Bấm Huyệt Trị đau Răng Có Hiệu Quả Không? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân gây đau răng
- Mối liên hệ giữa đau răng và bấm huyệt
- Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả?
- Cách bấm huyệt trị đau răng
- Lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng
- Những phương pháp đông y khác điều trị đau răng
Đau răng là triệu chứng đau nhức trong hoặc xung quanh răng. Nhẹ có thể do kích ứng nướu tạm thời, có thể điều trị tại nhà. Nhưng đối với tình trạng đau nặng đến ê ẩm; do tủy răng hư thì bạn cần đến gặp nha sĩ. Vậy có cách nào làm giảm cơn đau răng tạm thời hay không? Mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo tham khảo thêm thông tin về phương pháp bấm huyệt trị đau răng trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây đau răng
Trước khi tìm hiểu về cách bấm huyệt trị đau răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tủy răng bên trong răng là vật liệu mềm chứa đầy dây thần kinh, mô và mạch máu. Những dây thần kinh tủy vốn rất nhạy cảm. Do đó, khi chúng bị kích thích hoặc bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn (áp xe); chúng gây ra những cơn đau dữ dội. Những nguyên nhân thường gặp của đau răng có thể là:
- Sâu răng.
- Áp xe răng (một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bên trong tủy răng).
- Gãy răng.
- Một quả trám răng bị hư hỏng.
- Các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc nghiến răng. Những chuyển động này có thể làm mòn răng.
- Nướu răng bị nhiễm trùng.
- Mọc răng (răng mọc ra khỏi nướu), hoặc nhổ một chiếc răng ví dụ như răng khôn.
Mối liên hệ giữa đau răng và bấm huyệt
Bấm huyệt có thể chữa đau răng không?
Bấm huyệt đã xuất hiện trong Đông Y hơn 2.000 năm. Chúng có tác dụng giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ và giảm đau thần kinh. Vì vậy, phương pháp bấm huyệt được sử dụng để chữa lành răng đau.
Bấm huyệt là hành động tạo áp lực lên một huyệt trên cơ thể. Áp lực lên huyệt giúp giảm bớt căng thẳng, khắc phục các vấn đề về lưu lượng máu và giảm đau. Bạn có thể tự xoa bóp, nhờ các nhà bấm huyệt trị liệu hoặc người thân, bạn bè.
Cơ chế bấm huyệt trị đau răng
Bấm huyệt và châm cứu là những liệu pháp tác động vào huyệt. Theo tài liệu, kích thích huyệt giúp giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là bradykinin và histamine. Sau đó, các kích thích được dẫn truyền đến hệ thống thần kinh trung ương.
Khi kích thích lên sừng sau của tủy sống, chúng sẽ kích thích tế bào thần kinh enkephalinergic; thông qua các khớp thần kinh, giải phóng enkephalin, một chất chặn của chất P (một chất dẫn truyền thần kinh kích thích cảm giác đau); do đó ức chế cảm giác đau.
Các kích thích tiếp tục giải phóng hormone serotonin, endorphin và hormone ACTH (hormone vỏ thượng thận), và tăng cortisol trong tuyến thượng thận. Vì vậy, bấm huyệt giảm căng thẳng và lo lắng của bệnh nhân.
Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả?
Theo các bằng chứng hiện tại, tác động vào huyệt có hiệu quả như một phương pháp điều trị triệu chứng đau răng. Việc sử dụng nó ở những bệnh nhân đau khi chờ phẫu thuật giúp cải thiện thể chất và cảm xúc của bệnh nhân.
Xem thêm: Những cách chữa đau răng mà chuyên gia khuyên bạn
Cách bấm huyệt trị đau răng
Chỉ định
Lưu ý: Bấm huyệt không thể thay thế được việc đến khám nha sĩ. Nhưng nó có thể là phương pháp giảm đau tạm thời tại nhà; cho đến khi bạn sắp xếp được cuộc hẹn với nha sĩ.
- Đau răng cấp.
- Đau răng mạn.
Cẩn trọng
Quý độc giả nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu có triệu chứng sau đây:
- Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn hoặc không thể chịu đựng được.
- Bị sốt.
- Sưng miệng, mặt hoặc cổ.
- Khó nuốt hoặc khó thở.
- Chảy máu miệng.
Các huyệt chữa đau răng
Huyệt Quyền liêu (SI18)
Vị trí huyệt: Huyệt là giao điểm của đường thẳng dọc của bờ ngoài đuôi mắt và đường chân cánh mũi. Nó thường được gọi là lỗ xương gò má.
Tác dụng: Huyệt được sử dụng rộng rãi để làm giảm đau răng, sưng nướu răng và sâu răng.
Huyệt Kiên tĩnh (GB21)
Vị trí huyệt: Huyệt thuộc kinh Đởm, nằm trên ụ cao nhất của bờ vai. Là giao điểm của đường thẳng nối Đại Chùy với đầu ngoài xương đòn, và đường thẳng dọc đi qua núm vú.
Tác dụng: Huyệt này dùng để chữa đau mặt, đau cổ, nhức đầu.
Huyệt Hợp cốc
Vị trí huyệt: Khép ngón cái vào ngón trỏ. Huyệt là điểm cao nhất của cơ bắp ngay ngón trỏ, ngón cái.
Tác dụng: Huyệt đặc trị vùng mặt, trị chứng đau đầu, căng thẳng và các chứng đau cổ khác.
Huyệt Giáp xa
Vị trí huyệt: Khi cắn hai hàm răng lại, ngay khớp nhai có 1 cơ co lại, đó là vị trí huyệt.
Tác dụng: Huyệt thường dùng để giảm đau nhức răng miệng.
Huyệt Túc tam lý
Vị trí huyệt: Khi đặt tay lên xương bánh chè, đó thường là điểm đặt của ngón út. Cách xương mác 1 đốt ngón tay hướng ra phía ngoài cẳng chân.
Tác dụng: Điển hình đối với buồn nôn, mệt mỏi và căng thẳng.
Lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng
Bấm huyệt có thể thực hiện tại nhà hoặc tại một cơ sở trị liệu. Nếu bấm huyệt tại nhà, hãy chọn một khu vực yên tĩnh để tập trung và tối đa lợi ích của bấm huyệt.
- Nằm/ngồi với tư thế thoải mái.
- Trong khi bấm, cố gắng hít thở sâu và thư giãn các cơ tay chân.
- Xoa bóp hoặc ấn mạnh lên huyệt bằng ngón tay hoặc xương đốt ngón tay.
- Có thể lặp lại thường xuyên.
- Nếu có cơn đau dữ dội xảy ra, thì ngừng lại.
Xem thêm: Liệu bạn đã biết vì sao bấm huyệt có thể chữa bệnh?
Những phương pháp đông y khác điều trị đau răng
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có thể làm trôi các mảnh vụn giữa các răng của bạn; hoạt động như một chất khử trùng và giảm viêm. Khuấy ½ thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng thật sạch.
- Chườm lạnh: Hãy chườm một chút đá lạnh bọc trong khăn lên vùng bị sưng, đau; trong khoảng thời gian 20 phút. Lặp lại vài giờ một lần.
- Tinh dầu đinh hương: Một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm viêm. Chấm một lượng nhỏ dầu đinh hương vào một miếng bông và thoa lên vùng bị đau. Hoặc thêm một giọt dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và súc miệng kỹ.
- Tinh dầu vanilla: Chất cồn trong chiết xuất vani làm dịu cơn đau tạm thời. Ngoài ra, chất chống oxy hóa của nó giúp vết thương mau lành. Dùng đầu ngón tay hoặc bông gòn để thoa dịch chiết lên răng và nướu vài lần mỗi ngày.
- Trà bạc hà: Đặc tính làm dịu của bạc hà có thể được thoa lên vùng đau bằng túi trà bạc hà đã nguội. Giữ túi trà ấm này áp vào răng và nướu.
- Tỏi: Làm hỗn hợp của một tép tỏi đã được nghiền nát và đắp lên vùng bị ảnh hưởng. Tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn (nó chứa allicin kháng khuẩn) và giảm đau.
Tóm lại, đau răng là một triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Việc biết nhiều cách để làm giảm cơn đau thì rất hữu ích; và là một giải pháp tạm thời trước khi bạn đến gặp bác sĩ nha khoa. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách bấm huyệt trị đau răng. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị đau Nhức Răng
-
Bấm Huyệt Nào Chữa đau Răng? | Vinmec
-
Day Bóp Bấm Huyệt Chữa đau Răng | Vinmec
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa đau Răng Theo Đông Y
-
5 Cách Bấm Huyệt Chữa đau Răng Đơn Giản & Hiệu Quả
-
Day ấn Các Huyệt Chữa đau Răng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào? – Chỉ Dẫn Cụ Thể Từ A đến Z
-
Hướng Dẫn Bấm Huyệt đẩy Lùi Cơn đau Nhức Răng - YouTube
-
Tiết Lộ 5+ Cách Bấm Huyệt Chữa Nhức Răng Hiệu Quả Tốt Nhất
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Răng Và Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Chi Tiết
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào? Cách Thực Hiện Dễ Mà Hiệu Quả
-
Mẹo Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm Đau Răng Bạn Nên Thử
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Răng Phương Pháp Thực Hiện Đơn Giản ...
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa đau Răng