Day ấn Các Huyệt Chữa đau Răng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Chớ để đau răng trong thai kỳ
Cốc tinh thảo chữa đau mắt, đau răng
Dân gian có câu: Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng.
Đau răng, sưng lợi, sưng bọng răng là những chứng bệnh thường gặp. Đông y gọi "phong nha đông thống".
Đau răng tuy không gây nghiêm trọng nhưng khiến người bệnh đau nhức và khổ sở.
Các huyệt cần tác động trị đau răng
Châm tả hoặc day ấn các huyệt: Giáp xa, thiếu hải, thương dương, thái uyên, liêm tuyền, nhiên cốc, nội đình, hợp cốc, ngư tế.
Châm bổ hoặc day ấn các huyệt: Vị du, tỳ du, nội quan, thận du, huyết hải.
Vị trí huyệt
Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
Đau răng ấn huyệt giáp xa
Thiếu hải: Co tay lại, huyệt nằm ở cuối đầu nếp gấp khuỷ tay, mặt trong cánh tay, cách mỏm trên lồi cầu trong 0,5 tấc.
Thương dương: Huyệt ở góc ngoài chân móng ngón tay trỏ cách khoảng 1mm.
Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầu 0,2 tấc (ngước đầu lên để tìm huyệt).
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau. Huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Vị trí huyệt hợp cốc
Nhiên cốc: Ở chỗ lõm sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường nối da gan chân và mu chân.
Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
Ngư tế: Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay. Đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Vị du: Dưới gai sống lưng 12, đo ngang ra 1,5 tấc.
Tỳ du: Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1, 5 tấc.
Nội quan: Trên cổ tay 2 tấc, dưới huyệt gian sử 1 tấc, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
Thận du: nằm ngay dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra hai bên 1,5 tấc.
Vị trí huyệt thận du.
Huyết hải: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 tấc.Huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức.
Lưu ý khi bấm huyệt
Bấm huyệt giúp đả thông các huyệt đạo bị tắc nghẽn, từ đó làm giảm đau, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Nên thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần. Dùng ngón tay cái ấn với lực đủ mạnh và day trong 1 – 2 phút mỗi huyệt.
Mời các bạn xem video sau:
Gần 2.000 người lính áo xanh Sư đoàn 5, Quân khu 7 đến TPHCM chống dịch COVID-19
Từ khóa » Bấm Huyệt Trị đau Nhức Răng
-
Bấm Huyệt Nào Chữa đau Răng? | Vinmec
-
Day Bóp Bấm Huyệt Chữa đau Răng | Vinmec
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa đau Răng Theo Đông Y
-
5 Cách Bấm Huyệt Chữa đau Răng Đơn Giản & Hiệu Quả
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào? – Chỉ Dẫn Cụ Thể Từ A đến Z
-
Hướng Dẫn Bấm Huyệt đẩy Lùi Cơn đau Nhức Răng - YouTube
-
Tiết Lộ 5+ Cách Bấm Huyệt Chữa Nhức Răng Hiệu Quả Tốt Nhất
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào Để Làm Giảm Nhanh Cơn Đau?
-
Bấm Huyệt Trị đau Răng Có Hiệu Quả Không? - YouMed
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Răng Và Hướng Dẫn Cách Thực Hiện Chi Tiết
-
Đau Răng Bấm Huyệt Nào? Cách Thực Hiện Dễ Mà Hiệu Quả
-
Mẹo Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm Đau Răng Bạn Nên Thử
-
Bấm Huyệt Chữa Đau Răng Phương Pháp Thực Hiện Đơn Giản ...
-
Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa đau Răng