Bấm Còi Xe Cũng Có Thể Bị Phạt? - Luật Sư 247

Còi xe là một hành động để cảnh báo cho người đi đường của chủ điều khiển xe. Tuy nhiên việc bấm còi xe cũng phải tuân thủ quy định. Tình trạng lạm dụng còi xe hiện nay phổ biến đến nỗi bóp còi dường như đã trở thành một thú tiêu khiển của những người điều khiển phương tiện giao thông. Tại khắp các tuyến đường trên cả nước, lái xe tải, xe khách thường lắp bộ phận còi hơi để… hù dọa người đi đường. Việc bấm còi xe như vậy là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt hành chính. Vậy bấm còi khi nào mới đúng và việc bấm còi sai bị xử lý thế nào. Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Bấm còi xe cũng có thể bị phạt?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019 NĐ-CP
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Khi nào thì nên bấm còi xe?

Còi là một bộ phận bắt buộc phải có trên ô tô và xe máy. Nếu có còi mà nó không hoạt động thì cũng có thể bị cảnh sát giao thông phạt. Mục đích chính của còi xe là để cảnh báo những người tham gia giao thông khác về những tình huống mất an toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, việc sử dụng còi xe một cách hợp lý thì không phải ai cũng biết. Đi ngoài đường, các bạn sẽ thấy rất nhiều người bấm còi một cách vô tội vạ; gây khó chịu cho những người xung quanh, ô nhiễm tiếng ồn. Đôi khi họ bấm còi hình như chỉ để chứng tỏ là xe họ có còi. Còi chỉ nên được sử dụng trong các tình huống nguy hiểm, khẩn cấp; hay vì một lý do cụ thể nào đó.

Còi xe được sử dụng đối với các xe cứu thương, cứu hỏa, công an,… trong các trường hợp khẩn cấp. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên nhiều trường hợp không thật sự cần thiết vì chỉ muốn đi nhanh khi hết đèn đỏ; hay phóng nhanh yêu cầu người đi trước nhường đường mà rú còi ầm ĩ. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới người xung quanh; thậm chí nhiều trường hợp bị giật mình và xảy ra tai nạn.

Theo Luật an toàn giao thông đường bộ thì hành vi bấm còi xe gây ồn ào hoặc bấm còi liên tục; bấm còi hơi sẽ bị cảnh sát giao thông phạt. Tuy nhiên, trong thực tế thì ít khi chúng ta thấy những người mắc lỗi này bị phạt. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể trông chờ vào ý thức và văn hoá của người tham gia giao thông mà thôi. Nếu bạn nào thường xuyên sử dụng còi một cách vô tội vạ khi chạy xe thì hãy cố gắng thay đổi điều đó, chỉ nên bẩm còi khi thực sự cần thiết.

Bấm còi xe cũng có thể bị phạt?

Theo quy định trên thì việc bấm còi xe cũng phải tuân theo quy định. Trường hợp bấm còi vô tội vạ, làm ảnh hưởng tới người khác sẽ bị xử phạt hành chính. Việc bấm còi sẽ căn cứ vào khu vực và thời gian bấm để xem xét có vi phạm không. Theo đó:

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), tùy vào loại phương tiện điều khiển và từng trường hợp cụ thể mà hành vi bấm còi xe sai quy định sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi bấm còi vi phạm đối với ô tô; xe tương tự ô tô bị phạt như sau:

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng), theo điểm g khoản 1 điều 5.

– Bấm còi liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng, theo điểm b khoản 3 điều 5.

Căn cứ điểm c khoản 11 điều 5, các trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Đối với xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với xe môtô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự bị phạt như sau:

– Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, theo điểm n khoản 1 điều 6.

– Bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, theo điểm c khoản 3 điều 6.

Căn cứ điểm c khoản 10 điều 6, các trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi này đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng thì bị phạt như sau:

Bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, theo điểm d khoản 3 điều 7.

Căn cứ điểm b khoản 10 điều 7, trường hợp vi phạm nêu trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Do đó có thể thấy bấm còi xe tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng việc thực hiện cũng cần tuân thủ theo quy định pháp luật. Chỉ trong những trường hợp khẩn cấp hoặc thật sự cần thiết mới nên sử dụng còi xe. Bạn nên hạn chế sử dụng còi nếu như không cần thiết để giúp mình tránh khỏi những lỗi trên.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Bấm còi xe cũng có thể bị phạt?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bấm còi xe cũng có thể bị phạt?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

  • Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
  • Điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn bị phạt như nào?
  • Mức phạt uống bia rượu khi lái xe là bao nhiêu theo quy định pháp luật
  • Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì có quyền điều khiển xe máy trên 50 cm3?

Công dân từ đủ 18 tuổi phải đăng kí và tham gia kì thi bằng lái xe, khi có bằng rồi thì có thể điều khiển xe máy trên 50 cm3.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Có bạn nhé. Vì tốc độ của xe đạp điện cũng tương đương xe máy nên chúng ta phải đội mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đi xe máy được phép chở bao nhiêu người?

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:a) Chở người bệnh đi cấp cứu;b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bấm Còi Xe Máy