cơn buồn ngủ vào ngày đó bạn nhé.
Nấu ăn bằng bếp điện
Trong phong thủy, lửa biểu thị cho sự sinh tồn và sức sống mãnh liệt. Không những thế, ánh lửa sáng lên còn nói lên niềm yêu thương và ấm cúng trong gia đình. Nên trong ngày nhập trạch thì bạn dùng bếp ga hoặc bếp điện nhé.
Không bật đèn vào ban đêm
Ngôi nhà chưa có người ở luôn mang sự u ám và âm lạnh. Vì thế, bạn nên bật đèn sáng ở mọi nơi trong nhà để tăng hưng vượng, gạt bỏ sự lạnh lẽo đó. Tốt nhất là nên bật đèn suốt đêm trong 3 ngày liên tiếp.
Những món quà về nhà mới mang tốt lành, may mắn
Chậu cây kim tiền dát vàng hoặc mạ vàng
Theo quan niệm phong thủy, cây kim tiền đem đến nhiều may mắn về tài lộc và điềm lành đến chủ sở hữu. Nó đại diện cho sự thịnh vượng, sung túc. Năm chiếc lá trên thân đại diện cho 5 mệnh trong ngũ hành.
Chậu hoa sen dát vàng 24k
Hoa sen – Biểu tượng của sự thanh tịnh, cao quý và không lấm bẩn. Chậu hoa sen không chỉ “tô điểm” cho ngôi nhà mới mà còn ca ngợi đức tính thanh cao của con người. Đồng thời câu mong những điều tốt lành sẽ đến với gia đình. Hơn nữa, thiết kế của sản phẩm này cực đẹp và sang trọng.
Đồ pha lê cao cấp
Chất liệu pha lê thể hiện cho sự quyền quý, cao sang và thanh lịch. Bạn có thể chọn những đồ dùng làm từ pha lê bộ bình, ấm chén, bình hoa,…để tạo nên vẻ ấn tượng và điểm nhấn chính cho ngôi nhà. Mẫu pha lê mang đậm giá trị nghệ thuật, đem đến sự tinh khiết và độc đáo.
Tranh ngựa
Hình tượng ngựa được xem là thứ thể hiện đức tính đẹp của người quân tử. Bên cạnh đó, nó còn mang nhiều may mắn trên con đường công danh, sự nghiệp của người nhận. Bộ tranh được nhiều người lựa chọn là bát mã hoặc bách mã, phù hợp để tặng sếp, doanh nhân. Món quà như một lời chúc thành công, thịnh vượng và vững bền trên con đường sự nghiệp của gia chủ.
Ngoài ra, các thành viên có thể chọn món đồ đơn giản và sử dụng hằng ngày như gạo, muối, tiền bạc,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về quá trình cúng về nhà mới chi tiết nhất. Bạn tham khảo để nắm rõ và thực hiện theo, hạn chế mức tối đa thiếu sót và phạm phải điều kiêng kỵ trong ngày quan trọng ngày.
4.5/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Bài Khấn Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới
-
[Hướng Dẫn] Bài Văn Khấn Nhập Trạch Cúng Chuyển Về Nhà Mới
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Nghi Lễ Nhập Trạch, Văn Khấn Nhập ...
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Cúng Nhập Trạch đầy đủ Nhất
-
Bài Văn Khấn Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Chính Xác Nhất
-
[Chuẩn] Văn Khấn, Bài Cúng Về Nhà Mới [Nhập Trạch] Năm 2022
-
Văn Khấn Nhập Trạch Về Nhà Mới | Bài Cúng Nhập Trạch Chuẩn
-
Bài Cúng Về Nhà Mới Chuẩn Và đầy đủ Nhất 2022 - Kita GroupVN
-
Văn Khấn Khi Nhập Trạch Vào Nhà Mới - Phong Thủy Tam Nguyên
-
Thủ Tục Văn Khấn Lễ Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Lấy Ngày 2022
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Văn Khấn Cúng Nhập Trạch đầy đủ Nhất
-
Văn Khấn Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới
-
Nội Dung Bài Văn Khấn Về Nhà Mới - Văn Khấn Nhập Trạch 2021
-
BÀI CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI ĐÚNG VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT
-
2 Bài Văn Khấn Nhập Trạch Cho Việc Chuyển Nhà Mới - Bàn Thờ ANAMO